Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Vũ Nương trong truyện Chuyện người con gái Nam Xương đã chọn cái chết để thanh minh cho sự trong sạch của mình, có nhiều nguyên nhân đẩy Vũ Nương đến cái chết đầy oan nghiệt. Cái chết đó tố cáo xã hội phong kiến bất nhân, mũi dao nhọn chĩa vào những người đàn ông, người chồng nhu nhược, nóng nảy như Trương Sinh. Đành rằng hắn là người đa nghi, đành rằng là người đàn ông nắm quyền trong gia đình theo đúng quan niệm của xã hội phong kiến, nhưng nếu hắn thực sự yêu thương vợ thì đã không có cảnh Vũ Nương phải khóc lóc bên bến Hoàng Giang rồi gieo mình tự vẫn trong tủi nhục. Trương Sinh đáng lẽ lắng nghe nàng giải thích, phân biệt đúng sai. Ngược lại, Trương Sinh đã một mực đánh đuổi vợ, xúc phạm người vợ. Trong xã hội hiện nay cũng không ít những gia đình xảy ra cảnh bạo hành mang lại đau thương cho người phụ nữ. Nguyên nhân dễ thấy nhất chính là người chồng Trường Sinh đa nghi, nóng nẩy không hiểu trước sau. Nguyên nhân sâu xa hơn chính là xã hội bất công ,tàn bạo bóp nghẹt quyền sống để họ phải tìm đến lối thoát duy nhất là cái chết để thanh minh
1. Nhân vật Vũ Nương được nhà văn giới thiệu là một người con gái công dung ngôn hạnh, thùy mị nết na theo đúng chuẩn mực về người phụ nữ thời phong kiến.
Qua đó em có nhận xét về Vũ Nương:nàng đẹp toàn diện từ vẻ ngoài đến phẩm chất bề trong, người phụ nữ của gia đình.
2. Vũ Nương đã bị nỗi oan: bị chính chồng mình nghi bản thân không còn trong sạch, dan díu với người khác.
Nguyên dân dẫn đến nỗi oan đó: sự đa nghi của Trương Sinh tin lời con trẻ, không chịu nghe lời giải thích chính đáng của vợ mình.
Vũ Nương đã hết lòng thanh minh thành thật.
Kết quả: Trương Sinh không tin tưởng mà lựa chọn đuổi Vũ Nương, cùng sự định kiến xã hội về người phụ nữ nàng gieo mình ở bến Hoàng Giang, lấy cái chết để minh oan cho bản thân.
Tham khảo:
Qua tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" ta cảm động thay cho những bi kịch mà Vũ Nương phải hứng chịu. Vũ Nương là Vũ Thị Thiết con gái quê ở Nam Xương , nàng vừa thùy mị, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp (câu ghép). Khi mới lấy Trương sinh , nàng giữ gìn khuôn phép , không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa .-Khi tiễn chồng đi lính ,nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng bằng những lời đầm thấm ,thiết tha :"Thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu ,mặc áo gấm trở về quê cũ , chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên , thế là đủ rồi ". Khi chồng đi vắng, nàng là người vợ thủy chung ,nhớ chồng da diết :" Mỗi khi thấy bươm bướm lượn đầy vườn ,mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời , không thể nào ngăn được ". Không những thế, nàng còn là một nàng dâu hiếu thảo. Trong lúc chồng đi vắng, một mình nàng vừa sinh nở, nuôi con vừa phụng dưỡng mẹ chồng .Mẹ chồng ốm nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lớn . Mẹ chồng mất nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình. Một phụ nữ đẹp như thế phải chịu nỗi oan khuất bắt đầu từ sự ghen tuông ngờ vực của chồng , chồng bế con đi thăm mẹ đã qua đời nghe con nói " có một người đàn ông, đêm nào cũng đến ", chồng đa nghi và không có học vì thế mà bi kịch xảy ra .Chàng đinh ninh là vợ hư chàng la um lên cho đỡ giận và bỏ ngoài tai mọi điều phân trần của vợ , bỏ ngoài tai bênh vực của hàng xóm . Bị chồng mắng nhiếc và đuổi đi, chị đã tìm cái chết một cách bình tĩnh " nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than " với thần sông , thần đất rồi gieo mình xuống sông rồi chết . Cái chết oan uổng đau đớn của người phụ nữ xinh đẹp và đức hạnh là lời tố cáo thói ghen tuông ích kỉ , sự hồ đồ ,vũ phu của một kẻ làm chồng " không có học". Tuy rằng đã được giải oan nhưng đó chính là nỗi oan bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ . (câu bị động)
- Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất bởi bị chồng nghi thất tiết, nàng phải tự vẫn.
- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nỗi oan khuất của Vũ Nương:
+ Nguyên nhân trực tiếp:
• Chiếc bóng trên vách.
• Lời nói ngây thơ của bé Đản.
• Thói ghen tuông và tính đa nghi của Trương Sinh.
+ Nguyên nhân gián tiếp: Do xã hội phong kiến
• Chế độ nam quyền, độc đoán, một xã hội mà hôn nhân không có tình yêu và tự do.
• Chiến tranh phi nghĩa.
⇒ Có thể nói, sống trong xã hội phong kiến có nhiều bất công, Vũ Nương cũng như bao người phụ nữ khác đều phải chịu một cuộc đời đầy đau khổ và bất hạnh.
Tham khảo:
Ta thấy ở Vũ Nương tập trung những phẩm chất cao quý truyền thống cùa người phụ nữ Việt Nam. Nàng xứng đáng được hưởng cuộc sống hạnh phúc. Thế nhưng (phép nối), thực tế oan nghiệt đã đẩy nàng vào cảnh ngộ bất hạnh, éo le, oan khuất. Nàng vốn dĩ là một người phụ nữ rất mực thuỷ chung, vậy mà bây giờ đây lại bị nghi oan thất tiết. Chỉ vì lời nói vô tình ngây thơ của con trẻ mà Vũ Nương bị chồng ruồng rẫy, hắt hủi, đánh đập đuổi đi, nàng bị Trương Sinh gán cho tội nhục nhã nhất đối với đức hạnh của người phụ nữ. (câu ghép) Trương Sinh quả thực đã hồ đồ, cả ghen, không cho vợ được thanh minh. Những lời bênh vực của bà con hàng xóm cùng những lời phân trần giãi bày hết sức thê thảm không cứu được nàng thoát khỏi nỗi nhục nhã, vì mất danh dự, Vũ Nương hết lòng hàn gắn hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ bằng những lời than thấu tận trời xanh: Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Phải chăng đó chính là tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót?
a)Cái chết của nhân vật Vũ Nương có nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến đó chính là lời nói ngây thơ của bé Đản. Để vơi đi nỗi nhớ chồng, để giúp con nhớ tới cha mà Vũ Nương đã chỉ vào cái bóng của mình trên tường và bảo với bé Đản đó chính là cha của cậu bé. Lời nói dối tưởng chừng vô hại nhưng cuối cùng chính nó đã gây ra cái chết đầy oan trái cho người con gái thuỷ chung, đôn hậu. Đứa con bé bỏng, ngây thơ đâu có biết nỗi lòng của mẹ nó, đâu có biết cha nó vẫn chưa trở về. Nhưng người đáng trách nhất ở đây chính là Trương Sinh-con người ít học lại đa nghi. Không hỏi rõ sự tình, cũng không nói được nghe tin đó ở đâu, Trương Sinh mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương mmặc cho họ hàng, làng xóm can ngăn. Cái bản chất hồ đồ, độc đoán, nông cạn đã biến Trương Sinh thành một kẻ độc ác-bức tử vợ mình. Ngoài ra, cái chết của Vũ Nương cũng tố cáo xã hội phong kiến đầy bất công, ngang trái, trọng nam, khinh nữ; tó cáo những cuộc chiến tranh vô nghĩa đã cướp đi niềm vui và hạnh phúc của biết bao con người trong xã hội lúc bấy giờ.
a )Cái chết của Vũ Nương trước hết là do sự ghen tuông ngu ngốc đến độ khờ dại của Trương Sinh-một kẻ vũ phu vô học, không có suy nghĩ, chỉ biết hành động theo cảm tính. Chính sự vô học ấy của Trương đã dồn Vũ Nương tới sự nhục nhã oan trái, để rồi nàng-một người con gái hiền thục, xinh đẹp nết na, chăm lo cho gia đình chồng hết mực,cả một đời luôn chung thủy với chồng, nay lại bị chính chàng đổ oan, và phải tìm đến cái chết.Đằng sau nguyên do ấy, chúng ta cũng có thể hiểu được phần nào số phận của người phụ nữ thời xưa, luôn phải nhẫn nhục và cam chịu sự đối xử tàn bạo khắc nghiệt mà không có lấy một chút cảm thông của người đời.
b)Cái chết của Vũ Nương là số phận, nhưng cũng là lời tố cáo thói ghen tuông ích kỉ, sự hồ đồ, vũ phu của đàn ông - người chồng vô học, đa nghi như Trương Sinh - là lời tố cáo luật lệ phong kiến hà khắc dung túng cho sự độc ác, bất công - “chế độ nam quyền” dưới thời phong kiến ngự trị.
Vũ Nương trong truyện là một nhân vật rất đẹp, theo đúng quan niệm đặc điểm truyền thống, nhưng phải chịu nổi oan tày trời và phải chứng thực sự vô tội của mình bằng cái chết. Cái chết đau đớn bất công, chỉ vì sự hiểu nhầm, từ một câu nói thơ ngây của con trẻ mà người chồng Trương Sinh đã nghi oan, đã làm mất đi người vợ quý trên đời. Nguyên nhân sâu xa của bi kịch nát lòng này chính là do chiến tranh loạn lạc và lễ giáo phong kiến trọng nam quyền trong xã hội ngày trước.
->suy nghĩ của mình vậy thôi, chứ mình lười viết thành bài lém,thông cảm!b-(