Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Đất nước Việt Nam — đất nước của những câu hát ru ngọt ngào, đất nước của cánh cò trắng bay, đất nước của bàn tay mẹ tảo tần quà bao năm tháng… và từ trong cái nguồn mạch dạt dào ấy, người phụ là đề tài chưa bao giờ vơi cạn trong nguồn cầm hứng của người nghệ sĩ, qua nhiều thời đại khác nhau. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện diện ở nhiều vị trí trong cuộc đời và đã để lại nhiều hình ảnh bóng sắc trong văn thơ hiện đại. Nhưng thật đáng tiếc thay, trong xã hội phong kiến, người phụ nữ lại phải chịu một số phận đầy bị kịch và đáng thương."Phận đàn bà” trong xã hội phong kiến cũ đau đớn, bạc mệnh, tủi nhục không kể xiết. Lễ giáo phong kiến khắt khe như sợi giây oan nghiệt trói chặt người phụ nữ. người phụ nữ trong xã hội suy tàn ngày ấy luôn tìm đến cái chết để bảo vệ nhân phẩm của mình.Đó là những đau khổ mà người phụ nữ trong thời đại phong kiến. Họ đẹp, đẹp cả về ngoại hình và nhân cách. Thế nhưng cuộc sống của họ không do họ làm chủ, phải sống kiếp sống lênh đênh, trôi dạt, không định trước được tương lai của mình. Tuy nhiên, họ vẫn vượt lên nhưng đau đớn, tủi nhục ấy, để kiếm tìm hạnh phúc cho mình.
Đến với nền văn học Việt Nam, chúng ta không khỏi ngỡ ngàng trước một kho tàng đồ sộ, phong phú trong đó có nhiều thể loại, nhiều nội dung khác nhau. Những tác phẩm viết về người phụ nữ trong xã hội cũ đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc sâu đậm. Với cách thể hiện giản dị mà tinh tế, những tác phẩm văn học dân gian và văn học trung đại đem lại cho chúng ta biết bao suy nghĩ cùng sự đồng cảm với số phận bất hạnh, đặc biệt là người phụ nữ. Cuộc sống của họ luôn chịu những thiệt thòi, nhiều mất mát và hi sinh. Bởi họ sống trong một chế độ phong kiến bất công với bao thành kiến lạc hậu.Chúng ta đã từng rất tự hào với kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du là “Truyện Kiều”. Trong đó, tác giả đã khắc họa tài sắc tuyệt đỉnh của Thúy Kiều, một người con gái với đầy đủ mọi tài năng: cầm, kì, thi, họa; một sắc đẹp sánh tựa vẻ đẹp bất tận của thiên nhiên (hoa ghen, liễu hờn). Với việc miêu tả như thế, nhà thơ đã cảnh báo trước số phận của Thúy Kiều. Một tương lai đầy bất trắc, một cuộc sống đầy sóng gió sẽ đến với Kiểu. Đúng vậy, cuộc đời Kiều luôn phải đối mặt với bao biến cố ghê gớm, chịu đựng bao sự vùi dập của các thế lực phong kiến tàn bạo, tiêu biểu là thế lực quan lại và đồng tiền. Kiều phải hi sinh tình yêu đẹp đẽ, sâu đậm của mình để bán mình chuộc cha, đặt chữ hiếu lên hàng đầu…Từ đó, cuộc đời nàng bước vào kiếp đoạn trường với 15 năm chìm nổi lênh đênh. Nhưng từ trong chính sự vùi dập tàn bạo của các thế lực phong kiến đó, Kiều không bao giờ buông xuôi phó mặc mà luôn ý thức sâu sắc giá trị nhân phẩm của mình, điều đó tạo nên vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật, sống mãi cùng thời gian.
Thân phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến là một đề tài được rất nhiều nhà thơ, nhà văn lựa chọn làm đề tài sáng tác của mình. Qua các tác phẩm ấy, trước mắt chúng ta hiện lên hình ảnh những con người với vẻ ngoài xinh đẹp, cũng như nhân cách cao đẹp, thế nhưng số phận lại bị phụ thuộc vào rất nhiều người khác. Sự bó buộc của xã hội phong kiến, sự tàn ác của những thế lực đen tối đã khiến cho cuộc đời của họ đầy những chông gai, sóng gió. Nhưng dù khó khăn đến đâu, ở họ vẫn luôn ánh lên một vẻ đẹp của nhân cách, của tình yêu thương, của niềm lạc quan, niềm tin vào cuộc sống.
Người phụ nữ thuở xưa, thường không được tự làm chủ cuộc sống của mình. Quan niệm “tam tòng, tứ đức” khiến cho họ từ khi sinh ra cho đến khi từ rã cuộc sống, luôn phải sống, phải lo lắng, hi sinh cho rất nhiều người khác. Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ tiêu biểu, và dĩ nhiên, những lời thơ của bà cũng là những lời bộc bạch, những lời lên tiếng bảo vệ cho người phụ nữ Việt Nam thuở xưa:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son…”
Họ là những người đẹp về cả ngoại hình và tâm hồn. Đầu tiên, đó là những người con gái trong trắng, xinh đẹp. Thế nhưng, họ cũng giống như hình ảnh của viên bánh trôi nước. Cuộc sống của họ phụ thuộc vào quá nhiều điều, quá nhiều người. Họ không có quyền tự quyết định cuộc sống của mình. Chỉ có một thứ họ có thể tự quyết định, đó là, dù cho khó khăn đến đâu, vất vả đến đâu, họ vẫn quyết tâm giữ tấm lòng son sắt, thủy chung của mình. Chính Hồ Xuân Hương cũng phải tức giận mà thốt lên rằng:
“Giá đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?”
Họ là phái yếu, nhưng họ cũng có khả năng làm được những điều mà nam giới làm. Thế nhưng xã hội không cho phép. Có mấy ai dám ngông ngênh nói như Hồ Xuân Hương. Không nói đến văn hay, nhiều người còn quan niệm con gái không cần đi học, không cần biết chữ. Vậy thì họ làm sao có thể làm chủ được số mệnh của mình?
Tuy vậy, sống trong hoàn cảnh nghèo khó, nhưng họ vẫn là những người phụ nữ thương chồng, thương con, biết chăm lo, vun vén cho cuộc sống gia đình. Họ vất vả, tảo tần những không một lời oán thán. Tú Xương – một nhà thơ rất bất mãn với tình cảnh đất nước lúc bấy giờ, cũng như với những gò bó của xã hội phong kiến, đã lên tiếng “bênh vợ”, cũng như bênh cho cả một xã hội phụ nữ không được lên tiếng, không được bảo vệ:
“ Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng”
Xã hội phong kiến bất công, xã hội mà con người trở thành nô lệ của đồng tiền, khiến cho người phụ nữ phải vất vả, tần tảo đi chợ sớm hôm nuôi chồng, nuôi con. Thế nhưng họ coi đó là niềm vui, niềm hạnh phúc chứ không phải là gánh nặng. Ta bỗng nhớ đến hình ảnh mẹ cò trong câu ca dao của ông cha ta thuở trước:
“Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”
Họ là những người giàu đức hi sinh. Dù có gian khổ đến mấy nhưng họ không một lời oán trách.
Thế nhưng, có mấy người thương vợ được như Tú Xương. Thuở xưa, chế độ đa thê vô cùng phổ biến. Một người phụ nữ có thể phải chịu làm lẽ cho một gia đình giàu có nào đó. Họ phải chịu sự ghen ghét của người vợ cả và những người vợ lẽ khác. Cuộc sống chung chồng ấy, thật vô cùng cực khổ. Hồ Xuân Hương đã phải thốt lên rằng: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung!”. Nhưng bà cũng không tránh khỏi guồng quay của số phận, cũng phải đi làm vợ lẽ người ta, chỉ có thể hưởng một hạnh phúc không trọn vẹn. Sự ngang tàng, bướng bỉnh, vùng lên của bà, cũng chỉ là một hạt cát giữa sa mạc.
Đại thi hào Nguyễn Du đã từng viết:
“Thương thay thân phận đàn bà
Dù rằng bạc mệnh vẫn là lời chung”
Đó là những đau khổ mà người phụ nữ trong thời đại phong kiến. Họ đẹp, đẹp cả về ngoại hình và nhân cách. Thế nhưng cuộc sống của họ không do họ làm chủ, phải sống kiếp sống lênh đênh, trôi dạt, không định trước được tương lai của mình. Tuy nhiên, họ vẫn vượt lên nhưng đau đớn, tủi nhục ấy, để kiếm tìm hạnh phúc cho mình.
" Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tâm lòng son"
Bốn câu thơ trên tuy ngắn gọn những cũng đủ để "Bà chúa thơ Nôm" nói lên suy nghĩ của mình về số phận của đời của người phụ nữ. Từ "thân em" là từ ngữ chỉ người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa."Vừa trắng lại vừa tròn" là cái hình ảnh người phụ nữ xinh đẹp, duyên dáng. Hồ Xuân Hương đã mượn hình ảnh bánh trôi nước để nói lên cái sự chịu vùi dập từ những thành kiến bất công đường thời mà người phụ nữ gánh chịu. Đồng thời, ta thấy được cái quan niệm "trọng nữ khinh nam" vẫn tồn tại khiến người phụ nữ phải chịu bất công, số phận và cuộc đời của họ lại bị những người đàn ông quyết định. Chao ôi, người phụ nữ thật can đảm và mạnh mẽ mới có thể chịu được những điều ấy. Thân phận của họ vẫn cứ thế, bấp bênh như câu thành ngữ "bảy nổi ba chìm" đã được đảo ngược ở trong bài thơ, không biết sẽ đi về đâu và như thế nào. Nhưng dù thế nào họ vẩn cố gắng giữ cái giá, phẩm chất của mình, họ vẫn giữ tấm lòng sắt son, thủy chung dù có ở cảnh ngộ nào cũng vây. Qua đó, ta thấy tác giả đã ca ngợi em đẹp của người phụ nữ phong kiến đương thời cả về hình thức lẫn phẩm chất của họ. Đồng thời, bài thơ "Bánh trôi nước" là một bài thơ thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết Việt Nam dưới thời phong kiến, ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ,và thể hiện lòng cảm thương sâu sắc đối với thân phận nổi chìm của họ.
Mn ơi in đậm hay gạch chân hộ mình cặp từ trái nghĩa đó nhé , cảm ơn
Em tham khảo:
Hình ảnh người phụ nữa trong xã hội xưa và nay vừa có những điểm giống lại có cả những điểm khác. Trước hết dù ở thời đại nào đi nũa thì họ vẫn mang trong mình những phẩm chất cao đẹp. Đó là vẻ đpẹ truyền thống: chăm chỉ, giàu đức hi sinh, yêu thương chồng con. Hình anh người phụ nữa để lại trong ta những ấn tượng vè sự cam chịu số phận, về việc bị xã hội phong kiến với những định kiens trói buộc: tam tòng tứ đức, trọng nam hinh nữ, ... Họ còn có số phận lênh đênh, bấp bênh, chìm nổi, không được nắm trong tay quyền sống của mình. Cuộc sống của chính mình những lại nằm trong tay kẻ khác. Đối lập với hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ, người phụ nữ ngày nay đã có quyền tự quyết định lấy số phận, cuộc đời của mình. Họ không phải lênh đệnh, lận đận, số phận hẩm hiu. Tiếng nói của họ được đề cao, được lắng nghe. Người phụ nữ ngày nay có những quyền bình đẳng như nam giới, thậm chí họ còn giữ vai trò quan trọng trong câc cơ quan lớn. Ở họ có cả những nét đẹp hiện đại và truyền thống giao thoa. Như vậy, hình ảnh người phụ nữ VN xưa và nay đều đáng trân trọng, tôn vinh.
Tham khảo !!!
Nữ sĩ Hồ Xuân Hương thật tài tình khi hóa thân người phụ nữ vào những chiếc bánh dân dã đáng yêu ấy. Bà không dùng “khuôn mặt hình trái xoan”, hay “đôi mày hình lá liễu” để mô tả vẻ đẹp của người phụ nữ, trái lại bà dùng hình tượng “tròn”, “trắng” để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp phúc hậu, mềm mại. Bên cạnh đó, điệp từ “vừa” càng làm tăng thêm sự tự hào về vẻ đẹp ngoại hình của người con gái Việt. Người phụ nữ mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi. Cuộc đời long đong, gian truân đầy sóng gió dường như đã dành sẵn cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến, nghe như một tiếng than thầm, cam chịu, nhưng cũng phảng phất vẻ cao ngạo của họ. Cũng nổi, cũng chìm, nhưng lại nổi chìm “với nước non”. Cuộc đời có bạc bẽo, bất công, cuộc sống có gian khổ, long đong như nào thì người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của nữ sĩ và đó cũng là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt.. Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn - bình đẳng giới.
Ca dao là tiếng tơ lòng muôn điệu, trải dài với những cung bậc cảm xúc, tâm tư và tình cảm của người lao động bình dân. Lắng đọng và trũ tình là những câu hát than thân thường mở đầu bằng mô típ “ thân em”. Qua đó, phản ánh một cách sâu sắc số phận của người phụ nữ đầy bi kịch, oan trái trong xã hội phong kiến mục nát, suy tàn – tạo cho độc giả sự đồng cảm, chia sẻ và trân trọng.Hình ảnh “ trái bần trôi” lênh đênh trên mặt nước bị “gió dập sóng dồi” phải chăng là cuộc đời, số phận của người phụ nữ xưa. Họ như những cánh hoa bé nhỏ, mong manh trôi dạt nơi bến bờ vô định, bị cuốn vào bi kịch của khổ đau, oan trái bởi thế lực đen tối. Không chỉ thế, những ràng buộc hữu hình hay vô hình lại hoành hành, khiến người phụ nữ không thể vươn lên.
Chúc bn hc tốt!
Gió dập sóng rồi biết tấp vào đâu
TĐ:
- Hình ảnh: thân em như trái bần trôi
+ Trái bần (ở trên có cung cấp thông tin rồi)
+ Hình ảnh người phụ nư ở đây là người phụ nữ nhà nghèo phận hẩm hiu. Cuộc đời nhiều đắng cay chua chát (vị trái bần chua, chát)
+ Hình ảnh trái bần đã giúp cho tác giả dân gian bộc lộ được hình ảnh hầu hết người phụ nữ trong xã hội trước khác hẳn với sự kiêu xa của một quý cô trong thân em như tấm lụa đào...
- Số phận: Gió dập sóng rồi biết tấp vào đâu.
+ Nếu như ở trên mới chỉ nói lên sự chua chát của số phận mà chưa nói rõ sự chua chát đó ra sao thì ở đây nó đã được bộc lộ rõ bởi chính sự bấp bênh, không vững chắc cùng với những sóng gió của cuộc đời người phụ nữ. Những sóng gió của cuộc đời được ví như những con sóng ngọn gió cuốn con nguời ta đi, đi tới đâu thì không biết. Chính sự bấp bênh đó đã phần nào tô thêm sự chua chát của cuộc đời.
+ Tương lai quá mịt mờ, hiện tại quá bấp bênh khiến cho người đời càng phải đắn đo suy nghĩ.
- Liên hệ hình ảnh của người phụ nữ trong hiện tại: cuộc sống có nhiều đổi thay và con người cũng dần thay đổi suy nghĩ. Người phụ nữ đã được coi trọng hơn song đâu đó trong thế giới này vẫn có những trái bần không biết đi đâu
KĐ: Mong ước của các tác giả dân gian: người phụ nữ sẽ được giải phóng khỏi những lễ nghi phong kiến, có cuộc sống hạnh phúc hơn.
Khát vọng sống ngay trên những áp bức của xã hội phong kiến.
tham khảo:
Qua bài thơ " Bánh trôi nước " của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên rất rõ ràng. Hai câu đầu nói về sự xinh đẹp của họ. " Trắng " của làn da, " tròn " là vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu. Vẻ đẹp nội tâm được bộc lộ rõ trong cụm từ " tấm lòng son " , sự trong trắng, tròn trịa trong cách ứng xử, tấm lòng thủy chung son sắt. Thành ngữ " Ba chìm bảy nổi " được tác giả biến đổi thảnh " Bảy nổi ba chìm " , từ đó ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến chìm nổi bấp bênh, lênh đênh không tự quyết định được số phận của mình. Cuộc sống của họ sướng hay khổ đều phải phụ thuộc vào người khác và sự may rủi. Câu cuối là lời khẳng định dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắt cùng với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã gián tiếp lên án xã hội phong kiến.Tham khảo
Nhà thơ Xuân Diệu rất mê thơ Hồ Xuân Hương. Ông đã dành nhiều thời gian để thưởng thức, nghiên cứu thơ Xuân Hương và rất tâm đắc với cái biệt danh mà ông đặt cho nữ sĩ: Bà chúa thơ Nôm.
Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nổi tiếng của nước ta vào cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, cùng thời với đại thi hào Nguyễn Du. Chế độ phong kiến ở giai đoạn suy tàn đã bộc lộ mặt trái đầy xấu xa, tiêu cực. Là người giàu tâm huyết với con người và cuộc đời, Hồ Xuân Hương đã gửi gắm vào thơ những điều suy tư trăn trở trước hiện thực phức tạp của xã hội, trước số phận bất hạnh của con người, nhất là phụ nữ. Bài thơ Bánh trôi nước phản ánh thân phận đau khổ, phụ thuộc của người phụ nữ và ngợi ca phẩm chất cao quý của họ.
Bánh trôi là thứ bánh quen thuộc, dân giã của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Gạo nếp xay nhuyễn thành bột, lọc cho mịn, để thật ráo rồi bẻ thành từng miếng nhỏ, nặn tròn cỡ quả cà pháo, nhân làm bằng đường thẻ có màu nâu đỏ. Cho bánh vào nồi nước sôi, luộc chín, vớt ra nhúng sơ vào nước lạnh rồi xếp vào đĩa. Lúc nguội, bánh ăn dẻo và thơm ngọt. Người xưa cho rằng đây là thứ bánh tinh khiết, có thể dùng để cúng. (Mùng 3 tháng 3 Âm lịch có tục cúng trời đất, tổ tiên bằng bánh trôi, bánh chay và hoa quả).
Bài thơ Bánh trôi nước thuộc loại thơ vịnh vật (giống như Quả mít, Cái quạt, Con ốc nhồi…). Hồ Xuân Hương chịu ảnh hưởng sâu sắc của cách diễn đạt trong thơ ca dân gian:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Chiếc bánh trôi vừa trắng, vừa tròn, thật đẹp đẽ, đáng yêu nhưng đằng sau những chi tiết rất thực ấy lại là điều Hồ Xuân Hương muốn nói: người phụ nữ và thân phận họ. Xưa nay, phụ nữ được coi là phái đẹp, là tinh hoa của Tạo hóa. Bởi vậy, nhìn chiếc bánh trôi nước xinh xắn, ta dễ dàng liên tưởng đến vẻ đẹp trong trắng của người con gái đang xuân.
Cũng giống như chiếc bánh trôi bao lần chìm nổi, người phụ nữ xưa phải chịu số phận bảy nổi ba chìm trong xã hội trọng nam khinh nữ đầy bất công. Lễ giáo phong kiến đã tước đoạt quyền tự do, buộc họ phải sống lệ thuộc vào người khác. Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Đã vậy, những thế lực đen tối luôn đẩy họ vào nghịch cảnh đau thương. Người phụ nữ trong thơ Xuân Hương cũng cùng chịu chung số phận với người phụ nữ trong thơ Nguyễn Du: Đau đớn thay phận đàn bà, Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung!
Không được làm chủ số phận của mình, người phụ nữ nào có khác chi chiếc bánh trôi ngon hay dở là do tay kẻ làm ra nó: Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn. Nhưng điều đáng nói lại là chuyện khác, chuyện tấm lòng son. Nhân bánh trôi làm bằng đường thẻ màu nâu sẫm. Khi bánh chín, lớp vở bằng bột nếp có màu trắng trong, nhìn thấy rõ màu của nhân. Ví nhân bánh như tấm lòng son thì cái ẩn ý mà tác giả muốn gửi gắm đã bộc lộ ra. Hồ Xuân Hương kín đáo khẳng định rằng dù có bị chà đạp, vùi dập, dù cuộc đời có ba chìm bảy nổi đến đâu chăng nữa thì người phụ nữ vẫn giữ nguyên vẹn phẩm giá cao quý của mình. Cách nói khiêm nhường mà chứa đựng một ý chí kiên định biết chừng nào. Đồng thời nó như một lời thách thức ngấm ngầm mà quyết liệt với cả xã hội phong kiến bạo tàn:
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Bài thơ tứ tuyệt chỉ có 4 câu, 28 chữ mà hàm chứa bao ý nghĩa. Nữ sĩ Xuân Hương với cái nhìn nhân văn, với quan điểm tiến bộ và thái độ dũng cảm hiếm có đã phác họa thành công chân dung đẹp đẽ về người phụ nữ Việt Nam. Tư tưởng tiến bộ của Xuân Hương đã được thể hiện qua nghệ thuật thơ sắc sảo, điêu luyện. Điều đó khiến thơ của bà sống mãi trong lòng người đọc.
Qua bài thơ " Bánh trôi nước " của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên rất rõ ràng. Hai câu đầu nói về sự xinh đẹp của họ. " Trắng " của làn da, " tròn " là vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu. Vẻ đẹp nội tâm được bộc lộ rõ trong cụm từ " tấm lòng son " , sự trong trắng, tròn trịa trong cách ứng xử, tấm lòng thủy chung son sắt. Thành ngữ " Ba chìm bảy nổi " được tác giả biến đổi thảnh " Bảy nổi ba chìm " , từ đó ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến chìm nổi bấp bênh, lênh đênh không tự quyết định được số phận của mình. Cuộc sống của họ sướng hay khổ đều phải phụ thuộc vào người khác và sự may rủi. Câu cuối là lời khẳng định dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắt cùng với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã gián tiếp lên án xã hội phong kiến.
Thân phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến là một đề tài được rất nhiều nhà thơ, nhà văn lựa chọn làm đề tài sáng tác của mình. Qua các tác phẩm ấy, trước mắt chúng ta hiện lên hình ảnh những con người với vẻ ngoài xinh đẹp, cũng như nhân cách cao đẹp, thế nhưng số phận lại bị phụ thuộc vào rất nhiều người khác. Nhưng dù khó khăn đến đâu, ở họ vẫn luôn ánh lên một vẻ đẹp của nhân cách, của tình yêu thương, của niềm lạc quan, niềm tin vào cuộc sống. Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ tiêu biểu, và dĩ nhiên, những lời thơ của bà cũng là những lời bộc bạch, những lời lên tiếng bảo vệ cho người phụ nữ Việt Nam thuở xưa:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son…”
Họ là những người đẹp về cả ngoại hình và tâm hồn. Đầu tiên, đó là những người con gái trong trắng, xinh đẹp. Thế nhưng, họ cũng giống như hình ảnh của viên bánh trôi nước. Họ không có quyền tự quyết định cuộc sống của mình. Chỉ có một thứ họ có thể tự quyết định, đó là, dù cho khó khăn đến đâu, vất vả đến đâu, họ vẫn quyết tâm giữ tấm lòng son sắt, thủy chung của mình. Tuy vậy, sống trong hoàn cảnh nghèo khó, nhưng họ vẫn là những người phụ nữ thương chồng, thương con, biết chăm lo, vun vén cho cuộc sống gia đình. Xã hội phong kiến bất công, xã hội mà con người trở thành nô lệ của đồng tiền, khiến cho người phụ nữ phải vất vả, tần tảo đi chợ sớm hôm nuôi chồng, nuôi con. Đó là những đau khổ mà người phụ nữ trong thời đại phong kiến. Họ đẹp, đẹp cả về ngoại hình và nhân cách. Thế nhưng cuộc sống của họ không do họ làm chủ, phải sống kiếp sống lênh đênh, trôi dạt, không định trước được tương lai của mình. Tuy nhiên, họ vẫn vượt lên nhưng đau đớn, tủi nhục ấy, để kiếm tìm hạnh phúc cho mình....
~ Chúc bn học tốt!~