Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dục Thúy sơn- Nguyễn Trãi
Phiên âm:
Hải Khẩu hữu tiên san,
Tiền niên lũ vãng hoàn.
Liên hoa phù thuỷ thượng,
Tiên cảnh trụy trần gian
Tháp ảnh trâm thanh ngọc
Ba quang kính thuý hoàn.
Hữu hoài Trương Thiếu bảo.
Bi khắc tiển hoa han.
Dịch thơ:
Cửa biển có non tiên
Từng qua lại mấy phen.
Cảnh tiên rơi cõi Tục.
Mặt nước nổi hoa sen,
Bóng tháp hình trâm ngọc
Gương sông ánh tóc huyền
Nhớ xưa Trương Thiếu bảo
Bia khắc dấu rêu hoen.
(Khương Hữu Dụng dịch)
Đoạn văn cảm nghĩ:
“Dục Thúy Sơn” có thể được sáng tác vào thời điểm sau cuộc kháng chiến chống giặc Minh và trước khi Nguyễn Trãi lui về ở ẩn tại Côn Sơn. Bài thơ được sưu tầm và xếp vào Ức Trai thi tập. Thể thơ ngũ ngôn luật thi (ngũ luật) - một thể của thơ Đường luật với bố cục, sáu câu đầu thiên về tả cảnh, bức tranh núi Dục Thuý; hai câu kết thể hiện cảm xúc hoài niệm của tác giả. Hai câu thơ đầu tác giả giới thiệu chung về cảnh vật trong mối quan hệ với tác giả. Nhà thơ đã mấy lần đến chơi núi. Cảnh tuy đã quen, nhưng lần này đến không khỏi ngạc nhiên vẻ đẹp “non tiên” hiện lên trước cửa biển. Bốn câu thơ sau: Bức tranh sơn thủy hữu tình. Bức tranh toàn cảnh núi Dục Thuý được thể hiện rõ nét trong hai câu 3 - 4, từ điểm nhìn xa, có tầm bao quát rộng. Núi Dục Thuý được tác giả ví như đoá sen nổi trên mặt nước, hình ảnh và bút pháp mới lạ, độc đáo. Hình ảnh đóa sen có ý nghĩa biểu tượng, gợi ý niệm thoát tục, như là cõi tiên rơi xuống trần gian. Ngôn từ được sử dụng tinh xác, tạo ấn tượng, trong nguyên văn, từ phù có nghĩa là nổi, nhưng lay động tại chỗ; từ truỵ có nghĩa là rơi, rớt từ trên cao xuống, thể hiện sự sống động trong miêu tả. Dấu ấn riêng của tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện rõ nhất qua những liên tưởng xuất hiện ở cái nhìn cận cảnh (hai câu 5 - 6). Các chi tiết đặc sắc được thể hiện khi so sánh bóng tháp hiện trên mặt nước như chiếc trâm ngọc xanh; ánh sáng sóng nước như đang soi chiếu mái tóc biếc. Trâm ngọc xanh và mái tóc biếc gợi hình ảnh trẻ trung, trong sáng, trữ tình, nên thơ, giúp liên tưởng đến hình ảnh người con gái. Vẻ đẹp của thiên nhiên được so sánh với vẻ đẹp của con người; lấy nét đẹp của người con gái để hình dung bóng núi trên sóng biếc. Sự liên tưởng này rất hiện đại, đặc biệt, hiếm thấy trong thơ cổ. Thơ cổ thường lấy chuẩn mực vẻ đẹp tự nhiên để so sánh với con người. Sự liên tưởng và bút pháp mới lạ này cho thấy tâm hồn trong sáng, nhạy cảm, tinh tế của nhà thơ. Hai câu thơ cuối thể hiện tâm sự hoài niệm của nhà thơ, cũng giống như các bài thơ khác cùng chủ đề của Nguyễn Trãi, lại thường là sự bộc lộ những suy tư về con người, về lịch sử, về dân tộc. Ý thơ thể hiện rõ sự hoài niệm, nhớ tiếc. Điều này cho thấy tâm hồn hướng nội, sâu sắc của Nguyễn Trãi. “Dục Thúy Sơn” là bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Bài thơ ngũ ngôn bát cú bằng chữ Hán. Hình tượng thơ mĩ lệ, cảnh sắc đượm vẻ thần tiên. Trong phần luận, bốn hình ảnh ẩn dụ sóng nhau, đối nhau, hình ảnh này làm đẹp thêm hình ảnh kia, thể hiện cách cảm, cách tả của nhà thơ mang tâm hồn thơ mộng, tài hoa. Ức Trai, trong cảm nhận cái đẹp của thiên nhiên, sông núi, ngòi bút tài hoa của ông rất tinh tế và nhạy cảm trong gợi tả và biểu cảm.
câu 1
Nhan đề “Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh đã gợi nhắc cho người đọc nhớ về những câu chuyện cổ tích mà bà thường kể về một thời đại xa xưa ngày trước. Khi đọc tác phẩm, người đọc cảm thấy cách lý giải nguồn gốc loài người của tác giả thật thú vị. Dưới hình thức một bài thơ, nhưng tác phẩm lại giàu tính tự sự, giống như một câu chuyện được kể lại theo trình tự thời gian. Trước hết tác giả khẳng định trời sinh ra trước tiên là trẻ em. Sau đó, để trẻ em có được một môi trường sống thật tốt, mới có sự ra đời của những sự vật khác trên trái đất. Ở đây, nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh miêu tả sinh động để giúp người đọc hiểu hơn về sự ra đời của thiên nhiên. Kế tiếp là sự ra đời của mẹ giúp trẻ em cần có tình yêu thương, sự chăm sóc. Bà được sinh ra để giáo dục trẻ em về những giá trị truyền thống, đạo đức tốt đẹp. Còn bố được sinh ra để dạy trẻ em thêm hiểu biết, trưởng thành. Cuối cùng trường lớp là nơi trẻ em đến để học tập, vui chơi còn thấy giáo là người dạy dỗ trẻ em ở đó. Có thể khẳng định, với bài thơ này, Xuân Quỳnh muốn gửi gắm tình yêu thương của Xuân Quỳnh dành cho trẻ em.
câu 2
Trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh, em thích nhất là khổ thơ cuối. Ở đó, em thấy hình ảnh ngôi trường được hiện lên thật mộc mạc và giản dị. Trật tự thông thường đã được xáo trộn lên, tạo cảm giác thú vị khi đọc. Đầu tiên là những con chữ xuất hiện, rồi đến ghế, đến bàn, rồi mới có lớp có trường. Sau cùng, là thầy cô giáo tiến đến, giảng dạy cho em bao điều hay. Em rất ấn tượng với các kể này của tác giả, bởi ở đây, tất cả đều xuất hiện vì trẻ con, vì muốn được dạy cho trẻ con những điều hay lẽ phải, những điều thú vị bổ ích. Từ đó, vai trò và khát vọng học tập của thiếu nhi chúng em được quan tâm và đề cao hơn cả. Đặc biệt, là câu thơ cuối cùng "Chuyện loài người trước nhất". Nó vừa là lời kết cho cả một câu chuyện kể về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh. Nhưng cũng là câu thơ mở ra về những câu chuyện khác về loài người do chính trẻ con chúng em kể. Mỗi người sẽ có những câu chuyện của riêng mình. Điều đó đã khiến cho bài thơ thêm ý nghĩa và truyền cảm hứng cho người đọc.
câu 3
Thế Lữ là một trong những nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông mà chúng ta phải nhắc đến chính là Nhớ rừng. Nổi bật trong bài thơ là hình ảnh bức tranh tứ bình hiện lên trong nỗi nhớ của chú hổ. Mở đầu bức tranh là bốn cảnh thiên nhiên hiện lên trong tâm trí chú hổ, đó là: những đêm vàng, những ngày mưa, những bình minh, những chiều lênh láng máu sau rừng, cảnh nào cũng tráng lệ, lần lượt hiện lên trong nỗi nhớ tiếc khôn nguôi của con hổ sa cơ. Đó là cảnh huyền ảo, thơ mộng của những đêm vàng bên bờ suối, chúa sơn lâm say mồi đứng uống ánh trăng tan. Là những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, chúa sơn lâm lặng ngắm giang sơn… đổi mới. Là cảnh bình minh cây xanh nắng gội chan hòa, rộn rã tiếng chim ca. Cuối cùng là cảnh những chiều lênh láng máu sau rừng thật dữ dội, bi tráng. Vị chúa tể đại ngàn đang ung dung đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, để chiếm lấy riêng ta phần bí mật trong vũ trụ bao la. Đại từ ta lặp lại nhiều lần trong bài thơ tạo nên nhạc điệu rắn rỏi, hùng tráng của câu thơ, thể hiện khẩu khí đẩy tự tôn, tự hào của vị chúa tể muôn loài. Nhưng dẫu huy hoàng đến đâu chăng nữa thì cũng chỉ là hào quang của dĩ vãng hiện ra trong hoài niệm. Những điệp ngữ: nào đâu, đâu những… lặp đi lặp lại nhấn mạnh sự tiếc nuối của con hổ đối với quá khứ vinh quang. Chúa sơn lâm dường như ngơ ngác, chới với trước thực tế phũ phàng mà mình đang phải chịu đựng. Giấc mơ đẹp đẽ đã khép lại trong tiếng thở dài u uất: "Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu?" Đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã khắc sâu trong tâm trí bạn đọc về một cuộc sống đã từng tươi đẹp của chú hổ. Nhiều năm tháng qua đi nhưng đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho nền văn học Việt Nam.
꧁༺๖ۣ๖ۣۜSkyღ๖ۣۜlạnh☯๖ۣۜlùngɠɠ༻꧂
1) Sao chuyện này kỳ thú, huyền ảo thế?
2) Chuyện này xúc động làm sao!
3) Bạn hãy rút ra bài học: Nên biết sẻ chia, giúp đỡ người khác.
Câu 1
Qua đoạn trích Trong lòng mẹ, tác giả Nguyên Hồng đã xây dựng rất thành công nhân vật người cô là hiện thân cho sự khắc nghiệt của xã hội phong kiến. Thật vậy, người cô trong truyện chính là đại diện cho những sự cay nghiệt, độc ác của 1 xã hội chà đạp lên quyền sống và quyền hạnh phúc của người phụ nữ. Trong cuộc trò chuyện với Hồng, người cô thường xuyên xoáy vào nỗi đau thiếu thốn tình thương của Hồng. Mục đích chính của người cô chính là làm cho hình ảnh của mẹ xấu đi trong mắt Hồng, để Hồng ghét bỏ mẹ và làm cho Hồng phải đau đớn. Người cô không hề thương xót gì cho những người trong cùng gia đình là Hồng và mẹ Hồng. Vì thế, cô đã thường xuyên nhắc đến mẹ, người mà Hồng đang thực sự ao ước được gặp lúc này nhưng vẫn phải kìm nén. Nhắc đến mẹ - một người khi nhắc đến luôn làm Hồng trực trào cảm xúc. Tuy nhiên, người cô này nhắc đến mẹ Hồng thì dùng toàn những lời lẽ miệt thị và bêu rếu mẹ của Hồng. Mục đích của người cô là làm cho Hồng trở nên ghét mẹ của mình. Xuất phát từ sự ghét bỏ mẹ Hồng và Hồng, người cô dùng những lời nói rất kịch và mỉa mai để làm cho Hồng đau khổ. Hoàn cảnh thiếu thốn tình thương phải xa mẹ mà người cô còn nói là mẹ có con với người khác càng làm cho Hồng đau đớn hơn. Tất cả đều là mục đích của người cô làm cho Hồng đau khổ và Hồng sẽ nghĩ xấu về mẹ của mình. Thế nhưng, sự cay nghiệt của người cô lại càng làm cho tình yêu mẹ của Hồng được thể hiện sâu sắc hơn trong văn bản.
Câu 3
_ Nếu em là nhân vật bé hồng trong đoạn trích trong lòng mẹ thì trong cuộc đối thoại với bà cô em sẽ đối thoại là: giải thích cho người cô hiểu về nỗi khổ của mẹ, bảo vệ mẹ khỏi những lời đả kích thâm độc của cô.
_ Vì em thương mẹ, em hiểu được những gì mà mẹ phải gánh chịu trong cuộc sống đầy đau thương này
Mở đầu bài thơ là một tiếng kêu "buồn lắm chị Hằng ơi!". Một tiếng kêu đầy ắp tâm sự. Thi sĩ Xuân Diệu đã nhận xét như vậy.
"Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!
Trần thế em nay chán nửa rồi"
Nỗi buồn đến mức "buồn lắm"; trong cô đơn chỉ còn biết gọi chị Hằng để dãi bày tâm sự. Ba tiếng "chị Hằng ơi!" rất biểu cảm, ý vị làm cho giọng thơ thiết tha thân mật. Câu thơ man mác sự buồn và chán. Tản Đà đã từng viết: "Đời đáng chán hay không đúng chán?", nay thì đã "chán nửa rồi". Bài thơ in trong tập "Khối tình con" xuất bản năm 1916, qua đó ta thấy rõ nguyên cớ sâu xa, buồn và chán vì trần thế, vì cuộc đời xấu xa, vì chế độ thực dân nửa phong kiến ngột ngạt, thối nát, tù hãm. Vì cống danh dở dang: "Tài cao, phận thấp, chí khí uất". Buồn vì non nước đang bị ngoại bang thống trị "Lệ ai giàn giụa với giang san". Đó là nỗi buồn của một thế hệ trong vòng nô lệ lầm than. Là một thi sĩ đa cảm, đa tình, nỗi buồn đã kết thành mối sầu