Yêu cầu:-Thơ 8 chử

-Gieo vần tự do

-Ít nhất...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 11 2021

Tham khảo!

Mưa đúng là đã thôi mưa rồi nhỉ 
Bầu trời cao không một tí mây đen 
Chỉ cuộc đời là thấy lắm bon chen 
Đất cũng chật mà lòng người cũng chật 

Chỉ có nắng với mưa là chân thật 
Thích là rơi, không thích lại thu vào 
Mặc cho người thấy thiếu cứ kêu gào 
Mưa nắng trốn chỉ ra khi nào thích 

Có những lúc nắng mưa đều tinh nghịch 
Chạy đuổi nhau cùng lúc ở trên cao 
Thế là người dưới đất phải nháo nhào 
Vừa nắng đấy, cái ào mưa tuôn xuống 

Người đi đường tha hồ mà luống cuống 
Vừa ướt xong, lại nắng xuống khô rồi 
Cứ thế này chắc ốm hết trời ơi 
Nhưng như vậy thì cuộc đời mới đẹp.

10 tháng 11 2019

Tham khảo nhé :

THẦY TÔI

Con đến đây từ tình thương sâu nặng .

Của người thầy tốt như một người cha ,

Thầy dạy đó con người chút nho nhã .

Buồn rầu lo lắng cho học trò tập ,

Rồi mai đây trên đường đời tự lập.

Ánh mắt thầy vẫn luôn dõi theo con ,

Như người cha lo cho con từng bước.

Thầy ơi! làm sao con quên đc thầy,

Và những công ơn thầy đã dành cho con.

Học tốt :))

10 tháng 11 2019

cảm mơn bạn nhiều

18 tháng 1 2020

*Khổ thơ đầu trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy

Hồi nhỏ sống với đồng

Với sông rồi với bể

Hồi chiến tranh ở rừng

Vầng trăng thành tri kỉ

a/ Trong bài thơ Ánh trăng, các hình ảnh: đồng, sông, bể, rừng được nhắc lại ở một khổ thơ:
“Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng”

*So sánh

+ khổ 1: hình ảnh: đồng, sông, bể, rừng là hình ảnh của thiên nhiên trong hiện thực, là những khoảng không gian ghi dấu kỉ niệm ân tình giữa con người và vầng trăng…
+ Khổ 5: hình ảnh: đồng, sông, bể, rừng được hiểu theo nghĩa khái quát: là kỉ niệm, là quá khứ đầy tình nghĩa giữa người và trăng

12 tháng 11 2019

Dẫu mai xa trường, bạn có buồn không

Những trang sách vở lưu luyến còn đâu

Nôn nao phượng nở đốt lửa trong lòng

Nắn nót hoài chẳng nên chữ chia ly

Mai xa trường rồi tạm biệt mùa thi

Lớp học thênh thang sân trường trống vắng

Nhớ lại kỷ niệm một thời áo trắng

Nét bút học trò còn nắng và mây

Mai xa trường rồi tậm biệt hàng cây

Trải dài trên sân những quả bàng non

Thơm ngát hương thơm cây hoa sữa nhỏ

Tạm biệt đi những chuyến đi chơi xa

Một " Ngày nhà giáo " âm thầm nhắc nhở

Công ơn dạy dỗ khắc thầm trong tim

Quyết " đưa đò " đi bắt nhịp cầu sáng

Cầu cho tri thức thắp sáng tương lai

k cho mk nha! :0

13 tháng 11 2019
Cầm bút lên định viết một bài thơ
Chợt nhớ ra nay là ngày nhà giáo
Chợt xấu hổ cho những lần cao ngạo
Thì ra con cũng giống bấy nhiêu người.
Cầm bút lên điều đầu tiên con nghĩ
Đâu là cha, là mẹ, là thầy…
Chỉ là những cảm xúc vu vơ, tầm thường, nhỏ nhặt…
Biết bao giờ con lớn được,
Thầy ơi ! Con viết về thầy, lại “phấn trắng”,”bảng đen”
Lại “kính mến”, lại “hy sinh thầm lặng”…
Những con chữ đều đều xếp thẳng
Sao lại quặn lên những giả dối đến gai người.
Đã rất chiều bến xe vắng quạnh hiu
Chuyến xe cuối cùng bắt đầu lăn bánh
Cửa sổ xe ù ù gió mạnh
Con đường trôi về phía chẳng là nhà…
Mơ màng nghe tiếng cũ ê a
Thầy gần lại thành bóng hình rất thực
Có những điều vô cùng giản dị
Sao mãi giờ con mới nhận ra.

 

Bài thơ là cảm xúc của một con người đang dần lớn lên và trưởng thành hơn,bắt đầu biết suy nghĩ và quan tâm hơn đến những người xung quanh mình như cha,mẹ,thầy cô mọi thứ thường ngày thật hối hả nông nỗi bởi tuổi trẻ bây giờ bỗng trở nên giản dị ,bình thường hơn trong suy nghĩ chín chắn đang lớn dần đã hiểu ra và giác ngộ được những lời dạy của thầy cô.


 

Chọn lọc Thơ 8 chữ hay nhất về ngày 20-11 2:khi thầy về hưu



Cây phượng già treo mùa hạ trên cao
Nơi bục giảng giọng thầy sao chợt thấp:
"Các con ráng… năm nay hè cuối cấp…"
Chút nghẹn ngào… bụi phấn vỡ lao xao.
Ngày hôm qua hay tự tháng năm nào
Con nao nức bước vào trường trung học
Thương cây lúa hóa thân từ hạt thóc
Thầy ươm mùa vàng, đất vọng đồng dao.
Mai thầy về, sân trường cũ nằm đau?
Hay nỗi nhớ lấp vùi theo cát bụi?
Dẫu cay đắng, dẫu trăm nghìn đau tủi
Nhọc nhằn nào thầy gửi lại ngày sau?
Mai thầy về, mùa gọi nắng lên cao
Vai áo bạc như màu trang vở cũ
Con muốn gọi sao lòng đau nghẹn ứ
Đã bao lần con ngỗ nghịch thầy ơi!



Vất vả tận tụy cả đời tâm huyết vì học sinh là thế,nhưng ngày về hưu của thầy lại đượm màu buồn chẳng giống với cái cách ngày đầu tiên thầy đã đên bên giảng đường này và chọn nghiệp người lái đò,dạy dỗ bao thế hệ học sinh,bao nhọc nhằn bao lần khó nhọc vì ngỗ nghịch của học trò xin thầy gửi lại nơi bảng đen phấn trắng.

3 tháng 12 2016

nè bạn

Nhớ thương thay mùi áo trắng đọng lại
Kỉ niệm ngày nào còn vương vấn mãi
Bóng dáng ai thấp thoáng dưới mái trường
Để sầu mai này chỉ còn là vấn vương

Hôm chia tay bạn ơi bạn có nhớ
Dưới cánh phượng kia, kỉ niệm chẳng phai mờ
Tình bạn kia nồng ấp trong năm tháng
Buồn cho người, người lặng bước lang thang

Thu đến thu đi rồi thu lại đến
Tôi nhớ tôi thương rồi tôi có quên ?
Thời học trò hồn nhiên, chiếc áo trắng
Để vào trong tim một khoảng vắng lặng..

9 tháng 11 2017

Minh với cậu mến nhau trong tinh bạn
Chẳng bao giờ nên ta mãi chẳng xa
Vẫn sánh vai chung bước những buổi chiều
Có đôi lúc tớ nhìn câu đắm say
Cậu cũng tránh những phút giây xao động
Đẹp hơn nhiều nếu hai đứa yêu nhau.

23 tháng 11 2021

Tham khảo

Có một thời gian khổ mà ta không thể nào quên. Có những người đã gắn bó với tuổi thơ chúng ta, trở thành kỉ niệm, mang theo bao tình thương nỗi nhớ sâu nặng trong lòng ta. Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt với hình ảnh người bà đã đem đến cho ta cảm xúc và nỗi niềm bâng khuâng ấy:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
..............................................
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa

Đây là phần đầu bài thơ Bếp lửa nói lên những kỉ niệm sâu sắc tuổi thơ với bao tình thương nhớ bà của đứa cháu đi xa.

Tràn ngập bài thơ, đoạn thơ là một tình thương nhớ mênh mông, bồi hồi. Ba câu thơ đầu nói lên hai nỗi nhớ: nhớ bếp lửa, nhớ thương bà. Bếp lửa "chờn vờn sương sớm" gắn bó với mỗi gia đình Việt Nam, với sự tần tảo chịu thương chịu khó của bà. Bếp lửa "ấp iu nồng đượm" đã được nhen nhóm bằng sự nâng niu, ôm ấp của tình thương. Nhớ bếp lửa là nhớ đến bà "biết mấy nắng mưa", trải qua nhiều vất vả, khó nhọc. Điệp ngữ "một bếp lửa" kết hợp với câu cảm thán làm cho giọng thơ bồi hồi xúc động:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.

Khổ thơ thứ hai nói về kỉ niệm tuổi thơ, kỷ niệm buồn khó quên: "năm đói mòn đói mỏi", "khô rạc ngựa gầy", "khói hun nhèm mắt cháu", "sống mũi còn cay". Bằng Việt sinh năm 1941, năm nhà thơ lên 4 tuổi, là cuối năm 1944 đầu năm 1945, nạn chết đói kinh khủng đã xảy ra, hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết đói. Đó là kỉ niệm về "mùi khói", về "khói hun", một cảnh đời nghèo khổ gắn liền với bếp lửa gia đình trước Cách mạng. Vần thơ là tiếng lòng thời thơ ấu gian khổ, rất chân thực cảm động:

 

Lên bốn tuổi, cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn, đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!

"Nghĩ lại đến giờ" đó là năm 1963, đã 19 năm trôi qua, mà đứa cháu vẫn cảm thấy "sống mũi còn cay!". Kỉ niệm buồn, vết thương lòng, khó quên là vậy!

Khổ thơ thứ ba nói về việc nhóm lửa suốt một thời gian dài 8 năm của hai bà cháu. Có tiếng chim tu hú kêu gọi mùa lúa chín trên những cánh đồng quê. Tiếng chim tu hú, những chuyện kể của bà về Huế thân yêu đã trở thành kỉ niệm. "Tu hú kêu...", "khi tu hú kêu...", "tiếng tu hú...", cái âm thanh đồng quê thân thuộc ấy được nhắc đi nhắc lại nhiều lần càng trở nên tha thiết bồi hồi. Đó là tiếng vọng thời gian năm tháng của kỉ niệm về gia đình (bếp lửa), về quê hương (tiếng chim tu hú) yêu thương. Cháu thầm hỏi bà hay tự hỏi lòng mình về một thời xa vắng:

Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!

"Cháu cùng bà nhóm lửa", nhóm lửa của sự sống, nhóm ngọn lửa của tình thương. Tám năm ấy, đất nước có chiến tranh "Mẹ cùng cha bận công tác không về", cháu ở cùng bà, cháu lớn lên trong tình thương và sự chăm sóc nuôi dưỡng của bà. Hai câu thơ 16 chữ mà chữ bà, chữ cháu đã chiếm đúng một nửa. Ngôn từ đã hội tụ tất cả tình thương của bà dành cho cháu. Một tình thương ấp ủ, chở che:

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.

Hay nhất, hàm súc nhất là từ ngữ: "cháu ở cùng bà", "bà bảo", "bà dạy", "bà chăm". Vai trò người bà trong mỗi gia đình Việt Nam thật vô cùng to lớn. Năm tháng đã trôi qua thế mà bà vẫn "khó nhọc" vất vả "nhóm bếp lửa". Nghĩ về ngọn lửa hồng của bếp lửa, nghĩ về tiếng chim tu hú gọi bầy, đứa cháu gọi nhắn thiết tha chim tu hú "kêu chi hoài". Câu thơ cảm thán và câu hỏi tu từ diễn tả nỗi thương nhớ bà bồi hồi tha thiết. Cảm xúc cứ trào lên:

Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?

 

Năm chữ "nghĩ thương bà khó nhọc" nói lên lòng biết ơn bà của đứa cháu đã và đang mang nặng trong trái tim mình tình thương của bà dành cho.

Đoạn thơ đầy ắp kỷ niệm tuổi thơ và dào dạt cảm xúc. Cháu thương nhớ và biết ơn bà không bao giờ quên. Bằng thể thơ tự do 8 từ (có xen 7 từ), tác giả đã tạo nên một giọng thơ thiết tha, chất thơ trong sáng truyền cảm, hình tượng đẹp. Bếp lửa, tiếng chim tu hú, người bà là ba hình tượng hòa quyện trong tâm hồn đứa cháu xa quê, ở đây, tình thương nhớ bà gắn liền với tình yêu quê hương. Câu thơ của Bằng Việt có một sức lay, sức gợi ghê gớm!

9 tháng 11 2017

Tuổi học trò rồi cũng sẽ qua đi
Xin giữ lại tháng năm trong lưu bút
Tạm biệt nhé sân trường đầy hoa phượng
Những kỉ niệm vương vấn với thời gian

9 tháng 11 2017
cảnh ngày đông u buồn trong im lặng
cơn gió đìu hiu ngơ ngẩn bay đi
trong lòng ta tự hỏi nghĩ ngợi gì?
khi quanh ta không một ai quen biết
rồi một ngày mùa đông sẽ hết
rồi mùa xuân lại trở về bên ta
bao chim muông vui thú hát ca
như muốn chúc mừng ngày xuân năm mới
như muốn nói rằng ngày hè sẽ tới
xua đi bao lạnh giá của ngày đông
ánh mặt trời xóa tan bao giá băng
trong lòng ta từ những ngày thơ ấu
bao nhiêu nỗi đau mà ta chôn giấu
giờ bay đi theo cơn gió mùa thu
như lá vàng tơi tả dưới cơn mưa
như hồn ta bay cùng mây cao vợi
như bạn tâm tình chia sẽ niềm vui.