Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhận xét chung : Không đội mũ bảo hiểm, không giấy tờ xe, lạng lách, phóng nhanh, đua xe,... đây là những hành vi thiếu văn hóa trong quá trình tham gia giao thông đường bộ. Tất cả các điều này đều đáng lo ngại cho tính mạng của các bạn học sinh và đây cũng là điểm đáng báo động cho các nhà trường quản lí giáo dục học sinh nói riêng và toàn xã hội nói chung.
P/s : cái này có đúg chủ đề k nhể :-?
Đánh người
Dùng những lời lẽ thô tục xúc phạm người khác
Đùa, trêu chọc bạn
Hàng xóm xô xác chửi bới nhau
Đua xe lạng lách gây thương tích cho người khác
Bạo lực trong gia đình ( chồng đánh vợ, cha mẹ đánh con cái,.. )
Trong xã hội ngày nay, học sinh là những người tiến bước cho thế hệ tương lai thì cần phải có cách ứng xử tốt lịch sử với mọi người. Bên cạnh đó còn có vài người đi ngược với điều đó. Vậy ứng xử là gì ?
Ứng xử là quá trình giao tiếp, xử lí, giải quyết vấn đề trước mắt mình và nói năng với người khác trong cộng đồng. Ứng xử phải có lòng tự trọng , lịch sự và khiểm tốn để vừa lòng người nghe vừa dễ chịu lời mình nói.
Trong học sinh hiện nay, có một số học sinh ứng xứ rất tốt. Thầy cô đến là các học sinh khoanh tay chào và nói chuyện rất lễ phép. Bạn bè trong trường nói năng hòa đồng, cởi mở lẫn nhau. Thế nhưng trong trường lại có những bạn nói năng, ứng xử khiến chúng ta không hài lòng. Một số bạn dùng những từ nói tục chửi thề, nói như đánh vào tai, ăn nói vô cùng bất lịch sự, gây mất đoàn kết với mọi người xung quanh
Ứng xử chính là thước đo của người học sinh. Người học sinh ứng xử tốt luôn được bạn bè thương yêu, thầy cô trân trọng và mọi người quý trọng. Người không ứng xử tốt sau này sẽ không có ai bên cạnh, trở thành người không có ích cho xã hội.
Vì vậy, chúng ta phải biết cách dùng từ ngữ và xử lí cho tốt và tránh xa những lời nói bất lịch sự, hành động không thể chấp nhận để mọi người có thể gần nhau hơn
Ứng xử của học sinh rất cần cho chúng ta ngay bây giờ. Chúng ta phải ra sức rèn luyện cách ứng xử với mọi người, ăn nói dễ nghe, cùng nhau học tập để trở thành những người công dân có ích cho xã hội.
Văn hóa giao tiếp là cách thức mà con người ta cư xử với những người khac trong xã hội.
"Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".
Thứ nhất là về cách ăn nói, giao tiếp giữa người với người: là người mang trong mình cái gọi là "có văn hóa" thì luôn luôn cư xử đúng mực, và kèm theo đó là cách ăn nói đúng đắn, nói là để cho người khác nghe, nên việc ứng xử có văn hóa cũng là khi con người ta biết nói dễ dàng đưa vào tai người khác.
Những kiểu lời nói thô tục thì chẳng thể nào gọi là văn hóa.
Thứ hai là về những điều mà con người ta làm: những việc như chửi tục, đánh bậy với người khác không vì bất cứ lí do gì hay là tại bực quá mà ko biết kìm chế bản thân, buông nên những lời khiến người khác phải hoảng sợ, khi đó cái gọi là văn hóa đang chìm khuất ở đâu.
....
Đau lòng hơn là hiện nay, giới trẻ phần nhiều đã mất đi "văn hóa giao tiếp" cho riêng mình. Điều mà mỗi trường học đều đặt lên hàng đầu khi giáo dục học sinh. Là những kẻ được hưởng nền văn hóa toàn diện, nhưng khi thử so sánh với những con người khác, mặc dù ít học nhưng lại biết cách cư xử với người khác. Thử hỏi, văn hóa đã mất dần khi con người ta học nhiều mà thấm vào người thì chẳng đc bao nhiêu.
Việc "ứng xử có văn hóa" không chỉ làm đẹp mặt cho bản thân mà còn cho người khác cái cảm giác vui. Và tự ban cho mình một niềm tin tưởng với người khác khi ta tiếp xúc.
Người với người phải biết làm mọi cách để hiểu được nhau, điều mà con người cần để làm được là "văn hóa giao tiếp".
Có lẽ ba tôi mất sớm nên mọi tình yêu thương tôi đã dành cho mẹ. Mẹ thức đêm chăm sóc tôi, bươn trải cuộc sống, khổ cực là bao. Tôi ước gì có thể giúp đỡ mẹ. Và hôm này tôi quyết định giúp mẹ làm vườn. Làm vườn quả thật không dễ, nó cần sự kiên nhẫn và yêu lao động. Tôi cảm thấy khó khăn và mệt mỏi khi bỏ xô phân thứ hai trên cây cà phê. Mẹ tôi làm hai nghề lận, mẹ là giáo viên nên tôi cảm nhận được sự vất vả của mẹ. Tôi nhiều lúc cảm thấy bất lực, mong mình mau lớn để có thể giúp đỡ mẹ thật nhiều. Và rồi, giờ đầy tôi muốn nói với mẹ" Con thương mẹ nhiều nhất trên đời, mẹ hãy sống với con nha, đừng quá làm khổ mình nữa nha mẹ!"
Đoạn văn của bạn rất xúc động và giàu cảm xúc
Ưu điểm : Đã biểu cảm chân thực + tốt + diễn đạt, liên kết các ý tốt
Nhược điểm: Cần viết câu dài hơn nhằm mục đích của câu đó
Bài văn này mình chấm cho bạn 9,75 bạn phát huy nhé!!
Trắc nghiệm:
Câu 1: Để xác định công dân của 1 nước căn cứ vào đâu?
a. Quốc tịch
b. Hộ khẩu
c. Giấy khai sinh
d. Độ tuổi
Câu 2.Điền từ thích hợp để làm rõ thế nào là Công dân nước Cộng hòa xã hội chũ nghĩa Việt Nam?
Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch .........
Câu 3: Hành vi đúng khi tham gia giao thông là:
a. Ko đội nón bảo hiểm
b. Vượt đèn đỏ
c. Điều khiển xe đạp bằng 2 tay
d. Đá bóng dưới lòng đường
Câu 4: Nội dung "thực hiện quyền trẻ em" là:
a. tổ chức tiêm phòng cho trẻ em
b. Đánh đập trẻ em
c. Cha mẹ ly hôn, ko ai chăm sóc con cái
d. Lợi dụng trẻ em đi buôn ma túy
Tự luận:
Câu 1: Công ước Liên hợp Quốc về quyền trẻ em có mấy nhóm quyền? Nêu nội dung của mỗi nhóm quyền?
Câu 2: Gia đình có trách nhiệm gì đối với việc học tập của con em
Câu 3: Nêu ý nghĩa của việc trật tự An Toàn Giao Thông ?
Cho tình huống sau: Hoàng và Duy học cùng lớp vs nhau, khi làm bài KiemTra Hoàng đề nghị cho xem bài nhưng Duy không cho và còn chế giuể Hoàng là ngu dốt. Hoàng đã ns với anh trai mình đánh Duy toét đầu chảy máu.
Em có nhận xét gì về hành vi của Hoàng và Duy?
Nếu em là Hoàng, em sẽ làm gì ?
Đề của trường anh nè ... May mà anh còn giữ , em muốn tham khảo thì anh đưa nhé , tại năm nay anh hok lớp 7 ùi
gia đình-cha mẹ chăm sóc con cái
-con cái học tập tốt cho ba mẹ vui lòng
-anh chị bảo vệ cho em út
trái nghĩa
-cha mẹ không cho ăn uống
con cái hay đánh nhau với người khác
anh chị cho em uống các chất có hại
còn lại để mai mình lo
Em tham khảo:
Việc vi phạm khi tham gia giao thông của học sinh trước hết do các em chưa có ý thức tốt chấp hành pháp luật về giao thông, chưa nhận thức hết những nguy hiểm khi tham gia giao thông.Trên thực tế, hiện nay rất nhiều trường hợp gia đình học sinh không có người đưa đón, không thuận tiện trong việc sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.Bên cạnh đó, điều kiện kinh tế một số gia đình khá giả, nên họ chọn phương án mua xe máy cho con đi học, đó là chưa kể đến việc nhiều học sinh muốn có xe máy để “bằng anh, bằng em”.Nhiều phụ huynh mua xe 50 phân khối cho con đi học vì cơ quan chức năng cho phép, mặc dù là xe phân khối nhỏ, nhưng tốc độ cũng khá cao, trong khi đó, các em thiếu kỹ năng lái xe, thiếu kinh nghiệm phán đoán và xử lý tình huống dẫn đến những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Tham khảo
Hiện nay an toàn giao thông đang là một trong những vấn đề lớn được cả xã hội quan tâm. Những khẩu ngữ như: An toàn là bạn, tai nạn là thù”, An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà”… được giăng lên ở khắp các nẻo đường. Nó như một lời nhắc nhở cũng là lời cảnh báo những người đang tham gia giao thông hãy chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình. Thế nhưng số vụ tai nạn giao thông hằng năm vẫn không hề suy giảm, ngược lại còn tăng lên rất nhiều. Cứ mỗi năm Việt Nam có tới gần một ngàn vụ tai nạn giao thông. Trong vòng 10 năm qua, số vụ tai nạn giao thông đã tăng gấp 4 lần. Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết về Luật Giao thông. Đã đến lúc chúng ta cần đưa ra những biện pháp hữu hiệu và sáng tạo hơn, chủ động và tích cực hơn để giáo dục lớp trẻ ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông. Trách nhiệm này thuộc về nhà trường, gia đình và toàn xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó nhưng có tài mà không có đức thì cũng vô dụng”. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên, mà trước hết là giáo dục ý thức công dân. Chấn chỉnh giao thông học đường không chỉ góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông, mà quan trọng hơn là giáo dục ý thức pháp luật cho thế hệ tương lai. Tuổi trẻ chúng ta mầm sống của đất nước, là nguồn nhân lực dồi dào phát triển đất nước. Các bạn trẻ hãy ý thức rằng: "Tử thần không ở đâu xa, mà ở cạnh bên bạn trên từng cây số " Hãy quý trọng mạng sống bản thân cũng như tôn trọng sinh mạng người khác.
Chúc bạn làm tốt☘