K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 10 2018

Tham khảo nhé :

Viết về hình ảnh người chiến sỹ bộ đội Biên phòng nơi biên cương của Tổ quốc, nhà thơ Chế Lan Viên đã có những vần thơ sau:

Ai đi biên giới cho lòng ta theo với
Thăm ngàn lau chỉ trắng có một mình
Bạt ngàn lau trắng ở tận cùng bờ cõi
Suốt một đời cùng với gió giao tranh.

Biên cương, hải đảo - những vùng lãnh thổ vô cùng thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam. Từ muôn đời nay, bao thế hệ nhân dân, chiến sĩ đã đổ mồ hôi, xương máu để gìn giữ vẹn tròn bờ cõi của đất nước. Đấy là nguồn cảm hứng dạt dào cho nhiều người cầm bút trong đó có các nhà thơ. Đã có không ít bài thơ giàu chất sống, nhiều cảm xúc viết về biên giới hải đảo mà người lính quân hàm xanh là nhân vật trung tâm.

Trong tâm hồn mỗi người dân, tình yêu biên giới luôn là phần sâu sắc không gì có thể thay thế được. Mỗi dòng suối, ngọn núi ở đây, dù bé nhỏ đến đâu cũng là Tổ quốc, là tài sản vô giá ông cha ta để lại. Những dân binh, chiến binh muôn đời nay đã kế tiếp nhau bền bỉ, can trường giữ gìn cương vực của non song.

Vùng đất, vùng biển phên dậu mãi mãi là ký thác thiêng liêng và vững bền của nhân dân về sự toàn vẹn lãnh thổ và trường tồn của đất nước. Xưa cũng thế và nay cũng thế; không thế lực nào, dù hung bạo mưu mô đến mấy làm suy suyển, dập tắt được. Nguyễn Đình Chiến trong bài thơ “Mùa xuân nơi hẹn gặp” đã viết:

Biên cương ơi ký thác của bao đời
Người sống để cháu con về hái lộc
Thơ đã viết đầm đìa trên cột mốc
Câu thơ nào tâm huyết của riêng tôi…

Nói đến biên phòng không thể không nhắc đến những cột mốc hữu hình và vô hình trên những cánh rừng, dòng sông hay vùng biển đảo xa xôi. Người lính biên phòng cũng là những cột mốc chủ quyền của đất nước cũng như Tổ quốc là điểm tựa vĩnh hằng của chiến sĩ ta. Bằng tâm thức như vậy, Vũ Hiệp Bình đã khẳng định:

Với Tổ quốc, chúng tôi là cột mốc
Với chúng tôi, Tổ quốc là điểm tựa ngàn đời

(Tổ quốc, biên giới và chiến sĩ biên phòng).

Không gì đẹp hơn khi những chiến sĩ mang quân hàm lá cây là núi của núi, là sông của sông, là ruộng của ruộng, là đất của đất, là nước của nước nơi cương vực:

Đất vẫn đất nâng cao thế đứng
Và đồng đội chúng tôi
Như cột mốc ngàn đời
Làm biên giới đất đai

(Vương Trọng - Sáng chào cờ ở một đồn biên phòng).

Con đường trập trùng, đầy gian nan thử thách mà những người lính ấy đi qua là những hành trình đỏ gìn giữ bình yên và gieo mầm cuộc sống mới nơi biên cương như Phạm Vân Anh đã phác họa rất đẹp: Đèo Sa Mù mây bay

Chúng tôi đi trong hành trình đỏ
Gieo xuống đất biên thùy hạt ban mai rực rỡ

(Hành trình đỏ)

Ở một góc nhìn khác của Phạm Thanh Khương, hành trình đỏ ấy mang những thương nhớ lo toan, khao khát ước mong của người lính hải đội biên phòng trên biển:

Những con tàu xé sóng ra đi
Để lại bãi bờ những nét cười giấu trong nỗi nhớ
Giấu lo lắng trong từng nhịp thở
Nuôi ước mơ, nuôi khao khát con người

(Qua triền con sóng)

Có đến với bộ đội biên phòng mới thấu hết những khó khăn vất vả và những thiệt thòi, hi sinh thầm lặng của họ. Mỗi bước đi là mỗi gian lao, mỗi ngày sống là mỗi thử thách trước khắc bạc thiên nhiên, trước nghiệt ngã cuộc sống. Thơ Nguyễn Đức Lợi cho ta một hình dung về mùa hè tây bắc đất nước, nơi chưa bao giờ vắng bóng chiến sĩ biên phòng:

Nay biên giới đang vào mùa bọ chó
Ruồi vàng bay rám cả vạt giang
Tai nóng giẫy từng cơn, từng cơn gió
Từ bên kia đất bạn đốt sang

(Thư gửi từ biên giới)

Trần Đăng Khoa có cái nhìn rất sâu, rất cảm và đầy chia sẻ nhân văn về những người lính biên phòng ở nơi núi cao heo hút:

Những mùa đi thăm thẳm
Trong mung lung chiều tà
Có bao chàng trai trẻ
Cứ lặng thinh mà già

(Đỉnh núi)

Đâu chỉ trong chiến tranh mà ngay cả thời bình người lính vẫn phải chịu những thiệt thòi, lặng lẽ cống hiến hi sinh tuổi thanh xuân cho đất nước. Cuộc sống đời thường của người lính biên phòng cũng đầy gian khổ, thiếu thốn. Trong một lần lên biên cương, Hữu Thỉnh đã xúc động viết:

Gạo thường lên sớm, thư thời chậm
Đài mở thâu đêm đỡ vắng hầm
Bao năm không thấy màu con gái
Vó ngựa nghe nhầm tiếng guốc em.

(Thư mùa đông)

Cái sự nhầm kia của người lính trẻ làm cho ta nghẹn ngào rưng rưng. Trong bài thơ “Trở về Bát Xát”, Lê Đình Cánh lại giúp ta thấy rõ hơn cảnh ngộ, gọi là thân phận cũng được của một cán bộ biên phòng:

Về đâu bác trưởng đồn thâm niên thượng úy
Ngôi sao cầu may chưa đậu xuống vai già
Thân gà trống ngại ngùng đi bước nữa/
Điếu cày khuya lưỡng lự vào ra!

(Trở về Bát Xát)

Giữa muôn vàn thử thách gian khó, hình ảnh chiến sĩ biên phòng hiện lên thật đáng yêu, đáng trân trọng. Những người lính ấy, vừa là chiến sĩ, vừa là thầy giáo, thầy thuốc và cũng là cán bộ thôn bản nữa. Thầy giáo biên phòng hiện lên trong thơ Trương Hữu Thiêm thật bình dị và gần gũi:

Chấm bài nào thầy cũng cho điểm cao
Nếu không thế mai họ không đến lớp
Bài văn tả có người hồn nhiên viết
“Thầy giáo biên phòng chăm như con trâu”

(Lớp học biên phòng)

Lính biên phòng là những người rất tình cảm. Tôi đã đến nhiều đồn biên phòng ở cả ba miền Bắc Trung Nam và cả biển đảo nên rất thấu hiểu điều đó. Những gì tôi cảm nhận được trong thơ viết về các anh trước hết bắt nguồn từ hồi ức kỷ niệm về bộ đội biên phòng sau các chuyến lên rừng xuống biển rất nhiều ấn tượng.

Khi đọc những vần thơ viết về sự gian lao mà cũng đầy hào hùng về những chiến sỹ Biên phòng nơi biên cương, hải đảo xa xôi của tổ quốc tôi chợt nghĩ đến hình ảnh thế hệ trẻ hôm nay. Các anh đã chiến đấu bảo vệ từng tấc đấc, dòng sông, ngọn núi nơi biên cương, đem lại sự vui tươi, an lành cho những người thân, gia đình và những người xung quanh. Sự cống hiến của họ vừa mang trong mình những lí tưởng, mục đích cao đẹp, vừa lí trí.

Thế hệ trẻ hôm nay có nhiệt huyết và thực sự họ đã, đang và sẽ đóng góp vào thành tựu chung của đất nước. Những bước chuyển mình của đất nước này có sự đóng góp của họ và công lao của họ đang được cả xã hội ghi nhận. Minh chứng là những giải thưởng, những buổi vinh danh..đều xuất hiện hình ảnh những người trẻ năng động, khát khao cống hiến cho xã hội. Sự cố gắng của họ hôm nay đóng góp vào vị thế của một Việt Nam hùng cường trong tương lai. Nhưng bên cạnh những con người như thế không ít những người trẻ họ thực sự lạc lối, hoang mang trong việc chọn lựa cách thức đóng góp cho đất nước. Họ đang tham gia vào những hoạt động mà họ không biết được bản chất của hoạt động đó trên thực tế, họ thực sự trở thành những con rối trong tay những nhà “rân chủ”, những nhà “tự do” giả hiệu. Chúng đang biến những trái tim nóng của những con người trẻ thành những con người tiên phong trong chiến dịch cổ súy cho những giá trị mới mà chính họ cũng không hiểu được giá trị ấy mới đến đâu, nó có lợi gì cho đất nước này.

Hãy là những khóm “hoa lau” nơi biên giới xa xôi – những khóm hoa lau vừa tràn đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ nhưng cũng đầy tỉnh táo, phân minh trước sự đổi thay của thời cuộc./.

10 tháng 10 2018

Ai đi biên giới cho lòng ta theo với
Thăm ngàn lau chỉ trắng có một mình
Bạt ngàn lau trắng ở tận cùng bờ cõi
Suốt một đời cùng với gió giao tranh.
Biên cương, hải đảo- những vùng lãnh thổ vô cùng thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam. Từ muôn đời nay, bao thế hệ nhân dân, chiến sĩ đã đổ mồ hôi, xương máu để gìn giữ vẹn tròn bờ cõi của đất nước. Đấy là nguồn cảm hứng dạt dào cho nhiều người cầm bút trong đó có các nhà thơ. Đã có không ít bài thơ giàu chất sống, nhiều cảm xúc viết về biên giới hải đảo mà người lính quân hàm xanh là nhân vật trung tâm.
Trong tâm hồn mỗi người dân, tình yêu biên giới luôn là phần sâu sắc không gì có thể thay thế được. Mỗi dòng suối, ngọn núi ở đây, dù bé nhỏ đến đâu cũng là Tổ quốc, là tài sản vô giá ông cha ta để lại. Những dân binh, chiến binh muôn đời nay đã kế tiếp nhau bền bỉ, can trường giữ gìn cương vực của non song.
Vùng đất, vùng biển phên dậu mãi mãi là ký thác thiêng liêng và vững bền của nhân dân về sự toàn vẹn lãnh thổ và trường tồn của đất nước. Xưa cũng thế và nay cũng thế; không thế lực nào, dù hung bạo mưu mô đến mấy làm suy suyển, dập tắt được. Nguyễn Đình Chiến trong bài thơ “Mùa xuân nơi hẹn gặp” đã viết:
Biên cương ơi ký thác của bao đời
Người sống để cháu con về hái lộc
Thơ đã viết đầm đìa trên cột mốc
Câu thơ nào tâm huyết của riêng tôi…
Nói đến biên phòng không thể không nhắc đến những cột mốc hữu hình và vô hình trên những cánh rừng, dòng sông hay vùng biển đảo xa xôi. Người lính biên phòng cũng là những cột mốc chủ quyền của đất nước cũng như Tổ quốc là điểm tựa vĩnh hằng của chiến sĩ ta. Bằng tâm thức như vậy, Vũ Hiệp Bình đã khẳng định:
Với Tổ quốc, chúng tôi là cột mốc
Với chúng tôi, Tổ quốc là điểm tựa ngàn đời
(Tổ quốc, biên giới và chiến sĩ biên phòng).
Không gì đẹp hơn khi những chiến sĩ mang quân hàm lá cây là núi của núi, là sông của sông, là ruộng của ruộng, là đất của đất, là nước của nước nơi cương vực:
Đất vẫn đất nâng cao thế đứng
Và đồng đội chúng tôi
Như cột mốc ngàn đời
Làm biên giới đất đai
(Vương Trọng-Sáng chào cờ ở một đồn biên phòng).
Con đường trập trùng, đầy gian nan thử thách mà những người lính ấy đi qua là những hành trình đỏ gìn giữ bình yên và gieo mầm cuộc sống mới nơi biên cương như Phạm Vân Anh đã phác họa rất đẹp: Đèo Sa Mù mây bay
Chúng tôi đi trong hành trình đỏ
Gieo xuống đất biên thùy hạt ban mai rực rỡ (Hành trình đỏ).
Ở một góc nhìn khác của Phạm Thanh Khương, hành trình đỏ ấy mang những thương nhớ lo toan, khao khát ước mong của người lính hải đội biên phòng trên biển:
Những con tàu xé sóng ra đi
Để lại bãi bờ những nét cười giấu trong nỗi nhớ
Giấu lo lắng trong từng nhịp thở
Nuôi ước mơ, nuôi khao khát con người (Qua triền con sóng)…
Có đến với bộ đội biên phòng mới thấu hết những khó khăn vất vả và những thiệt thòi, hi sinh thầm lặng của họ. Mỗi bước đi là mỗi gian lao, mỗi ngày sống là mỗi thử thách trước khắc bạc thiên nhiên, trước nghiệt ngã cuộc sống. Thơ Nguyễn Đức Lợi cho ta một hình dung về mùa hè tây bắc đất nước, nơi chưa bao giờ vắng bóng chiến sĩ biên phòng:
Nay biên giới đang vào mùa bọ chó
Ruồi vàng bay rám cả vạt giang
Tai nóng giẫy từng cơn, từng cơn gió
Từ bên kia đất bạn đốt sang (Thư gửi từ biên giới).
Trần Đăng Khoa có cái nhìn rất sâu, rất cảm và đầy chia sẻ nhân văn về những người lính biên phòng ở nơi núi cao heo hút:
Những mùa đi thăm thẳm
Trong mung lung chiều tà
Có bao chàng trai trẻ
Cứ lặng thinh mà già (Đỉnh núi).
Đâu chỉ trong chiến tranh mà ngay cả thời bình người lính vẫn phải chịu những thiệt thòi, lặng lẽ cống hiến hi sinh tuổi thanh xuân cho đất nước. Cuộc sống đời thường của người lính biên phòng cũng đầy gian khổ, thiếu thốn. Trong một lần lên biên cương, Hữu Thỉnh đã xúc động viết:
Gạo thường lên sớm, thư thời chậm
Đài mở thâu đêm đỡ vắng hầm
Bao năm không thấy màu con gái
Vó ngựa nghe nhầm tiếng guốc em.(Thư mùa đông).
Cái sự nhầm kia của người lính trẻ làm cho ta nghẹn ngào rưng rưng. Trong bài thơ “Trở về Bát Xát”, Lê Đình Cánh lại giúp ta thấy rõ hơn cảnh ngộ, gọi là thân phận cũng được của một cán bộ biên phòng:
Về đâu bác trưởng đồn thâm niên thượng úy
Ngôi sao cầu may chưa đậu xuống vai già
Thân gà trống ngại ngùng đi bước nữa/
Điếu cày khuya lưỡng lự vào ra! (Trở về Bát Xát)…
Giữa muôn vàn thử thách gian khó, hình ảnh chiến sĩ biên phòng hiện lên thật đáng yêu, đáng trân trọng. Những người lính ấy, vừa là chiến sĩ, vừa là thầy giáo, thầy thuốc và cũng là cán bộ thôn bản nữa. Thầy giáo biên phòng hiện lên trong thơ Trương Hữu Thiêm thật bình dị và gần gũi:
Chấm bài nào thầy cũng cho điểm cao
Nếu không thế mai họ không đến lớp
Bài văn tả có người hồn nhiên viết
“Thầy giáo biên phòng chăm như con trâu” (Lớp học biên phòng). Lính biên phòng là những người rất tình cảm. Tôi đã đến nhiều đồn biên phòng ở cả ba miền Bắc Trung Nam và cả biển đảo nên rất thấu hiểu điều đó. Những gì tôi cảm nhận được trong thơ viết về các anh trước hết bắt nguồn từ hồi ức kỷ niệm về bộ đội biên phòng sau các chuyến lên rừng xuống biển rất nhiều ấn tượng. Vì thế, tôi đồng cảm với Nguyễn Đức Nhuận trong bài “Màu đỏ miền Đông”:Trận địa miền Đông bịn rịn cánh cò/Công sự đỏ ngụy trang bằng màu đỏ/Dù đi đâu trai biên phòng vẫn nhớ/Nhận ra nhau qua màu áo riêng mình; của Doãn Tấn trong “Bài thơ tháng Ba”:
Tháng ba đồng đội tôi ơi
Non xanh nước bạc ai người có nhau; của Nguyễn Xuân Thái trong bài “Sang suối”:
Tôi bâng khuâng nhìn lại bóng mình
Mỗi một lần sang suối
Dòng chảy nào cong hình dấu hỏi
Trong xanh quá thôi sao chẳng dễ trả lời; của Trần Lâm Bình trong bài “Chốt biên phòng”: Chốt biên phòng
Đường lên trời thì gần
Đường xuống chợ thì xa
Mỗi lần tuần tra
Lính biên phòng gỡ mây giăng đầy tiếng mõ…
Có lẽ vì thế mà tôi cũng đã viết bài “Vợ lính biên phòng” trong lần lên đồn Bạch Đích (Hà Giang) năm 1998, có những câu:
Gần chồng chẳng được mấy khi
Xa chồng, lại nhớ ngày đi thăm chồng
Đường lên dựng núi nghiêng sông
Cổng trời mây trắng bềnh bồng bám theo…và :
Gặp chồng bao nỗi rưng rưng
Lời yêu thương lại ngại ngùng nói ra/
Bâng khuâng chuyện xóm, chuyện nhà
Chuyện con nhớ bố, chuyện bà nhớ anh…
Nói sao hết những ngọn ngành
Về xuôi đôi chuyện dữ lành vướng theo
Ngước nhìn dáng đá cheo leo
Bóng xưa đổ xuống đỉnh đèo mây bay…
Tôi nghĩ, thơ đã ký thác vào biên cương những yêu thương, khát khao và hy vọng của chúng ta!
Khi đọc những vần thơ viết về sự gian lao mà cũng đầy hào hùng về những chiến sỹ Biên phòng nơi biên cương, hải đảo xa xôi của tổ quốc tôi chợt nghĩ đến hình ảnh thế hệ trẻ hôm nay. Các anh đã chiến đấu bảo vệ từng tấc đấc, dòng sông, ngọn núi nơi biên cương, đem lại sự vui tươi, an lành cho những người thân, gia đình và những người xung quanh. Sự cống hiến của họ vừa mang trong mình những lí tưởng, mục đích cao đẹp, vừa lí trí.
Thế hệ trẻ hôm nay có nhiệt huyết và thực sự họ đã, đang và sẽ đóng góp vào thành tựu chung của đất nước. Những bước chuyển mình của đất nước này có sự đóng góp của họ và công lao của họ đang được cả xã hội ghi nhận. Minh chứng là những giải thưởng, những buổi vinh danh..đều xuất hiện hình ảnh những người trẻ năng động, khát khao cống hiến cho xã hội. Sự cố gắng của họ hôm nay đóng góp vào vị thế của một Việt Nam hùng cường trong tương lai. Nhưng bên cạnh những con người như thế không ít những người trẻ họ thực sự lạc lối, hoang mang trong việc chọn lựa cách thức đóng góp cho đất nước. Họ đang tham gia vào những hoạt động mà họ không biết được bản chất của hoạt động đó trên thực tế, họ thực sự trở thành những con rối trong tay những nhà “rân chủ”, những nhà “tự do” giả hiệu. Chúng đang biến những trái tim nóng của những con người trẻ thành những con người tiên phong trong chiến dịch cổ súy cho những giá trị mới mà chính họ cũng không hiểu được giá trị ấy mới đến đâu, nó có lợi gì cho đất nước này.
Hãy là những khóm “hoa lau” nơi biên giới xa xôi – những khóm hoa lau vừa tràn đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ nhưng cũng đầy tỉnh táo, phân minh trước sự đổi thay của thời cuộc

30 tháng 9 2018

Thế hệ trẻ hôm nay có nhiệt huyết và thực sự người chiến sĩ biên phòng đã, đang và sẽ đóng góp vào thành tựu chung của đất nước. Những bước chuyển mình của đất nước này có sự đóng góp của họ và công lao của họ đang được cả xã hội ghi nhận. Minh chứng là những giải thưởng, những buổi vinh danh..đều xuất hiện hình ảnh những người trẻ năng động, khát khao cống hiến cho xã hội. Sự cố gắng của họ hôm nay đóng góp vào vị thế của một Việt Nam hùng cường trong tương lai. Nhưng bên cạnh những con người như thế không ít những người trẻ họ thực sự lạc lối, hoang mang trong việc chọn lựa cách thức đóng góp cho đất nước. Họ đang tham gia vào những hoạt động mà họ không biết được bản chất của hoạt động đó trên thực tế, họ thực sự trở thành những con rối trong tay những nhà “rân chủ”, những nhà “tự do” giả hiệu. Chúng đang biến những trái tim nóng của những con người trẻ thành những con người tiên phong trong chiến dịch cổ súy cho những giá trị mới mà chính họ cũng không hiểu được giá trị ấy mới đến đâu, nó có lợi gì cho đất nước này.

Học tốt

19 tháng 9 2016

Có một lần, tôi đã làm một việc khiến ba mẹ rất vui lòng. Cảm giác làm được tốt trong lòng thấy vui lắm, vì lúc ấy tôi mới học lớp bốn thôi.

Hôm đó, một ngày chủ nhật, ánh nắng mặt trời trãi khắp không gian chiếu lên những giọt sương còn đọng trên lá cỏ làm nó lung linh như những viên pha lê. Một ngày được nghĩ ngơi thư giản sau một tuần học tập và làm việc vất vã của mọi người. “Một ngày rãnh rỗi mà không đi chơi thì thật là lãng phí thời gian” chỉ nghĩ thôi tôi thấy lâng lâng trong người. Tôi vừa đi ra phòng khách vừa hát “Một ngày mới nắng lên, ta đưa tay chào đón…là…la…lá…lá…la..” thì thấy ba mẹ lăng xăng làm chuyện gì đó, tôi tò mò hỏi “Ba mẹ đang làm gì vậy ạ?” “À! Ba mẹ chuẩn bị đi thăm bạn cũ, đã lâu rồi không còn gặp con à” ba tôi đáp. Mẹ nói với thêm vào “Hôm nay con trông nhà và giúp ba mẹ làm việc nhà nhé! Chiều ba mẹ về có quà cho con”. Nghe mẹ nói xong tôi cảm thấy cụt hứng, những dự định được đi chơi tan biến, chưa làm việc gì mà cảm thấy mệt mỏi. Trước giờ tôi có động tay, động chân vào mấy việc này đâu, có thời gian rãnh là đi chơi với đám bạn nên mệt mỏi là phải rồi.

Ba mẹ tôi vừa ra khỏi nhà thì lũ bạn tôi chạy ùa vào “Linh ơi! Đi thôi!”, một đứa trong bọn la lên, tôi ngạc nhiên hỏi “Đi đâu?” “Mày không nhớ hôm nay là ngày gì à?” Ngân hỏi lại, nó nhìn cái mặt ngơ ngác của tôi và nói tiếp “Hôm nay là ngày sinh nhật Minh Thư lớp mình đấy” Tôi chợt nhớ ra và nói “Chút xíu nữa là quên mất, cảm ơn các bạn nha”. Tôi mời các bạn vào nhà và nói “Chờ tao một chút, đi thay quần áo”. Bước vào trong nhìn thấy nhà còn bề bộn, dơ bẩn tôi chợt nhớ lời mẹ dặn lúc nãy tôi nghĩ bụng  “Chết rồi nhà cửa như thế này làm sao mà đi được, với lại buổi tiệc cũng sắp bắt đầu rồi”. Tôi đắn đo cân nhắc có nên đi hay không, nếu đi thì tất cả việc nhà mẹ giao mình không làm chắc mẹ buồn lắm và mẹ phải bắt tay vào dọn dẹp thì càng vất vã. Còn nếu tôi không đi sinh nhật thì Minh Thư sẽ giận và không chơi với tôi nữa, sinh nhật nó bốn năm mới tổ chức một lần vì nó sinh vào ngày 29/2. Tôi phải làm sao đây…? Một đứa ham chơi như tôi đây mà bỏ lỡ một cuộc vui như vầy thì thật là đáng tiếc. Suy nghĩ một hồi lâu, tôi quyết định ở nhà dọn dẹp nhà cửa. Chạy ra cửa nói với đám bạn là tôi không đi được và gởi lời xin lỗi đến Minh Thư. Có thể nó giận và không chơi với tôi thì cũng một thời gian ngắn thôi, thế nào rồi cũng quay lại, tính Thư trước giờ là như vậy.

Tôi bắt tay vào công việc. Bắt đầu là phòng ngủ, sắp xếp lại mền, gối cho ngay ngắn, quét dọn phòng sạch sẽ, kéo rèm lên cho nắng sớm vào phòng. Tiếp đến phòng khách phải quét bụi trên tủ, bàn rửa bộ ấm chén uống trà của ba và lau sạch nền gạch. Bước xuống bếp thấy chén đủa ăn sáng còn ngổn ngang trên bàn, một thau đồ mẹ giặt chưa phơi, trên bếp còn bề bộn xoong nồi, tôi hít một hơi dài và bắt tay vào việc. Trước giờ tôi chưa làm việc này nhưng vừa làm vừa nhớ lại lời mẹ dạy, miệng ngân nga câu hát mà công việc đã xong lúc nào không hay. Lần đầu tiên trong đời tôi thấy mồ hôi của mình chảy như suối vậy, cảm giác mệt mỏi xen lẫn niềm vui. Thành quả lao động của một cô bé luôn lười biếng, ỉ lại ba mẹ, nhiều lúc ba mẹ nói lắm mới giúp, bây giờ làm việc một cách tự giác và hoàn thành rất tốt công việc được giao, trong lòng thấy vui sướng làm sao! Hạnh phúc biết bao! Thật sung sướng khi mình đã chiến thắng bản thân để vượt lên chính mình.

Khỏi phải nói, chiều đó ba mẹ về, vừa bước vào nhà đã vui cười ba khen “Con gái của ba rất ngoan, biết nghe lời ba mẹ, cảm ơn con rất nhiều” tôi bẽn lẽn “Dạ con đã lớn rồi phải không mẹ”. Mẹ nói “Con mẹ đã lớn rồi, quà của con đây này” vừa nói mẹ vừa lấy trong túi ra một con gấu bông xinh xinh tặng cho tôi “Cảm ơn ba mẹ, con thích lắm”. Mẹ làm cơm chiều thật ngon để đãi tôi vì thành quả lao động của một ngày “làm việc”.

Sau ngày hôm đó tôi suy nghĩ nhiều về bản thân “Mình có thể làm được nhiều việc hơn thế nữa, tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình”. Hoàn thành một việc tốt làm cho ba mẹ vừa lòng và mình cũng cảm thấy hạnh phúc nhân lên gấp bội. Về sau tôi làm được nhiều việc hơn, cố gắng giúp đỡ ba mẹ bớt cực nhọc sau những ngày làm việc vất vã. Hôm nay tôi chia sẻ cho các bạn một mốc son trong đời và là một kỹ niệm đẹp làm tôi nhớ mãi.

23 tháng 2 2018

 Môi trường là 1 nỗi lo đối với m.n nơi đây do rác có mặt ở nhìu nơi. Khí thải từ nhà máy làm 0 khí 0 còn trong lành sạch sẽ nữa.Con ng tàn phá rừng và nạn chày rừng do mùa khô kéo dài vẫn xảy ra ở vùng nông thôn này

         Chúng ta vẫn chưa biết chính chúng ta đã phá hoại ~ khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp này..

23 tháng 2 2018

Năm ngoái, những học sinh xuất sắc của trường ......... được Ban Giám hiệu thưởng cho một chuyến du lịch miền Nam.

Con tàu tốc hành đưa chúng em từ Hà Nội vào thăm thành phố mang tên Bác đang vun vút lao trên tuyến đường sắt xuyên Việt. Phong cảnh hai bên đường thật tuyệt vời! Việt Nam quả là một giang sơn gấm vóc! Cô giáo Lan, trưởng đoàn thông báo tàu chuẩn bị vượt đèo Hải Vân, đèo dài nhất trên lộ trình Bắc Nam - một cảnh quan nổi tiếng của nước ta.

Kia rồi! Đèo Hải Vân đã hiện ra trước mắt. Dãy Trường Sơn sừng sững chắn ngang. Từ xa, chúng em đã nhìn thấy con đường đèo ngoằn ngoèo uốn khúc vắt từ sườn núi này sang sườn núi nọ.

Đã đến chân đèo. Con tàu giảm tốc độ, ì ạch kéo các toa đầy hành khách từ từ leo dốc. Dù đã được lắp thêm một đầu máy đẩy phía sau, nó vẫn trườn đi một cách nặng nhọc. Có lúc, đoàn tàu chui vào đoạn đường hầm hun hút, tối om xuyên qua lòng núi. Có lúc, nó bám cheo leo vào sườn núi, hoặc lượn vòng như con rắn khổng lồ. Không gian tĩnh mịch và thoáng đãng. Thỉnh thoảng, có tiếng chim rừng lảnh lót trong nắng sớm.

Xa xa, biển Đông bao la tít tắp nối liền với chân trời. Những chỗ biển ăn sâu vào chân núi tạo thành những vũng, những vịnh xinh xinh, nước xanh ngăn ngắt. Thỉnh thoảng hiện ra trong tầm mắt du khách những cồn cát trắng có rặng dừa xanh viền quanh làng chài ven biển. Dăm ba chiếc thuyền sau một đêm ra khơi đang từ từ về bến. Đoàn tàu lướt đi trong mây gió bồng bềnh. Xuống đến chân đèo, ta thấy biển xanh hiện ra gần gũi lạ thường. Hành khách có thể nhìn rõ từng cánh chim hải âu chao mình trên sóng rồi bay vút lên cao. Từng đợt sóng dào dạt vỗ bờ, bọt tung trắng xoá. Gió biển mát lộng mang lại sự sảng khoái lạ thường cho du khách.

Đèo Hải Vân phân chia rõ rệt khí hậu hai miền Bắc Nam. Hình như mọi cơn gió lạnh, mọi trận mưa phùn đều dừng lại phía Bắc đèo. Tạo hoá sắp đặt mới khéo làm sao! ở đây có đủ trời mây, non nước hữu tình. Đèo Hải Vân là một cảnh quan hùng vĩ hiếm có của nước ta. Ai đã qua đây một lần, ắt không thể nào quên.

10 tháng 5 2019

Bernard Shaw đã từng nói :“Vũ Trụ có rất nhiều kì quan nhưng kì quan vĩ đại nhất là trái tim người mẹ”, quả đúng là như vậy, một trong những thứ tình cảm thiêng liêng và cao quý nhất trên đời này đó chính là tình mẫu tử, hay còn được gọi là tình mẹ con. Mẹ là người mang nặng đẻ đau, sinh ra ta, dạy dỗ, nuôi lớn ta nên người. Con người ta trưởng thành như ngày hôm nay, không thể không nhờ đến dòng sữa ấm áp của mẹ, nuôi dưỡng tâm hồn và thể xác ta, dìu dắt ta trên khắp các con đường của cuộc đời. Tình mẹ bao la và cao quý vì mẹ luôn là chỗ dựa tinh thần vững chãi, là bến bờ để ta tìm về mỗi khi mỏi mệt. Trên con đường đời sau này, không thể tránh khỏi những lúc bản thân ta gục ngã, chịu nhiều đau đớn, tổn thương hay cảm thấy cô đơn, lạc lõng, thế nhưng, đừng bao giờ tuyệt vọng mà hãy nhớ rằng, bên cạnh ta luôn có một người sẵn sàng đợi ta trở về, để ta nằm khóc trên vai họ, chia sẻ, tâm sự mọi điều thầm kín. Người ấy sẽ vỗ về ta, an ủi ta, cho ta lời khuyên để ta vượt qua được mọi thử thách, vì, dù cho cả thế giới có quay lưng lại với bạn, đừng lo, ít nhất vẫn sẽ còn mẹ bạn dang đôi tay ôm bạn vào lòng, và vì “với mẹ, con mãi là một đứa trẻ!” . Tình mẫu tử thiêng liêng là thế đấy. Napoleon đã từng nói “Tương lai của đứa con luôn là công trình của người mẹ”, Mẹ là người có thể sẵn sàng vất vả để đổi lại cho ta niềm vui, sẵn sàng khổ đau để đổi lại cho ta hạnh phúc, vậy nên, đừng bao giờ cho rằng, mọi thành quả của bản thân đều là một tay mình gây dựng mà nó là sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau và công lao của người mẹ chính là một trong số đó. Khi bạn thành công, mẹ sẽ là người vui mừng cho bạn, khi bạn thất bại, mẹ sẽ là người ôm lấy bạn đầu tiên, không đâu bao dung như tình mẹ. Vậy nên, mỗi người đều cần phải biết trân trọng và yêu thương chính người mẹ của mình vì họ đã hy sinh cả cuộc đời cho ta mà không màng lợi ích. Hãy nhận thức rằng, bạn may mắn hơn rất nhiều người trên đời này khi còn có mẹ ở bên, còn họ, có những người đã không còn mẹ hoặc chưa từng nhìn thấy gương mặt mẹ của mình. Bất hiếu là một tội ác, những kẻ vô ơn với mẹ của mình sẽ không bao giờ có thể thấu hiểu được tận cùng nỗi đau mà mẹ phải gánh chịu. Học cách quan tâm, chia sẻ với mẹ nhiều hơn, đừng để lúc mất đi, con người ta mới thấy hối tiếc về những gì đã không níu giữ, và những người mẹ cũng vậy, họ không thể đi được cùng ta suốt cả cuộc đời này nhưng trái tim họ luôn hướng về ta và điều ta cần làm đó là trở thành một con người khiến mẹ có thể tự hào, tin tưởng và yên tâm. Tình mẹ quả thực là ngọn lửa ấm luôn cháy rực rỡ vĩnh viễn không bao giờ tàn, dù cho bao mùa có qua đi, bao nếp nhăn trên gương mặt mẹ ngày càng hiện hữu nhiều hơn, ngọn lửa ấy vẫn cứ thế mà tỏa sáng, soi chiếu cho con đường đời của mỗi người.

12 tháng 5 2016

Tôi đã từng nghĩ mình là đứa trẻ hạnh phúc bởi tôi được lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ và sự che chở rộng lớn của cha. Họ luôn hy sinh để dành cho tôi những gì tốt đẹp nhất. Tôi thực sự khắc ghi tình nghĩa của cha mẹ trong lòng.

Sẽ không có từ ngữ nào có thể diễn tả hết được sự bao la của tình mẫu tử “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào”. Tình cảm của mẹ dành cho con từ khi mang thai cho đến khi sinh con ra trên cuộc đời và nuôi dạy con nên người. Con nghe bà ngoại kể lại, ngày còn bé con bướng bỉnh và nghịch ngợm lắm nên nuôi con mẹ rất vất vả. Cha thì đi làm xa nhà, có những đêm vì trông con mà mẹ không được ngủ, nét mặt mẹ tái nhợt hẳn đi. Bà ngoại phải nấu cháo gà cho mẹ ăn để lấy sức. Những lúc con bị ốm mẹ lo lắng đưa con đi hết viện này đến viện khác để mong tìm được bác sĩ khám bệnh cho con. Từ khi có con, mẹ dường như không có thời gian cho riêng mình mà lúc nào cũng là thời gian của hai mẹ con. Đi đâu mẹ cũng đưa con đi cùng, ra chợ hoặc mẹ đi có việc. Các bác hàng xóm ai cũng khen con ngoan và mập mạp nên mẹ vui lắm. Buổi tối trước khi đi ngủ mẹ thường kể chuyện cổ tích cho con nghe, hình ảnh cô Tấm, Lọ Lem, cô bé quàng khăn đỏ giờ vẫn còn in đậm trong tâm trí của con mẹ ạ! Cảm ơn những câu chuyện mẹ kể đã đưa con vào giấc ngủ ngon. Cảm ơn những nhân vật mẹ kể đã cho con thêm nhận thức về giá trị của cuộc sống và đã nuôi dưỡng tâm hồn con.

Cảm nghĩ về tình mẹ
Cảm nghĩ về tình mẹ

Khi còn lớn lên, mẹ sẽ vất vả hơn, vì mẹ sẽ phải dạy cho con nhiều thứ để con trưởng thành hơn và hoàn thiện mình hơn. Mẹ dạy con đọc thật rõ ràng, viết sao cho thật thẳng hàng vì người ta nói “nét chữ nết người”. Mẹ dạy con sắp xếp sách vở, quần áo gọn gàng ngăn nắp để khi cần sẽ tìm thấy ngay. Mẹ dạy con gái mẹ phải đi đứng và nói chuyện với người lớn tuổi như thế nào cho đúng lễ nghĩa. Mỗi khi mẹ vào bếp, mẹ thường bảo con vào cùng để mẹ dạy con nấu các món ăn. Mẹ bảo “là người phụ nữ thì phải biết nấu những món ăn ngon cho gia đình”.

Mỗi khi con yếu lòng hoặc gặp những khó khăn trong cuộc sống, còn thường tìm đến mẹ để chia sẻ. Những lúc đó, mẹ thường chỉ nghe con nói và khẽ gật đầu. Nhưng ngày hôm sau, mẹ sẽ phân tích lại cho con những vấn đề đó để con biết mình nên làm thế nào. Mẹ nói “mẹ biết hôm qua con rất buồn và con muốn chia sẻ với mẹ. Mẹ sẵn sàng nghe con nói để hiểu được những suy nghĩ của con”, nhưng hôm nay khi tâm trạng con trở nên tốt hơn mẹ sẽ giúp con giải quyết những vấn đề khó khăn đó. Những ánh mắt, nụ cười và những cái gật đầu khe khẽ của mẹ đã làm tôi cảm thấy được an ủi và sẻ chia. Lời khuyên của mẹ đã cho tôi thêm sức mạnh và tự tin để làm mọi việc tốt hơn. Mẹ không những là người mẹ mà còn là người bạn thân thiết của tôi trong cuộc đời. Đối với tôi, mẹ là người phụ nữ quan trọng và tuyệt vời nhất.

Mẹ à! Con thực sự rất biết ơn những công lao của mẹ. Những gì con có được ngày hôm nay đều là do công sức của mẹ nuôi dạy. Tình nghĩa của mẹ con biết sẽ không thể nào báo đáp, nhờ có mẹ mà con gái của mẹ đã thực sự trưởng thành và đang là một người công dân tốt của gia đình, trường lớp và của xã hội.  Con sẽ luôn cố gắng học tập thật tốt để mẹ cảm thấy yên tâm. Và con sẽ luôn cố gắng để hoàn thiện mình để trở thành người phụ nữ tuyệt vời như mẹ! Con cảm ơn những điều tốt đẹp nhất mẹ đã dành cho con, trên chặng đường con đang đi con rất cần có mẹ ở bên cạnh.

25 tháng 6 2020

Năm ngoái, những học sinh xuất sắc của trường ......... được Ban Giám hiệu thưởng cho một chuyến du lịch miền Nam.

Con tàu tốc hành đưa chúng em từ Hà Nội vào thăm thành phố mang tên Bác đang vun vút lao trên tuyến đường sắt xuyên Việt. Phong cảnh hai bên đường thật tuyệt vời! Việt Nam quả là một giang sơn gấm vóc! Cô giáo Lan, trưởng đoàn thông báo tàu chuẩn bị vượt đèo Hải Vân, đèo dài nhất trên lộ trình Bắc Nam - một cảnh quan nổi tiếng của nước ta.

Kia rồi! Đèo Hải Vân đã hiện ra trước mắt. Dãy Trường Sơn sừng sững chắn ngang. Từ xa, chúng em đã nhìn thấy con đường đèo ngoằn ngoèo uốn khúc vắt từ sườn núi này sang sườn núi nọ.

Đã đến chân đèo. Con tàu giảm tốc độ, ì ạch kéo các toa đầy hành khách từ từ leo dốc. Dù đã được lắp thêm một đầu máy đẩy phía sau, nó vẫn trườn đi một cách nặng nhọc. Có lúc, đoàn tàu chui vào đoạn đường hầm hun hút, tối om xuyên qua lòng núi. Có lúc, nó bám cheo leo vào sườn núi, hoặc lượn vòng như con rắn khổng lồ. Không gian tĩnh mịch và thoáng đãng. Thỉnh thoảng, có tiếng chim rừng lảnh lót trong nắng sớm.

Xa xa, biển Đông bao la tít tắp nối liền với chân trời. Những chỗ biển ăn sâu vào chân núi tạo thành những vũng, những vịnh xinh xinh, nước xanh ngăn ngắt. Thỉnh thoảng hiện ra trong tầm mắt du khách những cồn cát trắng có rặng dừa xanh viền quanh làng chài ven biển. Dăm ba chiếc thuyền sau một đêm ra khơi đang từ từ về bến. Đoàn tàu lướt đi trong mây gió bồng bềnh. Xuống đến chân đèo, ta thấy biển xanh hiện ra gần gũi lạ thường. Hành khách có thể nhìn rõ từng cánh chim hải âu chao mình trên sóng rồi bay vút lên cao. Từng đợt sóng dào dạt vỗ bờ, bọt tung trắng xoá. Gió biển mát lộng mang lại sự sảng khoái lạ thường cho du khách.

Đèo Hải Vân phân chia rõ rệt khí hậu hai miền Bắc Nam. Hình như mọi cơn gió lạnh, mọi trận mưa phùn đều dừng lại phía Bắc đèo. Tạo hoá sắp đặt mới khéo làm sao! ở đây có đủ trời mây, non nước hữu tình. Đèo Hải Vân là một cảnh quan hùng vĩ hiếm có của nước ta. Ai đã qua đây một lần, ắt không thể nào quên.

chúc bạn học tốt

25 tháng 6 2020

1 câu duy nhất:thiên nhiên bị ô nhiễm méo thấy đẹp tí lào

29 tháng 2 2016

Cái này là câu hỏi trong GDCD lóp 7 nek!

BẠn muốn phiên bản tiếng anh hay tiếng việt Mình có 2 bản lun!

mk sẽ gửi bản TV trc nha!

        Môi trường là 1 nỗi lo đối với m.n nơi đây do rác có mặt ở nhìu nơi. Khí thải từ nhà máy làm 0 khí 0 còn trong lành sạch sẽ nữa.Con ng tàn phá rừng và nạn chày rừng do mùa khô kéo dài vẫn xảy ra ở vùng nông thôn này

         Chúng ta vẫn chưa biết chính chúng ta đã phá hoại ~ khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp này..

Mệt quá!!!!!! Đánh hết nổi rồi 

29 tháng 2 2016

Chuyến đi thăm quan Ao Vua vừa qua đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc. Em nhớ mãi cảm xúc phấn khởi, hăng say và thích thú trong chuyến đi ấy.
Đêm trước hôm khởi hành, em hồi hộp và bồn chồn nên khó ngủ. Em tưởng tưởng ra cảnh núi non điệp trùng, dòng suối trong vắt uốn lượn và em vui đùa với các bạn ở đấy.
Sáng hôm sau, đúng 6 giờ sáng đoàn thăm quan của chúng em bắt đầu khởi hành. Trên xe xôn xao tiếng nói cười của các bạn học sinh. Ai cũng háo hức mong chờ đến địa điểm thăm quan chứ không riêng mình em. Trên đường đi em ngồi bên cửa sổ nhìn ngắm phong cảnh hai bên đường. Xa xa kia có những cánh đồng xanh bát ngát, những chú bò nhởn nhơ gặm cỏ và các bác nông dân cặm cụi cày cấy. Những hình ảnh làng quê này tuy thật bình dị nhưng ở Hà Nội đông đúc, chật chội nơi em ở sao có được…
Sau hai giờ đồng hồ, ô tô dừng chuyển bánh. Khi xuống xe em bỗng thấy choáng ngợp bởi khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ thơ mộng nhiều núi non. Khí hậu thật trong lành và mát mẻ. Mặt hồ trong xanh trôi êm ả với đàn cá vàng tung tăng bơi lội. Ao Vua có nhiều cây cối, suối thác như vậy vì nó trải dài dưới chân núi Tản Viên huyền thoại. Nơi đây thật thích hợp cho những họa sĩ nhí trường em trổ tài.
Các thầy cô đưa chúng em đi bơi. Nước bể xanh biếc. Rất nhiều em Tiểu học xuống bơi. Các em vui đùa té nước thật thích thú. Vẻ mặt mỗi em đều hiện lên nụ cười hạnh phúc rạng rỡ.
Rồi chúng em đi ăn trưa. Các thầy cô trải bạt cho chúng em ngồi. Những món ăn thật đơn giản và ngon miệng: Cơm nắm muối vừng, trứng luộc, bánh mì kẹp chả, còn hoa quả gồm có vải và dưa hấu. Ai cũng ăn nhiều vì đói. Mọi người nói chuyện và cười đùa vui vẻ.
Nghỉ ngơi một chút rồi chúng em được đi thăm quan động Sơn Tinh, Thủy Tinh. Trong động chúng em vừa đi vừa nghe cô giáo kể chuyện truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh. Giọng cô trầm bổng vọng lại từ tiếng nói từ người xưa. Chúng em còn biết thêm về Đức Thánh Tản Viên, một vị thần tốt bụng giúp đỡ nhân dân cày cấy, dệt lụa, chữa bệnh, trị thủy…. khiến cuộc sống nhân dân ấm no và đầy đủ.
Ra khỏi động chúng em tới thăm vườn 54 dân tộc Việt Nam. Có rất nhiều tượng cô gái mặc trang phục dân tộc khác nhau. Này áo hoa cô gái người Mường, kia váy hội của bông hoa rừng H’ Mông…. Xung quanh tượng là những bồn hoa rực rỡ sắc màu.
Tạo hóa thật khéo sắp đặt cho nơi đây một cảnh quan hùng vĩ vừa có núi non vừa có sông nước. Phong cảnh thật hữu tình biết mấy. Nó đem đến cho em những giây phút thanh thản cho tâm hồn.
Thấm thoát đã 4 giờ chiều. Chúng em cùng các thầy cô lên xe trở về ngôi trường thân yêu của mình.
Qua chuyến đi này em cảm thấy gắn bó hơn với bạn bè, thầy cô và thêm yêu mái trường Kinh Bắc. Em còn được biết nhiều hơn về truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh và Đức Thánh Tản Viên. Nhờ đó em thấy thêm yêu quê hương đất nước, thêm tự hào về truyền thống của cha ông ta.