Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cậu bé Hồng là nhân vật chính,nhân vật tự truyện được viết như sự phát ngôn và hóa thân của nhà văn Nguyên Hồng. Cậu bé Hồng có một tuổi thơ đầy cay đắng và tủi cực. Cha cậu mất sớm do nghiện ngập,mẹ cậu vì túng quẫn nên bỏ con đi tha hương cầu thực. Cậu phải sống trong sự ghẻ lạnh cảm họ hàng bên nhà nội.Nhưng Hồng cũng là một cậu bé thông minh, nhạy cảm. Khi nghe những lời nói tâm độc và những rắc tâm vấy bẩn của bà cô. Cậu bé tinh ý nhận ra những tâm địa đồ ác của bà cô. Cậu bé Hồng có một trái tim tha thiết yêu thương mẹ. Mặc cho bà cô luôn nói xấu mẹ cậu nhưng tình yêu của Hồng dành cho mẹ vẫn đằm thắm, vẹn nguyên. Cậu có một trái tim luôn khao khát hạnh phúc được ở bên người mẹ hiền. Khi đi học về,cậu vô tình gặp được mẹ. Cậu sung sướng cực điểm khi gặp mẹ ở trong lòng mẹ. Có thể nói,cậu bé Hồng là hình ảnh của tuổi thơ nhiều data hạnh nhưng vẫn tỏa sáng một trái tim yêu thương sâu sắc,để lại ấn tượng trong lòng người đọc.
Chú bé Hồng là một cậu bé có một tuổi thơ bất hạnh nhưng cậu có một tâm hồn vô cùng trong sáng và dạt dào tình yêu thương. Bố cậu ăn chơi , nghiện ngập mất sớm, mẹ cậu phải tha hương cầu thực. Còn cậu , cậu phải sống với bà cô cay nhiệt ,ghẻ lạnh,luôn gieo rắc vào đầu óc non nớt của đứa chấu những hình ảnh xấu về người mẹ để cậu ruồng rẫy mẹ của mình. Nhưng Hồng đã ruồng bỏ những lời nói thâm độc của bà cô, cậu đặt một niềm tin mãnh liệt vào người mẹ của mình , cậu căm hận những thành kiến tàn ác đã khiến cho mẹ con Hồng phải xa lìa. Hơn ai hết , cậu luôn muốn sống trong tình yêu thương , được mẹ vỗ về, được làm nũng được chiều chuộng,....như bao đứa trẻ khác . Giờ đây mẹ là niềm hạnh phúc, là khát khao duy nhất của cậu. Và rồi , vào hôm giỗ đầu thầy cậu. Mẹ đã về. Hồng sung sướng vô bờ. Dạt dào, miên man khi được nằm trong lòng mẹ, được mẹ âu yếm vỗ về. Tất cả những khổ đau, những lời nói của bà cô đều bị lãng quên - trôi đi nhẹ như một đám mây. Trong lòng cậu lúc này chỉ còn niềm hạnh phúc. Qua đây, ta thấy được Hồng là một chú bé hiếu thảo, có tâm hồn trong sáng và hơn nữa cậu có một tình yêu thương cháy bỏng dành cho người mẹ bất hạnh của mình: hay là biểu hiễn rõ nhất của tình mẫu tử thiêng liêng.
mk viết về chú bé hồng nha bn
*Tức nước vỡ bờ
Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị đã hạ mình van xin, nài nỉ. để cứu chồng chị phải đợ con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu ray rứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê” ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cài gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở con người ấy đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. . Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng” của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình”. Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Tình người quan tâm đến nhau trong cuộc sống lam lũ khó khăn là điều quý giá nhất.
Bạn cần phân tích từng hình ảnh, chi tiết miêu tả khắc họa nhân vật trong mỗi văn bản từ đó làm nổi bật phẩm chất của 3 người phụ nữ trong 3 văn bạn trên:
- Người mẹ trong "Tôi đi học": Hết lòng yêu thương con cái, chăm chút nâng niu coi trọng việc học của con.
- Người mẹ trong "Trong lòng mẹ": Đây là nhân vật kiệm lời nhất trong văn bản nhưng cũng để lại muôn vàn cay đắng trong lòng độc giả. Là 1 người phụ nữ bất hạnh, phải gánh chịu những khó khăn trong cuộc sống. Có lúc tưởng rằng là con người vô cảm nhưng đến kết văn bản mới thấy bà yêu thương con vô cùng.
- Người mẹ, người vợ trong "Tức nước vỡ bờ": Là người phụ nữ chịu vô vàn khó khắn trong cuộc sống nhưng vẫn sáng ngời phẩm chất của bà mẹ yêu thương con dẫu phải bán con. Đây là người vợ hết lòng yêu thương chồng. ( Lấy DC chị Dậu chăm chút cho chồng sau khi bị trả về). Là người phụ nữ dám đứng dậy để bảo vệ tình yêu thương của mình. ( DC: Đánh lại tên cai lệ)
Ngoài ra bạn có thể lấy Dc về những con người độc ác, xấu xa, ngược lại 3 người phụ nữ trên. Đó là: người bà cô trong "Trong lòng mẹ", ....
2.ND CỦA MẤY BÀI NÀY TRONG SGK MAK BN
NT:HAI CÂY PHONG
+đAN XEN CÁC PHƯƠNG THỨC BĐẠT
+KỂ VÀ TẢ
+SO SÁNH NHÂN HÓA
-TÔI ĐI HỌC:
+SỬ DUJG NHIỀU TỪ LÁY GỢI CẢM, GỢI TẢ
+ĐAN XEN CÁC ptbđ
+SO SÁNH
+BỐ CỤC TRUYỆN THEO DÒNG HỒI TƯỞNG
-TỨC NC VỞ BỜ:
+PHÉP TƯƠNG PHẢN GIỮA NGOẠI HÌNH VÀ TÍNH CÁCH
+SD CÁC CHI TIẾT ĐIỂN HÌNH
-CHIẾC LA SUỐI CÙNG:
+KẾT THÚC TRUYỆN BẤT NGỜ
+ĐẢO NGƯỢC TÌNH HUỐNG 2 LẦN
-CÔ BÉ BN DIÊM:
+ĐỐI LẬP TƯƠNG PHẢN
Mik chỉ nêu gợi ý thôi nha:
Bài viết của học sinh khái quát gọn mà đủ phẩm chất cao đẹp của người mẹ, người vợ - người phụ nữ Việt Nam qua 3 văn bản truyện kí đã học:
- Tình cảm thắm thiết, sâu nặng đối với chồng con.
- Bản chất dịu hiền đảm đang.
- Trong hoàn cảnh đau đớn, tủi cực: Thể hiện sức mạnh tiềm tàng
Bạn cần phân tích từng hình ảnh, chi tiết miêu tả khắc họa nhân vật trong mỗi văn bản từ đó làm nổi bật phẩm chất của 3 người phụ nữ trong 3 văn bạn trên:
- Người mẹ trong "Tôi đi học": Hết lòng yêu thương con cái, chăm chút nâng niu coi trọng việc học của con.
- Người mẹ trong "Trong lòng mẹ": Đây là nhân vật kiệm lời nhất trong văn bản nhưng cũng để lại muôn vàn cay đắng trong lòng độc giả. Là 1 người phụ nữ bất hạnh, phải gánh chịu những khó khăn trong cuộc sống. Có lúc tưởng rằng là con người vô cảm nhưng đến kết văn bản mới thấy bà yêu thương con vô cùng.
- Người mẹ, người vợ trong "Tức nước vỡ bờ": Là người phụ nữ chịu vô vàn khó khắn trong cuộc sống nhưng vẫn sáng ngời phẩm chất của bà mẹ yêu thương con dẫu phải bán con. Đây là người vợ hết lòng yêu thương chồng. ( Lấy DC chị Dậu chăm chút cho chồng sau khi bị trả về). Là người phụ nữ dám đứng dậy để bảo vệ tình yêu thương của mình. ( DC: Đánh lại tên cai lệ)
Ngoài ra bạn có thể lấy Dc về những con người độc ác, xấu xa, ngược lại 3 người phụ nữ trên. Đó là: người bà cô trong "Trong lòng mẹ", ....
Ý kiến khẳng định tình cảm yêu thương, kính trọng cha mẹ là thứ tình cảm thiêng liêng cao quý. Chúng ta cần phải trân trọng, nuôi dưỡng tình cảm ấy; phê phán, lên án gay gắt những người chà đạp lên tình yêu thương ấy.
Bài viết triển khai các ý sau:
- Vì sao sự yêu thương, kính trọng cha mẹ lại là tình cảm thiêng liêng nhất.
- Những biểu hiện chứng tỏ sự yêu thương, kính trọng cha mẹ.
- Xã hội ngày nay vẫn có những đứa con bất hiếu với cha mẹ.
- Bài học của bản thân.
>Tham khảo<
Mẫu là mẹ, tử là con. Tình mẫu tử là tình yêu thương chăm sóc của mẹ dành cho con, là sự kính trọng biét ơn của con dành cho mẹ. Tất thảy những tình cảm đó tưởng chừng như bình thường, vậy mà dưới ngòi bút của Nguyên Hồng nó lại trở nên cụ thể máu thịt, từ sự kết nối đó tạo nên ba chữ tình mẫu tử. Và trong đoạn trích này, tình cảm thiêng liêng đó được phát triển và trở thành đỉnh điểm của tình cảm con người.Ngay từ đầu đoạn trích, với nghệ thuật xây dựng diễn biến tâm lí nhân vật, nhà văn đã tạo nên tình huống đối thoại giữa nhân vật ngưòi cô và chú bé Hồng. Những lời nói cay độc và đay nghiên của cô, đã khiến cho chú bé Hồng bộc lộ lòng yêu thương mẹ cháy bỏng khi người mẹ đáng thương đó phải đi tha phương cầu thực ở đát quê người.
Có thể thấy ngay từ câu hỏi đầu tiên, người cô đã trút lên đầu đứa cháu tội nghiệp những lời mỉa mai cay độc:
- Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?
Với nụ cười nửa miệng và câu hỏi thăm dò đó, người cô đã đánh trúng vào nỗi đau đớn phải xa mẹ của chú bé. Người cô ruột đó đại diện cho sự lạng lùng nghiệt ngã của những hủ tục phong kiến ngày xưa, cho nên sẵn sàng nói cho sướng miệng cho hả dạ. Không mảy may nghĩ đến nỗi đau đớn của đứa cháu đáng thương. Hai anh em mới mấy tuổi đầu mà đã mồ côi cha, mẹ đi biệt xứ. Không được sông trong tình yêu thương, em phải sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng, sự khinh srhét của người cô ruột, có thể nói cuộc sông quanh em là những khổ đau và bất hạnh. Muôn Hồng khinh ghét, ruồng rẫy mẹ bà ta đã không từ một thủ đoạn nào để làm cho đứa cháu ruột của mình phải đau đớn tuyệt vọng.
Trong hoàn cảnh đó, tình yêu mẹ đã khiến cho em không dễ bị những rắp tâm dơ bẩn của người cô đánh lừa. Em yêu thương mẹ bằng nguyên vẹn trái tim mình, không gì có thể khiến cho em thay lòng đổi dạ và em khẳng định “cuối năm nhất định mợ cháu sẽ về”. Câu trả lời đó thật cứng cỏi thật chắc chắn bởi nó được thốt ra từ chính miệng em, từ chính trái tim từ lòng yêu quý, sự tin tưởng mà em dành cho mẹ mình.
Suốt cả đoạn trích, ta thấy cậu bé với bản năng tự vệ, phải gồng lên kín đáo để bảo vệ người mẹ đang biệt xứ nơi xa. Nhiều lúc chú bé phải “cười trong nước mắt” lúc khác lại “nước mắt ròng ròng”. Những giọt nước mắt đó là nỗi đau, là sự day dứt mà chú bé phải hứng chịu thay cho mẹ, khác nào dơ vai ra đỡ những nhát dao đâm vào mẹ. Có thể thấy trong tâm hồn em đang có một sự đấu tranh quyết liệt. Em mong muôn bảo vệ mẹ để không ai xen vào tình cảm mẹ con, để niềm tin vào ngày đoàn tụ trong em không bao giờ tan vỡ. Em muốn cùng mẹ đối mặt với lễ giáo phong kiến, em không muôn mẹ mình cứ phải sống chui sống lủi, giấu giếm như một kẻ ăn cắp. Đứa trẻ đó có một mong ước cháy bỏng “giá như những hủ tục đày đoạ mẹ, như một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai ngầu nghiến cho kì nát vụn mới thôi”. Chỉ có tình cảm mẫu tử thiêng liêng mới tạo cho bé Hồng sức mạnh lớn lao ấy.
Ở cuối đoạn trích hai mẹ con Hồng đã được gặp nhau là trường đoạn thấm đẫm tình yêu thương, trìu mến của tình mẹ con. Thoáng thấy bóng mẹ em đã cất tiếng gọi. Hồng đã run rẩy vì sợ bị nhầm. Hình ảnh so sánh sự sợ sệt đó với “người bộ hành đi trên sa mạc” thật là sâu sắc. Tiếng gọi của Hồng như xé tan không gian u ám của sự xa cách trong chế độ phong kiến xưa. Được mẹ ôm vào lòng, hơi ấm của mẹ đã xua tan những nỗi đau từ trước, trái tim rạn nứt đó đã trở nên lành lặn, khoẻ mạnh. Mọi rắp tâm tanh bẩn dường như không còn tồn tại nữa mà thay thế vào đó là tình mẫu tử đẹp đẽ và chứa chan niềm hạnh phúc “gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má”. Được cảm nhận tình thương, được ngửi thấy “hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn do hơi trầu phả ra...” - những thứ thật bình thường vậy mà đốì với Hồng là những điều thật thiêng liêng. Đây được coi là đỉnh điểm của tình mẫu tử ở trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng.
Cảm ơn Nguyên Hồng, ông đã giúp cho ta cảm nhận được tình mẹ con sâu nặng, tình mẫu tử cao quý thiêng liêng.