Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
ap dung bdt x^2+y^2>=2xy ta co:
a^2/b^2+c^2/a^2 >=2 c/b
b^2/c^2+c^2/a^2 >=2 b/a
a^2/b^2 +b^2/c^2>=2 a/c
cong thoe tung ve :
2 VT>= 2VP
=>VT>=VP(dpcm)
dau "=" xay ra khi a=b=c
Tôn sư trọng đạo là truyền thống nhân văn tốt đẹp của dân tộc ta từ ngàn đời xưa đến nay. Truyền thống ấy thể hiện rõ nét nhất trong ngày 20/11 hằng năm - là ngày Hiến chương các nhà giáo Việt Nam. Tình cảm thầy trò thân thiết, gắn bó, mang nặng nghĩa tình được ghi lại qua những bài thơ, bài ca thật giàu hình ảnh và xúc động. Nhưng có lẽ chân thành mộc mạc, tự nhiên nhất vẫn là những bài văn của chính các em học sinh viết về thầy cô.
Dưới đây là một số bài văn hay đã từng đạt giải trong những cuộc thi cảm nhận về thầy, cô giáo nhân dịp 20/11.
Thầy cô dạy dỗ em nên người
Tác giả: Vũ Nguyễn
Bài văn là những kỉ niệm rất sống động của cậu học trò đã từng nghịch ngợm, quậy phá làm phiền lòng thầy cô. Nhưng bằng tất cả yêu thương, ân cần; thầy cô đã khiến cậu tâm phục, khẩu phục. Những tình cảm của cậu với thầy cô trong ngày 20-11 mỗi năm mỗi khác, nhưng càng trưởng thành, cậu càng hiểu rằng dù thế nào đi chăng nữa, tất cả thầy cô luôn mong muốn dành cho học trò của mình những điều tốt đẹp nhất. Không có thầy cô, cậu không thể thành công như ngày hôm nay. Vì vậy, thay vì gửi những tin nhắn chúc mừng ngắn ngủi, hãy thể hiện tình cảm với thầy cô thật chân thành và thiết thực nhất.
Cứ mỗi lần tháng 11 ùa về, đến cái ngày mà cả một năm mới có một lần để nhắc học trò nhớ về thầy cô của mình, nhắc đến ngày Nhà Giáo Việt Nam thì mọi ký ức của thời học sinh lại ùa về. Nhớ những lời căn dặn, những cái vỗ vai, hay cả những lời răn đe nghiêm khắc của thầy cô khi học trò mắc phải lỗi.
Thầy cô là người luôn dành tất cả mọi yêu thương cho đứa học trò của mình, kể cả những đứa học trò mà luôn làm mình phát bực la lớn lên và mời đi ra khỏi lớp. Thậm chí có thể là đình chỉ học môn đó một tuần cũng có.
Thầy cô là người luôn phải chịu đựng bởi bao trò tai quá mà những đứa học trò gây ra, hay thường là những vị cứu tinh của những học sinh bị bắt nạt. Có thể nói thầy cô như là những thần tượng của học trò, hay là người cha, người mẹ thứ hai vậy.
Thầy cô là người đã dạy con nét chữ đầu tiên để rồi sau này, khi con lớn hơn một chút, con mới hiểu sự ân cần của cô, khi cầm tay con uốn từng nét chữ không chỉ đơn thuần là dạy con biết viết, mà nết người của con cũng bắt đầu từ những nét chữ A,B,C. Là người mà phải thức cả đêm để viết lại và cảm nhận bài văn thầy phê “cảm nhận còn hời hợt” bằng tất cả tình cảm, vốn sống của mình. Tất cả những gì thầy cô làm là chỉ mong học sinh của mình sẽ tốt hơn, trưởng thành hơn.
Nhớ ngày 20/11 năm xưa chắc ai cũng trải qua cái thời mà đòi mẹ phải mua quà để đi tặng thầy cô cho bằng được nhưng nỗi khổ là không dám đi một mình, lần nào cũng phải mẹ kè kè đi ,lúc đó nhỏ có biết nói gì đâu thấy bạn đi mình cũng đi cho bằng được. Quà 20/11 lúc xưa cũng chỉ là dầu gội, bột ngọt, sữa hay cuốn sổ và cái bút, nhà có điều kiện hơn thì xấp vải cho thầy cô may đồ để đi dạy. Lớn lên chút thì đã biết đường đi mua quà cho thầy cô, nhưng đến lúc tặng thì run cầm cập, gặp thầy cô ở trường suốt không sao cả nhưng mà gặp riêng thầy cô thì không dám đến. Nhớ lúc đi tặng quà thì vừa vào phòng, thấy thầy cô là tặng cho thầy cô rồi nói một câu ngắn gọn: "Mừng Cô (Thầy) 20 tháng 11" rồi chạy cái vèo ra ngoài, để thầy cô phải chạy ra gọi học trò quay trở lại ngồi chơi, nhưng cũng chỉ ngồi được 5 phút rồi "Cô (Thầy) cho em xin phép". Đến hôm sau vẫn còn không dám gặp thầy cô.
Lớn lên rồi học cấp 3, ngày 20/11 được xem như là một ngày học nhẹ nhõm của học sinh thì phải - theo tôi nghĩ như thế. Vì ngày 20/11 thường thì thầy cô khuyến mãi không dò bài, học sinh cũng không phải thấp thỏm vì cái giờ dò bài như thường ngày. Đôi khi thì còn được nói chuyện phiếm và nghỉ học luôn môn đó, thường thì lớp trường đại diện lớp tặng hoa cho thầy cô rồi thôi, xong cái ngày 20/11.
Nhưng cái ngày 20/11 không phải thầy cô vui vì được nhận hoa và quà của học trò thôi, thầy cô vui vì thấy rằng những đứa học trò của mình đã lớn khôn hơn, thầy cô khi thấy những thành quả của mình tốn bao công sức tâm huyết đạt được thành quả, đó là điều mà làm cho thầy cô tự hào nhất trong đời làm nhà giáo của mình.
Không biết ngày 20/11 của bạn như thế nào nhưng của tôi là một ngày đầy cảm xúc, tuy đi làm xa không thể tới thăm thầy cô được, nhưng không khi nào thầy cô không nhớ tới tôi. Lúc tôi gọi điện thoại chưa kịp nói tên mình thì thầy cô đã nhận ra tôi trước ,tôi vui mừng và đôi khi là bật khóc, cho dù lúc đi học tôi có phá, có quậy nhất lớp thì thầy cô vẫn nhớ và cười phì nói: "Thằng học trò phá nhất lớp của cô nay làm ở đâu rồi, có khỏe không? Năm nay cho gọi điện thoại nhưng năm sau phải về nhà thăm cô đấy nhé!!!". Trải qua biết bao lứa học trò, bao nhiêu năm nhà giáo mà thầy cô vẫn nhớ học trò của mình chứng minh một điều là thầy cô luôn dành mọi tâm huyết cho những đứa học trò nhỏ bé, dù có hay nghiêm khắc với mình đi chăng nữa thì cũng dễ hiểu là thầy cô chỉ muốn điều tốt nhất cho mình mà thôi. Chắc điều đó ai cũng cảm nhận được như tôi, vì nếu không có những điều như thế thì bạn có thể thành công hay sống tốt hơn như hiện nay để còn ngồi đọc những dòng tốt viết đây.
Lúc ngồi viết những dòng này thì nhớ lại những trò tai quái của mình đã mang đến cho thầy cô... Sao có thể làm những trò ấy nhỉ, nhưng mà thôi "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò" mà, nhưng dù gì thì cũng mong ngày 20/11 sắp đến, hãy bỏ một chút thời gian nếu như được hãy đến thăm thầy cô, thầy cô sẽ không quên bạn đâu, nhưng nếu không được thì hãy dành cho một cuộc điện thoại chỉ năm, mười phút thôi. Đừng chỉ gửi một cái hình lên mạng Xã hội cho thầy cô và kèm theo dòng ngắn ngủn: "Mừng 20/11, chúc Thầy (Cô) có ngày lễ vui vẻ" là thôi.
Xin cảm ơn những thầy cô đã dìu dắt con từ những ngày đầu tiên học lễ, hậu học văn. Những yêu thương, trân trọng và thành kính nhất là tất cả những gì con muốn những người cô thầy đã dạy dỗ con nên người. Chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc để mãi mãi vun đắp cho sự nghiệp trồng người.
tham khảo nha
I. Mục đích
Chúc mừng và bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy cô giáo.
II. Phân công chuẩn bị .
1. Bánh kẹo, hoa quả, chén, đĩa...: Lan, Minh và các bạn nữ
2. Trang trí lớp: Lộc, Hương, Linh
3. Báo tường: Hiền Nhi và ban biên tập
4. Tiết mục văn nghệ
+ Dẫn chương trình: Minh, Hường
+ Kịch câm: Tuấn, Nga
+ Kéo đàn: Hà Vi
+ Múa: Tuyết, Sương, Hoa, Thu
+ Hát: Trường, Hằng, Duy
5. Dọn lớp sau buổi lễ: cả lớp
III. Chương trình cụ thể
1. Phát biểu chúc mừng và tặng hoa thầy cô giáo: Như Quỳnh
2. Giới thiệu báo tường: Hiền Nhi
3. Liên hoan văn nghệ, ăn bánh kẹo và uống nước.
- Giới thiệu chương trình liên hoan văn nghệ: Minh, Diệu Hà.
- Biếu diễn văn nghệ:
+ Kịch câm
+ Kéo đàn vi-ô-lông
+ Múa
+ Hát
4. Kết thúc: Thầy chủ nhiệm phát biểu ý kiến.
I. Mục đích
Chúc mừng và bày tỏ lòng biết ơn thầy, cô.
II. Phân công chuẩn bị
1. Bánh kẹo, hoa quả, chén đĩa, hoa,…: Tâm, Phượng…
2. Trang trí: Trung, Nam, Sơn
3. Báo: Thủy Minh và ban biên tập
Tiết mục văn nghệ:
– Dẫn chương trình: Thu Hương
– Kịch câm: Tuấn
– Kéo đàn: Huyền Phương
– Múa: tổ 2
– Tam ca nữ: Mai, Huệ, Linh
– Hoạt cảnh kịch: Lòng dân (tổ 4)
5. Dọn lớp sau buổi lễ: cả lớp.
III. Chương trình cụ thể
1. Phát biểu chúc mừng và tặng hoa thầy cô: Thủy Minh
2. Giới thiệu báo tường: Dũng
3. Liên hoan văn nghệ – Ăn bánh ngọt, uống nước.
– Giới thiệu chương trình Văn Nghệ chào mừng thầy cô: Thu Hương
– Biểu diễn:
+ Kịch câm
+ Kéo đàn vi-ô-lông
+ Múa
+ Tam ca nữ
+ Hoạt cảnh kịch
Kết thúc: Thầy chủ nhiệm phát biểu.
I. Mục đích
Chúc mừng và bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy cô giáo.
II. Phân công chuẩn bị .
1. Bánh kẹo, hoa quả, chén, đĩa...: Lan, Minh và các bạn nữ
2. Trang trí lớp: Lộc, Hương, Linh
3. Báo tường: Hiền Nhi và ban biên tập
4. Tiết mục văn nghệ
+ Dẫn chương trình: Minh, Hường
+ Kịch câm: Tuấn, Nga
+ Kéo đàn: Hà Vi
+ Múa: Tuyết, Sương, Hoa, Thu
+ Hát: Trường, Hằng, Duy
5. Dọn lớp sau buổi lễ: cả lớp
III. Chương trình cụ thể
1. Phát biểu chúc mừng và tặng hoa thầy cô giáo: Như Quỳnh
2. Giới thiệu báo tường: Hiền Nhi
3. Liên hoan văn nghệ, ăn bánh kẹo và uống nước.
- Giới thiệu chương trình liên hoan văn nghệ: Minh, Diệu Hà.
- Biếu diễn văn nghệ:
+ Kịch câm
+ Kéo đàn vi-ô-lông
+ Múa
+ Hát
4. Kết thúc: Thầy chủ nhiệm phát biểu ý kiến.
Việt Nam nổi tiếng bởi những lễ hội và kì nghỉ, đặc biệt là lễ Tết. Nó thường diễn ra từ ngày 1 đến ngày 3 tháng Một âm lịch. Mặc dù diễn ra trong thời gian ngắn, nó lại là kì nghỉ quan trọng và nổi tiếng của Việt Nam. Có rất nhiều món ăn đặc biệt được chế biến để chuẩn bị cho mâm cơm Tết như: Bánh chưng, chả giò, xôi và mứt. Đồ ăn được xem như phản ánh phong tục và tập quán cũng như cách sống của người Việt Nam. Ngoài ra, bữa ăn cũng có những món ngon khác như cá, rau củ như để bày tỏ hy vọng về một năm mới thành công và thịnh vượng. Về tâp quán, trẻ con nhận bao lì xì từ người lớn, chúc tết nhà họ hàng và đi lễ chùa là những hoạt động phổ biến. Tiền lì xì được cho là đem lại hy vọng và sức khoẻ cho trẻ con. Chùa là biểu tượng của sự yên bình, bởi thế mọi người tới đây và cầu nguyện cho năm mới thành công. Theo truyền thống, mỗi nhà được trang trí với cây hoa đào ở miền Bắc và cây hoa mai ở miền Nam. Ngoài ra, nhà và đường luôn sạch sẽ, và đẹp đẽ bởi vì tất cả đều sẵn sang cho một năm mới. mọi người có không gian ấm cúng và khoảng thời gian vui vẻ với các thành viên trong gia đình. Đây là thời điểm để mọi người sống ở mọi miền đất nước sum họp và dành thời gian cho nhau. Tết là cơ hội để mọi người quay trở về nhà sau những áp lực và căng thẳng từ môi trường học tập và làm việc. Tết không chỉ là một ngày lễ thông thường, nó là văn hoá và lối sống của người Việt bởi vì ý nghĩa sâu xa của nó rất thiêng liêng và quan trọng. Nhìn chung, Tết không chỉ mang đến niềm vui mà còn là ngày lễ lâu đời vì nó giúp con người trưởng thành qua những trải nghiệm.
Những ngày Tết đến, xuân về, có lẽ là những ngày mà nhiều đứa trẻ vùng quê nghèo như em luôn chờ đón. Bởi khi Tết đến, chúng em sẽ được diện quần áo mới đi chơi, được mọi người mừng tuổi lì xì cho nhiều tiền tiêu vặt. Được ăn rất nhiều món ngon mà chỉ dịp Tết mới thường hay có.
Khi Tết đến, mỗi nhà đều trang trí cho gia đình mình thật đẹp, nhà nào cũng sắm sửa, hoa đào, hoa mai, cây quất…Trên bàn thờ xuất hiện mâm ngũ quả với đủ loại xanh, đỏ, vàng… rồi bánh kẹo, mứt Tết, rượu vang, rượu sâm banh…Trước cửa cổng mỗi nhà đều treo lá cờ đỏ sao vàng thể hiện cho việc thái bình, thịnh trị. Trên những con đường xuất hiện những câu đối băng rôn khẩu hiệu vô cùng vui vẻ, đẹp mắt….
Em không biết Tết có từ bao giờ nhưng khi em bắt đầu sinh ra thì đã có Tết. Tết thường được bắt đầu vào ngày cuối cùng của một năm tính theo âm lịch có năm thì ngày 29, có năm là 30 cho tới hết mùng 2 Tết chính vì vậy người xưa thường nói một năm có ba ngày Tết là vì thế.
Nhưng những năm gần đây đất nước ta ngày càng phát triển, nền kinh tế cũng tăng theo, nên Tết thường được kéo dài hơn tầm một tuần lễ (7 ngày) để tiện cho những người công tác, làm ăn ở xa có thể về quê ăn Tết cùng gia đình, xum vầy bên mâm cỗ. Tết luôn là dịp vui vẻ rộn rã tiếng cười đùa. Cầu cho năm mới bình an, phát tài, hạnh phúc ngập tràn.
Tết là dịp để người ta tiễn biệt những cái cũ đi, những điều buồn, điều không may mắn sẽ đi theo cùng năm cũ để đón một năm mới về sẽ mang lại những niềm hy vọng mới. Trong những ngày Tết như 30, mùng 1, nhà nào cũng thắp hương làm mâm cơm cúng ông bà tổ tiên, thể hiện sự thành kính với những lớp người trước của mình.
Năm nào cũng thế, mẹ hay nấu thật nhiều món ngon như bánh chưng, nem, giò, chả, canh măng… để cúng ông bà tổ tiên. Đêm 30 là tối giao thừa luôn tạo cho em rất nhiều xúc động bởi nó là khoảnh khắc thiêng liêng nhất trong năm. Khi tiếng chuông điểm 12 giờ thì những màn pháo hoa sẽ nổ ra những bông pháo hoa bay vút lên cao rồi tỏa sáng trong bóng đêm, tạo ra những màu sắc lung linh tươi đẹp, trong mắt bọn trẻ con tụi em thì màn pháo hoa luôn là thứ thú vị nhất.
Sau khi màn pháo hoa kết thúc sẽ là lúc mà bọn trẻ tụi em gọi nhau í ới để ra cổng chùa hái lộc, mang những cành lộc may mắn về nhà cắm lên bàn thờ. Cầu mong cho năm mới mình sẽ học giỏi hơn, được nhiều điểm 10 hơn, cầu mong cho ông bà, cha mẹ được mạnh khỏe bình an.
Sáng mùng 1 Tết chúng em thường được cha mẹ đưa đi chúc Tết mừng tuổi ông bà, rồi các cô, dì, chú, bác trong gia đình.Tết thật sự là những ngày đặc biệt thiêng liêng nhất trong năm. Nó là cơ hội để cả gia đình có điều kiện sum vầy, vui vẻ bên nhau, là dịp cho mọi người diện những bộ quần áo mới, là khi khép lại mọi buồn phiền không may mắn ở năm cũ, để chào đón một năm mới an lành, tốt đẹp hơn.
#Châu's ngốc
Các bạn nhớ viết nhanh lên nhé !
Không được chép trên mạng nhé!
1 , Gia đình em có 4 người, mẹ em, bố em, anh hai và em. Mẹ em lúc nào cũng dễ dãi, nuông chiều con cái, còn bố em thì ngược lại, rất nghiêm túc. Thế nhưng em vẫn kính yêu bố em vô cùng.
Nhìn bố, ít ai nghĩ rằng bố đang ở vào độ tuổi bốn mươi lăm. Vì tóc bố vẫn còn đen, chỉ có lơ thơ vài sợi tóc trắng. Người bố hơi cao, không mập lắm, nên có vẻ khỏe khoắn. Sở dĩ được như vậy là do bố em năng tập thể dục vào mỗi buổi sáng. Nghe bà nội em kể rằng, thuở nhỏ bố em rất thích chơi thể thao; bóng chuyền, bóng bàn môn nào bố cũng giỏi. Gương mặt bố hao hao hình chữ điền, trông đầy nét cương nghị.
Hàng ngày, sau giờ làm việc ở cơ quan về, bố em còn cuốc đất vun gốc cho mấy cây trồng xung quanh nhà. Cho nên, tuy vườn không phải là rộng lắm nhưng có nhiều thứ hoa quả. Cây nào cây nấy thẳng lối ngay hàng, đẹp chẳng khác chi một công viên nho nhỏ.
Đêm đêm, bố em hay thức tới khuya để làm thêm một số công việc tăng thu nhập cho gia đình. Em biết rõ điều đó lắm. Vì chúng em mà bố em phải chịu nhiều vất vả. Nhưng bố nào có quản khó nhọc gì đâu. Bố thường nói với mẹ em rằng, dù cực khổ mấy cũng chịu được, miễn là nhìn thây chúng em ngoan ngoãn, siêng năng học hành là ba đã vui rồi. Bây giờ em mới hiểu câu “Công cha như núi Thái Sơn” thật là cao cả biết dường nào.
Những lúc rảnh rỗi, bố em thường dắt chúng em đi dạo quanh làng. Vừa đi, bố vừa kể chuyện hay giảng giải những điều thắc mắc chúng em thường gặp. À, mà sao cái gì bố cũng biết, biết nhiều thứ lắm. Anh Hai và em cứ nhờ bố giảng cho bài văn, hướng dẫn cho bài toán. Bố đúng là ông thầy thứ hai, ở nhà.
Em rất kính yêu bố em. Nhờ có bố mà cả gia đình sống trong cảnh ấm no, hạnh phúc. Cho nên, lúc nào, em cũng cố gắng học thật giỏi để bố em được vui lòng.
2 , Hôm thứ 7 vừa rồi em được xem ca nhạc cùng với bố mẹ, buổi biểu diễn này có rất nhiều ca sỹ nổi tiếng trong đó có Ca sỹ Noo Phước Thịnh – một trong những ca sỹ đang được nhiều bạn trẻ yêu thích.
Khung cảnh phía trước sân khấu rất sôi động, ánh đèn màu lấp lánh soi rọi những bạn trẻ đang tụ tập cùng nhau, cũng có những gia đình đi với nhau. Ca sĩ Noo Phước Thịnh xuất hiện trước sân khấu trong sự chào đón của nhiều người hâm mộ, anh ấy khoảng chừng hai mươi lăm tuổi, ăn mặc trẻ trung đúng phong cách của giới trẻ hiện nay. Khuôn mặt đầy đặn, đôi lông mày thẳng và đen nhánh. Tóc của anh gọn gàng, chải ngược lên trên với lớp keo bên ngoài sáng bóng. Hàm răng trắng sáng, lúc nào cũng nở nụ cười thật tươi với khán giả.
Dưới ánh đèn chiếu sáng soi rọi anh hát rất nhiều bài nổi tiếng và liên tục, mỗi bài hát được cất lên đều được khán giả hát theo, không có gì lạ bởi đây là những bài “hit” được nhiều bạn trẻ biết đến. Mỗi bài hát đều có nhóm nhảy phụ họa và những điệu nhảy trẻ trung cũng xuất hiện, nhất là những bài hát nhạc nhanh động tác vũ đạo càng dứt khoát, mạnh mẽ. Ca sĩ Noo Phước Thịnh cũng giới thiệu đến khán giả những bài hát mới của mình, hi vọng được mọi người đón nhận trong thời gian đến.
Kết thúc buổi biểu diễn nhiều khán giả cũng nán lại để được xin chữ ký và chụp hình cùng thần tượng. Ca sỹ Noo Phước Thịnh dù mệt nhưng rất vui vẻ ký tặng, hôm đó em cũng nhận được chữ ký của ca sỹ mà mình yêu thích.
Đây là buổi biểu diễn rất đáng nhớ khi em đã xin được chữ ký của thần tượng mà mình yêu mến. Mong rằng anh luôn được khán giả và công chúng đón nhận.
Chương trình liên hoan văn nghệ chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 (lớp 5A).
I. Mục đích:
Chúc mừng và bày tỏ lòng biết ơn thầy cô.
II. Phân công chuẩn bị:
1. Bánh kẹo, hoa quả, chén đĩa, hoa,…: Tâm, Phượng.
2. Trang trí: Trung, Nam, Sơn.
3. Báo: Thủy Minh và ban biên tập.
4. Tiết mục văn nghệ:
- Dẫn chương trình: Thu Hương.
- Kịch câm: Tuấn.
- Kéo đàn: Huyền Phương.
- Múa: tổ 2.
- Tam ca nữ: Mai, Huệ, Linh.
- Hoạt cảnh kịch: Lòng dân (tổ 4).
5. Dọn dẹp lớp sau buổi lễ : cả lớp.
III. Chương trình cụ thể:
1. Phát biểu chúc mừng và tặng hoa thầy cô : Thủy Minh.
2. Giới thiệu báo tường : Dũng.
3. Liên hoan văn nghệ - Ăn bánh ngọt, uống nước.
- Giới thiệu chương trình văn nghệ chào mừng thầy cô : Thu Hương.
- Biểu diễn : kịch câm, kéo đàn vi – ô – lông, múa, tam ca nữ, hoạt cảnh kịch.
Kết thúc : Thầy chủ nhiệm phát biểu.
a).Trận giao hữu bóng đá=> Không cần ghi biên bản
b.)Buổi mít tinh chào mừng ngày nhà giáo việt nam=>Không cần ghi biên bản
c.)Buổi tham quan di tích lịch sử=>Không cần ghi biên bản
d).Một vụ trộm cắp tài sản lớn=>Cần ghi biên bản
Chúc bạn học tốt!
b) Nhà hát Tuổi trẻ
d) Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
e) Trường Mần non Hoa Mai
Đến hẹn lại lên, khi ánh nắng chói chang của mùa Hạ nhạt dần, khi tiếng ve không còn râm rang, cây phượng già không còn đốt lửa, khi trong gió thoang thoảng cái se lạnh của chớm đông, là lúc chúng ta cảm nhận được mùa Thu ùa về.
Mùa thu năm nay thật hân hoan, khi chúng ta hướng đến chào mừng nhiều sự kiện lớn của quê hương đất nước. Trong niềm vui chung ấy, chúng ta không khỏi bồi hồi, xúc động hướng đến cái riêng của mỗi chúng ta và là cái chung của cả đất nước, Kỷ niệm ngày thành lập Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2020), ngày mà cả đất nước Việt Nam dành để tôn vinh người phụ nữ về những thiên chức cao quý.
^HT^
Các bà, các mẹ kính mến!
Hôm nay là ngày 20-10 – ngày Phụ nữ Việt Nam, cho phép con được gửi lời tri ân sâu sắc tới những người làm nên “Nửa thế giới” một ngày hạnh phúc ngập tràn.
Từ lâu, con luôn tâm đắc với câu nói của một triết gia nào đó: “Dù là một anh hùng, một vĩ nhân hay là ai đi nữa cũng đều là con của một người mẹ”. Câu nói giản dị mà thiêng liêng biết mấy, nó luôn vang lên trong tâm khảm của con. Có là mẹ mới thấu hiểu sự vất vả của quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày; có là mẹ mới hiểu những nhọc nhằn, lo toan để đảm bảo cuộc sống tốt đẹp cho những đứa con yêu. Dù con còn ở trong nôi hay khi con đã khôn lớn, trưởng thành thì tình mẹ luôn theo con trong suốt cuộc đời. Vì con mà mẹ có thể hi sinh tất cả, thậm chí cả tính mạng của mình. Tuy nhiên sự hi sinh thầm lặng ấy không phải đứa con nào cũng hiểu hết được. Trong văn học, các nhà văn đã tốn khá nhiều giấy mực cho đề tài này, họ ca ngợi những tấm gương hiếu thảo với mẹ cha như truyện “Sự tích hoa cúc trắng”, “Truyện Kiều” … Nhưng cũng thật buồn vì trong cuộc sống còn có những đứa con đối xử tàn tệ với cha mẹ mình. Để có tiền hút, chích, họ sẵn sàng làm hại bố mẹ. Vì muốn chiếm đất đai của cha mẹ mà họ lừa gạt, hắt hủi cha mẹ. Những việc làm đó sẽ bị trả giá, họ sẽ phải chịu sự trừng phạt của pháp luật nhưng còn sự trừng phạt mạnh mẽ hơn là sự trừng phạt của tòa án lương tâm của chính họ. Cuộc sống cần có tình yêu thương, cần có sự xẻ chia, hãy học cách yêu thương chính những người thân của mình, hãy làm tròn bổn phận của một người con và luôn nhớ rằng “Đừng bao giờ để buồn lên mắt mẹ” bạn nhé!
^HT^
Tham Khảo :
Cách đây 60 năm, tháng 8/1954 do sáng kiến của Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (FISE), hội nghị quốc tế các nhà giáo với nòng cốt là công đoàn giáo dục các nước XHCN đã nhất trí thông qua “bản hiến chương các nhà giáo”.
Tháng 8/1957. Hội nghị quốc tế các nhà giáo họp tại Vác-xa-va (Ba Lan) đã quyết định lấy ngày 20/11 hằng năm là Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo. Bản Hiến chương các nhà giáo gồm 15 chương, trong đó có một số nội dung chủ yếu:
Đấu tranh chống mọi quan điểm và phương pháp giáo dục lạc hậu, phản động, phản dân chủ, phản khoa học của nền giáo dục tư sản, phong kiến nhằm xây dựng nền giáo dục tiến bộ, dân chủ và khoa học. Quy định một số điều đối với các nhà giáo, đặc biệt nêu cao vị trí nghề dạy học và những người dạy học.
Được sự nhất trí của Ban Bí thư Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (nay là ĐCSVN), Ban Chấp hành Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã phổ biến toàn văn bản Hiến chương các nhà giáo đến các trường học, các cơ quan giáo dục miền Bắc; đồng thời thông tin đến các giáo giới, đồng bào, học sinh, sinh viên miền Nam và quyết định tổ chức Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo lần đầu tiên ở nước ta vào ngày 20/11/1958.
Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo 20/11/1958, không những được tổ chức tại Hà Nội, mà còn diễn ra từ Vĩnh Linh (giới tuyến quân sự tạm thời giữa ta và địch) đến các vùng biên giới hải đảo. Từ miền núi đến vùng đồng bằng ở miền Bắc đều có những hoạt động phong phú tại các trường học trên địa bàn huyện, quận, thị xã…
Nhiều thư của giáo giới, học sinh, sinh viên miền Bắc gửi lên Hồ Chủ tịch, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ với lời hứa quyết tâm học tập, rèn luyện, nâng cao giác ngộ cách mạng XHCN, ý thức đấu tranh thống nhất nước nhà, xây dựng nhà trường XHCN.
Hàng nghìn lá thư của giáo giới, học sinh, sinh viên miền Nam; thông qua đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam đã nói lên lòng sôi sục căm thù Mỹ-Diệm phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ, cố tình chia cắt lâu dài nước ta, ủng hộ phong trào đấu tranh của giáo giới, học sinh, sinh viên miền Nam Việt Nam chống Mỹ-Diệm; đòi thực hiện một nền giáo dục dân tộc, dùng tiếng Việt dạy trong các trường đại học, đòi tăng ngân sách cho giáo dục để mở trường lớp, bảo đảm việc học tập cho học sinh, bài trừ tệ nạn văn hóa-giáo dục nô dịch trụy lạc của đế quốc Mỹ; đấu tranh chống mọi cuộc đàn áp, bắt bớ, tù đày, sát hại những nhà giáo, học sinh, sinh viên yêu nước tại miền Nam Việt Nam và kiên quyết đấu tranh nhằm đem lại hòa bình, độc lập, thống nhất nước nhà.
Việc tổ chức Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo xem ngay 20/11 hằng năm đã sớm trở thành ngày hội truyền thống của giáo giới Việt Nam. Điều này hoàn toàn phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, một dân tộc có mấy nghìn năm văn hiến và có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo.
Với ý nghĩa tích cực của Ngày 20/11, theo nguyện vọng của giáo giới cả nước, kiến nghị của Đại hội Công đoàn Giáo dục Việt Nam lần thứ VIII (tháng 4/1982) và Bộ Giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Tổng Cục dạy nghề, Ủy ban Bảo vệ bà mẹ trẻ em… Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167/HĐBT, ngày 26/9/1982 quyết định hằng năm sẽ lấy ngày 20/11 là Ngày Nhà giáo Việt Nam. Quyết định số 167/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với giáo giới nước ta và đánh giá cao vị trí, vai trò của đội ngũ giáo viên, những người làm công tác giáo dục trong sự nghiệp đào tạo lớp người lao động mới vừa có đức, vừa có tài xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Ngày 20/11 là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những người thầy, để mọi ngành, mọi nghề và toàn Xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân với những người đã góp bao công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Trong ngày này, các em học sinh còn tặng những bó hoa tươi thắm, những tấm thiệp hay những món quà nhỏ gửi đến thầy cô của mình thay cho lời cảm và lòng biết ơn. Chắc chắn những thầy cô sẽ rất vui mừng và cảm động trước tấm lòng của học trò.
Ngày 20/11 hàng năm đã trở thành dịp đặc biệt để những cô cậu học trò thể hiện tình cảm với những người đã luôn tận tình truyền đạt kiến thức, dìu dắt mình lớn lên. Đó là thời gian để suy ngẫm, để nhớ về những kỉ niệm với thầy cô đáng kính, là những hình ảnh thân thương, không thể nào quên... Sẽ mãi theo chúng ta trên bước đường đời.