Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ý nghĩa của câu thì đúng nhưng mà Cách viết của bạn đc ko hay cho lắm:
Tình bạn là một thứ mà tạo hoá đã tạo ra giúp cho con người với con người trờ nên thân thiết, thấu hiểu, chia sẻ với nhau.
Mik xin đc viết tiếp như thế này:Nó như một sợi dây liên kết tình cảm giữa những con người ...
Thấy tôi về nhà trễ hơn mọi bữa, mẹ tôi hỏi: "Hôm nay sao con về trễ vậy? Thường ngày độ 11 giờ hay hơn một chút là con về. Chắc ở lớp có sinh hoạt gì phải không con?" "Chút nữa, con kể mẹ nghe, mẹ nhé". Trả lời mẹ xong, tôi vào cất cặp rồi ra bể nước rửa chân tay mặt mũi sạch sẽ mới vào ngồi cạnh mẹ thỏ thẻ.
- Chuyện là thế này mẹ ạ! Tan học, con và Phương con nhà dì Tư đi về sau cùng. Chúng bạn đều đi xe về trước cả, chỉ mình con và Phương đi bộ. Trời nắng quá, hai đứa nép vào vệ đường mà đi. Đến ngã tư đầu làng, vừa mới bước sang bên kia đường, cả hai đứa đều nghe một tiếng rên nho nhỏ. Con bảo Phương dừng lại:
- Phương ơi! Hình như có tiếng ai rên?
- Mình cũng nghe như thế.
Chúng con nhìn quanh quất không thấy một bóng người. Bỗng, tiếng rên lại cất lên. Cả hai đứa như đã định hướng tiếng rên phát lên từ hướng nào rồi. Chúng con bước đến gần gốc me tây nằm sâu trong vệ đường một chút.
- Ôi! Một bà già.
Phương phát hiện ra trước rồi kéo tay con cùng chạy đến. Bà nằm gối đầu lên rễ me. Bộ quần áo màu nâu sẫm lấm lem bụi đường. Chiếc gậy tre trơn bóng nằm cạnh chân. Mái tóc bà đã bạc trắng. Khuôn mặt nhăn nheo xanh nhợt. Con sờ lên trán bà thấy lạnh toát.
- Làm sao bây giờ hả Phương?
Phương vội để cặp xuống theo, run run nói:
- Cậu có mang theo dầu không?
Lúc này, con mới sực nhớ ra vội với lấy chiếc cặp, nhanh nhẹn kéo dây khóa lấy ra một lọ dầu gió Kim mà mẹ vừa mới mua cho con hôm trước. Phương vừa thấm dầu lên trán, mũi, thái dương bà xoa mạnh. Chừng độ mười lăm phút, chúng con thấy người bà ấm lại hơi thở bắt đầu đều dần. Bà mở mắt nhìn chúng con rồi thều thào:
- Cho bà chút nước.
Nghe bà vừa nói xong, Phương quay lại con nói nhanh:
- Cậu ngồi đây với bà, mình chạy đi mua nước nhé!
- Phương chạy lùi lại gần một trăm mét, ngay quán cô Lựu, mua một túi nước chanh có ống hút rồi tất tả trở lại đưa cho con. Cầm túi nước, con từ từ cho bà uống. Được nửa túi, bà bảo cho bà nằm nghỉ một tí. Phương ngồi xuống bên cho bà tựa. Một lúc sau, bà uống tiếp hết túi nước rồi nhìn hai đứa chúng con:
- Bà ờ làng bên kia đi thăm đứa cháu gái ở xóm Đông. Qua đây, thây nắng quá, bà dừng lại nghỉ tạm ở gốc me này. Không ngờ, ngồi được một chút thì thấy xây xẩm cả mặt mày, chẳng có ai mà kêu cả.
- Bây giờ, bà đã thấy đỡ chưa hở bà?
- Bà đỡ rồi nhưng vẫn còn thấy mệt.
Ngồi với bà một lúc, chúng con bàn với nhau. Một đứa ra đường đón xe, đưa bà vào bệnh viện rồi nhắn với người nhà của bà lên. Con chạy ra đường đứng chờ. Từ xa, một chiếc honda vù tới. Con giơ tay ra hiệu cho xe dừng lại. Bác này có lẽ trạc tuổi với bố, dừng lại, nhìn con hỏi:
- Cháu đi về đâu?
- Thưa bác, cháu không đi nhưng có một bà cụ bị mệt. Chúng cháu đi học về, thấy bà ngất xỉu ở đây. Nhờ bác đưa hộ bà vào bệnh viện giúp ạ!
Bác xuống xe cùng con đi đến gốc me. Thấy bà cụ đang nằm tựa vào Phương, bác vội nói:
- Một cháu đứng chờ ở đây. Còn một cháu theo bác đưa bà vào bệnh viên.
Bác bế bà cụ trên tay rồi cùng Phương lên xe. Hai mươi phút sau, bác đưa Phương trở lại. Khi chia tay với chúng con, bác nói:
- Hai cháu thật là ngoan. Bác rất vui vì hành động của hai cháu. Bây giờ hai cháu yên tâm mà về. Bác đến xóm Đông, báo cho cô cháu gái của bà đến bệnh viện ngay.
Khi lên xe, bác còn quay lại mỉm cười với chúng con. Chuyện con về trễ là vì lí do thế đấy, mẹ ạ!
Bây giờ thì Phương - người bạn gái thân thiết của tôi đã theo gia đình về Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi vẫn thường xuyên liên lạc với nhau. Câu chuyện trên là một kỉ niệm đáng nhớ trong tình bạn của chúng tôi.
Kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn 2
Thời gian thấm thoát trôi đi, đã ba năm rồi, tôi vẫn còn nhớ. Hồi học lớp Hai, tôi và Quỳnh rủ nhau ra vườn hoa trong trường chơi vào giờ giải lao.
Buổi sáng hôm ấy là một buổi sáng mùa xuân, không khí ấm áp, chúng tôi tha hồ hít thở bầu không khí trong lành. Vườn trường có nhiều sắc hoa. Tôi thích nhất là cây hoa cúc vàng. Nó nhiều cánh, nhị ở giữa, cánh hoa mềm mại xếp đều vào nhau; hương hoa thơm thoang thoảng và trông thật dễ thương, sắc hoa màu vàng rực rỡ. Tôi nói:
- Quỳnh ơi, xem kìa, hoa cúc mới đẹp làm sao!
Quỳnh bĩu môi:
- Ờ đẹp thật! Nhưng làm sao đẹp bằng hoa hồng. Hoa hồng là bà chúa của các loài hoa.
Tôi và Quỳnh mải tranh cãi với nhau, ai cũng cho ý mình là đúng và có lí cả. Suốt thời gian đầu Quỳnh vẫn bảo vệ ý đúng của mình. Quỳnh giận tôi thật rồi! Từ góc vườn, bác bảo vệ lại gần chúng tôi:
- Này hai cháu, từ nãy đến giờ bác đã nghe hai cháu tranh cãi với nhau việc hoa nào đẹp hơn rồi. Bây giờ bác nói cho hai cháu nghe nhé: "Hoa nào cũng đẹp, mỗi hoa có một vẻ đẹp riêng. Cái chính là chúng ta phải biết chăm sóc cho hoa đẹp hơn, tươi hơn và đâm chồi để nở ra nhiều hoa khác". Tôi và Quỳnh nghe bác nói mới hiểu ra. Lúc bấy giờ chúng tôi nhìn nhau với ánh mắt vui vẻ như ban đầu. Vườn hoa trước mắt chúng tôi lúc bấy giờ như đẹp hơn.
Bây giờ chúng tôi đã lớn. Ba năm qua, kỉ niệm thời thơ ấu vẫn đọng mãi trong tôi: Một tình bạn đẹp, một kỉ niệm khó quên.
1 . Thời gian thấm thoát trôi đi, đã ba năm rồi, tôi vẫn còn nhớ. Hồi học lớp Hai, tôi và Quỳnh rủ nhau ra vườn hoa trong trường chơi vào giờ giải lao.
Buổi sáng hôm ấy là một buổi sáng mùa xuân, không khí ấm áp, chúng tôi tha hồ hít thở bầu không khí trong lành. Vườn trường có nhiều sắc hoa. Tôi thích nhất là cây hoa cúc vàng. Nó nhiều cánh, nhị ở giữa, cánh hoa mềm mại xếp đều vào nhau; hương hoa thơm thoang thoảng và trông thật dễ thương, sắc hoa màu vàng rực rỡ. Tôi nói:
- Quỳnh ơi, xem kìa, hoa cúc mới đẹp làm sao!
Quỳnh bĩu môi:
- Ờ đẹp thật! Nhưng làm sao đẹp bằng hoa hồng. Hoa hồng là bà chúa của các loài hoa.
Tôi và Quỳnh mải tranh cãi với nhau, ai cũng cho ý mình là đúng và có lí cả. Suốt thời gian đầu Quỳnh vẫn bảo vệ ý đúng của mình. Quỳnh giận tôi thật rồi! Từ góc vườn, bác bảo vệ lại gần chúng tôi:
- Này hai cháu, từ nãy đến giờ bác đã nghe hai cháu tranh cãi với nhau việc hoa nào đẹp hơn rồi. Bây giờ bác nói cho hai cháu nghe nhé: "Hoa nào cũng đẹp, mỗi hoa có một vẻ đẹp riêng. Cái chính là chúng ta phải biết chăm sóc cho hoa đẹp hơn, tươi hơn và đâm chồi để nở ra nhiều hoa khác". Tôi và Quỳnh nghe bác nói mới hiểu ra. Lúc bấy giờ chúng tôi nhìn nhau với ánh mắt vui vẻ như ban đầu. Vườn hoa trước mắt chúng tôi lúc bấy giờ như đẹp hơn.
Bây giờ chúng tôi đã lớn. Ba năm qua, kỉ niệm thời thơ ấu vẫn đọng mãi trong tôi: Một tình bạn đẹp, một kỉ niệm khó quên.
Kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn 3
Trong tâm trí mỗi người đều có những kỉ niệm đẹp, em cũng vậy. Kỉ niệm khó quên của em là một lần đi biển Nha Trang cùng với My - người bạn thân của em đã lâu.
Lần đó thật vui, chúng em chất hết đồ đạc vào va li và đi máy bay đến Nha Trang. Biển thật đẹp! Những rặng dừa rì rào trong gió. Những con sóng đua nhau chạy vào bờ tung bọt trắng xóa. Biển có lúc hiền hòa, lặng sóng, nhưng có lúc lại giận dữ, ngạo mạn đánh dạt tất cả cái gì xung quanh nó ra xa. Đứng trên bờ nhìn ra biển sẽ thấy thấp thoáng những đoàn thuyền đánh cá ra khơi, mang về cho mọi người những mẻ lưới nặng trịch cá. Trên bờ, người đi tắm biển rất nhiều. Em và My cùng nhau xây lâu đài cát và " thu hoạch " được rất nhiều vỏ sò, ốc, san hô,.... Tắm biển đã thỏa thích, hai gia đình của em và My dẫn nhau ra một nhà hàng cao cấp. Ở đó, bọn em được ăn đặc sản của Nha Trang cùng rất nhiều món ngon khác. Buổi tối, cả hai đứa lại ra biển hóng mát và đi dạo. Lúc ngồi nghỉ, bọn em thi nhau tán ngẫu những câu chuyện không có thật trên đời. Tiếng cười đùa của bọn em hòa vào tiếng dế đêm nghe rất hay, buổi đêm trên biển thật yên tĩnh ......
Đến giờ đã ba năm kể từ ngày em đi chơi với My nhưng em sẽ không bao giờ quên được ngày ấy vì nó đã khắc sâu vào trong tâm trí của em. Ngày ấy, là một kỉ niệm khó quên, một kỉ niệm tình bạn đẹp.
2 . Trong những truyện đã học ở Tiểu học, tôi thích nhất là câu chuyện nói về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân. Tôi kể cho các bạn nghe nhé!
Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ăn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.
Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:
- Anh có mang tiền không?
Người mù đáp:
- Có, nhưng đấy là tiền của tôi.
- Cứ đưa đây!
Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, náo ngờ quan lại phán:
- Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.
Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy quan tha tội.
Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn câu chuyện sau đây thì khiến tôi khâm phục đức độ, tài năng và mưu mẹo tiêu diệt bọn gian phi trừ hậu hoạ cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi này làm sào huyệt đón đường trấn lột.
Để bắt bọn cướp, ông sai chế một hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khoá bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông; cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra. Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.
Tôi rất khâm phục ông Nguyễn Khoa Đăng và cố gắng học thật giỏi để sau này trở thành một người tài giỏi, liêm chính như ông.
3 .
Gia đình tôi có hai anh em trai, tôi là út. Bố mẹ tôi đã theo về với tổ tiên hơn mười năm nay. Tôi ở với anh được một thời gian thì anh tôi lấy vợ. Không muốn cho tôi ở chung, họ bèn chia gia tài. Lợi dụng quyền thế của mình, hai vợ chồng chiếm hết tài sản quý giá, chỉ đế lại cho tôi một mảnh nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Là phận em, tôi không đòi hỏi gì cả, và cũng chẳng phàn nàn, chỉ lo làm thuê cuốc mướn kiếm sống qua ngày.
Đến mùa khế ra qua, bỗng nhiên có một con chim lạ đến ăn hết trái này đến trái khác. Tôi xót ruột lắm bèn than thở cùng chim:
- Chim ơi! Cơ nghiệp nhà tôi chỉ có mỗi cây khế, chim ăn hết, tôi biết trông cậy vào đâu!
Chim lạ liền nói:
- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.
Thế rồi hôm sau chim lạ đưa tôi đi ra một hòn đảo ở tít ngoài khơi đầy vàng châu báu. Y theo lời dặn của chim, tôi chỉ lấy vừa đủ một túi ba gang rồi chim trở về nhà. Từ đó, cuộc sống của tôi trở nên khá giá, giàu có.
Biết chuyện, vợ chồng anh tôi ngày nào cũng sang nhà tôi năn nỉ xin đổi bộ gia tài để lấy cây khế. Thương anh, tôi đồng ý đổi. Đến mùa khế, vợ chồng anh tôi thay nhau chờ chực ở gốc cây chờ chim lạ đến. Rồi chim lạ cũng đến ăn. Sự việc giống như trước đây chim lạ đã nói với tôi. Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng anh tôi hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang.
Sáng hôm sau chim lạ đến chở anh tôi ra đảo. Vốn là người có tính tham anh tôi chất đầy vàng bạc châu báu ngọc ngà vào túi. Không những thế, anh tôi còn tìm kiếm chỗ nào trên người có thể nhét được, đều nhét vào rồi ì ạch lôi cái túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Nặng quá, chim phải vỗ cánh đến ba lần mới nhấc nổi mình lên được. Lúc bay qua biển, gặp một luồng gió mạnh, chim lảo đảo nghiêng cánh hất anh tôi cùng vàng rơi xuống biển sâu.
Tôi rất buồn vì cái chết của anh tôi nhưng nghĩ cho cùng đó cũng chính là học cho những kẻ tham lam, ích kỉ như lời ông cha đã dạy "tham thì thâm”.
K mk nha !
Mẹ - mặt trời của con
“Mẹ thương con có hay chăng
Thương từ khi thai nghén trong lòng
Mấy nắng sớm chiều mưa ròng
Chín tháng so chín năm, gian khó tính khôn cùng
A á ru hời ơ hời ru…”
Cho đến tận bây giờ, lời ru ầu ơ thuở thơ bé của mẹ vẫn còn mãi vang trong tâm hồn tôi. Lúc nào cũng vậy, mẹ luôn là người thương yêu, săn sóc các con của mình. Mẹ tôi còn hi sinh bao điều để nuôi nấng, dưỡng dục tôi khôn lớn.
Mẹ tôi đã rất vất vả để sinh ra tôi. Nghe bà tôi kể, hồi có mang tôi, mẹ tôi gầy yếu lắm. Bà bảo chắc do tôi ở trong bụng quá nghịch ngợm nên mẹ luôn ốm nghén, chẳng ăn được nhiều. Sau chín tháng mười ngày, mẹ sinh đón cậu con trai đầu lòng với tất cả niềm hạnh phúc nhất. Mẹ đã thức hằng đêm để trông nom tôi có giấc ngủ tròn. Từ bé tới giờ, tôi chẳng thể nhớ nổi mình ốm sốt bao nhiều lần, chỉ hình dung được gương mặt lo lắng của mẹ.
Mẹ luôn yêu thương tôi và dành cho tôi những điều tốt đẹp nhất. Sáng sớm, mẹ thức dậy nấu cho tôi những món ăn hấp dẫn. Chiều tan học, tôi lại được sà vào vòng tay đầy thương yêu của mẹ. Mẹ tôi là một cô giáo. Với tôi, mẹ là cô giáo đầu tiên và vĩ đại nhất cuộc đời. Hồi bốn tuổi, tôi đã bắt đầu học cách cầm bút. Nhưng tôi lại thuận tay trái. Mẹ đã cầm tay tôi, đưa từng nét chữ đầu tiền, rèn cho tôi cách cầm bút bằng tay phải. Những ngày đầu, tôi vô cùng nản chí. Cầm bút không thuận tay nên tay tôi mỏi rã rời, những dòng chữ cứ nguệch ngoạc. Tôi vẫn gắng viết nhưng trong lòng cảm thấy ấm ức. Mắt tôi ứa đầy nước. Mẹ lại gần, nhẹ nhàng cầm lấy chiếc bút chì và ôm tôi vào lòng. Mẹ thủ thỉ những lời động viên ấm áp. Từ hôm đó, tôi học được cách kiên nhẫn, viết từng nét, từng nét thật chậm.
Dù đã mười tuổi, tôi vẫn thích được nằm ngủ trong vòng tay mẹ, được nghe những ru ầu ơ ngọt ngào thuở nhỏ. Bởi tôi biết, vòng tay ấy, lời ru ấy là những gì yêu thương nhất, tình cảm nhất mẹ dành cho tôi. Đứa con nghịch ngợm này nhất định sẽ không làm đôi mắt mẹ buồn, sẽ chăm ngoan và sẽ khôn lớn trưởng thành
Hồng Nhung thân mến
Có lẽ đã hơn hai tháng rồi chúng mình bặt tin nhau. Chẳng phải Hồng Nhung lười viết thư hay tại mình không siêng năng thư từ mà sợi dây liên lạc bị gián đoạn. Chúng mình chẳng ai có lỗi cả, đứa nào cũng đang vùi đầu vào học chuẩn bị cho kì thi giữa kì sắp tới đây thôi, phải không Nhung? Đêm nay, sau khi học bài xong, mình dành cho cậu toàn bộ thời gian tối nay đấy nhé, thích không nào?
Hồng Nhung ơi! Gia đình cậu vẫn bình thường đấy chứ? Cậu có khỏe không? Vui nhiều không? Chiếc răng sâu vẫn hay hành hạ cậu, cậu đã nhổ đi chưa? Anh Toàn đi bộ đội lâu nay có về phép không? Bé Phương Như hết khóc nhè rồi chứ? Cây mận sau vườn nhà cậu mùa này có sai quả không? Nhớ gửi một bọc thật to vào cho tụi này đấy nhé. Thèm hết chỗ nói!
Nhung ạ! Từ lúc Nhung đi rồi lớp mình ai cũng nhắc đến cậu. Chúng mình nhớ nhất là tài kể chuyện tiếu lâm của cậu. Cười vỡ bụng mà cái mặt của cậu vẫn tỉnh queo như không có chuyện gì xảy ra. À này, cậu còn nhớ cô Mĩ Hằng chứ? Cô vẫn dạy lớp Ba, cô hỏi thăm cậu luôn đấy còn thằng Trung "tồ" nó học tiến bộ lắm. Học kì vừa qua, cậu ta xếp thứ mười lăm, cu cậu mừng quýnh. Nó đã hết bệnh ngủ gật trong lớp rồi. Hương "tóc vàng" học vẫn chăm và luôn dẫn đầu lớp. Mình ráng dữ lắm mà cũng đành phải ngậm bồ hòn đứng sau nó một bậc, thế mới tức chứ! Còn này nữa. Vừa rồi hội diễn văn nghệ toàn trường, lớp mình có ba tiết mục: một kể chuyện, một đơn ca và một tiết múa. Đơn ca và múa đạt giải nhất, còn kể chuyện đạt giải ba. Giá như có Hồng Nhung thì giải nhất kể chuyện đã thuộc về lớp mình rồi. Tháng này, lớp mình nhận cờ đỏ. Các bạn mừng lắm. Bố mình bảo, cuối năm mình đạt học sinh giỏi, bố sẽ mua cho một cái máy vi tính vừa học vừa giải trí. Mình đang cố gắng đây. Khi nào có tin vui mình sẽ báo tin liền cho cậu. Cậu cũng phải tranh thủ thì giờ viết thư về kẻo chúng nó mong lắm đấy.
Thư đã dài, mình dừng bút đây. Cho mình gửi lời chúc sức khỏe hai bác và bé Phương Như.
Nga thân yêu!
Hà Nội đang mưa và lạnh, tớ thấy nhớ bạn vô cùng. Bạn đã xa tớ bao lâu rồi nhỉ? Có phải mới chỉ có 5 ngày không? Sao mà tớ thấy lâu thế! Từ lúc bạn xa tớ đến giờ, không có ai đi ăn kem với tớ nữa, không còn ai đi lang thang buổi tối với tớ ở bờ Hồ nữa. Tớ chưa bao giờ chơi thân với ai cho tới khi gặp bạn. Nhớ lần đầu nhìn thấy bạn, tớ cũng không thích đâu, vì hồi đấy trông bạn hiền quá! Mà tớ thì cá tính giống con trai, tớ nghĩ chúng ta không bao giờ có thể là bạn của nhau được. Nhưng có một điều kỳ diệu đã xảy ra, trong một lần trời mưa to, tớ thì không mang theo áo mưa nên bạn đã rủ tớ đi chung áo mưa với bạn vì bạn với tớ cũng ở gần nhà nhau. Chính cái lần ấy, tớ đã coi bạn là người bạn tốt của tớ.
Chúng ta đã thân nhau nhiều hơn mỗi ngày, cùng nhau đi học, đi chơi. Mỗi khi bạn bị ai đó bắt nạt thì lại gọi tớ ra giúp. Còn mỗi khi tớ ở nhà một mình bạn lại sang nhà nấu mì cho tớ ăn. Chơi với bạn lúc nào tớ cũng thấy vui, chính bạn đã làm tớ bớt nghịch hơn và chăm học hơn. Bố mẹ tớ lúc nào cũng bảo tớ phải học tập bạn vì bạn vừa ngoan vừa học giỏi. Vào Vũng Tàu bạn có nhớ tớ không? Bạn có thèm ăn kem Tràng Tiền không? Nếu bạn muốn ăn hãy gọi cho tớ nhé! Tớ sẽ chuyển phát nhanh vào Vũng Tàu cho bạn ngay. Ở trong đó không lạnh như Hà Nội, nhưng bạn cũng phải cố gắng giữ gìn sức khỏe nhé, đừng quên nhỏ thuốc mắt mỗi khi đi học về nhé vì bạn hay bị bụi bay vào mắt mà. Chúng ta cùng thực hiện lời hứa là sẽ học thật giỏi nhé! Sau này bạn trở thành bác sĩ, tớ sẽ nhờ bạn khám bệnh cho tớ đấy. Cũng muộn rồi, tớ đi ngủ đây, mai còn dạy sớm đi học. Mỗi sáng, khi ngủ dạy bạn hãy cười thật tươi vì tớ luôn ở bên bạn nhé! Mỗi khi nhớ tớ hoặc có chuyện gì buồn hay viết thư tâm sự với tớ nhé! Tớ sẽ luôn nhớ bạn, bạn sẽ mãi là bạn thân của tớ! Tớ chúc bạn ngủ ngon và có những giấc mơ đẹp.
Trong gia đình, ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi, chăm sóc em nhiều nhất.
Năm nay, mẹ em bốn mươi tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tôn thêm vẻ đẹp sang trọng của người mẹ hiền từ. Mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng . Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến thương yêu. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi thắm hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười, nhìn mẹ tươi như đóa hoa hồng vừa nở ban mai. Đôi bàn tay mẹ rám nắng các ngón tay gầy gầy xương xương vì mẹ phải tảo tần để nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng.Mẹ làm nghề nông nhưng mẹ may và thêu rất đẹp. Đặc biệt mẹ may bộ đồ trông thật duyên dáng, sang trọng.Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ dạy cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo... Mẹ em là vậy. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm! Mỗi khi được mẹ ôm ấp trong vòng tay ấm áp của mẹ, con thấy mình thật hạnh phúc vì có mẹ .Mẹ ơi! Có mẹ, con thấy sướng vui. Có mẹ, con thấy ấm lòng. Trong trái tim con, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời con. Con luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ.
Nguồn : https://selfomy.com/hoidap/275253/vi%E1%BA%BFt-%C4%91o%E1%BA%A1n-v%C4%83n-kho%E1%BA%A3ng-%C4%91%E1%BA%BFn-d%C3%B2ng-d%E1%BB%A5ng-%C4%91%E1%BB%93ng-ngh%C4%A9a-tr%C3%A1i-ngh%C4%A9a-%C4%91%E1%BB%93ng
Mấy hôm, trời rét căm căm. Các nhà trong xóm đóng cửa kín mít để tránh gió. Trên đường, chỉ có lác đác vài người qua lại. Trời tối dần, gió thổi lạnh buốt, mưa rơi rả rích.
Hôm đó, em ra máy nước rửa rau xà lách. Em mặc áo ấm và khoác áo mưa. Ở máy bên kia, bà cụ Loan đang múc nước. Bà chỉ mặc phong phanh. Mưa và gió lạnh tê tái làm bà cụ run lây bẩy. Khi múc nước xong định ra về, bà quỵ xuống. Bà cố tựa vào tường, mắt nhìn em như cầu cứu. Em hoảng hốt vội chạy ra đỡ bà dậy. Nhìn khuôn mặt tái nhợt, em biết bà bị lạnh cóng. Em dìu bà về nhà. Căn nhà tồi tàn, chẳng có nhiều đồ đạc: một cái tủ, một cái chạn bát, một bếp lửa và một cái giường đơn. Em đặt cụ lên giường và về gọi bà nội em. Bà em rất thạo về các môn thuốc thông thường. Nghe em nói, bà em tất tả chạy sang nhà bà Loan.
Sau vài phút xem xét, bà em nói:
- Bà cụ bị cảm lạnh. Bây giờ cháu đi nhóm lửa sưởi ấm cho cụ đi.
Bà em chạy về lấy một chiếc áo len của mình thay vào chỗ áo ướt của cụ Loan. Bà đắp chăn cho cụ và lại về lấy mấy thứ cần thiết sang xoa bóp cho cụ Loan. Sau đó, bà em cho cụ uống thêm mấy viên thuốc cảm.
Mười phút sau, bà cụ Loan hết run. Người bà ấm dần đều và bà cụ từ tử mở mắt. Bà không ngồi dậy được mà chỉ nhìn em và bà nội với đôi mắt biết ơn.
Bà em nói:
- Chiều, bà sẽ khỏi. Bây giờ, bà ngủ đi cho khỏe, bà nhé!
Bà cụ Loan khẽ gật đầu và mỉm cười yếu ớt. Bà em kéo chăn đắp kín ngực cho bà cụ rồi bảo em.
- Cháu ra máy mang rau về. Thỉnh thoảng, bà cháu ta sẽ sang xem xét tinhg hình cụ.
Đến chiều, mưa chỉ còn tí tách. Cô Hoa, con gái bà cụ đạp xe đến. Cô rất xúc động khi biết chuyện xảy ra.
Cô nói với bà em :
- Cháu cảm ơn cô nhiều. Nếu không có cô và cháu Phương thì không biết mẹ cháu sẽ ra sao !
Cô Hoa ở lại để chăm sóc mẹ.
Em thủ thỉ :
- Bà ơi ! Bà tốt với cụ Loan nhỉ?
Bà vuốt tóc em cười hiền hậu:
- Ừ, thương người như thể thương thân mà cháu.
Bài giải
Mấy hôm, trời rét căm căm. Các nhà trong xóm đóng cửa kín mít để tránh gió. Trên đường, chỉ có lác đác vài người qua lại. Trời tối dần, gió thổi lạnh buốt, mưa rơi rả rích.
Hôm đó, em ra máy nước rửa rau xà lách. Em mặc áo ấm và khoác áo mưa. Ở máy bên kia, bà cụ Loan đang múc nước. Bà chỉ mặc phong phanh. Mưa và gió lạnh tê tái làm bà cụ run lây bẩy. Khi múc nước xong định ra về, bà quỵ xuống. Bà cố tựa vào tường, mắt nhìn em như cầu cứu. Em hoảng hốt vội chạy ra đỡ bà dậy. Nhìn khuôn mặt tái nhợt, em biết bà bị lạnh cóng. Em dìu bà về nhà. Căn nhà tồi tàn, chẳng có nhiều đồ đạc: một cái tủ, một cái chạn bát, một bếp lửa và một cái giường đơn. Em đặt cụ lên giường và về gọi bà nội em. Bà em rất thạo về các môn thuốc thông thường. Nghe em nói, bà em tất tả chạy sang nhà bà Loan.
Sau vài phút xem xét, bà em nói:
- Bà cụ bị cảm lạnh. Bây giờ cháu đi nhóm lửa sưởi ấm cho cụ đi.
Bà em chạy về lấy một chiếc áo len của mình thay vào chỗ áo ướt của cụ Loan. Bà đắp chăn cho cụ và lại về lấy mấy thứ cần thiết sang xoa bóp cho cụ Loan. Sau đó, bà em cho cụ uống thêm mấy viên thuốc cảm.
Mười phút sau, bà cụ Loan hết run. Người bà ấm dần đều và bà cụ từ tử mở mắt. Bà không ngồi dậy được mà chỉ nhìn em và bà nội với đôi mắt biết ơn.
Bà em nói:
- Chiều, bà sẽ khỏi. Bây giờ, bà ngủ đi cho khỏe, bà nhé!
Bà cụ Loan khẽ gật đầu và mỉm cười yếu ớt. Bà em kéo chăn đắp kín ngực cho bà cụ rồi bảo em.
- Cháu ra máy mang rau về. Thỉnh thoảng, bà cháu ta sẽ sang xem xét tinhg hình cụ.
Đến chiều, mưa chỉ còn tí tách. Cô Hoa, con gái bà cụ đạp xe đến. Cô rất xúc động khi biết chuyện xảy ra.
Cô nói với bà em :
- Cháu cảm ơn cô nhiều. Nếu không có cô và cháu Phương thì không biết mẹ cháu sẽ ra sao !
Cô Hoa ở lại để chăm sóc mẹ.
Em thủ thỉ :
- Bà ơi ! Bà tốt với cụ Loan nhỉ?
Bà vuốt tóc em cười hiền hậu:
- Ừ, thương người như thể thương thân mà cháu.
(1) Nam là lớp trưởng lớp em. (2) Vì ở cùng khu phố nên chúng em biết nhau từ khi còn nhỏ. (3) Bạn có mặt bầu bĩnh, đôi mắt đen láy và chiếc miệng hay cười. (4) Bạn có dáng người khá mập nhưng rất nhanh nhẹn trong mọi hoạt động thể thao. (5) Em rất yêu quý cậu bạn thân của minh.
- Đoạn văn trên có 3 câu ghép là câu (2), (3), (4)
- Cách kết nối các vế câu:
- Câu (2): sử dụng cặp quan hệ từ nối “Vì…nên…”
- Câu (3): vế 1, vế 2 nối với nhau trực tiếp, giữa các vế câu có dấu phẩy. Vế 2 nối với vế 3 bằng quan hệ từ và.
- Câu (4) Sử dụng từ nối “nhưng” giữa hai vế câu
Mỹ Linh là người bạn thân nhất của em trong lớp. Năm nay bạn tròn 10 tuổi. Bạn thật xinh xắn và dễ thương. Dáng người bạn mảnh khảnh, làn da trắng hồng, mái tóc dài mềm mại và đôi mắt bạn tròn đen láy. Chúng em là hai người bạn gắn bó thân thiết và thường giúp đỡ nhau trong học tập.
- Có 1 câu ghép với 4 vế câu trong đoạn văn trên: Dáng người bạn mảnh khảnh,/ làn da trắng hồng,/ mái tóc dài mềm mại /và đôi mắt bạn tròn đen láy.
- Cách kết nối các vế câu: vế 1, vế 2 và vế 3 nối với nhau trực tiếp, giữa các vế câu có dấu phẩy. Vế 3 nối với vế 4 bằng quan hệ từ và.
Bài làm
Tôi được sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, từ nhỏ bố mẹ tôi đã luôn dặn tôi rằng phải cố gắng học tập, không được thua bạn nào cả, có như vậy sau này tôi sẽ không khổ giống bố mẹ tôi bây giờ. Tôi đã làm theo lời bố mẹ, suốt ngày tôi chỉ học và đọc sách, tôi không muốn nói chuyện với ai vì tôi cảm thấy như vậy sẽ lãng phí thời gian. Trên lớp, ngoài thời gian học tôi lại ngồi đọc sách và đọc truyện, tôi không mấy khi quan tâm đến các bạn xung quanh tôi đang làm gì, họ hỏi gì thì tôi nói nấy. Vì vậy nên năm nào tôi cũng đứng nhất lớp và tôi không chơi với bạn nào cả. Nhiệm vụ chính của tôi là học tập, tôi đã nghĩ như vậy!
Cho đến một ngày, có một bạn mới chuyển vào lớp tôi. Lần đầu bạn ấy vào lớp cô giáo giới thiệu bạn ấy tên là Trang ở lớp A2 chuyển sang. Nhìn bạn ấy hiền quá, tôi thấy tò mò không biết bạn ấy học có giỏi không? Vì tôi không thích ai học giỏi hơn tôi cả. Thật bất ngờ khi cô giáo bảo bạn ấy ngồi gần tôi, cô dặn tôi phải giúp đỡ bạn ấy học tập.
Giờ ra chơi buổi học hôm ấy, vẫn thói quen cũ tôi ngồi đọc sách. Thật ngạc nhiên khi Trang cũng không ra chơi, cứ ngồi bên cạnh nhìn tôi một lúc lâu, thấy vậy tôi quay sang hỏi “bạn nhìn gì vậy”, Trang mỉm cười nói “đó là quyển sách tớ thích nhất, tớ đã từng ước mơ mình được đọc nó dù chỉ một lần”. Thì ra Trang rất thích quyển sách tôi đang đọc, tôi cũng rất thích nó. Tôi nói với Trang “nếu bạn thích thì đọc xong tớ sẽ cho bạn mượn”. Trang cười nhẹ “thật nhé!”. Cuối giờ tôi đưa sách cho Trang, bạn ấy cảm ơn tôi rồi phấn khởi cho sách vào cặp. Sáng hôm sau đến lớp Trang kể cho tôi nghe về quyển sách đó, rồi kể cho tôi nghe về gia đình Trang. Thì ra, Trang còn có hoàn cảnh gia đình khó khăn hơn tôi, bạn ấy không có bố mẹ và ở với bà nội. Sách vở bạn ấy có là do hàng xóm khuyên góp và tặng lại. Trang rất thích đọc sách nhưng lại không có tiền để mua. Nghe Trang tâm sự tôi thấy bạn ấy vừa đáng thương vừa đáng khâm phục.
Từ đó, tôi và Trang chơi rất thân với nhau. Chúng tôi cùng nhau học tập, tôi học giỏi nên tôi sẽ dạy cho Trang những kiến thức mà tôi biết, và cho Trang mượn những cuốn sách tôi đã đọc xong rồi. Cuối tuần được nghỉ tôi thường sang nhà Trang chơi và giúp đỡ bà nội của Trang nhổ tóc sâu. Chúng tôi hợp nhau đến từng sở thích về món ăn, đọc sách và nghe nhạc nữa. Đối với tôi, Trang là một người bạn tốt và vô cùng đáng mến. Thực sự thì chưa bao giờ tôi cảm thấy tâm trạng mình lại thoải mái đến thế, tôi đã lắng nghe nhiều hơn và chia sẻ nhiều hơn. Từ ngày có Trang là bạn, tôi không còn ngồi một mình một góc nữa. Đến giờ ra chơi, chúng tôi ra sân chơi nhảy dây, kéo co với các bạn rất vui. Trang đã làm cho tôi thay đổi, bạn ấy nói với tôi rằng “dù cuộc sống có khó khăn đến mấy thì chúng ta vẫn luôn phải cười vui vẻ”. Tôi đã thay đổi cách suy nghĩ từ khi chơi với Trang. Bạn ấy đã khiến cuộc sống của tôi thú vị hơn rất nhiều, tôi thấy mình sống thoải mái hơn và cười nhiều hơn. Cảm ơn Trang đã là bạn của tôi.
Trong cuộc đời, ai cũng có những người bạn. Gặp được người bạn tốt là niềm hạnh phúc lớn lao. Tôi luôn trân trọng tình bạn giữa tôi và Trang, và chúng tôi sẽ cùng nhau cố gắng học tập và gìn giữ tình bạn luôn vui vẻ, bền vững.
Đang học được nửa học kì I của lớp 6 thì tôi phải theo mẹ ra sống với bà dì ở một thị trấn nhỏ. Mọi thủ tục chuyển trường được làm xong, thế là tôi phải học ở một ngôi trường mới, thầy cô mới, bạn bè mới, điều này rất bất ngờ đối với tôi.
Ngày đầu đến trường, đợi thầy giám thị viết giấy vào lớp cùng là lúc chuông reo, báo hiệu giờ vào học. Tôi được thầy đưa vào lớp 6A do cô Loan chủ nhiệm. Hình như cả lớp biết hôm nay tôi vào học nên chúng nó cứ ngoi đầu lên để nhìn tôi như nhìn một vật lạ lắm không bằng. Tôi được biết hôm nay cô Loan không đến lớp nên bạn lớp trưởng tên là Minh ra dẫn tôi vào. Nghe đến tên Minh tôi cứ ngỡ là con trai nên hơi run. Nhưng không, lớp trưởng của tôi lại là một cô nhỏ rất dễ thương với dáng người cân đối, mái tóc hơi dài được cô nàng cột lên cao bằng cái nơ hồng rất đẹp, khuôn mặt tròn, cặp mắt đen lóng lánh tinh nghịch và nhất là cái miệng nhỏ xíu luôn luôn nở nụ cười có duyên kèm theo hai cái hố trũng ở má. Chỉ thoáng nhìn thôi nhưng tôi biết ngay cô ta lí lắc có tầm cỡ ở lớp. Thấy tôi bước vào, cả lớp cười ồ lên làm cho tôi ngượng chín người. May mà nhỏ lớp trưởng nhanh chóng xếp tôi ngồi vào chỗ gần nó ở bàn cuối lớp không thì chắc tôi phải độn thổ vì mắc cỡ. Đã thế, bọn bạn còn kêu lên “Bữa nay nhỏ Minh có bạn mới nên nó xù mình rồi!”. Lại một trận cười nữa nổ ra chọc ghẹo tôi. Tức quá tôi chẳng làm gì được nên cứ ngồi thừ ra “phớt tỉnh Ănglê”. Thấy vậy nhỏ Minh lên tiếng can thiệp:
– Mấy bạn kì cục quá đi, thấy người ta mới đến mà cứ chọc hoài vậy? Coi chừng tôi à nhen!.
Tôi lấy làm sung sướng vì có ngưòi bảo vệ cho mình và thầm nghĩ chắc nhỏ này là lớp trưởng có uy tín lắm nên tụi bạn bè nghe nó nói thì hết dám cười nữa. Những giờ học đến và đi rất nhanh. Tôi được biết nhỏ lớp trưởng này ngoài sự hòa đồng, vui nhộn còn là người học rất giỏi, rất thông minh là luôn luôn đứng đầu lớp, không ai có thể vượt qua được. Rồi thời gian trôi qua rất mau. Tôi bây giờ không còn là cô bé nhút nhát như trước mà lúc nào cũng có mặt trong các cuộc vui của lớp. Nhỏ Minh và tôi gắn bó với nhau thành đôi bạn thân thiết. Những giờ ra chơi, tụi con gái chúng tôi không thể nào thiếu Minh. Nhỏ nhảy dây giỏi và bày ra đủ thứ trò chơi vui nhộn hài hước. Buồn cười nhất là những hôm chơi trò “bịt mắt bắt dê”, nhỏ cứ hức hết đứa này đến đứa nọ, ôm chầm lấy cái Mai vốn là người trầm tư, ít nói và “ù lì” nhất lớp. Mai và Minh ngả trên thảm cỏ với những chuỗi cười ré lên khi bị chọc cù léc, trong lúc “chú dể” sổng chuồng cứ đứng đực ra mà chẳng có ai bắt.
Vào trong giờ học, Minh lại là một con người khác. Tôi rất ít khi thấy bạn đùa chọc hay nói chuyện với ai. Thầy cô giảng bài, Minh hí húi ghi chép cần mẫn. Nhìn bạn theo dõi bài y như bị thôi miên, tôi thầm nghĩ: “hèn chi mà nhỏ học giỏi”.
Có đôi lúc lớp nổi lên tiếng ồn ào, Minh quay sang bạn đang nói chuyện và chỉ cần một cái nháy mắt cảnh báo của bạn là cả lớp lại yên lặng ngay. Gần gũi nhau nhưng Minh không bao giờ “chiều chuộng” tôi trong học tập. Tôi cứ ấm ức hoài và đã khóc với nó khi có một lần kiểm tra toán, tôi bí làm không ra liếc vội sang bài của Minh thì Minh đã nhìn tôi trách móc và lấy giấy che bài không cho tôi coi. Tôi đã thề là không chơi với nhỏ “ích kỉ và kiêu căng” ấy nữa khi nhận được bài kiểm tra toán 2 điểm.
Bạn Mai cũng đã khóc ròng khi giờ sinh hoạt lớp bị Minh nghiêm khắc phê bình việc lười học để bị điểm 1 khi cô giáo kiểm tra bài môn sử.
Nói chung ai ở trong lớp học cũng có những “xung đột” nho nhỏ với Minh, nhưng khi hiểu nhau, chúng tôi đều không giận gì bạn ấy.
Lớp chứng tôi thanh toán dần những điểm xấu có lẽ nhờ sự nghiêm khắc và sự nhiệt tâm của Minh trong những buổi chiều học thêm. Minh chững chạc làm “cô giáo” và giảng những bài tập khó cho chúng tôi. Nhất là gần đến đợt thi học kì bạn ấy đã cùng chúng tôi soạn đề cương ôn tập rất chu đáo. Có những đêm đi học Anh văn vào buổi tối trở về, bạn còn ghé vào tôi, lo lắng hỏi tôi bài tập làm văn đã làm kịp đề nộp ngày mai chưa. Chúng tôi làm dàn bài xong, bạn mới vui vẻ chào cả nhà tôi ra về.
Minh không chỉ là một học sinh giỏi mà còn là một “cây văn nghệ của trường”, là niềm hạnh phúc và tự hào cho lớp tôi mỗi dịp có tổ chức hội diễn. Chúng tôi luôn nhận được phần thưởng, kẹo bánh của nhà trường nhờ những tiết mục xuất sắc mà giọng đơn ca của Minh là một đóng góp đáng kể. Khi “ăn liên hoan”, các bạn bình phẩm giọng ca của Minh, kẻ thì nói nó ấm cúng, kẻ cho là ngọt ngào, kẻ thì nói Minh ca cao vút, người thì cho là nó trầm lắng dư ba… Chỉ những lúc ấy “cô lớp trưởng” mới thật sự tội nghiệp. Nhỏ ngồi một góc, má đỏ hồng, mắt long lanh nhìn xuống và thật là bẽn lẽn. Trông Minh đẹp và dễ thương một cách kì lạ.
Một mùa phượng nữa lại đến. Màu hoa học trò ấy lại một lần đưa tôi đến với cuộc chia li. Tôi lại về trường cũ. Chúng tôi chia tay nhau thật bịn rịn và buồn, Nhỏ Minh là chủ tiệc buổi tổng kết cuối năm. Bạn lăng xăng như một người chị đảm đang ở nhà, lo từng li nước đá, “tiếp tế” tững chén bún riêu cho các bạn nam, và bạn lại là người làm nổ bùng các bài ca của lớp tôi. Dường như ai cũng hát, cũng vui, và dường như nghĩ đến giây phút chia tay, tôi thấy lòng thanh thản lạ.
Tôi nhớ mãi đêm hôm đó, Minh lại đến nhà tôi. Chúng tôi dắt nhau ra ngồi trên chiếc ghế đu trước sân. Bạn ấy không nói lời nào. Anh điện trong nhà cho thấy gò má bạn lấp lánh hai dòng nước mắt. Và chứng tôi cùng khóc. Minh ra về để Ịại cho tôi cuốn sổ làm lưu niệm. Còn tôi, đã chẳng chuẩn bị một món quà nào cho bạn cả.