Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sử dụng yếu tố miêu tả:
+ Tả về cảnh vật trong chuyến đi
+ Tả về người bạn đồng hành
- Sử dụng yếu tố biểu cảm để thể hiện tình cảm:
+ Tình cảm chung về chuyến đi
+ Tình cảm trước cảnh vật, sự việc trong chuyến đi
Các yếu tố miêu tả, biểu cảm được đan cài vào bài viết tự sự, không quá sa đà vào miêu tả hay biểu cảm.
a. Mở bài:
- Lí do của chuyến đi chơi xa và nơi sẽ đến.
- Chuẩn bị cho chuyến đi và lên đường.
b. Thân bài
1. Cảnh dọc đường đi.
– Phong cảnh, những nét đặc biệt.
– Tâm trạng của em và thái độ mọi người trên xe.
2. Đến nơi.
– Hoạt động thứ nhất.
– Kể những hoạt động nổi bật, thú vị tiếp theo (chú ý: chọn kể nhiều dạng hoạt động khác nhau cho phong phú; nên sắp xếp thứ tự kể theo thời gian. Mỗi hoạt động kể trong một đoạn văn có kết hợp kể với miêu tả cảnh vật, hoạt động,…).
3. Kết thúc chuyến đi
– Chuẩn bị trở về.
– Cảnh vật, tâm trạng, hoạt động trên đường về.
Kết bài:
- Suy nghĩ về chuyến đi.
- Mong ước.
a. Mở bài:
- Lí do của chuyến đi chơi xa và nơi sẽ đến.
- Chuẩn bị cho chuyến đi và lên đường.
b. Thân bài
1. Cảnh dọc đường đi.
– Phong cảnh, những nét đặc biệt.
– Tâm trạng của em và thái độ mọi người trên xe.
2. Đến nơi.
– Hoạt động thứ nhất.
– Kể những hoạt động nổi bật, thú vị tiếp theo (chú ý: chọn kể nhiều dạng hoạt động khác nhau cho phong phú; nên sắp xếp thứ tự kể theo thời gian. Mỗi hoạt động kể trong một đoạn văn có kết hợp kể với miêu tả cảnh vật, hoạt động,…).
3. Kết thúc chuyến đi
– Chuẩn bị trở về.
– Cảnh vật, tâm trạng, hoạt động trên đường về.
Kết bài:
- Suy nghĩ về chuyến đi.
- Mong ước.
Bài viết tham khảo
Sau những ngày học tập căng thẳng, nhóm bạn thân của chúng tôi quyết định có một buổi dã ngoại, rời xa thành phố để giải tỏa những căng thẳng đầu óc. Chúng tôi đã lựa chọn một địa điểm ngoại thành Hà Nội.
Không còn cảnh ồn ào, náo nhiệt phố phường hay những lúc bon chen tắc đường chật chội. Chúng tôi đi xe đạp, thong dong trên con đường đất đỏ. Hai bên đường có những rặng cây tỏa bóng che khuất ánh mặt trời, những tán lá xanh như đan quyện vào nhau che mát con đường. Phía xa xa là con suối nhỏ chảy từ trên vách núi xuống giống như một dải lụa đào mềm mại ai để quên bên rừng cây xanh thẳm.
Khi mặt trời đứng bóng, chúng tôi đã đến được địa điểm cắm trại. Mỗi người một tay, thoáng chốc căn lều nhỏ của chúng tôi đã được dựng. Những món ăn đơn giản chúng tôi chuẩn bị sẵn từ nhà được bày biện. Ai cũng hào hứng kể những câu chuyện, dự định sắp tới của mình. Thi thoảng là những câu chuyện cười, những tiếng châm chọc khiến chúng tôi cười liên tục.
Ăn uống xong, chúng tôi đi vòng ra con suối. Khi lại gần, tiếng nước chảy róc rách nghe thật vui tai. Thả đôi chân ngâm xuống dòng nước mát rượi, bao mệt mỏi và buồn phiền trong tôi như tan biến. Những chiếc là vàng chảy từ đầu nguồn như những con thuyền nhỏ trở đi bao ưu tư, bao ước mơ gửi gắm. Vang vọng quanh tôi là tiếng chim hót líu lo, như nói chuyện cùng nhau trong trưa hè nóng bức.
Đến buổi chiều chúng tôi ra cánh đồng cỏ cạnh đó, chụp những bức hình kỉ niệm. Cỏ xanh và mềm mại, những chú bò thong dong gặm cỏ bên triền đê. Tiếng trẻ con nô đùa gần đó, thả những cánh diều vút cao trong gió. Tiếng người lớn đi làm trở về, chia sẻ những câu chuyện sau một ngày lao động mệt nhọc. Những âm thanh gần gũi và bình dị về vùng quê đó đã để lại trong tôi những bồi hồi, xao xuyến.
Thời gian một ngày trôi qua thật nhanh, chúng tôi thu gọn đồ đạc và trở về nhà. Những buổi dã ngoại như vậy đã khiến tình bạn của chúng tôi thân thiết, gắn bó hơn và giúp chúng tôi có thêm năng lượng để tiếp tục cho những ngày học hành sắp tới.
- Sử dụng ngữ liệu: đoạn trích kể lại cuộc chiến giữa Đam- Săn với Mtao- Mxây
- Yếu tố miêu tả mà khung cảnh của cuộc chiến, hình ảnh của các nhân vật, diễn biến cuộc chiến hiện ra chân thật, sinh động tới từng chi tiết, người đọc có thể dễ dàng tưởng tượng được
- Yếu tố biểu cảm thể hiện cảm xúc của các nhân vật, và cộng đồng, khiến cuộc chiến trở nên hoành tráng.
Hình ảnh người anh hùng được nâng lên
b, Đoạn trích trong truyện ngắn Lẵng quả thông của C. Pau-tôp-xki người kể chuyện quan sát, tưởng tượng và suy ngẫm
+ Vẻ đẹp của mùa thu, hình ảnh nhân vật em bé con ông gác rừng
+ Để giúp người đọc có những cảm nhận riêng, tác giả không trực tiếp miêu tả mà gợi liên tưởng cho người đọc “ nếu như có thể lấy hết đồng và vàng trên trái đất đem đánh thành muôn vàn lá cây rất mực tinh xảo”
+ Gợi suy ngẫm “những chiếc lá nhân tạo nó sẽ rất thô kệch…”
+ Những câu văn miêu tả vẻ đẹp tự nhiên của mùa thu làm chúng ta cảm nhận độc đáo, lí thú hơn.
Để lập dàn ý cho một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm, cần lưu ý những điểm sau đây:
- Dàn ý đó cũng tương tự như dàn ý của bài văn tự sự bình thường khác.
- Tuy nhiên, trong thân bài (phần chính của chuyện), cần bố trí các đoạn để có thể miêu tả và biểu cảm đối với nhân vật, hoàn cảnh nhân vật. Trong phần kết cũng thường có những đoạn biểu cảm.
- Chú ý: Không nên miêu tả và biểu cảm lan man, chỉ nên tập trang khắc hoạ hình tượng nhân vật, như miêu tả ngoại hình, miêu tả nội tâm, miêu tả và biểu cảm về hoàn cảnh nhân vật ...
Phương pháp giải:
- Chọn một trong hai đề.
- Tóm tắt các văn bản đã học.
Lời giải chi tiết:
- Một văn bản thần thoại hoặc sử thi:
Tóm tắt sử thi Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây:
Hơ Nhị, vợ Đăm Săn bị Mtao Mxây bắt cóc. Đăm Săn đã cùng dân làng đi đánh Mtao Mxây để cứu vợ mình. Đăm Săn đến nhà Mtao Mxây thách đọ đao. Lúc đầu, Mtao Mxây vẫn giữ thái độ hống hách, ngạo mạn nhưng sau khi thấy thái độ quyết liệt cùng những lời dọa nạt sẽ phá nhà thì Mtao Mxây dần trở nên sợ hãi. Cuộc chiến giữa hai người bắt đầu diễn ra và có thể thấy rõ sự đối lập giữa hai người. Mtao Mxây rung khiên múa, tiếng kêu lạch xạch như quả mướp khô, bước thấp bước cao. Ngược lại, Đăm Săn mỗi lần rung khiên thì vượt một đồi tranh, chạy nhanh vun vút. Cảm thấy tình thế không ổn, Mtao Mxây bảo Hơ Nhị quăng cho miếng trầu nhưng Đăm Săn đã đớp được nó và sức mạnh tăng lên gấp bội. Cuộc chiến lại tiếp tục. Cây giáo của Đăm Săn nhắm thẳng vào đùi và người Mtao Mxây nhưng không thủng. Lúc này, chàng đã thấm mệt, vừa chạy vừa ngủ thì mơ thấy ông Trời bày cho cách lấy một cái chày mòn ném vào vành tai Mtao Mxây. Đăm Săn bừng tỉnh, làm theo đúng lời dặn của ông Trời và kết quả chàng đã giành chiến thắng. Sau chiến thắng đó, Đăm Săn càng trở nên giàu có, tiếng tăm vang lừng và cùng mọi người trong làng mở tiệc liên hoan kéo dài suốt cả mùa khô.
- Một văn bản thông tin tổng hợp: thuyết minh có lồng ghéo yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm.
Tóm tắt văn bản Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam
1. Đề tài dân dã, hình tượng sinh động, ngộ nghĩnh
Những hình ảnh quen thuộc, bình dị trong đời sống hằng ngày như gà, lợn, trâu, bò,...; những góc khuất của đời sống nông thôn là đề tài quen thuộc, chủ yếu và được sáng tạo trong các bức tranh Đông Hồ.
2. Chất liệu tự nhiên, sắc màu bình dị, ấm áp
- Chất liệu: giấy điệp, chổi lá thông để quét lên.
- Màu sắc: màu đen từ than xoan hay than lá tre; màu xanh từ gỉ đồng, lá chàm; màu vàng từ hoa hòe; màu đỏ từ sỏi son, gỗ vang; ... => 4 gam màu chủ đạo.
3. Chế tác khéo léo, công phu
- Vẽ mẫu.
- Can lại rõ ràng từng nét, bảng mày bằng mực nho lên giấy bản mỏng rồi xếp vào bản khắc gỗ.
- Khi in, đặt xấp giấy in trước mặt; tay phải cầm “tay co” đóng sau lưng ván in, úp ván xuống “bìa” để quét đẫm màu; úp mặt ván khắc đã thấm màu lên mặt giấy; lật ngửa ván khắc lên.
- Thợ in lấy xơ mướp xoa đều lưng mặt giấy để màu mực thấm đều; bóc từ giấy khỏi ván in; số màu của tranh tương ứng với số lần in.
4. Rộn ràng tranh Tết
- Khoảng tháng 7, tháng 8 hằng năm là dịp để chuẩn bị cho mùa tranh Tết.
- Chợ tranh họp vào tháng Chạp trong các ngày 6, 11, 16, 21, 26.
5. Lưu giữ và phục chế
- Vào khoảng cuối thế kỉ XIX đến những năm 40 của thế kỉ XX là thời kì hưng thịnh. Xu thế thương mại hóa thời kinh tế thị trường đã làm chúng dần mai một, thất truyền.
- Ở Đông Hồ vẫn có những nghệ nhân tâm huyết với nghề, cố gắng để duy trì, nuôi dưỡng nghề tranh Đông Hồ này.
Bài thơ để lại cho em cảm xúc buồn, đồng cảm, xót thương cho thận phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Đồng thời cho ta thấy tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước duyên phận éo le và cuộc sống, số phận cay đắng của họ, dù gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch của cuộc đời. Bài thơ cũng cho ta thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, những điều tưởng trừng vô cùng giản đơn, bình dị nhưng lại là khao khát, niềm mơ ước cả cuộc đời của tác giả nói chung, của tất cả người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung. Qua đó ta thấy được bức tranh toàn cảnh xã hội phong kiến xưa kia, trọng nam khinh nữ với những hủ tục lạc hậu. Nhưng Hồ Xuân Hương đã đưa hình ảnh những người phụ nữ lên một tầng cao mới, họ không chi là những người thấp cổ bé họng, bị chà đạp, khinh rẻ mà họ đã trở nên mạnh mẽ, dám chống lại cái xã hội phong kiến, đạp tung mọi lễ giáo kìm hãm những người phụ nữ.
- Bản tin: đây là một kiểu văn bản thuần đưa tin, tường thuật lại đúng những sự kiện xảy ra, độ tin cậy cao. Khi đọc, chúng ta nên đọc theo trình tự các mục để nắm bắt thông tin và hiểu rõ vấn đề.
- Văn bản thông tin tổng hợp: khi đọc dạng văn bản này, chúng ta còn được thấy cảm xúc, cảm nhận của riêng người viết đối với nội dung truyền tải, cách đọc bao quát nhất những thông tin chính của sự kiện.
Mọi người ơi giúp em với em cần gấp ạ.
Tham khảo:
Năm ngoái, sau kì thi tuyển vào lớp mười, bố mẹ đã quyết định tặng cho em một chuyến đi du lịch biển Nha Trang - Ninh Thuận. Thật là một chuyến đi tuyệt vời! Nó đã mang lại cho em bao cảm xúc, bao kỉ niệm và thật nhiều niềm vui.
Chuyến đi của em bắt đầu từ sáng sớm. Bố mẹ và em đã bắt xe ra sân bay từ sáu giờ sáng. Bầu trời mùa hè trong xanh, mát mẻ, ánh mặt trời tinh mơ xuyên qua những tầng mây chiếu rọi xuống mặt đất rực rỡ vàng óng ánh. Đến sân bay, em mới bắt đầu cảm thấy hồi hộp. Ôi, lần đầu tiên được ngồi lên máy bay thật thích thú, nhưng vẫn cảm thấy lo lắng và hồi hộp cực kì. Đến khi bước lên máy bay, được nó chở bay lên những tầng không, lên cao vút thì cảm giác thật phấn khích. Em cảm tưởng như mình đang được giang cánh bay lượn khắp bầu trời với những đám mây bồng bềnh kia. Ngóng nhìn qua khung cửa sổ máy bay, thật thú vị khi những ngôi nhà cao tầng trên mặt đất cứ dần dần thu bé lại.
Qua hai giờ bay trên không trung, máy bay đã đưa gia đình em hạ cánh an toàn xuống sân bay Cam Ranh của Khánh Hòa. Chà, sân bay thật rộng và sạch sẽ, chẳng kém gì sân bay Nội Bài ở Hà Nội. Bước ra ngoài là đã thấy cả mặt biển xanh ngắt trước mắt, thấy gió biển lùa vào mát mẻ, thơm nồng vị muối, thật sảng khoái biết chừng nào! Bắt đầu những bước chân đầu tiên trên mảnh đất này, em đã thấy hương vị của biển tràn ngập cả không khí. Từng cơn gió lộng cứ mê mải thổi miết, cả những ngọn núi nhỏ nhỏ xanh rì bao quanh nữa. Bước đến đây, dường như bầu trời cũng khác ở nơi thành phố. Bầu trời dường như cao hơn, trong xanh hơn, những gợn mây lăn tăn cứ đuổi nhau bay tít ra xa. Ông mặt trời tỏa những tia nắng vàng ươm đượm mùi biển xuống mặt đất.
Xuống máy bay, bố mẹ em và em bắt xe để về khách sạn. Ngay sau đó, bố đã dẫn mẹ con em đi tắm biển ngay. Ôi nước biển ở đây mới thật là trong xanh làm sao! Nước biển cứ xanh biếc một màu đầy đẹp mắt. Còn những con sóng cứ kéo nhau xô vào bờ cát dài trắng tinh trải dài mênh mông. Khác với những vùng biển khác, cát biển ở Nha Trang lại mang màu trắng tinh khiết khiến cho em cảm thấy thích thú vô cùng. Em chạy nhảy và đắm mình trong làn nước xanh mát ấy. Những con sóng biển đã cuốn trôi hết mọi muộn phiền và mệt mỏi của cả năm học vừa qua của em. Thật hạnh phúc khi được thả mình vào làn nước trong mát này!
Tắm biển xong, bố lại dẫn mẹ con em đi thưởng thức hải sản của Nha Trang. Nào là ốc, tôm hùm, cua, ghẹ, ... tất cả đều rất tươi ngon và được bày biện bắt mắt vô cùng. Em còn được bố dẫn đi xem những chú tôm đang bơi ở trong những bể nước của nhà hàng nữa.
Sang ngày thứ hai, bố mẹ và em đã cùng nhau thức dậy thật sớm để ra bờ biển ngắm bình minh. Phải nói bình minh trên biển đẹp tuyệt vời! Thật đáng tiếc nếu như ai chưa có dịp được tận mắt chứng kiến hình ảnh vừa rực rỡ vừa huy hoàng ấy. Vầng mặt trời đỏ ối từ từ nhô lên trên mặt biển từ đường chân trời xa tắp. Khi vừa xuất hiện, nó thật to và có màu đỏ cam. Làn nước biển trong xanh cũng bị nhuộm thành một màu đỏ ối. Tất cả bị bao trùm, choáng ngợp bởi ánh mặt trời lúc bình minh. Từng gợn sóng lăn tăn gợn nhẹ nhàng, nối tiếp nhau xô nhẹ vào bờ biển. Ngọn gió biển mặn nồng mơn man khuôn mặt của em. Ngọn gió ấy mang mùi hương của biển, của sớm tinh mơ, của ánh dương vàng nữa. Gió cũng thổi tung từng lọn tóc của bố mẹ, của em. Chưa bao giờ em lại được ngắm cảnh bình minh đẹp đẽ mà huy hoàng nhường ấy.
Ngày cuối cùng rong chơi trên dải đất Nha Trang, bố dẫn mẹ con em xuống tham quan vườn nho tại Ninh Thuận. Chao ôi! Cả một vùng rộng lớn tràn ngập màu xanh biếc của những tán là nho xanh. Bước vào vườn, những chùm nho trĩu trái đang dần chín đỏ đang trĩu nặng trên cành. Vào vườn nho, em được thưởng thức những trái nho tươi ngon còn đang lủng lẳng ngay trên cành cây. Những quả nho căng mọng, xanh đỏ đẹp mắt khiến cho em không thể rời mắt được. Những quả nho ngọt mắt mang hương vị nồng nàn của nơi đây và cả của biển cả nữa. Có lẽ sau này, khi có dịp, em sẽ còn trở lại nơi đây thêm nhiều lần nữa để thưởng thức lại hương vị đậm đà này.
Kết thúc chuyến du lịch, gia đình em trở lại Hà Nội, bắt đầu công việc thường nhật của mình. Bố mẹ lại đi làm trở lại còn em lại chuẩn bị để bắt đầu một năm học mới thật tốt. Thế nhưng dư âm của chuyến đi Nha Trang cứ còn vương vấn mãi trong em. Những kỉ niệm tươi đẹp ở vùng đất ấy sẽ mãi là những kỉ niệm đẹp nhất trong kí ức của em. Năm học mới, em tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu thật nhiều để có thể được đặt chân đến nhiều miền đất tươi đẹp khác trên đất nước Việt nam ta