Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Truyện ngắn Buổi học cuối cùng của nhà văn nổi tiếng An-phông-xơ Đô- đê (1840 – 1897) kể về lớp Tiểu học ở một làng quê nhỏ bé vùng An-dát, Lo-ren vào thời kì bị quân Phổ (Đức) chiếm đóng. Chính quyền Phổ sau khi thắng Pháp đã cắt phần đất giáp biên giới này nhập vào nước Phổ và ra lệnh các trường học phải dạy bằng tiếng Đức. Buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp đã diễn ra trong không khí trang nghiêm và cảm động.
Hai nhân vật chính của truyện là chú học trò Phrăng và thầy giáo già Ha-men. Diễn biến tâm lí của hai nhân vật này được nhà văn miêu tả rất tự nhiên, chân thực.
Sáng hôm nay, lúc đi qua trụ sở xã, thấy có nhiều người đứng lố nhố trước bảng dán cáo thị của quân Đức, Phrăng đã nghĩ bụng: Lại có chuyện gì nữa đây? Khi tới trường, điều làm cho chú lạ lùng hơn nữa là không khí lớp học mọi ngày ồn ào như vỡ chợ thì lúc này mọi sự đều bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật.
Nhìn qua cửa sổ, Phrăng thấy các bạn đã ngồi vào chỗ và thầy Ha-men đang đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách. Cậu bé rón rén mở cửa bước vào lớp trước sự chứng kiến của mọi người. Cậu đỏ mặt tía tai và sợ hãi vô cùng. Chỉ khi đã ngồi xuống chỗ của mình, cậu mới hoàn hồn và nhận ra những điều khác lạ trong giờ học hôm nay. Thầy Ha-men chẳng giận dữ trách phạt như mọi khi mà còn dịu dàng nói: Phrăng vào chỗ nhanh lên con, lớp sắp bắt đầu học mà vắng mặt con.
Chú bé dần dần bình tĩnh lại và cảm thấy trong không khí yên lặng của lớp học có cái gì đó khác thường và trang trọng. Thầy Ha-men mặc bộ quần áo chỉ dành cho ngày lễ. Cậu thấy ở phía cuối lớp, trên những hàng ghế thường bỏ trống, dân làng ngồi lặng lẽ… Cụ già Hô-de, trước đây là xã trưởng, bác phát thư và nhiều người khác nữa. Trí óc non nớt của Phrăng không hiểu nổi tại sao buổi học hôm nay Lại có những chuyện lạ lùng như vậy.
Thắc mắc của Phrăng đã được giải đáp sau câu nói của thầy Ha-men: Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. Lệnh từ Béc-lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren… Thầy giáo mới ngày mai sẽ đến. Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con. Thầy mong các con hết sức chú ý.
Phrăng choáng váng và trong lòng chú đột nhiên dấy lên sự căm phẫn đối với kẻ thù: A! Quân khốn nạn, thì ra đó là điều chúng vừa niêm yết ở trụ sở xã. Rồi chú thảng thốt, tiếc nuối và tự giận mình ham chơi, lười học bấy lâu nay:
Bài học Pháp văn cuối cùng của tôi!…
Mà tôi thì mới biết viết tập toạng! Vậy là sẽ chẳng bao giờ được học nữa Uy phải dừng ở đó ư?… Giờ đây tôi tự giận mình biết mấy về thời gian bỏ phí, về những buổi trốn học đi bắt tổ chim hoặc trượt trên hồ.
Như có một phép màu kì diệu làm thay đổi nhanh chóng suy nghĩ của Phrăng: Những cuốn sách vừa nãy cậu còn thấy chán ngán đến thế, mang nặng đến thế, quyền ngữ pháp, quyền thánh sử của cậu giờ đây dường như những người bạn cố tri mà cậu sẽ rất đau lòng phải giã từ. Cũng giống như thầy Ha-men. Cứ nghĩ thầy sắp ra đi và cậu không còn gặp thầy nữa, là cậu quên cả những lúc thầy phạt, thầy vụt thước kẻ.
Đang suy nghĩ mung lung thì Phrăng nghe thầy gọi đọc bài. Chú ân hận vì đã không chịu học thuộc bài mà thầy đã dặn. Sự ân hận đã thành nỗi xấu hổ và tự giận mình. Chú ao ước: Giá mà tôi đọc được trót lọt cái quy tắc về phân từ hay ho ấy, đọc thật to, thật dõng dạc, không phạm một lỗi nào thì dù có phải đánh đổi gì cũng cam…
Vì không thuộc bài nên Phrăng lúng túng… lòng rầu rĩ, không dám ngẩng đầu lên. Chú càng thấm thía và đau xót bởi câu nói sâu sắc của thầy:
Giờ đây những kẻ kia có quyền bảo chúng ta rằng: “Thế nào? Các người tự nhận là dân Pháp, vậy mà các người chẳng biết đọc, biết viết tiếng của các người.”
Lẽ ra, Phrăng đã bị thầy trừng phạt như mọi ngày nhưng hôm nay, thầy chỉ ân cần khuyên nhủ, phân tích cho chú rõ tác hại của thói xấu coi nhẹ việc học hành, nhất là học tiếng mẹ đẻ.
Phrăng thấm thía lời thầy dạy và điều không thể tin được đã xảy ra: tôi kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế. Tất cả những điều thầy nói, tôi thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế.
Đây là một tâm trạng Tất lạ: kinh ngạc đối với chính bản thân mình. Quả là một đột biến nhưng là sự đột biến cố quy luật, bởi chính buổi học cuối cùng này đã khơi dậy trong Phrăng niềm say mê học tập, tình yêu sâu sắc tiếng nói dân tộc mà trước đây chú – và nhiều người khác đã từng coi thương. Chính trong tâm trạng xấu hổ, tự giận mình ấy mà khi nghe thầy Ha-men giảng ngữ pháp, chú đã thấy thật rõ ràng và dễ hiểu.
Sự khâm phục, tự hào của Phrăng về người thầy bộc lộ rõ nhất là trong giây phút kết thúc buổi học. Thầy Ha-men đã khơi dậy nỗi đau đớn, tủi nhục khi quê hương bị giặc thôn tính và đồng hóa; đồng thời thắp sáng tình yêu tha thiết tiếng nói của dân tộc trong lòng mọi người. Đây chính là điều khiến cho Phrăng cảm thấy thầy giáo của mình rất đỗi lớn lao.
Phrăng cảm động vô cùng. Hình ảnh thầy giáo Ha-men tận tụy và đáng kính sẽ mãi mãi in sâu trong tâm trí chú bé.
Thầy giáo Ha-men đã gắn bó với ngôi trường làng nhỏ bé suốt bốn mươi năm – gần như cả cuộc đời. Vậy mà sau buổi học cuối cùng này, thầy phải ra đi. Quân xâm lược Phổ bắt buộc từ ngày mai, các trường học ở vùng này phải dạy bằng tiếng Đức. Cái quy định ngạo ngược ấy làm cho thầy giáo già cảm thấy đau đớn và tủi nhục.
Tuy đã chuẩn bị ra đi nhưng thầy Ha-men vẫn nặng lòng với ngôi trường quen thuộc cùng đám học trò nghèo rất đáng thương của thầy.
Trong buổi học sáng nay, thầy mặc bộ lễ phục trang trọng: … chiếc áo rơ- đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nép mịn và đội chiếc mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng. Bằng cách ấy, thầy Ha-men tôn vinh buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp.
Bên trong con người thầy Ha-men cũng có những thay đổi lớn lao. Thái độ của thầy đối với học sinh khác hẳn ngày thường. Mọi khi, với chiếc thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách, thầy trừng phạt đến nơi đến chốn những trò nào đi học trễ hoặc không thuộc bài. Nhưng hôm nay, thầy thật dịu dàng và đa cảm. Thầy không quở trách Phrăng mà ân cần khuyên nhủ chú và các học sinh khác trong lớp nên chăm chỉ học hành, nhất là học cho thông thạo tiếng Pháp – tiếng mẹ đẻ của mình. Thầy ca ngợi tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất; phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên nó, bởi vì một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…
Rồi thầy dạy bài ngữ pháp. Phrăng cảm thấy chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến thế. Cứ như thể trước khi ra đi, con người tội nghiệp muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay một lúc tri thức ấy vào đầu óc lũ trẻ. Thầy chuẩn bị những mẫu chữ mới tinh: Pháp-An-dát viết bằng kiểu chữ “rông” thật đẹp cho học sinh tập viết với dụng ý khẳng định vùng đất này mãi mãi thuộc về nước Pháp.
Thầy đề cao vai trò tiếng nói của dân tộc và coi đó như một sức mạnh tinh thần to lớn. Theo thầy thì yêu quý, giữ gìn và trau dồi ngôn ngữ dân tộc cũng là một biểu hiện cụ thể của tình yêu Tổ quốc.
Cảm động biết mấy là hình ảnh thầy đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh mình như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy…
Thầy Ha-men vẫn đủ can đảm để dạy cho đến hết buổi. Khi nghe tiếng chuông đồng hồ nhà thờ điểm mười hai giờ và tiếng kèn của bọn lính Phổ đi tập về vang lên ngoài cửa sổ… thầy Ha-men đứng dậy trên bục, người tái nhợt. Thầy nghẹn ngào nói lời chia tay với mọi người nhưng nỗi xúc động ghê gớm khiến cho thầy không nói được hết câu. Bất ngờ thay, thầy quay về phía bảng cầm một hòn phấn và dấn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to: “Nước Pháp muôn năm!”. Đó là tất cả những gì thầy muốn nói trong giây phút cuối cùng này.
Buổi học cuối cùng là một câu chuyện tự nhiên, chân thực và cảm động, chứa đựng ý nghĩa thật sâu xa. Có thể coi truyện ngắn này là bài ca về lòng yêu nước không chỉ của dân tộc Pháp mà là của chung các dân tộc trên toàn thế giới. Thông qua truyện, tác giả khẳng định rằng: muốn giữ vững được chủ quyền độc lập tự do của đất nước, trước hết mỗi người dân phải có ý thức giữ gìn và bảo vệ tài sản tinh thần vô giá mà tổ tiên, ông cha để lại: đó là ngôn ngữ, là tiếng nói thiêng liêng của dân tộc tự bao đời.
Trong buổi học cuối cùng, hình ảnh thầy Ha-men (văn bản Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê) hiện lên thật khác với những ngày thường.
Thầy mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. Đó là bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng. Mái tóc đã lốm đốm hoa râm của thầy được chải gọn gàng. Thầy đi đôi giày đen rất hợp với sự trang trọng của bộ lễ phục.
Thầy chuẩn bị bài học rất chu đáo. Giáo án được viết bằng thứ mực đắt tiền; những dòng chữ nghiêng nghiêng, rõ ràng, nắn nót, kẻ tiêu đề cẩn thận nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Thầy giảng bài bằng giọng nói dịu dàng; lời nhắc nhở của thầy cũng hết sức nhã nhặn, trong suốt buổi học người không giận dữ quát mắng học sinh một lời nào. Ngay cả với cậu bé đến muộn Phrăng, thầy cũng chỉ nhẹ nhàng mời vào lớp. Tất cả học sinh trong lớp đều thấy rằng: Chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng bài như vậy.
Trong bài giảng của mình, thầy luôn ca ngợi tiếng Pháp – tiếng nói dân tộc - và tự phê bình mình cũng như mọi người có lúc đã sao nhãng viẹe học lập và dạy tiếng Pháp. Mỗi lúc ihầy nói đến những điều đó, giọng lliầy như nghẹn lại, lạc đi và gưưng mặt hằn lên những nếp nhăn đau đớn. Thầy còn nhấn mạnh rằng, chính tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa trong chốn lao tù, giúp mỗi người tù vượt tù "vượt ngục tinh thần", nuôi dưỡng lòng yêu nước.
Buổi học kết thúc, những tiếng kèn hiệu khiến thầy Ha-men xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm".
Những thay đổi của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng đã khẳng định một điều chắc chắn: Thầy là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và là người yêu nước sâu sắc.
hay là bn sửa lại thành mùa hạ nha
Bình Định ngày 20 tháng 4 năm 2016
Ngọc Dung thân mến!
Thế là bạn xa cái thị xã nhỏ bé cùng ngôi trường Tiểu học Hồng Hà đã được gần một năm rồi đấy nhỉ! Ở phương Nam chan hòa ánh nắng, bạn có còn nhớ đến mùa đông giá lạnh của phương Bắc xa xôi? Mấy hôm nay, ngoài này rét lắm! Gió mùa đông bắc tràn về, nhiệt độ xuống dưới 10 độ C nên các trường phổ thông cho học sinh nghỉ học. Ở nhà buồn, mình nhớ bạn quá nên viết thư cho bạn.
Đầu tiên, mình gửi đến Dung cùng toàn thể gia đình lời thăm hỏi chân tình nhất. Sau đây, mình sẽ kể cho Dung nghe về khung cảnh quê hương trong những ngày đông giá lạnh để giúp bạn phần nào vơi đi nỗi nhớ.
Gần một tuần nay, mặt trời hầu như không xuất hiện. Vắng ánh nắng nên vắng cả tiếng chim. Bầu trời bao phủ một màu mây xám xịt. Mưa phùn giăng giăng. Không khí ẩm ướt và lạnh lẽo. Những cây bàng rụng hết lá chỉ còn trơ lại những cành khẳng khiu, run rẩy trong mưa.
Trời rét đậm. Người nào cũng mặc tới vài ba lớp áo. Áo bông, áo len, áo khoác… Rồi mũ che tai, khăn quấn cổ, bít tất, găng tay… Toàn thân được che kín để chống chọi với cái lạnh như cắt da, cắt thịt.
Nhà hai bên phố đóng cửa kín mít. Trên đường vắng hẳn người qua lại. Ai có việc phải ra ngoài cũng cố đi cho thật nhanh để mau chóng trở về ngôi nhà ấm áp.
Dung có nhớ bé Trung– em trai mình không? Hiếu động là thế mà giờ đây cu cậu cũng đành loanh quanh trong nhà, chẳng dám ra đường đùa nghịch với lũ bạn của nó. Bà nội mình nhóm bếp lửa ở gian giữa, đặt vào đấy mấy gốc củi lớn cho cháy âm ỉ. Hơi nóng lan tỏa khắp nhà, dễ chịu vô cùng! Buổi tối, hai chị em mình ngồi hai bên, nghe bà kể những câu chuyện cổ tích thật hay, quên cả tiếng gió bấc đang réo ù ù bên ngoài cửa sổ.
Tuy được nghỉ học nhưng mình vẫn lấy sách vở ra ôn lại bài và làm hết những bài tập cô giáo cho về nhà. Mình rất thích chui vào chăn bông, chỉ thò đầu ra ngoài thôi, để đọc sách, đọc truyện. Ước gì Dung có mặt ở đấy để chúng mình chơi oẳn tù tì hay đánh tam cúc. Ai thua bị búng tai hoặc bôi râu như ngày nào thì vui biết mấy!
Chiều nay, Hạnh sang nhà mình chơi. Hai đứa nhắc nhiều đến Dung và ao ước có một dịp nào đó được vào thăm Dung, thăm Sài Gòn – xứ sở không có mùa đông để xem, để biết những điều khác lạ. Điều mong ước trước mắt của chúng mình là tiết trời ấm lên để đi học, gặp lại thầy cô và các bạn.
Thôi, thư đã dài, mình dừng bút ở đây. Chúc bạn cùng gia đình mạnh khỏe và hạnh phúc! Mong thư bạn!
Thân ái!
Thu Nga
Chỉ còn vài ngày nữa, bánh xe thời gian sẽ chấm vạch ranh cuối cùng của năm chú trâu ( KỈ SỬU 2009) khỏe khoắn, chất phác như người dân Việt ta, để bước sang năm mới của chú cọp đầy sức mạnh oai phong và năng động – năm CANH DẦN 2010. Ở quê em những ngày này khắp nơi đều mang âm hưởng mùa xuân. Nhà nhà ai cũng muốn sắm sửa một vài thứ gì đó để chuẩn bị cho cái Tết cổ truyền của dân tộc.
Buổi chợ Tết thật xôn xao và đông vui. Người ra kẻ vào như mắc cửi. Khu chợ hình như cũng đang cuốn hút những dòng người tấp nập với những bộ quần áo đủ màu sắc. Ngay từ đầu chợ, hàng loạt các nơi bán dưa hấu kế tiếp dựng lên, những quả dưa hấu xanh tròn trịa được dán một mảnh giấy đỏ hồng hình thoi dễ thương khi vào tết, trông thật vui mắt. Tiếp đến là những quầy hoa giả cùng những bông hoa mai, lan, cẩm chướng,…đầy đủ sắc màu và sắc sảo cứ như là hoa thật. Những gian hàng này thường có nhiều người ra vào đông nghẹt. Tiếng cười, nói rộn rã khắp nơi. Ở góc chợ là một cửa tiệm bán hoa thật, các chậu hoa đắt tiền đèu được trưng bày ra hàng đầu. Các bông hoa tỏa hương thơm ngát.một số người cứ đứng ngắm,khen đẹp nhưng lại tần ngần có nên mua không. Các cành mai vàng toàn thấy nụ là nụ,chắc là nở trúng tết đây! Đi sau vào chợ là các hàng bán quần áo- đây là nơi nhộn nhịp nhất của buổi chợ. Đủ các bộ quần áo nào là áo thun, áo sơ mi, quần bò, quần ka-ki, chao ôi mới đẹp làm sao! Mọi người vào hàng rồi chọn bộ này lựa bộ kia. Các tiếng nói trả giá cứ vang lên mãi. Cuối cùng, họ cũng được chiều lòng và ra về vui vẻ. Đi vào nữa là những nơi bán câu đối đỏ, chúng thật đẹp và chắc chắn sẽ được treo lên cây mai thì không chê vào đâu được ! Cạnh bên xe bán tranh Tết là cửa hàng bánh kẹo cũng nườm nượp người ra vào. Tết đến, hầu như nhà nào cũng đi mua sắm. Họ mua mọi thứ, người mua mấy cành mai, ngừơi mua quần áo mới cho gia đình, mua vài quả dưa hấu, mua bánh kẹo và đôi dép bao trẻ thơ vì họ muốn đón một cái Tết thật an khang và đầy đủ. Về trưa, ngừơi vào chợ càng tất nập, tiếng người nói léo xéo, tiếng động cơ rồ rồ hòa lẫn vào nhau tạo nên âm thanh náo nhiệt và ồn ã. Có lẽ đó là dấu hiệu của cái Tết cổ truyền đang cân kề.
Cảnh chợ Tết cuối năm nhộn nhịp, đông vui, và dường như em đã cảm nhận đuợc cái không khí đầu xuân. Mọi vật ở quê em và cả đất nứơc đang thay đổi, đang cởi bỏ chiếc áo cũ kĩ và chuận bị khoác trên mình một tấm áo khác đẹp hơn, để đón một cái Tết cổ truyền thật vui vẻ và đón một mùa xuân ấm áp đang trở về
Cảnh chợ Tết cuối năm nhộn nhịp, đông vui, và dường như em đã cảm nhận đuợc cái không khí đầu xuân. Mọi vật ở quê em và cả đất nứơc đang thay đổi, đang cởi bỏ chiếc áo cũ kĩ và chuận bị khoác trên mình một tấm áo khác đẹp hơn, để đón một cái Tết cổ truyền thật vui vẻ và đón một mùa xuân ấm áp đang trở về
Nhận thấy nhà Nam Hán có ý định xâm lược nước ta, Khúc Hạo gửi con trai mình là Khúc Thừa Mĩ sang làm con tin.
Năm 917, Khúc Hạo mất, Khúc Thừa Mĩ lên thay. Tiếp tục sự nghiệp của cha, Khúc Thừa Mĩ đã cử sứ sang thần phục nhà Hậu Lương và được vua Lương phong cho chức Tiết độ sứ.
Mùa thu năm 930, quân Nam Hán đánh sang nước ta.
Khúc Thừa Mĩ chống cự không nổi, bị bắt đem về Quảng Châu. Nhà Nam Hán nhân đó cử Lý Tiến làm Thứ sử Giao Châu, đặt cơ quan đô hộ ở Tống Bình (Hà Nội).
Năm 931, một tướng cũ của Khúc Hạo là Dương Đình Nghệ được tin, đã đem quân từ Thanh Hoá ra Bắc bao vây, tấn công thành Tống Bình.
Quân Nam Hán lo sợ vội cho người về nước cầu cứu. Viện binh của địch chưa đến nơi thì Dương Đình Nghệ đã chiếm được Tống Bình và chủ động đón đánh quân tiếp viện. Quân tiếp viện của giặc vừa đến đã bị đánh tan tác. Tướng chỉ huy của chúng bị giết tại trận.
Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ.
Thêm trạng ngữ cho câu là
Về ý nghĩa : trạng ngữ đc thên vào để xác định thời gian nơi chốn nguyên nhân mục đích phương tiên cách thức diễn ra sự việc trog câu
Về hình thức : trạng ngữ đứng ở đầu câu cuối cau hay giữa câu. Giữa trạng ngữ vs chữ ngữ và vị ngữ thường có 1 quãng nghỉ khi ns hoặc 1 dấu phẫy khi viết
Công dụng : xác định hoàn cảnhthời gian diễn ra sự việc trog câu góp phần làm cho nội dung của câu đc đầy đủ chính xác. Nối kết các câu các đoạn vs nhau góp phần lm cho đoạn văn bài văn đc mạch lạc
Trog 1 số trường hợp để nhấn mạnh ý chuyển ý hoặctheer hiện những cảm xúc nhất định người ta có thể tách trạng ngữ đặc biệt là trạng ngữ đứng ở cuối câu thành những câu riêng
Nhân ngày khai trường, ông em sửa cái túi xách của mẹ em thành cái cặp hai ngăn có quai đeo cho em đi học. Ông em bảo chiếc cặp này vừa gọn, vừa bền, không như những chiếc cặp làm băng vải mủ trông bề ngoài rất đẹp nhưng chỉ vài tháng sau đã rách nát, rơi cả sách bút ra ngoài nên không dùng lâu được.
Ghiếc cặp của em bằng vải da giả, màu tím, nắp màu đen. Ông em đã đo cắt để đựng vừa chiếc bảng con, sách vở, thước bút cần mang đến lớp hàng ngày. Ngoài ra, ông còn làm một ngăn phụ dùng để đựng những giấy tờ rời làm bài kiểm tra và các loại giấy màu và kéo, keo làm thủ công. Để cho chắc và đẹp, xung quanh các mép cặp, ông viền thêm nẹp bằng vải nhựa màu hồng, chỗ gần sát cái cặp có thêm nẹp bằng vải nỉ màu xanh rêu. Góc phải phía dưới được may đính vào một chiếc thuyền buồm màu đỏ trông rất xinh.
Chiếc cặp của em có nhiều điểm khác so với những chiếc cặp bán ở các cửa hàng. Ông em hồi trẻ là một thợ may giỏi nên ông đă làm ra chiếc cặp đặc biệt cho em. Tuy là chiếc cặp cũ được sửa lại nhưng nó gọn và bền. Em hứa với ông sẽ học thật tốt như lời ông dặn khi trao chiếc cặp cho em.
Từ xưa đến nay, con người vẫn được xem là tế bào cấu thành nên một xã hội. Vai trò của con người trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước vô cùng quan trọng. Ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân là vô cùng quan trọng. Đó là yếu tố thiết yếu giúp chúng ta vừa có trách nhiệm với bản thân vừa có trách nhiệm với xã hội. Bởi vậy sống có trách nhiệm chính là lối sống lanh mạnh và cần phải phát huy.
Sống có trách nhiệm là gì? Sống có trách nhiệm chính là lối sống làm tròn bổn phẩn, nghĩa vụ, chức trách đối với bản thân mình, với gia đình và xã hội. Hơn hết còn phải có trách nhiệm với những suy nghĩ, hành động và việc làm của bản thân mình. Mỗi người chúng ta có trách nhiệm làm, có trách nhiệm gánh vác, có trách nhiệm nhận sai khi gây ra lỗi lầm. Đó mới chính là một công dân tốt và có ích cho xã hội.
Hãy hoàn thiện bản thân mình trước khi muốn người khác hoàn thiện, cũng giống như việc có trách nhiệm với bản thân mình trước thì chúng ta mới có trách nhiệm được với người khác và với xã hội.
Là học sinh, mỗi ngày chúng ta cần phải có trách nhiệm với việc học. Trước khi đến lớp cần phải hoàn thành bải tập của ngày hôm qua và chuẩn bị bài mới cho ngày mai. CHúng ta cần phải trình bày cẩn thận sạch sẽ với chính bài làm của mình, không được cẩu thả, sống buông thả không có trách nhiệm. Từ những việc nhỏ thế này mà chúng ta không làm được thì những việc lớn hơn liệu chúng ta có đủ sức và đủ bản lĩnh để làm hay không?
Đối với gia đình, chúng ta nên có trách nhiệm với bố mẹ, với anh chị em, với những lời nói mà mình nói ra hằng ngày đối với họ. Tuy chỉ là những việc nhỏ nhặt nhưng nó sẽ hoàn thành nên thói quen và nhân cách của bạn sau này. Khi bạn làm việc gì đó sai lầm, bạn nhận ra rằng nó sai, bản thân không nên chối cãi, cố tình lảng tránh nó mà cần thiết nên có trách nhiệm sửa chữa lỗi lầm. Đó chính là cách để chúng ta có thể định hình được phương châm sống lâu dài mai sau.
Có trách nhiệm với gia đình và xã hội sẽ giúp chúng ta ngày càng tốt đẹp, hoàn thiện bản thân mình hơn. Khi bạn sống có trách nhiệm thì bạn sẽ thấy được rằng lúc đó mình không chỉ còn sống cho bản thân mình nữa mà còn sống vì người khác, sống cho người khác.
Tuy nhiên vẫn còn những kẻ sống vô kỉ luật, thiếu trách nhiệm đối với bản thân và xã hội, họ sẽ nhận lấy những hậu quả rất đau lòng. Có rất nhiều người vì không có trách nhiệm với hành vi của bản thân mình mà gây ra nhiều mất mát, nỗi đau cho người khác. Hiện nay hiện tượng nạo phá thai ở giới trẻ diễn ra rất phổ biến. Tại sao vậy? Lý do nào khiến cho hiện tượng này ngày càng gia tăng như vậy. Là vì họ không có trách nhiệm với những gì mà mình làm ra, họ chối bỏ trách nhiệm bằng cách tàn nhẫn như thế này. Hỏi rằng vết thương đó còn hằn sâu đến bao giờ.
Như vậy chúng ta mới thấy được tầm quan trọng của lối sống có trách nhiệm. Nó sẽ giúp cho chúng ta ngày càng sống tốt đẹp, ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn.
mih xin lỗi nhưng hình như bài làm sai đề rùi..là một câu chuyện viết về việc đảm nhận trách nhiệm
Kí ức tuổi thơ như dòng thác mạnh mẽ, cuốn tôi về với miền cổ tích. Kỉ niệm tuổi thơ tôi gắn với lời kể của mẹ, của bà, với nàng tiên, ông bụt. Tuổi thơ tôi là những lần vấp ngã ngồi khóc rưng rức, mong chờ ông tiên hiện ra, ban cho một điều ước diộu kì. Và bây giờ, trong mơ tôi đang trôi về cái ngày trẻ con ấy để được gặp ông tiên hiền từ của tôi.
Giấc ngủ bồng bềnh, êm ái đưa tôi bay lên cao, cao hơn cả những nóc nhà, hàng cây im lìm bên dưới, chạm tói một tầng mây mềm và ấm: "Chào mừng con đến với thế giới của những ước mơ". Một giọng trầm ấm vang lên. Tôi ngước mắt nhìn.
Ồ, kia chẳng phải là ông Tiên sao? Làm sao tôi nhầm được hình bóng thân thương mà mẹ và bà vẫn thường hay kể. Ông cao và trông gầy gầy nhưng nước da hồng hào, khoẻ mạnh, gương mặt phúc hậu. Mái tóc trắng như cước được búi cao gần sát đỉnh đầu. Chòm râu cũng trắng hệt như mái tóc, dài tới tận đầu gối, trông xa như một dòng nước bạc. Ông vận một bộ quần áo màu vàng, có những đường vân trắng kéo thành vệt như sương và đi một đôi hài mũi hếch vàng, nhạt hơn bộ quần áo. Một dáng vẻ nhàn nhã, thanh tao.
Ông bước lại gần tôi, dáng đi nhanh nhẹn.
Tôi ngước lên để nhìn ông rõ hơn. Ánh mắt ông ấm áp, trìu mến. Đôi mắt nâu hiền từ. Đôi lông mày trắng và dài rủ xuống. Ông mỉm cười, để lộ hàm răng đen nhánh.
"Ông ơi, sao ông chỉ giúp đỡ người gặp khó khăn, bất hạnh thôi ạ? Sao con ngã đau, khóc mà ông không hiện lên?" – Tôi hỏi. Ông lại cười, nụ cười của ông sao giống nụ cười của ông ngoại tôi đã mất thế cơ chứ? Ông đưa ngón tay dài khẽ gạt sợi tóc con ra khỏi mặt tôi. Bàn tay ấm áp của ông vuốt má tôi "Tại vì ông hay bất cứ thần thánh nào khác cũng đều bước ra từ ước mơ và hi vọng của con người".
Ánh mắt ông ngời sáng, chòm râu bạc khẽ rung rinh. – "Người bất hạnh gặp phải nhiều đau khổ nhưng khát vọng vươn lên tìm hạnh phúc, tìm công lí luôn rực cháy. Vì vậy, ông giúp đỡ để họ có thêm nghị lực. Việc giúp đỡ của ông chỉ như sự khích lệ, cổ vũ họ mà thôi".
À thì ra là như vậy!
Ánh mặt tròi rọi qua cửa sổ, chiếu vào mặt làm tôi bừng tỉnh khỏi giấc mộng. Nhưng hình ảnh ông Tiên hiền từ và những lời ông nói vẫn vang vọng trong tôi. Ông ơi, con hiểu rồi ạ. Cổ tích không thể biến những giấc mơ thành sự thật nhưng nó sẽ tạo ra niềm tin, niềm hi vọng để ta cố gắng vươn lên.
Thế giới thần tiên trong trí tưởng tượng của trẻ em Việt Nam là một thế giới đầy màu sắc. Ở nơi thiên đường đó có cô Tấm dịu hiền, có anh Khoai chăm chỉ, cần cù và chàng Thạch Sanh khoẻ mạnh, dũng cảm. Nhưng người mà những đứa trẻ chúng tôi thích nhất lại là ông Tiên – cụ già tốt bụng, luôn mang đến những điều ước màu nhiệm.
Trong trí tưởng tượng của tôi, ông tiên chắc cũng chẳng khác gì ông nội là mấy. Ông cũng có mái tóc trắng, búi củ tôi như các cụ ngày xưa. Ông có đôi mắt to, tròn nhìn hết cả thế gian xem ai khó khăn, đau khổ thì giúp đỡ. Đôi mắt ấy rất hiền hậu, nhân từ như chính con người ông. Ông tôi ngày xưa có chùm râu dài đến rốn, bạc trắng nên tôi nghĩ bụt cũng vậy thôi. Da dẻ bụt hồng hào, trắng trẻo vì ăn nhiều đào tiên trên thiên đình. Ông tiên hay đi giúp đỡ người khác. Mỗi lần ông xuất hiện là lại có những đám khói trắng xoá ở đâu hiện ra mà chúng tôi thường gọi là "cân đẩu vân" của ông. Xung quanh ông tiên, những luồng ánh sáng có thể soi sáng cả thế gian. Ông thường mặc bộ quần áo màu vàng, đôi guốc mộc trông giản dị và gần gũi như ông mình. Giọng nói của ông ấm áp và ôn tổn xoa dịu hết mọi nỗi đau. Nhưng điều làm tôi yêu ông nhất chính là tấm lòng của ông. "Ông tiên tốt bụng", "cụ già mang đến nhiều điều ước" là những cái tên mà tôi đặt cho ông. Ông tiên giúp đỡ chị Tấm gặp được nhà Vua. Khi chị Tấm không có quần áo đi dự hội, ông đã hoá phép biến đống xương cá ở bốn chân giường thành bộ quần áo đẹp, thành đôi hài đỏ dễ thương và thành con ngựa hồng để chị Tấm đi dự hội. Ông tiên đã dạy cho anh Khoai hai câu thần chú để trị tội tên địa chủ và cưới được con gái hắn. Trong câu chuyện cổ tích “Bông cúc trắng” ông tiên đã chỉ đường cho cô bé hái được hoa cúc mang về chữa bệnh cho mẹ. Ông còn đến tận nhà khám bệnh, chữa trị cho mẹ cô bé hiếu thảo kia… Vậy đấy! Với cây phất trần trong tay ông đã đi khắp mọi nơi, gặp đủ hạng người, tốt có, xấu có. Nhưng chỉ những người tốt, những đứa bé ngoan ngoãn, học giỏi và hiếu thảo mới gặp được ông tiên, được ông giúp đỡ và cho điều ước. Còn những đứa trẻ hư, những người xấu sẽ phải chịu hình phạt thích đáng.
Tôi yêu ông tiên lắm. Tôi coi ông như ông ruột của mình ấy. Đã mấy nghìn năm nay, ông đi đủ mọi miền, giúp đỡ bao người. Từ hồi còn nằm nôi, tôi đã được các bà các mẹ kể về ông tiên. Đến trong mơ, tôi cũng nhìn thấy những việc mà ông đã làm để giúp đỡ bà con nghèo, người gặp hoạn nạn. Tôi không phải là một đứa trẻ ngoan. Đôi lúc tôi còn lười biếng và cãi lại mẹ nhưng tôi sẽ sửa chữa, tôi sẽ cố gắng chăm học hơn, ngoan ngoãn hơn để một lần được nhìn thấy ông tiên – cụ già tốt bụng và nhân hậu của tôi.
Mùa hè là mùa của những cái nắng chói chang và những cơn mưa rào đến bất ngờ, những hình ảnh của những thi vị cuộc sống cũng mang những màu sắc rất ấm áp và để lại nhiều cảm xúc cho con người, hình ảnh những hàng phượng vĩ và những tiếng ve kêu là những dấu hiệu về mùa hè đã đến.
Trong mỗi ngôi trường hình ảnh những cành phượng vĩ càng hiện rõ nét và nó có nhiều ấn tượng đặc biệt rất sâu sắc cho con người, mỗi người chúng ta càng phải hiểu hơn về những vật này, bởi nó đem lại rất nhiều sắc màu có giá trị trong cuộc sống, cuộc sống của mỗi người sẽ ngày càng có ý nghĩa hơn, bởi thiên nhiên của đất trời đem lại những vật dụng, những hình ảnh có giá trị và ý nghĩa nhất, những hình ảnh đó để lại cho mỗi người những cảm giác riêng biệt và rất ý nghĩa lạ lùng, những cảm xúc đan xen vào đó là những nỗi nhớ da diết, những hoài niệm mới mẻ về không gian và thời gian của mỗi con người.
Hình ảnh những cánh phượng vĩ đỏ rực trên cái nắng của mùa hè để lại cho người đọc rất nhiều cảm xúc và đặc biệt hình ảnh của những cánh phượng vĩ rơi bay phấp phới trong không gian của cuộc sống cũng là những biểu tượng đặc trưng cho cái đẹp cho những hình ảnh đặc trưng cho mùa hè, những hình ảnh thể hiện mạnh mẽ được điều đó làm cho mỗi chúng ta thêm yêu thương cuộc sống này nhiều hơn, nó thực sự có giá trị to lớn và có ý nghĩa sâu sắc đến cuộc sống của mỗi con người.
Cây phượng vĩ to tỏa bóng mát cho mỗi lứa học trò được vui chơi và nói chuyện dưới nó, đây là một không gian thoáng mát và rất hữu ích dành cho mỗi con người, những ý nghĩa to lớn mà nó để lại cũng thể hiện được tình cảm của thiên nhiên đối với cuộc sống của mỗi con người, mỗi chúng ta đều có thể nhận ra được điều đó qua những cái nhìn sâu sắc và ý nghĩa nhất, cuộc sống là những trải nghiệm và nó làm cho cuộc đời của chúng ta có ý nghĩa và giá trị hơn, niềm tin yêu và hạnh phúc của con người đều do thiên nhiên và tạo hóa ban tặng nhưng để hiểu và thấu hiểu được giá trị của nó chúng ta cần phải có những cảm nhận rất sâu sắc về sự vật đang tồn tại xung quanh chúng ta, những giá trị to lớn và thực sự có giá trị nhất dành cho cuộc đời của mỗi người, nó để lại rất nhiều những cảm nhận mới mẻ và có ý nghĩa to lớn để vô ngần.
Hình ảnh những cành phượng vĩ đang nở hoa và tỏa ra ngát hương cũng làm cho mỗi chúng ta có cái nhìn sâu sắc và có ý nghĩa hơn về nó, đây là những hình ảnh thể hiện những tình cảm chân thành và da diết nhất đối với cuộc sống của mỗi người, giá trị của nó không chỉ dừng lại ở việc đem lại những ý nghĩa nhất định về việc tỏe bóng mát cho con người, mà đây là đặc trưng của mùa hè với những cánh phượng. Hình ảnh cánh phượng biểu tượng cho lứa tuổi hoa học trò, những nhành hoa đang tỏa hương dưới ánh nắng của trời đất bao la, của những cái nhìn rất lớn và sâu sắc nhất dành lại cho mỗi con người, mỗi chúng ta đều yêu quý và có tình cảm chân thành đối với chính nó.
Hình ảnh những cánh phượng hồng đang khoe sắc trong nắng mai, và hình ảnh những tiếng ve dâm dan trên những vòm trời vô tận, hai biểu tượng đặc trưng cho mùa hè, những cảm nhận mới mẻ và đem lại những điều có ý nghĩa và giá trị nhất dành cho mỗi con người, những hình ảnh của quê hương của dân tộc đất nước, nó cùng hòa cùng với màu sắc và hương vị của đất trời, của thiên nhiên gần gũi và gắn bó với cuộc sống của mỗi chúng ta, nó thể hiện những điều tốt đẹp và có giá trị nhất đối với mỗi con người hôm nay và mai sau.
Hình ảnh những cánh phượng vĩ đang khoe sắc trong thiên nhiên đã để lại cho người xem cái nhìn mới mẻ về quê hương đất nước nó để lại những nỗi nhớ mong và tình yêu đối với thiên nhiên đất trời, những hình ảnh đó để lại cho mỗi chúng ta những tình cảm da diết và có ý nghĩa nhất. Trong lứa tuổi học sinh, hình ảnh những cành phượng vĩ là hình ảnh ai ai cũng biết và nó thực sự rất sâu sắc và có ý nghĩa trong tâm hồn của mỗi người, nó để lại rất nhiều những cảm xúc những ý nghĩa lớn lao, để lại cho mỗi chúng ta rất nhiều cảm xúc đặc biệt và có giá trị dành cho con người, niềm tin, giá trị và sức sống căng tràn trong đó là những cái nhìn ý nghĩa và sâu sắc nhất.
Em rất yêu quý những cánh phượng vĩ trong tiết trời màu hè hòa vào đó là những tiếng ve dâm dan đang hát trên những vòm trời cao, và hình ảnh thiên nhiên của đất trời để lại cho em nhiều những cảm nhận sâu sắc và có ý nghĩa nhất.
Lập dàn bài chi tiết
1. Mở bài:
- Trưa hè thăm lại trường xưa
- Bồi hồi đi
- Đối tượng cần tả là hàng phượng vĩ và tiếng ve
2. Thân bài:
Trong màu phượng đỏ và tiếng ve gợi lên bao kỉ niệm.
-Vẻ đẹp riêng, rực ở của hàng phượng vĩ vào một ngày hè qua các hình ảnh:
-Tả hàng phượng đỏ:
+ Chùm hoa phượng rực rỡ như lửa cháy khát khao.
+ Màu sắc của hoa.
+ Hình dáng của canh hoa, nhụy hoa, lá phượng.
- Miêu tả âm thanh râm ran, rộn rã của tiếng ve.
3. Kết bài:
- Cảm nghĩ của em về hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè.
- Những suy tư, cảm xúc, gợi nhớ kỉ niệm học trò.
Nếu bất kì vị du khách nào dù có khó tính đến mấy, khi đã đặt chân lên mảnh đất Việt Nam, đi tham quan khắp nơi, từ những con phố cổ cho đến các thành phố thơ mộng rồi ngâm mình trong dòng nước mát lạnh của một bờ biển nào đó, thì chắc chắn lúc trở về, biển Nha Trang sẽ là một dấu ấn khó quên. Bởi lẽ Nha Trang là một bãi biễn tuyệt đẹp quanh năm bao la sóng vỗ nằm dọc thành phố Nha Trang thơ mộng. Cái đập vào mắt ta đầu tiên khi đến đây chính là bãi cát trắng tràn ngập ánh nắng, nó lúc nào cũng đông vui, cũng nhộn nhịp nhờ sự xuất hiện của hàng trăm khách du lịch trong và ngoài nước. Đẹp hơn cả là những đợt sóng ồ ạt ngoài khơi xa kia. Ôi đẹp sao, chúng lênh đênh, lơ đãng, nhẹ nhàng và cũng có khi giận dữ, đập mạnh vào bờ tung bọt trắng xóa rồi khi nguôi cơn giận, chúng thu mình về với biển. Những hàng dừa xanh nằm dọc theo eo bờ cát đung đưa hai ba tàu lá xanh mát rượi như đón chào. Các món ăn hải sản ở đây cũng đâu kém gì, có cua, có ốc, ghẹ, mực, cá,.. Mỗi món ăn mang một hương vị đâc trưng, làm người ăn nhớ mãi. Tôi yêu Nha Trang, không chỉ vì vẻ đẹp duyên dáng và son sắt của biển, mà còn vì lòng tự hào, hãnh diện khi đất nước thân yêu của mình sở hữu một cảnh quan thiên nhiên kì vĩ đến như vậy.