K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 10 2021

help vs mik dg cần gấp ạ

21 tháng 10 2021

Nếu ai hỏi tôi khi mệt mỏi nhất, chán nản nhất tôi sẽ làm gì thì tôi sẽ không ngần ngại mà trả lời đó là tôi sẽ trở về ngôi nhà thân yêu của mình. Cuối năm ngoái bố mẹ tôi vừa mới sửa sai tân trang lại ngôi nhà nên bây giờ trông nó đẹp hơn hẳn và tôi luôn tự hào khoe với các bạn về ngôi nhà mà tôi đang sống.

Thực ra nhà tôi không to lắm, chỉ vẻn vẹn hai tầng và một tum chứ không cao tầng như biết bao ngôi nhà khác nhưng nó lại vô cùng thích hợp cho gia đình tôi đủ ở và vô cùng ấm áp. Từ xa nhìn lại ngôi nhà như một chú robot khổng lồ khoác lên mình chiếc áo màu xanh thẫm trông vô cùng bắt mắt và nổi bật. Phía trước cửa nhà là một chiếc sân khá rộng được lát gạch màu đỏ tươi, trên sân bố tôi trồng rất nhiều cây cảnh nào hoa hồng, hoa loa kèn, cây lộc vừng, cây xanh… Đặc biệt chiếc sân nổi bật là nhờ có hai bức tranh to được vẽ tỉ mỉ và kĩ càng trông rất đẹp. Bố tôi luôn tâm đắc về hai bức tranh này. Bước qua cửa kính chính là phòng khách của gia đình tôi. Căn phòng được trang trí khá giản dị nhưng lại rất tinh tế. Cả căn phòng được bố mẹ tôi sơn màu xanh lá trông rất mát mắt. Ở chính giữa phòng là bộ bàn ghế làm bằng gỗ bên trên có đặt một chậu hoa nhỏ nhỏ xinh xinh và phía trước là một chiếc kệ nhỏ để đặt tivi và ông thần tài ở bên cạnh.Điểm nhấn của căn phòng là chiếc đèn chùm được treo ở trên trần nhà trông rất đẹp và thanh tao.Đây là căn phòng được bố mẹ tôi dùng để tiếp khách và cũng là địa điểm mà gia đình chúng tôi sum vầy sau mỗi bữa cơm để cùng nhau xem phim hay trò chuyện. Có lẽ chính vì vậy nên căn phòng tỏa ra rõ sự ấm áp sum vầy của gia đình tôi. Từ phòng khách đi sâu vào trong sẽ có nhiều phòng khác như phòng ngủ của bố mẹ, nhà vệ sinh, và nhà bếp. Và đi lên tầng hai của căn nhà chính là phòng ngủ của chị em tôi và một phòng thờ. Mỗi căn phòng đều có một chức năng riêng của nó và vô cùng tiện ích. Ví dụ như nhà bếp sẽ là nơi gia đình tôi tụ tập nấu ăn và ăn uống ở đây nên ba mẹ tôi đã đặt sẵn một bộ bàn ghế nhỏ trong nhà bếp. Đây cũng là nơi mà gia đình tôi được sum vầy quanh mâm cơm sau những giờ học tập hay làm việc căng thẳng. Hay nhà vệ sinh là nơi vệ sinh cá nhân của mỗi người; hay phòng ngủ là không gian riêng của mỗi người nên sẽ được trang trí theo ý của mỗi người trong gia đình.

Tôi yêu và tự hào về ngôi nhà của mình lắm.Đây chính là thân thiết và ấm cúng nhất mà tôi gắn bó suốt từ thuở ấu thơ. Bởi vậy nên những lúc rảnh rỗi tôi luôn cùng với mọi người dọn dẹp hoặc sửa sang lại ngôi nhà để nó thêm đẹp hơn.

_HT_

11 tháng 10 2021

bài này cấm chẹp mạng nhé mn 

 

11 tháng 10 2021

!!! Tham Khảo !!!
Tôi ước mình có thể có một căn hộ áp mái lớn ở một thành phố lớn. Ngôi nhà này sẽ hiện đại và tiện nghi gần nơi làm việc của tôi. Nhà tôi có hai tầng, với 3 phòng ngủ, phòng khách, bếp và phòng giải trí. Tất cả các thiết bị trong nhà của tôi sẽ là công nghệ cao, phục vụ cuộc sống hàng ngày của tôi một cách tốt nhất. Trong phòng ngủ của tôi, tôi sơn một màu sáng để làm cho căn phòng rộng rãi hơn. Tôi sẽ treo một số bức tranh và ảnh đẹp trên tường. Có một phòng thay đồ, nơi tôi trưng bày bộ sưu tập quần áo và giày dép của mình. Phòng giải trí sẽ được trang bị TV thông minh và hệ thống karaoke hiện đại. Đặc biệt trên tầng 2 sẽ có ban công rộng để gia đình mình có thể mở tiệc, nướng thịt cùng những người bạn thân yêu vào cuối tuần. Ngôi nhà tương lai của tôi sẽ rất đẹp, và tôi sẽ biến nó thành sự thật.

!!! Tham Khảo !!!

31 tháng 8 2020

Mùa hè đến, những tiếng ve sầu kêu trong màu đỏ rực rỡ của cây phượng vỹ đầu làng. Em vui biết bao khi được ngắm khung cảnh quê em tràn đầy sức sống những ngày hạ sang. Đối với em, nó là cảnh đẹp tuyệt mỹ nhất.

Quê em là một vùng rất đỗi thanh bình, quanh năm người dân ở nơi đây trồng lúa, cấy cầy và chăm nuôi những con gia súc. Lối sinh hoạt bình dị và nồng hậu nên quê em được ban tặng một khung cảnh tuyệt vời. Khi hè đến, quê em như thay một màu áo mới xanh tươi và trong trẻo vô cùng. Em thích thú ngắm nhìn sự biến chuyển kì diệu ấy.

Sáng sớm, khi bình minh lên, ông mặt trời mang trên mình ánh sáng cam nhàn nhạt từ từ ngó lên sau những rặng tre xanh đầu làng. Ánh sáng xuyên qua những cành tre vừa mới tỉnh giấc đang rung động tạo ra những tia ánh sáng huyền ảo. Phía xa, từng tầng mây bàng bạc lơ lửng quanh đỉnh đồi xanh tươi còn phủ một lớp ánh sáng vàng nhẹ của không gian buổi sớm. Làng em, chú gà trống là dậy sớm nhất, nó trở thành chiếc đồng hồ báo thức sống cho dân làng. Một lần em dậy thật sớm, nhìn chú gà trống đứng oai vệ trên đống rơm vàng cất tiếng gáy khắp xóm. Đó cũng là lúc người dân thức dậy để đi làm đồng. Mọi người kéo nhau ríu rít ra đồng làm việc, mấy cô mấy bác rục rịch chuẩn bị cho một phiên chợ sáng họp ở đầu làng. Con người thì vội vã, mải miết với công việc còn thiên nhiên cứ vậy, yên bình vô cùng.

Có lẽ, nếu không có kì nghỉ hè, em cũng sẽ như mọi người, sáng sớm cũng tất bật với việc đến trường, không thể chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp gần gũi và tràn đầy sức sống này. Mặt trời dần lên cao, tỏa những ánh nắng lấp lánh trên đỉnh đồi. Ánh nắng chan hòa mọi nơi, bao phủ cảnh vật, nắng tràn trên những ngôi nhà mái ngói đỏ đã bám một lớp rêu phong cổ kính, nắn xuyên qua những kẽ lá xanh non lộc biếc. Cái nắng sớm ở làng em, không chói chang gay gắt như nắng trưa mùa hè, không nhàn nhạt như nắng mùa thu mà nó là cái nắng ướt, nắng mới, cái nắng còn vương chút sương đêm đọng lại trên những bông hoa trong vườn. Nhìn nắng hàng cau xanh mướt một màu ngọc bích. Cảnh vật như đang được tắm trong cái ấm áp của buổi sớm. Vài cây nhãn trồng trong vườn nhà em đang vẫy gọi lũ ong mật đến chung vui trong nắng sớm. Ra vườn, cũng là lúc em cảm nhận được mùi hương phảng phất nhẹ nhàng của buổi sớm tinh khôi.

Nhắc đến khung cảnh quê em vào hè, không thể bỏ qua đồng lúc xanh bát ngát trải dài đến chạm chân trời tạo nên một màu xanh hài hòa vô cùng. Màu xanh ấy như mời gọi sự sống, gọi những cơn gió hè man mát đến nơi đây làm cho những cây lúa xanh nghiêng mình rì rào vì vui thích. Trên đường làng, những chú trâu chăm chỉ cùng người nông dân đi cày, tuy giờ đã có máy móc nhưng những chú trâu luôn là một người bạn thân thiết với những người nông dân, với trẻ mục đồng. Nhớ về những chiều hè lộng gió, vài ba đứa trẻ mục đồng phụ cha mẹ đưa trâu ra những bãi cỏ. Chúng ngồi, nằm trên lưng trâu, đưa đẩy con sáo diều bay cao, vút lên từng tiếng sáo trầm bổng trong không gian, khơi gợi bao trí tưởng tượng phong phú của em. Có lẽ các bạn trên thành phố, không thể tận hưởng được những lúc thanh bình như thế. Được nằm trên bãi cỏ, nghe tiếng sáo diều vi vu, ngắm những đám mây đủ hình thù kì lạ. Ở quê, buổi chiều hè không hề oi bức như trên thành phố, không làm cho con người cảm thấy khó chịu vì khói bụi và tiếng còi xe inh ỏi trên con đường tấp nập xe cộ, mà nó rất yên bình trong trẻo mang hương vị của đồng nội và cỏ cây.

Đối với em, cảnh quê là cảnh đẹp nhất khi mùa hè đến. Dù các bạn có thích thú với những chuyến du lịch xa, những bãi biển cát vàng sóng vỗ thì em vẫn mãi say mê chính cảnh đẹp nơi chôn rau cắt rốn của mình.

1 tháng 9 2020

Trả lời :

Tham khảo bài sau :

Quê hương! Hai tiếng ấy thôi mà sao thân thương quá. Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn của mỗi người. Nơi ấy không chỉ có gia đình, người thân mà còn có cả những gì gần gũi, thân thuộc nhất. Quê hương đối với em mang ý nghĩa vô cùng đặc biệt, nhất là cánh đồng lúa rộng lớn bao la.

Em sinh ra và lớn lên ở vùng quê đồng bằng Bắc Bộ - một trong những vựa lúa lớn trên dải đất hình chữ S thân yêu. Từ nhỏ, cánh đồng lúa mênh mông đã hằn sâu trong kí ức non nớt, thơ ngây của em. Cánh đồng lúa quê hương em đẹp như một tấm thảm khổng lồ, mỗi mùa lúa qua đi, tấm thảm ấy lại thay màu mới.

Sáng sớm tinh mơ, tiếng gà trống vang vọng khắp cả miền quê, đánh thức vạn vật bừng tỉnh giấc. Làn khói bếp màu lam bay lên, quyện vào nhau trên không trung. Cánh đồng cũng tỉnh dậy sau một giấc ngủ dài. Ánh mặt trời chan hòa khắp muôn nơi, len lỏi qua từng cây lúa, những giọt sương long lanh còn đọng lại trên lá lúa, long lanh như những viên pha lê trong suốt. Con cò trắng đang cúi đầu mổ mổ, nghe tiếng động thì hoảng hốt dang cánh bay lên cao. Những cơn gió tinh nghịch thổi qua làm biển lúa dập dờn sóng vỗ, nối đuôi nhau chạy tít tận chân trời.

Mặt trời dần lên cao, ánh nắng rực rỡ xuyên qua những màn mây trắng bồng bềnh, vuốt ve cả cánh đồng bao la, bát ngát. Bóng nón của các bác nông dân nhấp nhô lên xuống, tiếng bì bõm lội nước vang lên giữa làng quê tạo cảm giác thanh bình, yên ả lạ thường.

Ngày dần trôi đi, đã đến lúc hoàng hôn, cánh đồng cũng như cảnh vật khác, đắm mình trong ráng chiều đỏ rực. Các bác nông dân đã lục tục ra về, cả cánh đồng rộng lớn là thế chợt chìm vào khoảng không vô tận, thỉnh thoảng ngân vang những tiếng chuông từ ngôi chùa phía xa.

Mặt trời xuống núi đằng Tây, bóng tối dần xâm chiếm không gian của ánh sáng. Trời tối dần, tối dần, nhà nhà lên đèn, quây quần bên bữa cơm chiều muộn. Cánh đồng lúa lặng lẽ ngâm mình trong bóng tối. Âm thanh của đủ loại côn trùng vang lên giữa không gian yên tĩnh. Dưới ánh trăng yếu ớt, cánh đồng lặng lẽ dõi theo cả làng quê rồi dường như cũng chìm vào giấc ngủ khuya, tạm biệt những chú côn trùng vẫn mải miết kêu vang để ngày mai còn thức dậy.

Mỗi khoảnh khắc trong ngày, cánh đồng lúa lại mang một sắc thái khác. Mỗi khoảnh khắc trong năm, nó lại đem về một sắc màu riêng cho vùng quê thanh bình này. Mùa xuân, mạ non mới nhủ, mơn mởn trong gió xuân. Qua đi ít lâu, mạn non khôn lớn, thành cây trưởng thành rồi bước vào thì con gái. Những hạt sữa trắng tinh hình thành trong lớp vỏ chấu, hấp thụ đủ tinh hoa của đất trời và trở nên săn chắc. Chợt một ngày kia, lúa rủ nhau chín, lúc ấy, cả cánh đồng như một tấm thảm vàng ươm khổng lồ. Hương lúa chín dịu dịu mà say đắm lòng người khẽ lan tỏa khắp không gian hứa hẹn một mùa màng bội thu. Trên khuôn mặt những người nông dân hiền lành, chất phác lấp lánh những nụ cười hạnh phúc. Cả gia đình cùng nhau ra đồng gặt lúa. Những bông lúa chĩu nặng được đôi bàn tay con người nâng niu, trân trọng. Lúa gặt xong còn lại những gốc rạ trơ trọi giữa đồng, những sân thóc vàng ruộm. Một mùa khắc nghiệt qua đi, người nông dân lại chăm chỉ gieo mạ, cấy cày, chăm sóc từng ngọn lúa. Âm thanh của thiên nhiên và con người hăng say lao động chan hòa vào nhau tấu lên khúc nhạc giản dị của đồng quê.

Cánh đồng lúa quê em không chỉ là điểm tựa cho bao gia đình sinh sống mà còn là một phần không thể thiếu của quê hương, một phần máu thịt trong cơ thể mỗi người. Để rồi một ngày kia xa quê, lòng em vẫn bồi hồi nhớ hình ảnh cánh đồng bao la cùng niềm tự hào trào dâng trong trái tim mình.

I. Mở bài: giới thiệu về người hàng xóm

II. Thân bài: kể về người hàng xóm

1. Kể ngoại hình và tính tình người hàng xóm:

a. Kể ngoại hình:

- Chú năm nay đã 50 tuổi

- Chú em có dáng người cao, gầy

- Chú thường mặc những bộ đồ giản dị như áo thun và quần tây, chú thích mặc những đồ đơn giản và thoải mái

- Khuôn mặt chú rất góc cạnh, trông rất ốm

- Mái tóc chú có vài sợi bạc

- Chú có đôi mắt long lanh biết nói

- Vầng trán chú rất cao

- Mũi chú cao và thẳng

- Đôi môi của chú dày và tươi

- Đặc điểm nổi bật của chú về khuôn mặt là có nốt rồi to ngay cạnh mắt phải

b. Kể tính tình:

- Chú rất yêu thương gia đình và mọi người xunh quanh

- Chú đối xử với mọi người rất thân thiện và hiền hòa

- Chú luôn giúp đỡ mọi người trong bất kì công việc gì

- Điều em yêu nhất ở chú là ba luôn yêu thương mọi người

2. Kể về hoạt động của chú:

- Chú là công chức nhà nước

- Ngoài giờ đi lam thì chú chăm sóc vườn rau

- Chú thường giúp mọi người xung quanh

- Chú rất vui tính và thân thiện

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về người hàng xóm

- Em rất mến chú

- Em muốn có một khu vườn giống như chú, em sẽ theo chú học hỏi.

17 tháng 8 2018

Dàn ý
A. Mở bài
- Nếu có dịp được đến Hà Nội, vào lăng viếng Bác, bạn hãy đừng quên viếng thăm ngôi nhà sàn đơn sơ nhỏ bé, nơi vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng sống và làm việc nhiều năm ở đó.
- Đến đây, bạn sẽ thêm hiểu, thêm tự hào và kính yêu một con người vĩ đại mà vô cùng bình dị đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một huyền thoại.
B. Thân bài
1. Địa điểm, không gian:  

-  Nhà sàn Bác Hồ nằm trong khuôn viên Phủ Chủ tịch, thuộc quận Ba Đình, thành phố Hà Nội được kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh, nguyên Cục phó Cục Thiết kế kiến trúc thuộc Bộ Giao thông thuỷ lợi được trao nhiệm vụ thiết kế và chỉ đạo xây dựng ngôi nhà. Đoàn 5 Cục Doanh trại (nay là Cục Kiến thiết cơ bản) thuộc Tổng cục Hậu cần, Quân đội nhân dân Việt Nam chịu trách nhiệm thi công. Ngôi nhà sàn được khởi công xây dựng vào ngày 15/4/1958 và khánh thành vào ngày 17/5/1958.

- Nhà sàn Bác Hồ có khu vườn rộng sau Phủ Chủ tịch, có một con đường hẹp trải sỏi, hai bên trồng xoài dẫn tới một ngôi nhà sàn nhỏ nhắn bình dị, nằm giữa những vòm cây. Hàng rào dâm bụt bao quanh nhà, cổng vào kết bằng cành cây đan xen nhau.

- Trước nhà Bác ở là một cái hồ thả cá. Một hàng rào râm bụt chạy quanh trước ngõ như ở quê nhà Nghệ An của Bác. Bác sống hoà mình với thiên nhiên, với đất trời, với quê hương. 
-  Xung quanh nhà Bác trồng rất nhiều loài cây và hoa. Hoa cam, hoa bưởi tháng ba thơm ngào ngạt; hàng dừa xoè bóng mát trên những lối đi; cây vú sữa, quà của đồng bào miền Nam tặng Bác được trồng ở hiên sau nhà; góc vườn trước nhà, bốn mùa rau nối nhau tươi tốt. 
2. Hình dáng ngôi nhà : Nơi Bác ở và làm việc là một ngôi nhà gác nhỏ được thiết kế như kiểu nhà sàn của đồng bào Việt Bắc. Nhà làm bằng gỗ, mái lợp ngói, bốn bề lộng gió. 
3. Diện tích sử dụng : Khoảng hơn 70 m2. Ngôi nhà sàn đó chỉ có vẻn vẹn vài phòng để tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ. 
4. Đồ đạc trong nhà hết sức mộc mạc, đơn sơ
a) Phòng họp, phòng tiếp khách chỉ có một bộ bàn ghế, lọ hoa, bộ ấm chén uống nước. 
b) Phòng làm việc có một bộ bàn ghế nhỏ, một chiếc máy chữ, một chiếc đài phát thanh Liên Xô cũ để Bác nghe tin tức, đặc biệt tin từ miền Nam và giúp Bác đỡ cảm thấy cô quạnh trong đêm vắng...
c) Đến thăm phòng ngủ của Bác càng thương Bác hơn: chiếc giường nhỏ bằng gỗ thường, mộc mạc không mùi sơn, trên trải chiếu cói, một chiếc gối vải đã sờn cũ. Trên gối, chiếc quạt nan nằm lặng lẽ. Chiếc quạt nan này đã từng thức cùng vị Chủ tịch trong bao đêm hè oi ả, lòng nặng những lo toan việc nước. Góc phòng, bộ quần áo kaki bạc màu giản dị được treo gọn gàng trên móc áo. Trên ngực áo không có một tấm huân chương, nhưng bên trong lần áo vải là một trái tim nóng bỏng, sáng ngời. Dưới chân giường, đôi dép cao su mòn gót xếp ngay ngắn. Đôi dép ấy đã từng theo chân Bác đi suốt ngàn dặm đường đất nước. 
5. Bác sống ở đó, một mình, với một tư trang ít ỏi, một chiếc vali con với vài vật kỉ niệm của một cuộc đời dài, rộng và bất tử.

6 Giá trị lịch sử:

Mười lăm năm cuối cuộc đời sống và làm việc tại Phủ Chủ tịch, trong đó 11 năm trực tiếp ở nhà sàn là một khoảng thời gian khá dài trong sự nghiệp cách mạng của vị lãnh tụ kính yêu và là giai đoạn có ý nghĩa vô cùng lớn lao, quyết định đối với sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà. Chính vì vậy, nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã trở thành một địa danh lớn phản chiếu về cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một tấm gương hết lòng phục vụ lợi ích của nhân dân, đấu tranh không mệt mỏi cho danh dự, tự do và độc lập của Tổ quốc mình” – Người là Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới.

Ngay sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời (2-9-1969), khu vực Phủ Chủ tịch đã sớm được hình thành là một di tích lịch sử-văn hóa-danh nhân. Ngày 25-11-1970, Bộ Chính trị Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 206-NQ/TƯ. Điều 2, Nghị quyết có ghi rõ: “Bảo quản tốt khu lưu niệm các di tích và hiện vật lưu niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch”.

Trên suốt chặng đường 35 năm tồn tại, như minh chứng cho chân giá trị lịch sử của một vĩ nhân-một dân tộc, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch mà điểm nổi bật, đặc trưng là ngôi nhà sàn Bác Hồ ở và làm việc, với đầy đủ ý nghĩa quan trọng và lớn lao không những đã trở thành một địa danh trên bản đồ hành hương mà còn đọng lại ấn tượng sâu đậm trong triệu triệu trái tim con người.

35 năm qua, kể từ ngày Bác Hồ đi xa, Nhà sàn đã được bảo quản chu đáo, nguyên trạng. Gần 40 triệu lượt người đã đến tham quan, nghiên cứu, học tập. Trong đó có khách của hơn 150 nước trên thế giới, gồm các vị nguyên thủ quốc gia, các chính khách và đủ các đối tượng khác nhau, khi đến Việt Nam vào thăm nơi Bác Hồ ở và làm việc.

Nhà sàn Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch đã trở thành di sản văn hóa vô giá của dân tộc và có ý nghĩa quốc tế. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: Cuộc đời của Bác Hồ có vô vàn cái giản dị, nhưng Nhà sàn-nơi Bác ở và làm việc là điều giản dị nhất, nó trở nên kỳ diệu hơn, hấp dẫn hơn. Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng từng nói: “Cái nhà sàn đơn sơ của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại thì cái nhà nho nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao”.

Trước ngôi nhà sàn tĩnh lặng, một nhà báo phương Tây đã thốt lên đầy xúc động: Con người ta khi đạt đến đỉnh cao của vinh quang thường hay bị vinh hoa quyến rũ. Nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh không thế. Người đã vượt lên trên tất cả, Người đã chiến thắng chính bản thân mình để trở thành con người hoàn thiện. Ngôi nhà này là hiện thân của tinh thần đó. Một đại diện của Liên hợp quốc đã nói đầy thán phục: “Chủ tịch Hồ Chí Minh thật thông minh khi chọn ngôi nhà này để ở. Ngôi nhà này đã nói lên tất cả con người ông: nhân cách, tầm vóc trí tuệ, phong cách sống và đạo đức cách mạng”.

Cách diễn đạt khác:

Ngày 15/4/1958, ngôi nhà sàn được khởi công xây dựng. Anh em cán bộ, chiến sĩ đã làm việc khẩn trương để ngôi nhà kịp trở thành món quà mừng sinh nhật lần thứ 68 của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày 17/5/1958, ngôi nhà được khánh thành. Nhân dịp này Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức một buổi liên hoan nhỏ để cảm ơn kiến trúc sư và anh em thi công, sau đó Người chuyển về ở và làm việc tại nhà sàn.

          Ngôi nhà sàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng bằng gỗ bình thường, thiết kế theo kiểu nhà sàn của đồng bào dân tộc ở Việt Bắc: nhà hai tầng, xung quanh có mành che, tầng dưới để thoáng. Nét kiến trúc thanh nhã, trang trí không cầu kỳ này khiến công trình trở thành một kiến trúc độc đáo, mang sắc thái riêng nhưng rất hài hoà với thiên nhiên và các công trình kiến trúc xung quanh. Trước nhà là một vườn hoa nhỏ, trồng nhiều loại hoa thơm. Phía ngoài là hàng rào dâm bụt gợi nhớ hình ảnh quê hương Nghệ An, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên. Trong hồ nước rộng hơn 3.000m2 trước nhà sàn, Chủ tịch Hồ Chí Minh nuôi cá vì theo Người nuôi cá ở đây vừa cải tạo môi trường sống trong lành, cải thiện bữa ăn hàng ngày, vừa là một cách thư giãn thú vị sau giờ làm việc khi Người cho cá ăn. Nhà sàn của Bác hoà hợp với thiên nhiên là thế đấy! Nó tạo ra nét bình dị gần gũi với mọi người dân Việt Nam ở khắp mọi miền Tổ quốc.

Tầng dưới nhà sàn kê một bộ bàn ghế lớn, là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc về mùa hè, nơi Người họp, trao đổi công việc với các đồng chí trong Bộ Chính trị, cán bộ phụ trách đầu ngành hoặc các địa phương và cũng là nơi Người tiếp thân mật các cán bộ, chiến sĩ miền Nam. Trên bàn làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện nay vẫn còn những cuốn sách Người đang đọc vào những ngày cuối cùng. Trong đó, có những cuốn sách nói về gương người tốt, việc tốt của các giới, các ngành được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Bên cạnh những cuốn sách "Người tốt việc tốt" là sách của V.I Lênin viết về cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại, sách của các tác giả nước ngoài viết về cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam và phong trào đấu tranh chống phân biệt chủng tộc ở ngay trong lòng nước Mỹ. Trên bàn làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn có chiếc khay đá màu đen, hình con thuyền mà Người thường để bút, đó là kỷ vật của Tổng thống nước cộng hoà nhân dân Cu Ba Ôt-xvan-đô Đoóc-ti-cốt tặng Người năm 1967. Món quà là biểu hiện cho tình bạn, tình đồng chí thân thiết giữa hai nhà lãnh đạo cũng như tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân hai nước Việt Nam- Cu Ba.

            Tại ngôi nhà sàn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thân mật một số đoàn khách quốc tế. Những buổi tiếp khách quốc tế ở nơi đây mang một ý nghĩa thật đặc biệt, diễn ra trong bầu không khí cởi mở, chân tình, không bị ràng buộc bởi nghi lễ ngoại giao. Đây chính là nét độc đáo trong phong cách giao tiếp của Người và đã để lại những ấn tượng hết sức tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc tế.

               Phía cuối phòng tầng dưới nhà sàn có ba chiếc máy điện thoại. Chiếc máy màu xanh Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc với Bộ Chính trị, hai máy màu đen Người làm việc với Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu và Bộ Tư lệnh Phòng không- Không quân. Mỗi lần nhận được tin quân và dân ta bắn rơi máy bay, bắn chìm tàu chiến của đế quốc Mỹ, Người đều kịp thời động viên, khen thưởng. Chiếc mũ sắt để bên cạnh được anh em bảo vệ mang theo trong những lần Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm các địa phương, đơn vị bộ đội... để phòng tránh những mảnh bom, đạn. Gần đó là chiếc ghế xích đu (còn gọi là ghế chao) bằng mây, Người thường nghỉ ngơi vào buổi trưa hoặc sau giờ làm việc. Xung quanh tầng dưới nhà là những bệ xi măng bên trên lát ván gỗ được làm theo gợi ý của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để mỗi lần các cháu thiếu nhi vào thăm Người có đủ chỗ ngồi. Người còn nhắc anh em phục vụ đặt thêm bể cá vàng cho các cháu vui hơn.

            Tầng trên nhà sàn có hai phòng: phòng làm việc và phòng ngủ. Mùa đông, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường làm việc ở trên nhà. Hiện nay, trên bàn làm việc vẫn còn những tài liệu Người đang xem dở. Trên giá sách đặt trong vách ngăn giữa phòng làm việc và phòng ngủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh được sắp xếp rất ngăn nắp, khoa học. Bên cạnh sách kinh điển của C.Mác, F.Ăngghen, V.I Lênin là những cuốn sách về các lĩnh vực triết học, kinh tế, lịch sử, văn học nghệ thuật, khoa học... có cả những cuốn sách của các tác giả nước ngoài tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh với những lời đề tặng đầy tình cảm quý mến và trân trọng. Ngăn dưới cùng giá sách là chiếc máy chữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường tự đánh máy các bài viết, văn bản, thư gửi tới các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác, sản xuất, chiến đấu, điện mừng, lời chia buồn tới nhân dân và bạn bè thế giới.

Tại phòng ngủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiện nghi sinh hoạt cũng đơn giản như ở mọi gia đình người dân Việt Nam thời đó. Chiếc giường gỗ mùa hè trải chiếu cói, mùa đông có thêm tấm đệm và chăn bông. Cạnh đó là một lò sưởi điện nhỏ, Người dùng những hôm trời giá lạnh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thường làm việc rất khuya. Trên bàn làm việc ở phòng ngủ vẫn còn một số sách, tạp chí lưu lại bút tích của Người. Trong đó có bài nói về vấn đề cải cách chữ quốc ngữ, bài "Lênin nói về vấn đề giáo dục chủ nghĩa cộng sản cho thế hệ trẻ” của tạp chí Tuyên huấn... Đặt cạnh đó là chiếc đài bán dẫn - món quà của bà con Việt kiều Thái Lan kính biếu Chủ tịch Hồ Chí Minh và chiếc mũ cát Người thường dùng trong những chuyến đi công tác trong nước và nước ngoài.

Trên chiếc tủ nhỏ đặt ở đầu giường vẫn còn chiếc đồng hồ và cuốn sách Người đang đọc: "Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII” của hai tác giả Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm. Chiếc blôc lịch đang mở ngày 17/8/1969, ngày cuối cùng Bác làm việc ở nhà sàn này, cũng như bên dưới nhà sàn, chiếc đồng hồ vẫn đều đặn chạy khiến cho chúng ta cảm thấy như Người vẫn hiện diện ở nơi đây, thật thân thiết và gần gũi với tất cả chúng ta.

Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tại ngôi nhà sàn trong 11 năm cuối cùng cuộc đời Người. Những tài liệu, hiện vật ở nơi đây đã thể hiện đầy đủ, rõ nét cuộc sống, tư tưởng, đạo đức và phong cách làm việc của một lãnh tụ hết lòng vì nước, vì dân, vì sự nghiệp hoà bình, hữu nghị và tiến bộ của các dân tộc trên thế giới.

C. Kết bài
- Nơi ở của Bác, vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, đơn sơ, giản dị như câu chuyện về một vị thần tiên trong thần thoại, cổ tích.
- Nơi ở của Người là do chính Người lựa chọn, sự lựa chọn ấy giúp chúng ta hiểu thêm phong cách Hồ Chí Minh, tinh hoa của dân tộc Việt Nam.

    Ngôi nhà sàn Bác Hồ không những có ý nghĩa về lịch sử mà còn là một công trình kiến trúc mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Nhân kỷ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nho nhỏ đó cũng luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn. Một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao”.

Có thể thêm thơ ở mở bài hoặckết bài:

Anh dắt em vào cõi Bác xưa

 Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa

Có hồ nước lặng sôi tăm cá

 Có bưởi cam thơm, mát bóng dừa.

 Có rào râm bụt đỏ hoa quê

Như cổng nhà xưa Bác trở về

 Có bốn mùa rau tươi tốt lá

 Như những ngày cháo bẹ măng tre...

Nhà gác đơn sơ, một góc vườn

Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn

 Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối

 Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn. ...

11 tháng 10 2016

Ý1 . Thiên nhiên đã đặt tên cho dòng sông:
- Đó là một thiên nhiên “phóng khoáng và man dại”, “ rầm rộ”, “ một bản trường ca của rừng già”.
- Đó còn là một thiên nhiên “dịu dàng và trí tuệ”
- Là thiên nhiên với vẻ đẹp biến ảo như phản quang nhiều màu sắc của nền trời tây nam thành phố, với vẻ đẹp trầm mặc khi lặng lẽ chảy dưới chân những rừng thông u tịch, với vẻ đẹp mang màu sắc triết lí, cổ thi khi đi trong âm hưởng ngân nga của tiếng chuông chùa Thiên Mụ, với vẻ đẹp mơ màng trong sương khói khi xa dần thành phố đi qua những bờ tre trúc và hàng cau thôn Vĩ...
-> Tất cả đã góp phần đặt tên cho dòng sông.
Ý1. Lịch sử, văn hóa đã đặt tên cho dòng sông:
- Đó là dòng sông của biên thùy Tổ quốc thời Đại Việt, từng soi bóng kinh thành Phú Xuân của Nguyễn Huệ; từng chứng kiến bao cuộc khởi nghĩa, cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945, chiến dịch mậu Thân 1968...
- Đó là nền văn hóa với âm nhạc cổ điển Huế, liên tưởng đền Nguyễn Du và Truyện Kiều, là dòng sông của thi ca....
-> Tất cả đã góp phần đặt tên cho dòng sông.
Ý 3: Nghệ thuật
- Bài kí đầy chất trí tuệ và tình yêu
- Đẫm chất sử thi và cảm hứng trữ tình, lãng mạn.
-> Tất cả cũng đã góp phần đặt tên cho dòng sông

29 tháng 9 2017

Đến với câu thơ cuôi, ta bắt gặp nhân vật trữ tình (ta) ngâm thơ nhàm dưới màu xanh mát của trúc bóng râm. Đó là một hình ảnh thư thái thanh thản, ông đến với thiên nhiên bằng tất cả niềm giao hoà, con người như hoà vào thiên nhiên là một. Đế hình dung được tâm trạng của Nguyễn Trãi ở thời điểm này, chúng ta tìm đến lí do vì sao ông lại đến Côn Sơn? Chắc chắn không chỉ vì Côn Sơn có cảnh trí đẹp mà bởi lẽ tác giả về đây là để ở ẩn, để tránh xa chốn quan trường đầy rẫy những xu nịnh, bất công.v.v... Từ đó, chúng ta cũng nhận ra nhân cách thanh cao của tâm hồn thi sĩ. Ồng đã đến với thiên nhiên bằng tất cả niềm giao hoà, tìm được cảm giác thư thái để sông trọn vẹn với hồn thơ tinh tế bao la của mình.

26 tháng 10 2017

Ai trong chúng ta cũng đều có mẹ- người sinh ra ta, người nuôi nấng và chăm sóc ta vô điều kiện, yêu thương chúng ta với tình yêu bao la, rộng lớn vô ngần, với sự hi sinh thầm lặng và cao cả. Tôi cũng có một người mẹ như vậy.

Mẹ tôi năm nay đã gần bốn năm. Cái tuổi tuy không còn trẻ nữa nhưng cũng không hẳn là đã già nhưng mẹ tôi có mái tóc đen và thẳng mà mọi người thường khen là “thẳng như đôi đũa”. Mẹ tôi nhỏ bé lắm, khoảng một mét rưỡi thôi nhưng dáng người mẹ mảnh dẻ. Bề ngoài ai nhìn cũng nghĩ mẹ tôi nhỏ bé như vậy thì chắc làm việc cũng không được nhiều. Nhưng chính điều đó lại tạo nên trong con người của mẹ sự phi thường. Sáng sớm, mẹ dậy chuẩn bị đồ ăn sáng cho anh em tôi đi học, cho bố tôi đi làm và cho cả ông bà nội nữa. Mẹ còn phải nấu cám cho lợn nữa, ch gà vịt uống nữa… Tiếp theo đấy lại công việc đồng áng rồi đi chợ. Đôi khi tôi hỏi mẹ: “Sao mẹ không nghỉ ngơi đi, làm nhiều lại mệt”. Mẹ tôi lại  cười rồi bảo câu quen thuộc: “Lao động là vinh quang mà con, ngồi một chỗ chắc mẹ đau lưng mất”.

Quả đúng như thế, tôi thấy mẹ hoạt động liên hồi, nhưng chẳng bao giờ kêu than gì cả. Có thể mẹ của chúng ta sẽ chẳng bao giờ kêu than để làm việc, chăm sóc con cái. Ngày con bé, mẹ dạy tôi tập viết, tập tính. Lớn lên một tí nữa, mẹ dạy cách cầm chổi, rứa ấm chén. Thiếu nữ, mẹ dạy tôi cách nấu ăn, ứng xử… Mẹ tôi dạy rằng, dù sống trong giàu sang hay nghèo khổ thì ai cũng phải biết làm, biết lao động, biết tự phục vụ cho mình, không được ỷ lại, phụ thuộc vào người khác.

    Mẹ nấu ăn rất ngon, đây chính là bí quyết để giữ chân bố tôi và là “thuốc giải” rất hữu hiệu mỗi khi tôi chán ăn. Các món mẹ nấu đều rất đậm đà: sườn xào chua ngọt, canh rau ngót, cá kho, thịt kho tàu,… và sau này tôi lại được kế thừa sự khéo léo và cẩn thận của mẹ tôi.

    Mẹ dạy tôi cách gấp quần áo, sắp xếp đồ đạc gọn gàng, cách là quần áo sao cho phẳng phiu, mẹ dạy tôi thật bình tĩnh để giải quyết vấn đề, nóng vội chỉ làm hỏng tất cả, rước phần thiệt về mình. Là con gái, vẻ hình thức là quan trọng, nhưng hãy chú ý đến vẻ đẹp tâm hồn, hãy chăm sóc nó thật hoàn thiện, mẹ dạy điều hay lẽ phải, chỉ ra cái đúng cái sai, việc nên hay không nên, giải đáp mọi thắc mắc cho tôi… Mẹ giống như cuốn từ điển mà khi tôi cần gì có thể hỏi và biết được đáp án. Mẹ rất yêu thương anh em tôi, gia đình tôi thật sự hạnh phúc bởi bàn tay “xây tổ ấm” của mẹ.

Không biết mẹ có đọc được những lời này nhưng tôi luôn muốn nói: “Con yêu mẹ nhiều lắm”. Chúng ta- những người con ngoan hay nghịch ngợm hay đừng làm mẹ phiền lòng, bởi “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng Mẹ”.

Mẹ tôi người đã dạy cho tôi rất nhiều điều, đi khắp thế gian này tôi cũng không bao giờ tìm được ai tốt như mẹ của mình. Mẹ chăm lo cho tôi từng ly, từng tý một, cả cuộc đời của mẹ luôn vất vả vì tôi, chăm lo cho tôi, không lúc nào, mẹ kêu ca lời nào, mẹ là người dành cho tôi nhiều tình cảm nhất, luôn dạy tôi những điều hay lẽ phải, dạy cho tôi cách làm những người có ích cho xã hội. Mẹ của tôi người phụ nữ của gia đình, mẹ luôn tần tảo và quan tâm chăm sóc cho tất cả các thành viên của gia đình, mẹ luôn dạy tôi những điều cần thiết trong cuộc sống, mẹ tần tảo trong cách dạy dỗ và chăm lo cho các thành viên trong gia đình.

Tình cảm của cha mẹ cao như núi thái sơn, nghĩa mẹ cao lớn và đi khắp thế gian này tôi cũng không bao giờ quên được công lao và đền đáp được tình cảm mà mẹ đã dành cho tôi. Mẹ là người mà tôi yêu mến nhất.

6 tháng 11 2017

Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ:. Người yêu thương ta nhất chỉ có mẹ, người vị tha với ta nhất cũng chỉ có mẹ mà thôi. Đúng như vậy, mỗi chúng ta ai cũng có một người mẹ. Đó là chỗ dựa tinh thần rất lớn mà ai ai cũng phải quý trọng. Mẹ em cũng vậy, mẹ luôn luôn là người dành tình yêu thương lớn nhất cho chúng em

Khi em lên 4 tuổi, bố thường xuyên phải đi công tác xa nhà. Rất lâu bố mới lại về thăm gia đình một lần. Những ngày đó mẹ là người phải chịu nhiều vất vả, khổ cực để chăm lo và dạy dỗ chúng em. Tuy thân hình mẹ hơi gầy nhưng luôn tràn đầy tình yêu thương đối với chúng em. Mái tóc mẹ uốn quăn với khuôn mạt phúc hậu. Đôi mắt mẹ giống như chiếc cửa sổ tâm hồn để mỗi khi em nhìn vào là như nhìn thầy những tin yêu từ mẹ. Mẹ làm kế toán nên nhiều hôm phải mang tài liệu về nhà để làm thêm nhưng mẹ lại luôn thức dậy sớm để kịp chẩn bị mọi thứ cho chúng em trước khi tới trường. Nhiều hôm mẹ ko có cả thời gian để ăn sáng, như ng mẹ lại chưa bao giừo hỏi em thích ăn gì để mẹ làm. mỗi buổi chiều khi tan học ở trường, mẹ luôn đến đúng giờ để đón chúng em trở về nhà. Một mình mẹ lại vội vàng tắm gội cho chúng em và chuẩn bị bữa tối. Rồi mẹ lại cùng chúng em ngồi vào bàn học, giảng giải cho em những bài toán khó, những câu văn hay. Mẹ rất nghiêm khắc khi em và em trai làm sai chuyện gì.

Em vô cùng khâm phục mẹ. Em phải phấn đấu học thật giỏi, trở thành người con ngoan để mẹ khỏi buồn lòng. Để đền đáp công lao sinh dưỡng của mẹ. Em yêu mẹ nhiều lắm, và em hiểu hơn ai hết mẹ là người yêu thương chúng em nhất trên đời.

14 tháng 11 2016
Xuân Quỳnh không phải là tác giả xa lạ với các bạn đọc. Tuy nhiên, Tiếng gà trưa không phải là tác phẩm được nhắc đến nhiều. Nhưng, với tư cách là đứa con tinh thần của một chủ thể sáng tạo giàu cá tính, Tiếng gà trưa mang chứa những nét riêng đáng yêu.

Tiếng gà trưa là bài thơ lôi cuốn từ khổ đầu, đọc tiếp thấy thú vị và đến đoạn kết thì nhuần thấm vào tâm trí người đọc - nhất là người đọc tuổi hồn nhiên. Phần chủ yếu của bài thơ là dòng hoài niệm. Trong dòng cảm xúc ấy hiện lên hình ảnh người bà và qua những kỉ niệm êm đẹp người đọc cảm nhận được tình bà cháu gần gũi, yêu thương, ấm áp. Đã có không ít người đọc thể hiện cảm nhận, ấn tượng sâu sắc về những tình cảm thiêng liêng từ dòng hoài niệm đó. Nhưng, Tiếng gà trưa không chỉ là hoài niệm. Trong vẻ hoài niệm hết sức hồn nhiên, Tiếng gà trưa có mạch ngầm suy tưởng.

Tiếng gà trưa là một dòng hoài niệm sâu sắc và chính dòng hoài niệm ấy làm dạt dào thêm cho khát vọng chiến đấu. Vào cách bố cục, cách phân đoạn ta thấy bài thơ được chia làm hai phần rõ rệt. Sáu khổ thơ đầu là dòng hồi tưởng tự nhiên từ hiện tại nhớ về quá khứ. Hai khổ thơ cuối là chiêm nghiệm, suy ngẫm rút ra từ quá khứ sâu sắc thức dậy rất mãnh liệt ở trên. Tiếng gà rộn lên trong nắng trưa được cảm nhận bằng thính giác, bằng thị giác, xúc giác và đến cả linh giác. Kỷ niệm sống dậy, lòng trí lại tưởng nhớ, suy tư. Như vậy, mặc dù cảm xúc bao trùm lên tất cả nhưng suy tưởng vẫn chảy một mạch ngầm, và nếu không có mạch suy tưởng ấy thì dòng hoài niệm kia thật khó có thể hồn nhiên xanh đến thế!

Hai khổ thơ cuối. Sau rất nhiều kỷ niệm của tuổi thơ được gọi về, nhân vật trữ tình chiêm nghiệm:
Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng.

Hạnh phúc tuổi ấu thơ trong tình thương yêu bao la của người bà gắn với hình ảnh ổ trứng hồng không thể nào kể hết. Tất cả khắc in đậm nét trong lòng cô bé ngay từ tuổi dại thơ hồn nhiên. Hạnh phúc ngập tràn đến mức Giấc ngủ hồng sắc trứng. Không có những niềm hạnh phúc ngập tràn ấy chắc chắn cái âm thanh Cục… cục tác cục ta hết sức bình thường chẳng thể làm xao động tâm hồn người chiến sĩ. Chiêm nghiệm đó thúc đẩy chủ thể trữ tình bộc bạch suy tưởng về mục đích chiến đấu:
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
Người chiến sĩ xao động vì tiếng gà, nhận ra ý nghĩa lớn lao của âm thanh ấy đối với cuộc đời mình, chợt liên tưởng đến lý tưởng cao cả mà mình đang theo đuổi và nhận ra giữa những điều đó là một mối keo sơn gắn bó. Mục đích chiến đấu được nhấn mạnh nhờ điệp từ vì. Phép liệt kê từ khái quát đến cụ thể giúp tác giả đưa ra một loạt hình ảnh gợi cảm và có hệ thống: Tổ quốc, xóm làng, bà, tiếng gà, ổ trứng. Những thủ pháp nghệ thuật đó không chỉ nhấn mạnh được mục đích chiến đấu mà còn lí giải một cách cảm động ngọn nguồn của lòng yêu nước. Khổ thơ này khiến ta nhớ ngay đến mấy câu văn của Ê-ren-bua: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Nếu thử minh hoạ bằng một hình xoáy trôn ốc dựa trên sự vận động của hệ thống hình ảnh mà hai tác giả sử dụng ta sẽ dễ dàng thấy được trình tự diễn tả của Ê-ren-bua và Xuân Quỳnh ngược nhau. Ê-ren-bua diễn tả từ cụ thể đến khái quát, Xuân Quỳnh bộc lộ từ khái quát đến cụ thể. Nhưng cả hai đều có một điểm xuất phát chung, thể hiện sự gặp gỡ ý tưởng như một quy luật tất yếu muôn đời của lòng yêu nước. Tình yêu ấy là thiêng liêng, cao đẹp nhưng lại xuất phát từ những gì bình dị, nhỏ bé, đời thường. Rõ ràng lý tưởng chiến đấu vì lòng yêu Tổ quốc không phải là một khẩu hiệu chung chung, mòn sáo. Ai cũng có kỷ niệm, có người thân, có quê hương…- những điều tưởng rất riêng tư, bé nhỏ nhưng lại vô cùng gắn bó với đất nước rộng lớn. Chiến đấu vì lòng yêu Tổ quốc/ Vì xóm làng thân thuộc/ Bà ơi, cũng vì bà/ Vì tiếng gà cục tác/ Ổ trứng hồng tuổi thơ. Rất cụ thể, cảm động! Thể hiện lòng yêu nước, Xuân Quỳnh viết thật tự nhiên. Nhấn mạnh cái bình thường của cuộc sống trong hoàn cảnh chiến đấu, Tiếng gà trưa là hình ảnh của sự sống, một sự sống sâu sắc, bền chắc. Không có đoạn suy tưởng này, mạch cảm xúc của bài thơ không hoàn thiện, cảm hứng yêu nước của bài thơ không được cất cánh. Và nếu thế, nó đã bị lãng quên!
3. Trong dàn đồng ca đầu mùa đánh Mỹ, thơ Xuân Quỳnh nghiêng về khai thác những cảm xúc riêng tư, từ cảm xúc riêng ấy lại cất lên những giai điệu hoà cùng thời đại. Đọc thơ Xuân Quỳnh, không riêng bài Tiếng gà trưa, không nên bỏ qua những hiểu biết về tiểu sử của tác giả. Mồ côi mẹ, sống với bà suốt những năm thơ ấu, chính từ hoàn cảnh riêng tư ấy mà tình bà cháu ở đây chân thực, cảm động đến vậy. Sách Ngữ văn 7 nói Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước (Tập1, trang 151). Rất chính xác. Điều đó được thể hiện trong thơ và cả trong đời.
Sự thống nhất đời và thơ ấy (dĩ nhiên là không đồng nhất) là một cơ sở giúp ta xác định và gọi tên chủ thể trữ tình. Nên chăng ở bài thơ này ta không xác định cụ thể nhân vật trữ tình là nam haynữ chiến sĩ? Nhiều giáo viên vẫn hướng dẫn học sinh tìm hiểu tình cảm, kỷ niệm của anh chiến sĩtrong bài thơ… Như thế có thoả đáng? Tôi nghĩ là không. Xác định nhân vật trữ tình phải căn cứ vào nội dung cảm xúc của bài thơ. Nhân vật trữ tình là Hình tượng nhà thơ trong thơ trữ tình, phương thức bộc lộ ý thức của tác giả. (…) là con người đồng dạng của tác giả (Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb GD, 2004). Nếu xác định, gọi tên hình tượng nhân vật trữ tình ở bài thơ này làanh chiến sĩ, chúng ta sẽ lí giải thế nào về những chi tiết rất nữ tính này: Cháu về lấy gương soi/Lòng dại thơ lo lắng và Ôi cái quần chéo go/ Ống rộng dài quét đất/ Cái áo cánh trúc bâu/ Đi qua nghe sột soạt…?! Còn gọi là nữ chiến sĩ? Có lẽ không cần thiết phải cụ thể quá như thế. Mặc dù, trong thời chiến, ai cũng có thể là chiến sĩ, không phân biệt già hay trẻ, đàn ông hay đàn bà, các lĩnh vực hoạt động… Cảm xúc trong thơ là cảm xúc điển hình. Dù là nỗi lòng riêng tư của ai, nếu tâm trạng ấy gợi được đồng cảm thì đều có giá trị phổ quát. Người chiến sĩ trong Tiếng gà trưalà hình ảnh điển hình của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ cứu nước. Và, những ai biết trân trọng quá khứ tuổi thơ, mang nặng nghĩa tình với gia đình xóm mạc, mỗi lần hồi nhớ quá khứ lại như được tiếp thêm sức mạnh phấn đấu vì lý tưởng cao đẹp thì đều có thể gặp hình bóng của mình trong thi phẩm Tiếng gà trưa. Vì thế, tôi nghĩ không nên gọi nhân vật trữ tình ở đây là nữ chiến sĩ hay anh chiến sĩ mà hãy gọi bằng một từ có ý nghĩa khái quát hơn: người chiến sĩ. Kỷ niệm riêng tư của Xuân Quỳnh đã hoà điệu cùng kí ức của cả thế hệ, cái tôi cá nhân nghệ sĩ đã thống nhất cùng cái ta dân tộc, cái bình dị cộng hưởng với cái cao đẹp, lớn lao. Không nên vì việc xác định, gọi tên nhân vật trữ tình thiếu chính xác mà vô hình trung thu hẹp ý nghĩa của tác phẩm.
 
 
15 tháng 11 2016

thanks chị

24 tháng 3 2021

Cảnh ngày hè là một trong số những tác phẩm nổi bật của tác gia Nguyễn Trãi, được rút từ “Quốc âm thi tập”, một tập thơ Nôm xuất sắc của thời đại. Tác phẩm được viết khi nhà thơ đang có cuộc sống ẩn dật, xa rời nhiếp chính. Trong đó, bức tranh thiên nhiên cảnh ngày hè được tác giả miêu tả với những nét đặc sắc riêng biệt.

Sau khi cáo quan về ở ẩn, Nguyễn Trãi đã sống cuộc sống giản dị, gắn liền với thiên nhiên nơi quê nhà. Trong cuộc sống an nhàn, thanh bình ấy, Nguyễn Trãi có dịp sống và cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của thiên nhiên. Tình yêu cuộc sống, tấm lòng tha thiết với cuộc đời đã giúp ông phát hiện ra những vẻ đẹp rực rỡ của ngày hè, đồng thời qua bức tranh ngày hè trong “Cảnh ngày hè”, ông còn kín đáo thể hiện những tâm sự, khát vọng cao cả của bản thân về một khung cảnh quốc thái dân an, nhân dân được đời đời ấm no. Lúc nhàn rỗi, việc hóng mát suốt ngày dài khiến con người có chút chán ngán, nhưng đó là cái thanh thản, khoan thai trước thiên nhiên vạn vật, bỏ lại sau lưng bao bon chen bộn bề trong cuộc sống. Ngay từ câu thơ thứ hai, tác giả đã miêu tả:

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

Cây hoa trước sân, lá xanh đùn đùn, tán rộng giương ra, cây lựu trước hiên nhà còn liên tục trổ ra những bông hoa đỏ thắm, sen hồng ngoài ao vẫn nức hương thơm ngát. Tác giả liên tiếp liệt kê cảnh sắc mùa hè, sử dụng những động từ mạnh như “đùn đùn, rợp, giương, phun, tiên’, bộc lộ sức sống căng đầy, chất chứa trong từng tạo vật. Các tính từ chỉ màu sắc như màu xanh của cây hòe, sắc đỏ rực rỡ của hoa thạch lựu, sắc hồng dịu dàng của hồng liên đã tạo nên một bức tranh đầy màu sắc, một vẻ đẹp rực rỡ. Những tính từ chỉ màu sắc “đỏ”, “hồng” cũng được sử dụng linh hoạt để tái hiện đầy chân thực bức tranh nhiều màu sắc của ngày hè. Bức tranh cảnh ngày hè được mở ra với sắc xanh của cây hòe như muốn dồn dập, tuôn ra mãnh liệt, tán lá như muốn tỏa rộng ra mãi, một nguồn sống dồi dào bất tận. Cộng hưởng với sắc xanh ấy là sắc đỏ của hoa lựu. Trong một câu thơ mà có đến hai từ gợi sắc đỏ:” đỏ” và “lựu:, bản thân từ “lựu” cũng gợi ra cái đỏ mọng quyến rũ. Nắng hè rực cháy được tô đậm hơn bao giờ hết.

Nếu ở câu thơ trên, ta bắt gặp từ “đùn” và “giương” thì ở câu thứ ba, tác giả lựa chọn từ “phun” để miêu tả, góp phần thể hiện sức sống căng tràn bên trong cảnh vật.  Từ “còn” diễn tả trạng thái tiếp diễn. Và cuối cùng, chi tiết làm nên nét đẹp hoàn hảo cho bức tranh cảnh ngày hè là hình ảnh đóa sen hồng với hương thơm nức. “Tiễn” ở đây nghĩa là đầy, là thừa. “Tiễn mùi hương” hay chính là “ngát mùi hương”. Nhà thơ đã diễn tả được hương sen đặc trưng của ngày hè. Tác giả cảm nhận sắc hè qua cả hình ảnh, màu sắc, hương vị. tất cả đều tỏa ra sức sống bất tận và vẻ đẹp rực rỡ.

Bức tranh thiên nhiên cảnh ngày hè được miêu tả với nét đẹp của sức sống, của tuổi trẻ. Vạn vật dưới ánh nắng hè dường như tỏa sáng chói lòa hơn, mang trong mình một dòng nhựa tiềm tàng, sẵn sàng khoe sắc thắm. Điểm đặc biệt ở đây là tác giả đã sử dụng toàn bộ giác quan để miêu tả cảnh sắc mùa hè, cộng hưởng thêm lối dùng từ rất chính xác và phong phú. Tất cả đã tạo nên một bức tranh có màu, có hồn, có hương vô cùng sáng tạo và độc đáo.