Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài làm:
Hoa sen, một trong những biểu tượng truyền thống quan trọng của văn hóa và tôn giáo ở nhiều nước châu Á, không chỉ đơn giản là một loài hoa đẹp mắt mà còn mang trong mình một ý nghĩa sâu sắc .
Ý nghĩa của hoa sen đã được thể hiện qua nhiều khía cạnh. Ở Ấn Độ, hoa sen được coi là biểu tượng của sự thuần khiết và tinh thần cao quý. Trong đạo Phật, sen tượng trưng cho sự trỗi dậy từ bùn lầy, mọc lên trên mặt nước, biểu hiện sự giác ngộ và tiến bộ tinh thần của con người. Ngoài ra, hoa sen còn liên kết chặt chẽ với nền văn hóa Phật giáo và Ấn Độ cổ đại, làm cho nó trở thành một biểu tượng tôn thờ và tôn kính.
Lợi ích của hoa sen không chỉ giới hạn trong mảng tôn giáo và tâm linh mà còn có ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Hoa sen thường được sử dụng trong nghệ thuật trang trí và nhiều nghi lễ quan trọng. Nó cũng có giá trị dược liệu trong y học cổ truyền và hiện đại. Nước hoa sen được trích xuất từ hoa sen có tác dụng làm dịu da, giảm căng thẳng và tạo cảm giác thư giãn. Hạt sen cũng thường được sử dụng trong nấu ăn và là nguồn cung cấp dinh dưỡng quý báu.
Khép lại trang sách , hoa sen không chỉ là một loài hoa đẹp mắt mà còn là biểu tượng của tâm linh và văn hóa ở nhiều quốc gia châu Á. Sự tinh khiết, tinh thần cao quý và sự phát triển tinh thần của con người được thể hiện qua ý nghĩa và công dụng đa dạng của hoa sen trong cuộc sống hàng ngày.
Tham khảo
Một những loài cây có sự gắn bó lâu đời và mật thiết đời sống, văn hóa của dân tộc Việt Nam phải kể đến là cây tre. Khi nhắc đến cây tre, chúng ta không khỏi tư hào gọi là cây tre Việt Nam như sự thừa nhận, khẳng định cây tre là một phần không thể thiếu được của nước nhà.
Tre thường được thấy ở cổng làng, cổng đình cùng với những hình ảnh như cây đa, giếng nước, sân đình, là một điều không thể thiếu nơi làng quê. Chúng đứng thành bụi, giăng thành hàng, thành lũy. Những lũy tre mọc cao, dày vươn lên như có ý che chắn cả cả một vùng sinh hoạt bên dưới. Dáng tre mọc thẳng, cao, nhìn có vẻ “gầy gò” mà thực chất rất dẻo dai. Rễ tre thuộc loại rễ chùm, gầy guộc và cằn cỗi nhưng bám rất chắc chắn vào đất giúp giữ cây không bị đổ trước những cơn gió dữ. Thân tre tròn, xanh thẫm, nhỏ nhắn nhưng dẻo dai, không dễ gì đổ, gãy. Trên thân có các đốt được phân ra, nhìn kĩ có màu vàng nhạt. Các nhánh tre thường không mọc trên cao mà mọc ngay gần dưới đất, chúng có rất nhiều gai gồ ghề và thường rất nhỏ. Lá dài, thon, nhọn, chỉ bằng nửa lá xoài, nhìn mong manh nhưng không dễ bị úa tàn. Họ nhà tre phải đến cả trăm họ, đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên,… Dù là họ nào thì từ khi còn là măng tre, đã có dáng mọc thẳng, hiên ngang như vươn lên phía bầu trời không chịu cong bao giờ.
Cấu tạo thì có vẻ đơn giản như vậy nhưng cây tre có rất nhiều công dụng, là một phần rất quan trọng trong đời sống của bà con nông dân. Dân ta xưa kia chưa thể xây nhà gạch, mái ngói, tre trở thành chất liệu lợp mái, lát vách che nắng che mưa cho bao gia đình. Tre còn được tận dụng trong nghề thủ công, đan lát, trở thành những chiếc rổ, chiếc rá xinh xắn, tiện dụng theo các cô, các chị ra chợ, ra đồng. Tre làm cán cuốc, cán cày một nắng hai sương với người nông dân để được những mùa gặt bội thu. Tre gắn bó trở thành những thứ đồ hàng cho tụi trẻ chăn trâu, trở thành cái điếu cày làm bạn tuổi già với các cụ già,… Không chỉ thế, các chị, các mẹ còn trở nên duyên dáng hơn nhiều trong chiếc guốc tre thoải mái. Tre đã trở thành người bạn thân thiết với nông dân ta từ xưa đến nay.
Khi thời bình, tre trở thành những vật dụng thường ngày của người nông dân nhưng vào lúc nước ta gặp nỗi gian truân, tre lại trở thành một vũ khí vô cùng lợi hại của dân ta. Ở đó, “tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” (Thép Mới). Trong lúc mà dân ta chưa có vũ khí hiện đại, vũ khí sử dụng đều phụ thuộc cả vào thiên nhiên. Tre với tính chất dẻo dai mà cứng rắn đã trở thành một vũ khí vô cùng lợi hại của dân ta. Từ ngày còn bé ta đã được biết đến truyền thuyết về vị anh hùng Thánh Gióng, bẻ tre bên đường, đánh cho quân xâm lược không còn manh giáp. Hay sự kiện lịch sử quan trọng, Ngô Quyền dùng cọc tre và lợi dụng thủy triều đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng vào năm 938, chấm dứt một nghìn năm Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ cho Việt Nam. Đó là minh chứng rất cụ thể cho vai trò to lớn của cây tre trong những trận chiến khốc liệt giành độc lập dân tộc.
Tre cũng mang trong mình những ý nghĩa biểu tượng rất đáng tự hào, tiêu biểu cho những đức tính tốt đẹp của dân tộc. Tre luôn mọc thành lũy, thành hàng chứ không bao giờ mọc một mình, đó là tinh thần đoàn kết, đồng lòng, là một truyền thống quý báu từ bao đời của cha ông. Tre mọc thẳng, mọc cao, không bao giờ mọc nghiêng, cùng sự dẻo dai dễ sống của cây là biểu hiện rõ nhất cho sự kiên cường, bất khuất, giống như những con người Việt Nam dù phải chịu bao nhiêu sương gió, nhọc nhằn hay bị áp bức vẫn không mất đi sự cao quý trong tâm hồn và sự kiên cường trong tính cách. Đó đều là những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam, nên mới nói, nhắc đến cây tre là nhắc đến con người Việt Nam. Bởi vậy, cả dân tộc đều gọi tre là cây tre Việt Nam.
Tre thật đẹp, thật có ích. Tre là biểu tượng không thể phai đổi, không thể mất đi, tre già măng mọc, thế hệ này sẽ tiếp nối nhựa sống của thế hệ kia, sẽ còn mãi đến mai sau. Dù là chiến tranh đã lùi xa, cuộc sống trở nên hiện đại hơn, nhiều loại vật liệu được sinh ra thay thế cho tre nhưng cây tre vẫn mãi giữ một vị trí quan trọng trong tâm hồn người Việt và mãi là tài sản vô giá của cả dân tộc.
Trên mảnh đất Việt Nam của cha ông, tre và người và đã gắn bó, cùng đồng cam cộng khổ, nâng đỡ nhau qua bao năm tháng lịch sử có giá trị to lớn và vĩnh hằng. Hình ảnh cây tre đã trở thành hình ảnh không thể thiếu trong những trang văn hóa bất diệt của dân tộc, là người bạn lớn đáng tôn vinh của cả dân tộc.
Nữ hoàng độc dược hay bả sói là những biệt danh dùng để chỉ loài hoa Ô đầu chứa chất kịch độc làm liệt cơ xương, loạn nhịp tim, gây tử vong cho người.
Cây hoa Ô đầu có nhiều loại, phổ biến như Aconitum napellus, Aconitum fortunei. Trong đó, Aconitum napellus thường mọc ở vùng sườn núi châu Âu, còn Aconitum fortunei được tìm thấy ở vùng núi Hà Giang, Lào Cai (Sa Pa) của Việt Nam và nhiều nơi khác.Cây trưởng thành cao khoảng 1 mét, lá cây có đường kính 5-10 cm xẻ thành 5-7 phần, hoa có màu tím đậm hoặc hơi xanh, mũ hoa hẹp dài hình cái mũ. Vì có hình hài hoa như vậy nên Ô đầu còn được gọi là "khăn đội đầu của thầy tu".Cây hoa Ô đầu chứa một loạt hóa chất có độc tố cao như aconitine, mesaconitine, hypaconitine và jesaconitine. Nếu hái lá cây mà không dùng găng tay, chất aconitine có thể xâm nhập vào cơ thể người một cách dễ dàng qua da.Chất độc trên cây Ô đầu tập trung đậm đặc nhất ở phần quả của cây, ngay cả cánh và mật hoa cũng chứa chất độc. Khi trúng độc tố của cây Ô đầu có thể làm tứ chi bị tê bì, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, loạn nhịp tim, nếu đủ liều có thể gây tử vong.Tương truyền thời kỳ Hy Lạp cổ đại, những người chăn cừu đã biết lấy chất độc từ cây Ô đầu để tẩm vào mũi tên bắn chết chó sói. Cho nên cây hoa này còn được biết đến với cái tên là cây bả sói.. Ở châu Âu, đây có lẽ là một trong những loài hoa đẹp nhưng độc nhất nên còn được tôn phong là "nữ hoàng độc dược".Với một lượng 20 – 40 ml chất độc từ cây Ô đầu có thể gây ngộ độc dẫn đến tử vong trong vòng 2 – 6 tiếng trúng độc. Còn nếu liều lượng lớn hơn thì có thể gây tử vong ngay. Chất độc của Ô đầu cũng từng được người Eskimos sử dụng để săn cá voi. Thậm chí phát xít Đức từng dùng chất độc của cây Ô đầu để làm đạn độc.
Tuy chứa chất kịch độc nhưng cây Ô đầu lại được sử dụng làm dược liệu trong việc bào chế thuốc trong chữa tim, chống viêm, xoa bóp khi nhức mỏi chân tay, khớp,nếu như sử dụng đúng liều.Cũng vì đó mà ô đầu đã được đưa vào y học ngày nay để chế tạo thuốc và sử dụng một cách rộng rãi,phổ biến.
- Tìm theo Lớp học
- Lớp 1
- Lớp 2
- Lớp 3
- Lớp 4
- Lớp 5
- Lớp 6
- Lớp 7
- Lớp 8
- Lớp 9
- + Âm nhạc
- + Mỹ thuật
- + Toán học
- + Vật lý
- + Hóa học
- + Ngữ văn
- + Tiếng Việt
- + Tiếng Anh
- + Đạo đức
- + Khoa học
- + Lịch sử
- + Địa lý
- + Sinh học
- + Tin học
- + Lập trình
- + Công nghệ
- + Thể dục
- + Giáo dục Công dân
- + Giáo dục Quốc phòng - An ninh
- + Ngoại ngữ khác
- + Khác
- Lớp 10
- Lớp 11
- Lớp 12
- Đại học
- Trình độ khác
- Tìm theo Môn học
- Âm nhạc
- Mỹ thuật
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Ngữ văn
- + Lớp 1
- + Lớp 2
- + Lớp 3
- + Lớp 4
- + Lớp 5
- + Lớp 6
- + Lớp 7
- + Lớp 8
- + Lớp 9
- + Lớp 10
- + Lớp 11
- + Lớp 12
- + Đại học
- + Trình độ khác
- Tiếng Việt
- Tiếng Anh
- Đạo đức
- Khoa học
- Lịch sử
- Địa lý
- Sinh học
- Tin học
- Lập trình
- Công nghệ
- Thể dục
- Giáo dục Công dân
- Giáo dục Quốc phòng - An ninh
- Ngoại ngữ khác
- Xác suất thống kê
- Tài chính tiền tệ
- Khác
== Môn học == Âm nhạc Mỹ thuật Toán học Vật lý Hóa học Ngữ văn Tiếng Việt Tiếng Anh Đạo đức Khoa học Lịch sử Địa lý Sinh học Tin học Lập trình Công nghệ Thể dục Giáo dục Công dân Giáo dục Quốc phòng - An ninh Ngoại ngữ khác Xác suất thống kê Tài chính tiền tệ Khác == Trình độ lớp == Đại học Cấp 3 (Trung học phổ thông) - Lớp 12 - Lớp 11 - Lớp 10 Cấp 2 (Trung học cơ sở) - Lớp 9 - Lớp 8 - Lớp 7 - Lớp 6 Cấp 1 (Tiểu học) - Lớp 5 - Lớp 4 - Lớp 3 - Lớp 2 - Lớp 1 Trình độ khác Gửi bài tập bạn cần làm
Bài tập | Bài tập chưa có lời giải | Bài tập của tôi | Phương pháp Học tập | Gửi bài tậpThuyết minh về cây thanh long
Đạt Nguyễn Tấn | |
Thứ 6, ngày 15/09/2017 15:47:34 | |
Ngữ văn - Lớp 9 | Ngữ văn | Lớp 9 |
|
|
DORAEMON +1đ điểm giá trị | |
Thứ 6, ngày 15/09/2017 15:48:38 |
Đi đến đâu các bạn cũng có những loại đặc sản, và khi đến Bình Thuận các bạn sẽ thấy trái thanh long – một đặc sản của Bình Thuận. Tại vùng đất này, những cây thanh long mọc lên trong nắng đẹp lạ lùng.
Thanh long có tên tiếng Anh là Pitahaya hay còn gọi là Dragon fruit, thuộc họ xương rồng (Cactaceae), có nguồn gốc ở các vùng sa mạc thuộc Mehico và Colombia.
Trên thế giới, cây thanh long được xem như là một cây ăn trái mới được phát hiện và đưa lên thành hàng hóa trong vài năm gần đây. Việt Nam hiện nay là nước duy nhất ở Đông Nam Á có trồng Thanh Long tương đối tập trung trên quy mô thương mại với diện tích ước tính khoảng 2.000 ha trong đó Bình Thuận chiếm 1.000 ha. Cây Thanh Long là cây có nguồn gốc nhiệt đới, chịu hạn giỏi nên được trồng ở những vùng nóng. Đặc biệt cây Thanh Long có hiện tượng rụng nụ, cây này có vòng chín 3 lần. Từ xanh sang đỏ, từ đỏ sang xanh, từ xanh sang đỏ sậm đến lần chín thứ 3 là lần chín cuối cùng và là lần ngon nhất của trái Thanh Long nhưng làm vậy cây sẽ mất sức nên nhà vườn chỉ để chín lần 2 là bán ra thị trường.
Quả của nó 3 dạng, tất cả đều có vỏ giống như da và có một chút lá, đó là: ruột trắng với vỏ hồng hay đỏ, ruột đỏ với vỏ hồng hay đỏ và ruột trắng với vỏ vàng.
Về Thanh long ruột trắng, loại này được trồng phổ biến ở các tỉnh nam Trung Bộ và Nam Bộ nhưng thương hiệu nổi tiếng nhất là ở Bình Thuận. Loại này sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi có cường độ ánh sáng cao và toàn phần. Được trồng trên nhiều loại đất khác nhau.
Về Thanh long ruột đỏ, loại này hiện nay được trồng ở một vài nơi ở Bình Thuân, có yêu cầu về sinh trưởng và dinh dưỡng cao, vì vậy nên loại này rất khó trồng.
Các hạt giống như hạt vừng đen nằm lẫn lộn trong ruột. Lớp cùi thịt trong ruột thường được ăn dưới dạng quả tươi, có mùi vị thơm dịu, ngọt vừa phải và ít cung cấp calo. Quả có thể chế biến thành nước quả hay rượu vang, hoa có thể ăn hay ngâm vào nước giống như chè. Mặc dù các hạt bé tí xíu của chúng được ăn với thịt của ruột quả nhưng chúng không bị tiêu hoá.
Hoa của Thanh Long chỉ nở vào ban đêm ( khoảng 7h tối theo giờ Việt Nam) hoa màu trắng có mùi thơm tỏa ra, bông hoa nở tròn lớn cho nên còn được gọi là “hoa trăng” hay “ nữ hoàng của đêm”, bên trong nhụy chứa nhiều bột mịn có hương thơm. Vì vậy ngoài việc nuôi trồng ăn trái, thanh long cũng được trồng làm cây cảnh.
Thanh long cần bám vào cây trụ, do đó phải chuẩn bị cây trụ trước khi đặt hom giống. Có thể dùng trụ bằng gỗ hay xi măng cốt thép. Tuy nhiên nếu dùng trụ ximăng cần chú ý vào mùa nắng trụ hấp thụ nhiệt rất mạnh, dễ làm đứt các rễ khí sinh của thanh long, nên dùng rơm rạ, lá chuối hay bao tải bao một lớp mỏng xung quanh trụ để giảm bớt hấp thụ nhiệt và tưới lên trụ vào sáng sớm hay chiều tối. Trồng trụ thẳng, trên đầu trụ đóng thêm giá đỡ hình chữ (+) hoặc đóng nẹp hai bên mép trụ giúp thanh long có chỗ bám trên đầu trụ, cành thanh long sẽ rũ xuống.
Những cây thanh long thảng hàng ngay lối với những nhánh cây vươn lên như đầu của chàng Gulit khổng lồ. Trái thanh long trông như một búp hoa vươn lên với những tay màu xanh đầy xuất sống. Thanh long Bình Thuận rất ngọt và tươi. Và gía của thanh long tại Bình Thuận rất rẻ, chỉ vài ngàn đồng một ký. Đó là chưa kể bạn có thể thăm quan vườn thanh long và xin một nhánh về trồng tại nhà. Nó sẽ mọc rất nhanh và khoẻ mạnh. Bạn có thể biết là thanh long hiện nay ở Bình Thuận đang được xuất khẩu và bán tại nhiều thị trường trên thế giới như: Đài Loan, Singapore, HongKong, Nhật Bản…. và các nước Châu Âu.
Đi đến đâu các bạn cũng có những loại đặc sản, và khi đến Bình Thuận các bạn sẽ thấy trái thanh long – một đặc sản của Bình Thuận. Tại vùng đất này, những cây thanh long mọc lên trong nắng đẹp lạ lùng.
Thanh long có tên tiếng Anh là Pitahaya hay còn gọi là Dragon fruit, thuộc họ xương rồng (Cactaceae), có nguồn gốc ở các vùng sa mạc thuộc Mehico và Colombia.
Trên thế giới, cây thanh long được xem như là một cây ăn trái mới được phát hiện và đưa lên thành hàng hóa trong vài năm gần đây. Việt Nam hiện nay là nước duy nhất ở Đông Nam Á có trồng Thanh Long tương đối tập trung trên quy mô thương mại với diện tích ước tính khoảng 2.000 ha trong đó Bình Thuận chiếm 1.000 ha. Cây Thanh Long là cây có nguồn gốc nhiệt đới, chịu hạn giỏi nên được trồng ở những vùng nóng. Đặc biệt cây Thanh Long có hiện tượng rụng nụ, cây này có vòng chín 3 lần. Từ xanh sang đỏ, từ đỏ sang xanh, từ xanh sang đỏ sậm đến lần chín thứ 3 là lần chín cuối cùng và là lần ngon nhất của trái Thanh Long nhưng làm vậy cây sẽ mất sức nên nhà vườn chỉ để chín lần 2 là bán ra thị trường.
Quả của nó 3 dạng, tất cả đều có vỏ giống như da và có một chút lá, đó là: ruột trắng với vỏ hồng hay đỏ, ruột đỏ với vỏ hồng hay đỏ và ruột trắng với vỏ vàng.
Về Thanh long ruột trắng, loại này được trồng phổ biến ở các tỉnh nam Trung Bộ và Nam Bộ nhưng thương hiệu nổi tiếng nhất là ở Bình Thuận. Loại này sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi có cường độ ánh sáng cao và toàn phần. Được trồng trên nhiều loại đất khác nhau.
Về Thanh long ruột đỏ, loại này hiện nay được trồng ở một vài nơi ở Bình Thuân, có yêu cầu về sinh trưởng và dinh dưỡng cao, vì vậy nên loại này rất khó trồng.
Các hạt giống như hạt vừng đen nằm lẫn lộn trong ruột. Lớp cùi thịt trong ruột thường được ăn dưới dạng quả tươi, có mùi vị thơm dịu, ngọt vừa phải và ít cung cấp calo. Quả có thể chế biến thành nước quả hay rượu vang, hoa có thể ăn hay ngâm vào nước giống như chè. Mặc dù các hạt bé tí xíu của chúng được ăn với thịt của ruột quả nhưng chúng không bị tiêu hoá.
Hoa của Thanh Long chỉ nở vào ban đêm ( khoảng 7h tối theo giờ Việt Nam) hoa màu trắng có mùi thơm tỏa ra, bông hoa nở tròn lớn cho nên còn được gọi là “hoa trăng” hay “ nữ hoàng của đêm”, bên trong nhụy chứa nhiều bột mịn có hương thơm. Vì vậy ngoài việc nuôi trồng ăn trái, thanh long cũng được trồng làm cây cảnh.
Thanh long cần bám vào cây trụ, do đó phải chuẩn bị cây trụ trước khi đặt hom giống. Có thể dùng trụ bằng gỗ hay xi măng cốt thép. Tuy nhiên nếu dùng trụ ximăng cần chú ý vào mùa nắng trụ hấp thụ nhiệt rất mạnh, dễ làm đứt các rễ khí sinh của thanh long, nên dùng rơm rạ, lá chuối hay bao tải bao một lớp mỏng xung quanh trụ để giảm bớt hấp thụ nhiệt và tưới lên trụ vào sáng sớm hay chiều tối. Trồng trụ thẳng, trên đầu trụ đóng thêm giá đỡ hình chữ (+) hoặc đóng nẹp hai bên mép trụ giúp thanh long có chỗ bám trên đầu trụ, cành thanh long sẽ rũ xuống.
Những cây thanh long thảng hàng ngay lối với những nhánh cây vươn lên như đầu của chàng Gulit khổng lồ. Trái thanh long trông như một búp hoa vươn lên với những tay màu xanh đầy xuất sống. Thanh long Bình Thuận rất ngọt và tươi. Và gía của thanh long tại Bình Thuận rất rẻ, chỉ vài ngàn đồng một ký. Đó là chưa kể bạn có thể thăm quan vườn thanh long và xin một nhánh về trồng tại nhà. Nó sẽ mọc rất nhanh và khoẻ mạnh. Bạn có thể biết là thanh long hiện nay ở Bình Thuận đang được xuất khẩu và bán tại nhiều thị trường trên thế giới như: Đài Loan, Singapore, HongKong, Nhật Bản…. và các nước Châu Âu.
Tham khảo :
Từ bao đời nay, nhân dân ta vẫn thường có câu "Con trâu là đầu cơ nghiệp". Những con trâu không chỉ là con vật được nuôi để phục vụ cấy cày mà nó chính là người bạn của người nông dân, là người đồng hành không thể thiếu trong việc làm ăn sinh sống của người nông dân. Đồng thời, những con trâu chính là hình ảnh biểu tượng của làng quê VN bình dị, dân dã. Trâu đồng hành cùng con người cả lúc vui, cũng như cả lúc buồn, trong từng mùa vụ,lúc nắng lúc mưa. Vào mùa làm việc, trâu cùng con người hoạt động hết công suất chẳng lúc nào ngơi nghỉ. Từ xa xưa, người VN đã biết thuần hóa trâu rừng thành trâu nhà để phục vụ cho việc đồng áng, cấy cày. Tổ tiên của trâu VN có nguồn gốc từ nhóm trâu đầm lầy. Trâu VN thuộc lớp thú. Lông trâu thường có màu tro xám hoặc xám đen. Thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn, vạm vỡ. Đuôi dài thường xuyên phe phẩy và có móng cứng cáp bảo vệ. Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa khoảng 1 đến 2 con. Đầu tiên, con trâu có vai trò vô cùng quan trọng trong công việc đồng áng và đời sống vật chất của người nông dân. Vào mùa làm việc, trâu cùng con người hoạt động hết công suất chẳng lúc nào ngơi nghỉ. Vào lúc nghỉ ngơi, trâu nằm nghỉ ngơi vô cùng thư thái. Trên những cánh đồng rộng trải dài, những chú trâu đen nhánh cùng con người làm việc chăm chỉ, hăng say. Cuộc sống của làng quê và công việc của người nông dân sẽ chẳng thể nào thiếu đi được những chú trâu ấy. Chẳng những thế, những chú trâu còn cho con người thịt để ăn, sừng và da để làm các đồ thủ công mỹ nghệ hoặc làm trống,...Vai trò thứ hai của những chú trâu đó là chúng có ý nghĩa quan trọng về mặt đời sống tinh thần của người Việt. Đối với trẻ em VN, tuổi thơ được định nghĩa bằng những buổi chăn trâu cắt cỏ, thổi sáo, đọc sách, vui chơi trên lưng trâu. Đó thực sự là một tuổi thơ bình yên vô cùng. Những dòng thơ viết về trâu và tuổi thơ như “Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường/Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ/“Ai bảo chăn trâu là khổ?/Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao”. Còn trong đời sống tinh thần VN, con trâu có ý nghĩa to lớn đối với nhân dân. Nó chính là linh vật biểu tượng cho sức mạnh, cho lòng đoàn kết và ý chí của dân tộc. Cũng vì lí do này mà trâu trở thành linh vật biểu tượng của SEAGAME 22 được tổ chức tại VN. Những lễ hội về trâu có thể kể đến như: Hội chọi trâu ở Đồ Sơn (Hải Phòng), Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên. Tóm lại, những chú trâu có vai trò vô cùng quan trọng trong cả đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân VN. Trâu mãi mãi là người bạn, là người đồng hành cùng nhân dân VN trong công việc cũng như trong cuộc sống
Em tham khảo nhé !!
Có rất nhiều ý kiến, nhận xét hay về khiêm tốn nhưng có lẽ ý kiến mà tôi tâm đắc nhất có lẽ là "Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời". Vậy khiêm tốn, thành công là gì? Khiêm tốn là đức tính nhã nhặn, nhún nhường, không đề cao cái mình có và luôn coi trọng người khác. Thành công là đạt được kết quả như mong muốn, thực hiện được mục tiêu đề ra. Khiêm tốn là điều không thể thiếu giúp con người thành công trong cuộc sống. Trong cuộc sống, con người phải luôn khiêm tốn. Bởi lẽ cá nhân dù có tài năng đến đâu cũng chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Phải luôn học nữa, học mãi. Hơn nữa, khiêm tốn là phẩm chất quan trọng và cần thiết của con người. Bên cạnh đó, khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, biết nhìn ra trông rộng, được mọi người yêu quý. Chưa dừng lại ở đó, khiêm tốn giúp con người biết mình và hiểu người. Tuy nhiên, khiêm tốn không có nghĩa là mặc cảm, tự ti, thiếu tự tin. Thật vậy, ý kiến trên là hoàn toàn đúng. Mỗi người hãy trân trọng những người khiêm tốn đồng thời phê phán những người thiếu khiêm tốn: luôn tự cao, tự đại, cho mình là nhất mà coi thường người khác. Hãy học lối sống khiêm tốn để ngày càng hoàn thiện mình và không ngừng phấn đấu vươn lên để đạt được thành công trong cuộc sống.
Trung thực có thể hiểu là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật. Người có đức tính trung thực là người luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải. Đức tính trung thực của con người được thể hiện qua cách sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mắc khuyết điểm. Trong cuộc sống, đức tính trung thực trước tiên là trung thực với chính mình, dám đối diện thẳng thắn, nhận lỗi khi phạm sai lầm, không báo cáo sai sự thật, không tham lam, gian dối, lấy của người khác làm của mình. Có thể thấy, trung thực là đức tính cần thiết, quý báu của mỗi người. Nếu có tính trung thực, nhân cách của mỗi người sẽ dần được hoàn thiện. Bản thân mỗi người sẽ được người khác kính trọng, yêu mến. Điều quan trọng hơn cả là bản thân người có tính trung thực sẽ tự gây dựng cho mình một hình ảnh, một chữ “tín” trong lòng mỗi người. Những người sống chân thật luôn được mọi người yêu thương, quý mến. Còn khi chúng ta sống giả tạo, tạm bợ, sống phụ thuộc vào người khác sẽ bị người ta chi phối, sai khiến, phải làm những việc không muốn, khiến mình trở nên xa lạ, đơn độc. Thực tế ngày nay, vì danh và lợi mà có rất nhiều người chọn cách sống bên trong một đằng bên ngoài một nẻo”, họ nghĩ thế này nhưng họ lại làm trái ngược, dần dần họ đánh mất chính bản thân mình. Với cách sống sai lệch đáng phê phán như thế, ngày qua ngày họ dần xa cách người thân bạn bè. Vì vậy, chúng ta phải dũng cảm đấu tranh để được sống trung thực, được là chính mình một cách “toàn vẹn”.
TK#
Trên đời này, không phải ai cũng tốt đến mức hoàn hả cả, xen lẫn vào điều đó là lỗi lầm mà hầu như mọi người đều mắc phải. đó là sự gian dối, thiều trung thực.
Vậy trung thực là gì? Trung thực là một đức tính quý báu mà bất cứ ai cũng đều mong muốn có cho mình. Đó là lối sống ngay thẳng, không bao giờ nói sai sự thật, và rất cần thiết đối với chúng ta. Trung thực được thể hiện ở rất nhiều mặt của cuộc sống. Đó là trong lớp học, khi một bạn làm vỡ bình hoa, cô giáo hỏi thì ta phải mạnh dạn nhận lỗi mình là người đã gây ra. Đó chính là trung thực. Trong các giờ kiểm tra, thi cử, ta không quay cóp hay hỏi bài bạn bè. Làm bài bằng chính khả năng thực sự của mình. Đó chính là trung thực. Trung thực còn giúp cho chúng ta rất nhiều điều khác trong cuộc sống nữa. Nó giúp ta có được sự tin tưởng, tin yêu của người khác. Trong công việc làm ăn, nếu chúng ta làm ăn trung thực với nhau, không gian dối thì cả hai bên đều có lợi.
Nói như vậy không có nghĩa là không có những con người gian dối, không trung thực. Những người không trung thực là những người xấu, dễ gây mất niềm tin đối với người xung quanh, khiến ai cũng phải dè chừng. Nói một đằng làm một nẻo. Trong các giờ kiểm tra, làm bài thi thì chỉ mong muốn quay cóp, hỏi bài bạn bè nhằm đối phó với thầy cô, cha mẹ. Trong cuộc sống hằng ngày, khi vi phạm lỗi lầm gì thì cố gắng kiếm cớ, nói dối sao cho mình thoát khỏi tội. đó là những hành vi của kẻ không trung thực. Người không trung thực là người không tốt. Ta cần phải tránh xa những con người này.
Tóm lại, trung thực là một đức tính tốt, cao quý rất đáng để cho chúng ta noi theo. Là một đức tính chúng ta noi theo. Là một đức tính chúng ta nên ủng hộ và làm theo, cần phải học hỏi và tích lũy nhiều hơn. Tôi sẽ học tập theo đức tính này vì nó sẽ giúp ta có được sự tin tưởng, tin yêu của mọi người đối với mình.