Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Công việc học tập đang từng ngày được xã hội hoá, nhà nhà học tập, người người học tập. Nhưng đến với công việc này, mỗi người có một cách thức học tập, một mục đích học tập khác nhau. Vậy cần nhìn nhận vấn đề học tập ngày nay như thế nào?
Học tập là một quá trình dài, là một cách để con người tiếp cận tri thức, nâng cao trình độ, mở mang trí óc để khám phá những điều hay lẽ phải. Học là việc cần thiết suốt đời bởi tri thức nhân loại là một kho tàng vô cùng phong phú, nó như biển cả mênh mông mà sự hiểu biết của con người lại có hạn. Đâu phải chỉ cần thời gian mà con người có thể hiểu biết được mọi điều trong cuộc sống. Con người ta khi sinh ra, chưa có hiểu biết về cuộc sống, chưa biết làm gì cả, vì vậy phải học từ việc nhỏ nhất, đơn giản nhất trở đi. Lớn lên đến trường phải học đọc, học viết, học những kiến thức tự nhiên và xã hội để trang bị cho mình những trí thức cần thiết trong cuộc sống nhằm giúp mình sau này có thể làm việc tốt bởi trẻ mà không học thì sẽ rất khó để chúng ta có thể vào đời một cách vững vàng. Khi trưởng thành lại cần phải học. Những kiến thức ta được học trong trường không chỉ là nền tảng cơ bản trong cuộc sống, khi bắt tay vào công việc thường nảy sinh ra nhiều vấn đề. Để giải quyết được ta phải tự học, tự nâng cao kiến thức. Hiện nay trình độ khoa học kỹ thuật, văn hoá tri thức ngày càng phát triển, càng có nhu cầu đòi hỏi cao đối với con người. Nếu chúng ta ngừng học tập thì sẽ bị lạc hậu, tụt lùi, không đảm đương được các công việc được giao, không hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Không ngừng học tập thì mới trở thành người có ích cho gia đình và cho xã hội.
Ngày nay, mỗi con người đều có cách học riêng của mình. Nhiều bạn rất chăm chỉ, cần cù và giành được những thành công lớn. Đã có biết bao những bạn học sinh đạt thành tích cao trong học tập. Họ luôn lấy gương các vị danh nhân, các bậc cha anh đi trước để noi gương theo. Như Lênin với câu nói "Học, học nữa, học mãi" hay nhà bác học Đácuyn lừng danh cũng nói rằng: "Bác học không có nghĩa là ngừng học". Học tập là một yếu tố quan trọng, không những giúp cho chính bản thân mỗi học sinh chúng ta có một tương lai tốt đẹp mà còn giúp cho đất nước ngày một giàu mạnh. Có câu danh ngôn: "Đường đời là một chiếc thang không có nấc chốt và việc học là một quyển sách không có trang cuối cùng". Vì thế học sẽ không bao giờ là đủ và học tập là một việc vô cùng cần thiết đối với cuộc sống ngày càng phát triển như hiện nay.
Tuy nhiên vẫn có không ít những bạn học sinh mải chơi quên học, hoặc nếu có cũng chỉ là học vẹt, học đối phó. Đó quả thực là những hành động hết sức sai lầm. Các bạn hãy đến với những em nhỏ lang thang, hãy nhìn những khuôn mặt nhỏ bé, những đôi mắt thơ ngây luôn ao ước được một lần cắp sách tới trường như bao bạn nhỏ khác. Lúc đó các bạn sẽ nghĩ sao? Chúng ta được may mắn hơn các bạn bé nhỏ ấy, chúng ta được cha mẹ yêu thương, được thầy cô tận tình dạy dỗ, vậy mà chúng ta lại không học, lại coi thường việc học. Như vậy chảng phải thật đáng trách sao? Lúc ấu thơ, ngoài bản năng tự nhiên là khóc và ăn thì mọi thao tác còn lại đều phải trải qua một quá trình học tập. Những người cha, người mẹ là những người thầy đầu tiên của trẻ, dạy cho trẻ biết lẫy, biết bò. Vậy đấy, ngay từ khi còn nhỏ, khi chưa phải đến trường thì bất kỳ một đứa trẻ nào cũng phải học, phải trải qua một sự khổ công. Để rồi đến khi lớn lên, cắp sách tới trường, thầy cô dạy ta biết đọc biết viết, học những thao tác ngồi, cầm bút viết. Lớn hơn nữa, thầy cô lại dạy cho tà kiến thức theo từng cấp học phù hợp với khả năng nhận thức, để sau này có thể vận dụng vào cuộc sống, công việc. Tất cả những điều đó đều giúp chúng ta trở thành những con ngoan trò giỏi. Học là để trưởng thành, để hoà nhập với cuộc sống văn minh, có khả năng thích ứng với những tiến bộ khoa học.
Quả thật, tương lai là ở trong tay chúng ta, nó sáng sủa hay mờ mịt là phụ thuộc vào sự nỗ lực học tập của mỗi con người. Vì thế chúng ta đừng để phí hoài những gì đã học được ở ghế nhà trường, bởi "một bước lỡ, nghìn thu ân hận". Nếu mải chơi chúng ta sẽ làm lỡ mất một chuyến tàu đi đến tương lai. Chuyến tàu đó không hề đi đến một cái đích nào nhất định. Chuyến tàu đó rất đặc biệt bởi người lái tàu là chúng ta và hành khách cũng chính là chúng ta. Nó được chèo lái bởi chính đôi bàn tay của chúng ta. Kiến thức trong trường ta học là nền tảng cơ bản để ta làm việc. Nhưng nhiều khi chính những kiến thức ấy cũng không đáp ứng đủ được những yêu cầu của sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật. Nếu không tiếp tục học chúng ta sẽ không có đủ khả năng để đảm đương công việc.
Việc học tập không phân biệt tuổi tác, trình độ, địa vị hay hoàn cảnh xã hội mà tuỳ theo ham muốn hiểu biết của mỗi con người. Khi còn nhỏ đang ở lứa tuổi cắp sách đến trường, thầy cô dạy cho ta rất nhiều kiến thức về tự nhiên, xã hội... vì vậy mà chúng ta phải không ngừng nâng cao hiểu biết, trau dồi tri thức, tận dụng mọi cơ hội để học tập. Và đến tuổi trưởng thành chuẩn bị bước chân vào đời, để tự lập bằng vốn kiến thức của mình được trang bị trong nhà trường, chúng ta vẫn phải tìm tòi nghiên cứu không ngừng trong công việc, sách báo... để nâng cao tay nghề, trình độ. Thông thường một người trong nhà trường học giỏi thì ra trường cũng sẽ làm việc tốt, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Vì vậy, chúng ta phải học ở mọi lúc mọi nơi, học ở những người đi trước mình, lớn tuổi hơn mình, những đồng nghiệp xung quanh mình để làm sao lấp đầy những khoảng trống mà mình thiếu sót trong quá trình học tập và làm việc...
Mỗi học sinh chúng ta cần phải nhận rõ bổn phận và trách nhiệm của mình, trong thời kỳ đang sống nhờ vào gia đình và xã hội. Nhưng học bằng cách nào để đạt kết quả tốt. Phương pháp học tập có rất nhiều ta có thể học qua sách vở. Ở trường, ta được sự dạy dỗ của thầy cô và bạn bè nhưng cũng cần đọc thêm báo chí, để có thể hiểu một cách sâu sắc hơn về xã hội ngày nay. Mỗi lúc vấp ngã ta đều phải tự biết rút cho mình những kinh nghiệm vì đó là những kiến thức thực tế quý báu, trang bị cho ta hành trang vào đời. Ở các thành phố hiện đại, việc học của học sinh, sinh viên được chăm lo đầy đủ nhưng ở các vùng quê nghèo thì việc học chưa được chú trọng. Người dân chưa nắm rõ được ý nghĩa lớn lao khi cho con em mình đến trường. Rất nhiều em học sinh phải bỏ dở việc học hành để sống cuộc sống "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" như cha ông họ. Thật là đáng tiếc thay khi có những học sinh được sự quan tâm của gia đình, xã hội được lo lắng đầy đủ vật chất lại không biết quý trọng. Đây là hiện tượng khá phổ biến của các học sinh "lười học". Đó không phải là những tấm gương "sáng". Chúng ta hãy học tập theo các thế hệ cha ông như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Lê Quý Đôn... những Lê Bá Khánh Trình, Tôn Thất Tùng, Đặng Thái Sơn... để trở thành con người có ích.
Ngày nay đất nước đã phát triển, việc học đã được chú trọng, tuy nhiên, việc học của học sinh vẫn còn nhiều hiện tượng gây bức xúc. Không chỉ có chuyện học lực kém của nhiều học sinh, mà còn nhiều vấn đề nữa rất đáng phải xem xét lại. Đó là tình trạng cận thị ở học đường. Do học quá nhiều, lại thêm chơi các trò chơi điện tử nên số lượng cận thị tăng lên rất nhanh. Một số học sinh có ý thức học tập rất kém, thường xuyên trốn tiết để đi chơi. Lười biếng và ham quậy phá, sẽ rất khó để họ trở thành những người có ích cho xã hội sau này. Đây là những "con sâu làm rầu nồi canh” cần được chinh đốn cách thức và mục đích học tập.
Việc học của học sinh thời nay là vô cùng cần thiết. Với xu thế hội nhập, học sinh ngày càng phải trau dồi vốn kiến thức hiểu biết của mình. Hành trang để vào đời chính là những kiến thức mà chúng ta tích luỹ được từ thuở ấu thơ, nó sẽ là vô giá nếu chúng ta tranh thủ học nhưng củng sẽ là vô nghĩa nếu chúng ta mải chơi, lười học.
Một trong những điều trọng yếu nhất của phương pháp học tập là "Học đi đôi với hành". Nguyên lí ấy đã được ông cha ta nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Trong bài tấu "Bàn luận về phép học" gửi vua Quang Trung, La Sơn Phu Tử cũng có viết, cần phải "theo điều học mà làm". Tuy vậy, nhiều người trong chúng ta còn chưa hiểu rõ, hiểu một cách đầy đủ nguyên lí ấy, chân lí ấy.
Vậy, thế nào là "học đi đôi với hành"? Thế nào là "theo điều học mà làm?". Học là học tập, học văn hóa, ngoại ngữ, học lí thuyết về khoa học kĩ thuật... Hành là hành động, là hoạt động. Học đi đôi với hành có nghĩa là vừa học văn hóa, lí thuyết vừa tập tành, vận dụng; lấy lí thuyết soi sáng thực hành, lấy thực hành củng cố lí thuyết; học tập phải gắn liền với sản xuất, với các hoạt động khác, nhất là hoạt động xã hội. "Theo điều học mà làm" có nghĩa là biến những kiến thức đã học được
thành kĩ năng kĩ xảo, vận dụng những điều đã học được để làm ăn, phải biết làm theo những điều đã học để phục vụ lao động sản xuất, để ứng dụng vào cuộc sống. Đúng như cụ Phan Bội Châu đã chỉ rõ: "Học là bắt chước, học là cầu cho biết, học là để mà làm".
Tại sao phải "học đi đôi với hành"? Tại sao lại phải "theo điều học mà làm”. Không học chay, học vẹt, học lí thuyết suông. Không thể học sáo rỗng, có thể đọc thiên kinh vạn quyển, "chữ chứa đầy bụng", nhưng khi bước vào đời thì ngu ngơ, rỗng tuếch, trở thành kẻ "thầy dở, thợ dốt". Vì không "học đi đôi với hành", vì không biết "theo điều học mà làm" nên nhiều người "đua học hình thức cầu danh lợi" như La Sơn đã chê trách. Cho nên học tập phải thiết thực và hữu ích.
Học luận lí là để bồi dưỡng phẩm hạnh, để trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân tốt. Học các môn khoa học xã hội nhân văn không chỉ để có những hiểu biết, những kiến thức về văn, sử, địa,... mà còn để bồi dưỡng tâm hồn,... Học ngoại ngữ phải tập nói, tập dịch, để đọc sách, để có thêm một công cụ mà làm ăn, mà tiến thủ, chứ đâu phải là để nói một vài câu tiếng Tây, tiếng Tàu, tiếng Anh, tiếng Nhật... cho oai! Nước ta đang trên dường phát triển và hội nhập quốc tế, cho nên "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là những phương châm giúp chúng ta cải tiến phương pháp học tập. Các môn khoa học tự nhiên là cực kì quan trọng, sẽ trang bị cho thanh thiếu nhi bao kiến thức khoa học, kĩ thuật hiện đại. Phòng thư viện, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, nhất là phòng máy tính,... đã và đang được xây dựng, phát triển ở các trường tiểu học, trường phố thông trên phạm vi cả nước đã cho thấy việc "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" được ngành giáo dục và xã hội quan tâm, coi trọng như thế nào. Các phong trào mang tính xã hội rộng lớn của học sinh, sinh viên những năm gần đây như "phong trào tình nguyện", đóng góp quỹ từ thiện xóa đói giảm nghèo, giúp những người khuyết tật, những nạn nhân chiến tranh... không chỉ thể hiện tình tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, mà còn cho thấy trường học đã gắn liền với cuộc sống xã hội, phương châm "học đi đôi với hành" được hàng chục triệu thầy cô giáo và học sinh nhiệt liệt quán triệt, hưởng ứng.
Những hoạt động như cắm trại, tham quan, du lịch, sưu tầm văn học dân gian ở quê hương mình; những việc làm như trồng hoa, trồng cây, làm sạch trường, đẹp lớp,... là vô cùng thiết thực, đúng là "theo điều học mà làm". Quét nhà, lau nhà, nấu cơm, giặt quần áo trong gia đình là những công việc giúp tuổi trẻ trở nên tháo vát, khéo léo, biết yêu thương đỡ đần bố mẹ, sớm hình thành những đức tính tốt đẹp như siêng năng cần cù, yêu lao động và biết quý trọng người lao động.
"Học đi đôi với hành", biết "theo điều học mà làm" là rất thiết thực, bổ ích. Nhờ đó mà lí thuyết được khắc sâu, lí thuyết được thực hành soi sáng, vừa học vừa tập, vừa ôn vừa luyện, nên dễ hiểu, dễ nhớ. Học đi đôi với hành hướng học sinh, sinh viên biết tìm tòi, nghiên cứu, phát minh. Trong những kì thi "tuổi trẻ sáng tạo” ta thấy tuổi trẻ Việt Nam đã biết "theo điều học mà làm", có nhiều phát minh, ứng dụng trong lĩnh vực tin học và công nghệ thể hiện tài năng, trí tuệ Việt Nam.
"Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là phương châm, phương pháp giúp học sinh, sinh viên phát huy tinh thần chủ động, năng động trong học tập, sớm xác định được mục tiêu học tập đúng đắn. Học để mở mang tầm hiểu biết, để trở thành người lao động có kĩ thuật, có khoa học để phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hiện tượng "học giả mà bằng thật", mua bán bằng giả hiện nay đâu chỉ là hội
chứng chạy theo bằng cấp, hư danh mà còn phản ánh một sự thật trong xã hội ta là nhiều người chưa hiểu "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm".
Con đường học tập đi tới tương lai của tuổi trẻ Việt Nam vô cùng tươi sáng và rộng mở. "Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm", là những bài học thiết thực, bổ ích đối với chúng ta. Những lời Bác Hồ viết trong "Thư trung thu" - 1952, ngày nay đọc lại ta càng thấy thấm thía:
"Mong các cháu cố gắng
Thi đua học và hành;
Tuổi nhỏ làm việc nhỏ,
Tuỳ theo sức của mình.
Để tham gia kháng chiến
Để gìn giữ hòa bình.
Các cháu hãy xứng đáng
Cháu Bác Hồ Chí Minh".
Thuốc lá gây hại cho con người, không chỉ với người hút thuốc mà còn ảnh hưởng đến cả những người xung quanh. Vì vậy chúng ta cần phải biết được tác hại của chúng, biết để không hút và giúp người thân của bạn từ bỏ thuốc lá.
Chúng ta có thể viết ra được không biết bao nhiêu là trang giấy để nói về tác hại thuốc lá. Mỗi năm, thế giới có 5 triệu người chết vì thuốc lá, nhiều hơn số tử vong do tai nạn, bị lao và AIDS cộng lại. Nếu không có biện pháp ngăn chặn, sau 25 năm nữa, con số này sẽ là 10 triệu ca; 2/3 trong số đó thuộc các nước đang phát triển. Thuốc lá được tạo nên từ những gì mà lại gây hại đến vậy?
Trong khói thuốc lá có hơn 4000 hóa chất trong đó có hơn 200 loại có hại cho sức khoẻ, bao gồm chất gây nghiện , các chất gây độc và 43 được biết là nguyên nhân gây ung thư. Hút thuốc làm tăng tỷ lệ tử vong từ 30 đến 80%, chủ yếu là do các bệnh ung thư (ung thư phổi), bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, các bệnh tim gây suy thoái giống nòi do làm giảm khả năng sinh sản ở cả nam và nữ.
Ngoài ra, hút thuốc còn làm giảm khả năng lưu thông của máu trong cơ thể, tăng nhịp tim và làm suy giảm sức khoẻ của bạn, dẫn đến nhiều bệnh ung thư khác như ung tư miệng, đại tràng, vòm họng, thực quản, gan, thậnCác nhà khoa học đã khảo sát và tìm ra đc rằng tuổi thọ trung bình của người hút thuốc ngắn hơn so với người không hút thuốc từ 05 đến 08 năm, tức là khi hút 1 điếu thuốc tự ta đã làm mất đi 5,5 phút cuộc sống. Thế thì có phải chỉ có người hút mới chịu những tác hại xấu do thuốc lá ?
Ngoài con đường hút thuốc trực tiếp, thuốc lá còn có thể gây hại qua việc ta hít phải khói thuốc của người khác. Trẻ em và người lớn, những người không hút thuốc nhưng sống trong khói thuốc của những người khác chụi rủi ro cao hơn hoặc bị mắc các bệnh kinh niên và cấp tính về họng, tai và trí tuệ cũng như sức khoẻ thể chất bị ảnh hưởng. Phụ nữ có mang mà hút thuốc sẽ chịu rủi ro bị sẩy thai cao hơn, sinh con nhẹ cân, hoặc con bị ốm, tử vong. Trẻ sơ sinh của những người cha hút thuốc trong những tháng trước và trong thời gian mang thai của người mẹ có nguy cơ gấp đôi bị hở hàm ếch, bạch cầu và chịu mức rủi ro bị ung thư não cao hơn tới 40% so với những trẻ có cha không bao giờ hút thuốc. Đó là những ảnh hưởng không nhỏ tí nào.
Không chỉ gây bệnh, thuốc lá còn gây thiệt hại kinh tế rất lớn cho xã hội. Mỗi năm, một người có hút thuốc ở Việt Nam chi gần 700.000 đồng cho thuốc lá. Với 12 triệu người hút, một năm chúng ta tốn hơn 8.200 tỷ đồng cho mặt hàng này. Trong khi số tiền đó đủ để mua lương thực nuôi sống 10,6 triệu người.Thêm nữa, một khảo sát gần đây cho thấy, chi tiêu cho thuốc lá ở nước ta cao gấp 3,6 lần phí tổn học hành, gấp 2,5 lần mức chi cho quần áo và gần gấp đôi mức chi cho khám chữa bệnh.
Mặt khác, bệnh tật mà thuốc lá đem lại đã tăng thêm gánh nặng kinh tế cho mỗi gia đình và làm mất đi lực lượng lao động. Vì thuốc lá, những người nghèo ngày càng trở nên kiệt quệ.Trong thực tế, đối với nhiều gia đình thì chi phí cho hậu quả của việc hút gây ra còn tốn kém hơn nhiều so với chi phí để mua thuốc. Khi một thanh niên trong gia đình bị ốm do thuốc lá thì gia đình này phải chịu những chi phí điều trị chăm sóc, tốn kém thời gian. Thế là từ chuyện hút thuốc nảy sinh ra nhiều vấn đề khác.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc lá mang nhãn mác phương Tây, nhiều người cứ nghĩ rằng người phương Tây hút thuốc nhiều. Thực ra không phải như vậy. Tại Hoa Kỳ và Canada, tỷ lệ người hút thuốc lá đang giảm một cách nhanh chóng. Ở nhiều nước phương Tây, giờ đây việc hút thuốc lá ở những nơi công cộng như nhà hàng, bệnh viện và trường học là phạm pháp. Vì thuốc lá đang bị tẩy chay tại những nước này, các công ty thuốc lá đã để mắt tới những nước đang phát triển như đất nước chúng ta chẳng hạn. Các công ty thuốc lá muốn chúng ta tin rằng hút thuốc là cao sang.
Thực ra hút thuốc là một thói quen của người nghèo. Người nghèo dễ dẫn tới hút thuốc nhất và cũng là người có ít khả năng tiền bạc để mua thuốc nhất. Số tiền mà người ta dùng để mua thuốc lá thay vì mua những đồ vật cần thiết cho cuộc sống là mối hiểm hoạ nghiêm trọng tới tài sản của mình và gia đình. Tiền tiêu tốn vào thuốc lá thay vì những thứ cần thiết cơ bản khác cho cuộc sống như thực phẩm, đồ dùng gia đình Và còn nhiều nghịch cảnh khác ko kể ra hết được.
Đã biết được những điều trên, chúng ta những người đã nghiện thuốc lá và những người chưa cần phải làm gì? Trước hết, đối với những người chưa hút , đừng hút thuốc và hãy động viên bạn bè mình không dùng thuốc lá! Áp lực phụ cũng có thể tích cực! Tiếp đó bạn có thể động viên họ hàng và bạn bè cai thuốc và giúp đỡ họ trong quá trình này.
Còn với những người đã nghiện hút, phải tìm được nguyên nhân vì sao mình lại hút thuốc, để từ đó tìm cách làm sao cho mình bỏ được. Và quan trọng nhất, ta phải quyết tâm cai thuốc: trước khi cai thuốc, ta phải quyết định thật sự mình muốn gì chứ không phải chỉ gia đình, bạn bè của mình muốn gì.Hãy lên kế hoạch cho tương lai, đưa ra các mục tiêu cho mình và lập kế hoạch để thực hiện và hãy tập trung vào các mục tiêu đó hút thuốc có thể xuất hiện trong quá trình thực hiện mục tiêu. Một trong những cách hữu hiệu nhất là nhai kẹo cao su mỗi khi muốn hút thuốc. Tập dần thói quen này dần sẽ thay thế hẳn luôn việc nghiện thuốc lá. Và sau khi ta đã bỏ được, đôi khi những cơn ghiền vẫn quay lại. Hãy sẵn sàng để đối phó nếu tình huống đó xảy ra. Cai thuốc không phải là việc dễ dàng nhưng nhiều người vẫn làm được.
Cả thế giới đang lo âu về nạn AIDS, chưa tìm ra giải pháp thì lại xuất hiện nạn thuốc lá. Có thể nó rằng bên cạnh các tệ nạn khác, thuốc lá đã gây ra tác hại rất lớn đối với đời sống con người.
Hút thuốc lá ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Hút thuốc lá có thể gây ra bệnh về phổi, gan, tim, khoa học và thực tế đã chứng minh rằng nếu một người hút thuốc lá thường xuyên trong vòng nhiều năm thì tuổi thọ sẽ giảm đi rất nhiều so với những người không hút thuốc lá. Vì sao vậy. Trong thuốc lá có côcain dễ gây nghiện, khu hút có thể nó kích thích sự hưng phấn cho người hút nhưng nó lại gây ra tác hại rất lớn. Nó làm thành màng đen bao lấy phổi, hút càng nhiều thì diện tích màng đen càng lớn gây bệnh cho người hút. Không chỉ cá nhân người hút mà hút thuốc thì người gần anh cũng hít phải khói độc. Vợ con, những người xung quanh… cũng bị nhiễm độc, cũng đau tim mạch, viêm phế quản, ung thư… đặc biệt người hít phải khói thuốc còn có khả năng bị bệnh cao gấp mười lần người hút thuốc. Hút thuốc cạnh một người đàn bà có thai quả là một tội ác.
Nạn hút thuốc ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế mỗi người và nền kinh tế xã hội. Một người mới bắt đầu làm quen với thuốc lá có thể hút rất ít không tốn là bao nhưng thuốc lá rất dễ gây nghiện nên số lượng và số lần hút sẽ tăng lên một cách nhanh chóng. Vì vậy, số tiền đáng lẽ một người chồng cha mẫu mực phải lo cho gia đình, một cậu thanh niên dành quyên góp đồng bào lũ lụt… thì lại nướng vào hút thuốc lá. Thật tai hại! Đặc biệt trên phong bì ngoài bao thuốc nào cũng có ghi “hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ” nên việc nhập khẩu thuốc lá với thuế quan rất đắt ảnh hưởng đến nền kinh tế cả nước. Do vậy có thể nói thuốc lá làm nền kinh tế cá nhân, cả nước và cả thế giới thiệt hại.
Nhiều thanh niên (trong đó có cả nữ) ngày nay muốn tỏ vẻ ta đây là người lớn, lên mặt đàn anh đàn chị bèn tìm đến thuốc lá. Họ coi lúc nào cũng phì phèo điếu thuốc lá trên tay mới là dân sành điệu. Suy nghĩ vậy thực là nguy hiểm! Quả thuốc lá đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhân cách con người. Bố và anh hút, chú bác hút… không những đầu độc con em mà còn nêu gương xấu. Một điều đáng chê trách của nền điện ảnh Việt Nam và cả thế giới là những chiến sĩ cảnh sát mẫu mực nhất, những cán bộ được yêu kính nhất… trước một vấn đề đau đầu cần suy nghĩ để tìm hướng giải quyết thì lại trầm ngâm cùng điếu thuốc. Điều đó càng khuyến khích việc hút thuốc lá. Tệ nạn thuốc lá không chỉ giới hạn trong phạm vi của nó. Từ điều thuốc đến cốc bia, đến ma tuý thực là khoảng cách không xa mấy. Mọi tệ nạn dường như đều có thể mở đầu bằng điếu thuốc.
Thuốc lá – Môi trường ngỡ không liên quan đến nhau nhưng thực ra có liên quan mật thiết đến nhau. Hút thuốc lá, khói thuốc lá làm ô nhiễm môi trường. Bên cạnh khói nhà máy, khói xe cộ… khói thuốc lá hủy hoại môi trường sống, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
Vì những tác hại ảnh hưởng đến sức khoẻ kinh tế, nhân cách, đời sống con người như vậy nên mỗi cá nhân cộng đồng, toàn thế giới cần phải tích cực chống việc hút thuốc lá. Không chỉ là lời nói, khẩu hiệu suông mà ai cũng phải tự ý thức thực hiện bằng hành động. Người người nhắc nhở nhau, nhà nhà nhắc nhở nhau… nếu tất cả cùng đồng tâm hiệp lực không hút – không mua – không bán thuốc lá thì tốt biết mấy.
REFER
Mỗi con người khi xây dựng cuộc sống của chính mình và phát triển bản thân cũng chính là xây dựng đất nước. Chúng ta cần có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội nhất. Quê hương chính là nơi mỗi con người được sinh ra, lớn lên, là mảnh đất chúng ta chôn rau cắt rốn, gắn bó suốt một khoảng thời gian dài với những kỉ niệm đẹp đẽ khó quên. Mỗi người có một quê hương, mỗi quê hương có một bản sắc khác nhau nuôi dưỡng nên những tâm hồn con người khác nhau vô cùng phong phú. Quê hương có vai trò to lớn và vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Mỗi người một hành động, dù nhỏ dù lớn nhưng cùng hướng về một mục tiêu xây dựng quê hương, nước nhà giàu đẹp sẽ khiến cho cộng đồng tốt đẹp và vững mạnh hơn. Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh, cố gắng trở thành một công dân tốt và cống hiến trọn vẹn cho nước nhà. Tuy nhiên, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị lên án. Đất nước này là của chúng ta, bầu trời này là của chúng ta, do chúng ta làm chủ. Chính vì thế, chúng ta cần có ý thức bảo vệ và phát triển nước nhà ngày càng giàu đẹp hơn
Tham khảo:
Quê hương là noi đất mẹ,cũng chính là nơi ta đã cất tiếng khóc đầu đời.Là nơi nằm sâu trong trái tim mỗi người và sẽ mãi chẳng bao giờ phai nhạt.Mỗi cá thể đều cần phải có trách nhiệm đối với quê hương đất mẹ.Chúng ta cần cố gắng học hành,sau này trở về quê hương thì giúp quê hương ngày mọt phát triển.Luôn dùng hết sức lực để bào vệ quê hương khỏi các bọn chủ buôn,phải giữ gìn vẻ đẹp truyền thống của quê hương,giữ lại nét đặc dắc từ những điều xa xưa đến hiện tại.Luôn khắc ghi hai chữ"Quê hương"trong lòng,sau này có đi ra khỏi nước,có làm người địa vị cao hay những thứ cao sang quỉ quyền khác thì trong lòng vẫn giữ mãi hai chữ"Quê hương".Một quê hương tươi đẹp trong lòng của bao người.
Đoạn văn: “Nói chung, truyện của Nam Cao không phải là loại truyện giản đơn trong cấu tử, dựng truyện và triển khai mạch truyện; thậm chí không phải là dễ hiểu ngay được các tầng nghĩa nổi chìm trong đó (mặc dù chúng khoác một vẻ ngoài hết sức giản dị, thậm chí trần trụi – có lẽ nhờ đội quân ngôn ngữ lấm láp, quẫy đạp của ông). Thế nhưng truyện Lão Hạc thật tự nhiên, dung dị, hấp dẫn và mênh mông buồn. Tài nghệ và tấm lòng của nhà văn Nam Cao một lần nữa, ở đây, lại được kí thác hết mình.”
Tham khảo nha em:
Nói chung phương châm “học đi đôi với hành” là hoàn toàn chính xác. Nếu không kết hợp học với hành thì không thể đạt được hiệu suất cao trong công việc được. Bởi trong công việc cái người ta cần, quan tâm hàng đầu là sản phẩm-thành quả lao động chứ không phải là hiểu biết trên lý thuyết, một khi không đạt được chỉ tiêu đó thì dẫu cho có thành tích học tập tốt đến đâu thì ta cũng sẽ nhanh chóng bị xã hội đào thải, trở thành một kẻ thất bại đáng thương hại. Một kiến trúc sư đã tốt nghiệp ở trường đại học danh tiếng với thành tích học tập rất xuất sắc, vậy mà căn nhà do anh ta thiết kế ra lại không có chút thẩm mĩ, chất lượng ngôi nhà thì chỉ thuộc loại xoàng xoàng mà thôi. Một học sinh học tập rất tốt, điểm môn Công dân luôn cao, vậy mà khi ra đường trông thấy một bà lão ăn xin té ngã trên đường, không những không giúp đỡ mà ngược lại còn tỏ thái độ coi thường ghê tởm bà ấy, thiếu thực hành về mặt học vấn thì còn bù đắp lại chứ thiếu thực hành ở mặt đạo đức thì thật không thể chấp nhận. Một ngôi nhà không hoàn hảo thì còn có thể tạm sử dụng hoặc xây dựng lại, còn một con người có đạo đức suy thoái thì chỉ là đồ vô dụng. Một khi gạo đã nấu thành cơm, dù có chỉnh sửa nữa thì cái ác tâm trong đầu cũng chẳng thể nào mất đi được chỉ có nước đầu thai kiếp khác mới có thể sống tốt được, nếu không thì chỉ có thể làm hại người, xấu hổ đất nước mà thôi. Những ví dụ trên đã cho ta thấy phần nào tác hại của việc học không đi đôi với hành. Ngược lại, nếu bạn kết hợp tốt học với hành thì bạn sẽ đạt được nhiều thành tựu.
Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, đời sống tinh thần con người cũng dần được nâng cao. Các giá trị văn hóa văn học càng được trân trọng. Song, nhiều người cũng đang dần lãng quên vai trò đích thực của văn học trong đời sống, đặc biệt là học sinh. Nếu như yêu cầu kiến thức của các môn tự nhiên toán, lý, hoá ngày càng cao thì câu hỏi của bao học sinh "Học văn để làm gì trong xã hội hiện đại?" được đặt ra bức thiết hơn bao giờ hết. Đây thật sự là một vấn đề cần được suy nghĩ và bàn bạc thấu đáo.
Trước hết ta hiểu, học văn bao gốm việc tìm hiểu về nhiều lĩnh vực khác nhau, song về cơ bản vẫn là học về ngôn ngữ, tiếng nói, văn chương của Tiếng Việt. Thông qua đó, ta học cách để nói, viết, để xây dựng ngôn ngữ diễn đạt riêng cho bản thân sao cho phù hợp với cấu trúc ngữ pháp cũng như văn hoá Tiếng Việt. Nhìn chung, tất cả đều nhằm đáp ứng nhu cầu giao tiếp hằng ngày của chúng ta. Song, học văn đâu chỉ học những con chữ, mà qua đó, ta còn được học về văn hoá, tình cảm, tư duy nghệ thuật của nhân loại thông qua những tác phẩm văn chương đặc sắc. Gần gũi hơn với đời sống, học văn là cách học diễn đạt trôi chảy ý nghĩ của bản thân, tạo nên những câu nói đẹp, những bài luận sắc sảo.
Có thể nói, thông qua văn học, ta tích luỹ được vô vàn những tri thức quý giá cho bản thân. Văn học giúp ta hiểu thêm về văn hoá, con người, lịch sử tồn tại và phát triển của nhân loại. Không một thước đo thời gian nào có thể chính xác và sắc nét như văn học. Qua những "đứa con tinh thần" của nhà văn, nhà thơ, bức tranh cuộc sống, con người lao động, đấu tranh,... của cha anh như một thước phim sinh động được tái hiện trở lại, chuẩn xác mà không khô khan, tẻ nhạt! Học văn để biết về hiện thực xã hội ngày xưa, ngày nay, tốt, xấu, giàu, đẹp,... qua thái độ và quan điểm nhân văn của tác giả. Ai đó đã từng nói: "Học văn là học nhân, văn học là nhân học" bởi lẽ thông qua việc học văn, ta học cách làm người, học cách sẻ chia, yêu thương, đau xót cho những nỗi thống khổ của con người. Có thể nói, văn học là "bách khoa toàn thư" về vô vàn những cung bậc cảm xúc của con người: hỉ, nộ, ái ố,... tất cả đều sinh động và chân thực đến kì lạ! Do đó, tâm hồn, cuộc sống của ta sẽ thêm chân thành, tình cảm; óc tư duy, tưởng tượng cũng dần phong phú. Học văn tốt, vốn từ của bản thân cũng dần trôi chảy, linh hoạt, diễn đạt vấn đề khi học các môn tự nhiên cũng theo đó mà được cải thiện. Văn - toán thoạt đầu như trái nghịch nhau nhưng thật sự nó lại hỗ tương cho nhau rất nhiều, giúp ta phát triển trí tuệ, tâm hồn một cách toàn diện và cân đối.
Thật vậy, cho dù ở bất kì một xã hội nào thì việc học văn cũng đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống. Nếu như ở xã hội cổ truyền, trải qua hơn một ngàn năm phong kiến, thước đo trình độ, học vấn của một con người luôn là văn hay, chữ tốt, lấy văn làm môn thi để tuyển chọn nhân tài cho đất nước qua những tấm gương sáng như Cao Bá Quát, Nguyễn Hiền,... thì ngày nay, ở xã hội hiện đại, học văn vẫn duy trì vẹn nguyên giá trị cao quý của nó. Không quá khó để tiếp xúc với văn học, bởi lẽ nó tồn tại song song và gắn liền mật thiết với xã hội như báo chí, sách vở,... Một xã hội tiến bộ văn minh thì phải có những con người thông minh, lịch thiệp, có phong cách, đạo đức và biết cư xử tốt với mọi người.
Học văn tốt chính là chìa khoá vàng để đạt tới thành công. Nó sẽ giúp ta sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện thuận lợi trong học tập cũng như trong sinh hoạt, làm việc. Năng lực viết văn ngày càng cần thiết cho cuộc sống của mỗi con người. Bởi trên thực tế, ngành nào, lĩnh vực nào cũng đòi hỏi người đọc thông viết thạo, hay từ các văn bản thủ tục hành chính đến lĩnh vực kinh tế, chính trị xã hội, bài luận tốt nghiệp. Đó chính là điều kiện để rèn luyện kĩ năng giao tiếp ứng xử, đồng thời bồi đắp lí tưởng thẩm mĩ của văn học. Văn học vừa là môn học cơ sở giúp ta học tốt các môn khác, vừa là môn học giúp giáo dục tư tưởng, tình cảm con người, là môn học là đẹp tâm hồn. Nhất là trong xã hội bận rộn và ồn ào ngày nay, nhịp sống tất bật, hối hả đôi khi làm chúng ta quên đi những giá trị sống đích thực để làm người. Đọc một bài thơ, lắng nghe một bài văn, chiêm nghiệm và sống chậm để trân trọng từng giây phút đẹp đẽ trôi qua trong cuộc đời. Tìm hiểu, đi sâu và lĩnh vực văn học, ta sẽ nâng cao được nhận thức, bồi dưỡng được tư tưởng tốt, tình cam đẹp và năng lực thẩm mĩ. Nếu xã hội hiện đại dường như ngày càng khiến con người dần xa cách thì học văn sẽ giúp ta bồi dượng "tình đời", làm cho tâm hồn tình cảm thêm phong phú, nhạy cảm, rung động trước cái đẹp, cái thiện, cái thực của cuộc đời.
Ngoài ra, văn học còn là lăng kính phản chiếu một cách sinh động hiện thực của cuộc sống. Thông qua việc học văn ta nhận thức được nhiều điều bổ ích về con người trong quá khứ cũng như hiện tại. Nếu như ở thời phong kiến mục rỗng, sự xa hoa, hưởng lạc vô độ của vua chúa - những điều mà ai cũng "mắt thấy tai nghe", song chỉ được nói lên qua ngòi bút của nhà văn, nhà thơ như tác phản "Thượng kinh kí sự" của Lê Hữu Trác thì ngày nay, những góc khuất u ám, nững hành động thối nát của xã hội đều thông qua văn học, qua báo chí mà được phơi bày, lên án một cách chân thực! Đâu chỉ có vậy, học văn còn là để đi tìm về với nguồn cội của dân tộc, đến với lịch sử hào hùng của cha anh. Đọc "Nam quốc sơn hà" để thêm yêu quý bờ cõi dân tộc, học "Bình Ngô đại cáo" để căm thù bọn giặc hung tàn, bồi đắp cho bản thân niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước con người, hay học "Tắt đèn" để khâm phục, để hiểu thêm về những con người Việt Nam chân chất, hiền lành dù sống trong tận cùng của khổ đâu. Tất cả đều giúp ta tạo nên sự cân đối trong việc phát triển trí tuệ, tài năng cũng như hình thành nhân cách con người. Vậy chẳng phải học văn trong xã hội hiện đại này là cần thiết lắm hay sao!
Việc học văn quả thật rất quan trọng, song văn học cũng như viên ngọc quý tiềm tàng mà không phải ai cũng nhìn thấy và biết trân trọng. Đâu đó vẫn còn nhiều bạn tỏ ra lơ là, không quan tạm đến việc học văn. Bạn say mê học toán? Bạn có mơ ước trở thành một nhà khoa học tài giỏi? Đó đều là những mơ ước chân chính và đáng trân trọng, nhất là trong xã hội "tên lửa" ngày nay. Song chỉ học toán mà không chú ý đến việc học văn thì bạn sẽ thành người khập khiễng trong sự hiểu biết và cả tâm hồn nữa! Học toán giỏi mà lại học tốt văn, cũng như thông minh, trí tuệ mà còn ăn nói lưu loát, tâm hồn thánh thiện thì bạn sẽ dễ thành đạt hơn. Ai dám bải chỉ cần học toán, lý, hoá,... giỏi thì có thể trở nên nổi tiếng và được kính trọng. Điển hình là thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký hay giáo sư Trần Văn Khê, nhờ vào tài năng văn chương xuất sắc cũng như khả năng ăn nói thuyết phục, học đã chạm tay đến thành công và được vô vàn người nể phục. Nếu cuộc sống của bạn chỉ có những con số khô khan thì chẳng phải nó sẽ tẻ nhạt và tâm hồn sẽ "khô héo" đến nhường nào. Vì vậy, ngay từ bây giờ, hãy ra sức học tập toàn diện cả toán lẫn văn, những môn tự nhiên lẫn xã hội, từ đó tạo cho mình một nền tảng kiến thức toàn diện và bền vững, cũng như xây dựng cho mình một nhân sinh quan tốt đẹp, có vậy khi đi sâu vào một ngành nào cũng dễ dàng nắm bắt. Hiểu được điều đó, bạn sẽ cảm thấy có hứng thú học tập văn tốt hơn và dần yêu thích nó.
Tóm lại, văn là một môn học không thế thiếu trong nhà trường. Để có thể dễ dàng thành công trong xã hội, bạn nhất định phải học văn thật nghiêm túc, đó sẽ là nền tảng vững chắc cho bạn trong tương lai. Bạn có tin một học sinh chuyên toán có thể đạt huy chương vàng môn văn trong kì thi Olympic khu vực? Tin hay không tuỳ bạn! Nhưng tôi đã làm được và tôi tin bạn cũng có thể, nếu bạn thật sự quyết tâm và cố gắng không ngừng nghỉ!
- Văn chương phải luôn đứng giữa cuộc sống, hoà mình vào dòng chảy cuộc sống (chứ không được thoát li cuộc sống) để phơi bày, mổ sẻ những cái xấu, để giúp con người nhận thức rõ hơn về những vấn đề còn tồn tại, đánh thức và cảnh tỉnh con người, hướng con người tới những hành động thay đổi xã hội, và định hướng cho con người phương hướng để thực hiện...--> Góp phần làm xã hội ngày một tốt đẹp và trong sạch hơn .
- Vai trò phản ánh hiện thực khách quan của văn chương làm cải thiện xã hội, tức là chức năng nhận thức của văn học, mà ông còn chỉ ra chức năng giáo dục của văn học, đó là bồi đắp, nuôi dưỡng tâm hồn con người.
Văn chương đích thực phải là thứ văn làm tâm hồn con người giàu đẹp hơn, phong phú hơn trong đời sống tinh thần, giúp con người biết sống hướng thiện và lành mạnh trong sáng. Bằng sức mạnh nghệ thuật ngôn từ, văn chương có khả năng đi sâu lý giải những biến chuyển tinh vi, bí ẩn sâu thẳm trong tâm hồn con người, có khả năng dự báo tính cách và số phận con người, để đánh thức trong mỗi người tình cảm yêu thương, những phần nhân văn, nhân bản nhất trỗi dậy, giúp con người nhận thức sâu sắc hơn về mình và mọi người, thôi thúc con người đến với chân lý sống bằng sự tự nguyện. Hamlet trong vở kịch của Shakespear đã đặt ra 1 câu hỏi day dứt người đọc: "tồn tại hay ko tồn tại" : Đó là những bài học nhân văn, những liều thuốc tinh thần vô giá mà văn chương đã mang đến cho mỗi người đọc.
Văn của Thạch Lam được phát triển từ bên trong mạch ngầm của đời sóng tâm linh của biết bao những cảnh đời, những số phận bình dị ngoài kia , ngợi ca nét đẹp trong tâm hồn, tình yêu thương đùm bọc giữa người với người, vừa đau đớn xót xa trước những nỗi đau, nỗi khổ mà con người phải gánh chịu (Hai đứa trẻ, Gió lạnh đầu mùa, nhà mẹ Lê...) Tác phẩm của Thạch Lam đã làm rung động trái tim bao thế hệ bạn đọc.
Văn học là nhân học. Văn chương giúp cho đời sống tinh thần của con người thêm phong phú. Văn chương phản ánh tâm hồn tác giả, là những cảm xúc cá nhân được ghi vào trang viết. Nhưng đồng thời, tác giả phải hướng đến độc giả của mình, viết cái mà họ muốn được đọc.
Một tác phẩm nghệ thuật do chính tay người nghệ sĩ viết nên không phải thứ bình thường, nó không chỉ tái hịên lại cuộc sống quanh ta mà còn tái tạo, phát triển tâm hồn ta, nuôi dưỡng và nâng cao nó.Để chứng minh cho điều này , ta hãy phân tích một số tác phẩm và câu nói của những nhà văn nhà thơ nổi tíêng như câu nói của Gorki “văn học là nhân học”.
Bêlinxki đã nói “nhà thơ là người nghệ sĩ của từ”: họ biến đổi từ ngữ để gây ảnh hưởng với người đọc.Tiêu biểu nhất là Truyện Kiều của Nguyễn Du,tác phẩm ấy đã làm rung động bao con tim,đến tận ngày hôm nay đó vẫn là huyền thọai, là bức tranh xã hội và là nơi khiến tâm hồn,lòng bao dung của con ng ngày càng rộng hơn ,người ta dễ đồng cảm và thấu hiểu cho người khác hơn,nó đã khiến bao người rơi nc mắt và đó là điều kì dịêu của văn học,là “cúôn sách hay”thực sự.
"Văn chương vừa có thế thay đổi một thế giới tàn ác,vừa làm cho lòng người trong sạch hơn"(Thạch Lam).Văn chương có 3 chức năng:
1/ chức năng nhận thức.Một tác phẩm hay sẽ là một tác phẩm giúp con người ta nhận thức được bản thân,nhìn nhận qua góc nhìn của tác giả tác phẩm hoặc chính các nhân vật trong tác phẩm.Từ việc nhận thức dẫn đến sự thay đổi trong cách sống,cách đối nhân xử thế và dĩ nhiên,hoàn thiện bản thân.
2/Chức năng giáo dục,bất kì một tác phẩm nào cũng hướng tới mục đích giáo dục con người,và vì thế M.Gorki mới nói "văn học là nhân học".
3/ chức năng nghệ thuật: Tác phẩm văn học thực sự có giá trị khi nó hoàn mỹ về nội dung và nghệ thuật,và thực hiện đầy đủ các chức năng của nó,đó là "nâng cao tinh thần" và "thanh lọc tâm hồn"
Văn chương phải là vũ khí thanh cao, dùng vào những mục đích cao cả, thiêng liêng bằng cái sắc nhọn của nó
#Walker