Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mình nêu ra những tình huống rồi bạn tự làm nhé:
TH1: Có thể chiếc bình sẽ tâm sự vs người chủ về khuyết điểm của mình và ông chủ khuyên bảo và động viên chiếc bình nứt cố gắng sửa chữa khuyết điểm của mình và ông sẽ giúp bình nứt. Hằng ngày chiếc bình nứt rất chăm chỉ làm việc và nó k thấy buồn như trước nữa. Ít lâu sau thì chiếc bình lạnh cx bị vỡ ra và nó ms hiểu ra đc sự khổ tâm của chiếc bình nứt, kể từ đó cả hai yêu thương nhau và cùng giúp đỡ ông chủ dù vẫn chỉ lấy đc 1 nửa số nước
=> Bài học là tinh thần lạc quan trong cuộc sống
TH2: Chiếc bình nứt tâm sự vs ông chủ, ông chủ thông minh nghĩ ra một lợi ích là ông sẽ trồng hoa ở hai bên đường khi ông ghánh nước qua. Và khi đi qua con đường đó, chiếc bình nứt đã tưới cho hoa thêm tươi tốt và nó cảm thấy mình sống thật có ích. Chiếc bình lạnh tự kiêu, một hôm bị vỡ ra và nó cx ms hiểu đc nỗi khổ của chiếc bình nứt trc kia
=> Bài học là: Tự kiêu sẽ dẫn đến hậu quả k vui cho mik và khuyên ta phải sống làm sao để có ích cho đời
Bạn tham khảo thôi nhé :))
BÀI LÀM
Con người sinh ra vốn không ai hoàn hảo, và mỗi người chúng ta cũng đã tự chất vấn về bản thân mình không biết bao nhiêu lần trong đời? Khi chúng ta nhìn lại mình, hẳn ta sẽ thấy còn thật nhiều điều thiếu sót, những chỗ khuyết, những vết xước. Và như thế, câu chuyện về chiếc bình nứt mà chúng ta sắp bàn dưới đây chính là câu chuyện dành cho những ai chưa bao giờ thấy mình hoàn hảo.
Chuyện kể về một người có hai chiếc bình lớn để chuyển nước. Một trong hai chiếc bình bị nứt nên khi gánh từ giếng về, nước trong bình chỉ còn một nửa. Chiếc bình nứt vì thế mà luôn thấy dằn vặt, cắn rứt, nên một ngày nó nói với người chủ nỗi xấu hổ của mình, nó xin lỗi ông vì không hoàn thành nhiệm vụ gánh nước một cách trọn vẹn. Và rồi, trước nổi mặc cảm của chiếc bình nứt, người chủ đã trả lời: chính nhờ vết nứt của chiếc bình mà nước gieo xuống cho những luống hoa mọc lên, duyên đáng và xinh đẹp…
Vâng, cuộc sống của mỗi chúng ta đều có thể như chiếc bình nứt kia. “Vết nứt” ấy tượng trưng cho khiếm khuyết, cho những gì không trọn vẹn trong bản thân mỗi con người. Nhưng cũng như chiếc bình – dù nứt mà vẫn có ích cho đời – gieo nguồn nước cho những luống hoa mọc lên. Mỗi người chúng ta – dù không hoàn hảo như chiếc bình lành, nhưng ai cũng có những giá trị riêng, những đóng góp riêng cho xã hội. Chính điều đó làm nên những chỗ đứng khác nhau của mỗi con người trong cuộc đời.
Con người vẫn thường hay băn khoăn về bản thân, vì theo cách tự nhiên, tất cả mọi người trong cuộc đời này đều yêu thích và hướng về cái đẹp, ưa chuộng sự toàn thiện, toàn mĩ. Vì thế nên khi chúng ta nhận thấy mình không hoàn hảo, thấy mình có những khuyết điểm, những mặt hạn chế, thấy mình không bằng được người ta, không được tốt đẹp như người khác… chúng ta sẽ thấy khó chịu và cắn rứt – cũng như chiếc hình nút luôn mang niềm mặc cảm khi so sánh nó với chiếc bình lành. Thật vậy,có biết bao khiếm khuyết khiến chúng ta mặc cảm về bản thân mình. Một đôi tay không lành lặn, một giọng hát không hay, một khả năng toán học dở tệ hay một gia cảnh kém đầy đủ… tất cả đối với chúng ta thật đáng buồn, thật là những vết nứt khó xoá bỏ. Và như thế, chúng ta cứ mãi dằn vặt về bản thân mình.
Thế nhưng, chúng ta quên mất rằng, đằng sau những khiếm khuyết ấy, mỗi người vẫn luôn có những giá trị riêng. Nước chảy ra từ khe nứt của chiếc bình không lành lặn kia đã gieo mầm sự sống cho những luống hoa ven đường.
Chúng ta cũng từng biết một Nguyễn Ngọc Ký dù liệt hai tay nhưng vẫn đi học và học giỏi với những nét chữ, những con số viết ra khó nhọc từ đôi chân. Ông trở thành tấm gương chiến đấu với nghịch cảnh không mệt mỏi. Từ một đôi tay không trọn vẹn, từ nỗi bất hạnh của số phận – từ những “vết nứt”, Nguyễn Ngọc Ký đã làm được hơn rất nhiều những gì mà số phận đã định cho ông.
Mỗi người chúng ta cũng thế, chúng ta có thể thiếu sót, khiếm khuyết ở điểm này nhưng ta vẫn còn những giá trị tốt đẹp ở điểm khác. Có thể bạn hát không hay, nhưng bạn có thể chơi trống. Có thể bạn không biết đánh đàn, nhưng bạn lại là một vận động viên marathon rất cừ. Có thể bạn sinh ra trong một gia đình không hạnh phúc, nhưng nhờ đó bạn biết nâng niu những niềm vui dù nhỏ nhặt nhất ở cuộc đòi, biết quý trọng và bảo vệ tình yêu thương giữa mình với mọi người xung quanh. Bỏi vì mọi thứ trong cuộc sống chỉ có tính tương đối, bởi vì không có gì là “bất hạnh hoàn toàn”, “khiếm khuyết hoàn toàn” – nếu bạn biết mở rộng đôi mất lạc quan để nhìn nhận và yêu thương cuộc sống, để yêu thương và quý trọng chính bản thân mình.
Mỗi con người, đối diện với những khiếm khuyết của bản thân, nên học cách chấp nhận sự không hoàn hảo ấy và đồng thời cần biết vươn đến những điều tốt đẹp. Hay nói cách khác, chúng ta cần học cách hiểu về bản thân, biết điểm mạnh, điểm yếu của chính mình để tự hoàn thiện, để làm nên một “ta” ngày càng tốt đẹp hơn. Chúng ta sống giữa xã hội, sống với mọi người, nên việc ta nhìn vào người khác là một điều tất yếu. Nhưng ta hãy chỉ nên nhìn người khác để học hỏi, để lấy đó làm gương, làm động lực hoàn thiện bản thân mình, hơn là nhìn người khác rồi chỉ toàn thấy mình xấu xí, kém cỏi và cử mãi dằn vặt trách cứ bản thân. Một người khôn ngoan là người luôn “biết người biết ta”, biết về người khác và hiểu về chính mình sẽ giúp mỗi người có thái độ nhìn nhận xác đáng về những ưu – khuyết của cuộc đời.
Và chúng ta hãy học cách nhớ rằng: cuộc sống này không có ai là hoàn hảo, không có gì là tuyệt đối. Chiếc bình lành tưởng chừng rất hoàn hảo, nhưng hoá ra nó “khuyết” ở chỗ không thể làm những luống hoa ven đường mọc lên. Như vậy, một cách nào đó, chiếc bình lành và chiếc bình nứt đã bổ khuyết cho nhau, cùng nhau giúp ông chủ vừa có nước đầy, vừa có những luống hoa xinh đẹp. Cuộc sống cũng vậy; vì con người không ai hoàn hảo nên con người phải tìm đến nhau, bổ khuyết cho nhau. Ấy chính là một trong những điều kì diệu của cuộc sống. Và néu có một ngày nào đó tắt cả mọi người trong vũ trụ này đều hoàn hảo, thì có lẽ con người cũng sẽ không còn khát khao vươn đến cái đẹp như con người đã và đang khát khao. Khi ấy, có lẽ con người sẽ không còn cần tìm đến nhau, bởi bản thân mỗi người đã đủ là một thế giới hoàn hảo rồi.
Và như thế, chính những vết xước, những mảnh khuyết, chính sự không – hoàn – hảo đã và đang duy trì vẻ đẹp của cuộc sống này…
Câu chuyện “Chiếc bình nứt” khép lại, để lại cho chúng ta thật nhiều suy tư. Đối diện với những khiếm khuyết của chính mình, mỗi người cằn học cách chấp nhận, đồng thời biết hướng đến những điều tét đẹp của bản thân. Bởi vì mỗi chúng ta sinh ra đều mang trong mình những giá trị và khả năng vô giá. Bởi vì cuộc sống của mỗi chúng ta đều có thể như chiếc bình nứt, dù nứt nhưng vẫn gieo nguồn nước cho những luống hoa mọc lên, tươi đẹp và có ích cho cuộc đời…
Một người có hai chiếc bình lớn để chuyển nước. Một trong hai chiếc bình bị nứt nên khi gánh từ giếng về, nước trong bình chỉ còn một nửa. Chiêc bình lành rất hãnh diện về sư hoàn hảo của mình, còn chiếc bình nứt luôn dằn vặt, cắn rứt vì không hoàn thành nhiệm vụ. Một hôm chiếc bình nứt nói với người chủ: ‘'Tôi thực sự thấy xấu hổ về mình. Tôi muốn xin lỗi ông… Chỉ vì tôi nứt mà ông không nhận được đầy đủ những gì xứng đáng với công sức mà ông bỏ ra “Không đâu – ông chủ trả lời – khi đi về ngươi có chú ý tới luống hoa bên đường hay không? Ngươi không thấy hoa chỉ mọc bên này đường phía của nhà ngươi sao? Ta đã biết được vết nứt của nhà ngươi nên đã gieo hạt giông hoa phía bên ấy. Trong những năm qua, ta đã vun xới cho chúng và hái chúng về trang hoàng căn nhà. Nếu không có ngươi, nhà ta có được ấm cúng và duyên dáng như thế này không? ”
Con người sinh ra vốn không ai hoàn hảo, và mỗi người chúng ta cũng đã tự chất vấn về bản thân mình không biết bao nhiêu lần trong đời? Khi chúng ta nhìn lại mình, hẳn ta sẽ thấy còn thật nhiều điều thiếu sót, những chỗ khuyết, những vết xước. Và như thế, câu chuyện về chiếc bình nứt mà chúng ta sắp bàn dưới đây chính là câu chuyện dành cho những ai chưa bao giờ thấy mình hoàn hảo.
Chuyện kể về một người có hai chiếc bình lớn để chuyển nước. Một trong hai chiếc bình bị nứt nên khi gánh từ giếng về, nước trong bình chỉ còn một nửa. Chiếc bình nứt vì thế mà luôn thấy dằn vặt, cắn rứt, nên một ngày nó nói với người chủ nỗi xấu hổ của mình, nó xin lỗi ông vì không hoàn thành nhiệm vụ gánh nước một cách trọn vẹn. Và rồi, trước nổi mặc cảm của chiếc bình nứt, người chủ đã trả lời: chính nhờ vết nứt của chiếc bình mà nước gieo xuống cho những luống hoa mọc lên, duyên đáng và xinh đẹp…
Vâng, cuộc sống của mỗi chúng ta đều có thể như chiếc bình nứt kia. “Vết nứt” ấy tượng trưng cho khiếm khuyết, cho những gì không trọn vẹn trong bản thân mỗi con người. Nhưng cũng như chiếc bình – dù nứt mà vẫn có ích cho đời – gieo nguồn nước cho những luống hoa mọc lên. Mỗi người chúng ta – dù không hoàn hảo như chiếc bình lành, nhưng ai cũng có những giá trị riêng, những đóng góp riêng cho xã hội. Chính điều đó làm nên những chỗ đứng khác nhau của mỗi con người trong cuộc đời.
Con người vẫn thường hay băn khoăn về bản thân, vì theo cách tự nhiên, tất cả mọi người trong cuộc đời này đều yêu thích và hướng về cái đẹp, ưa chuộng sự toàn thiện, toàn mĩ. Vì thế nên khi chúng ta nhận thấy mình không hoàn hảo, thấy mình có những khuyết điểm, những mặt hạn chế, thấy mình không bằng được người ta, không được tốt đẹp như người khác… chúng ta sẽ thấy khó chịu và cắn rứt – cũng như chiếc hình nút luôn mang niềm mặc cảm khi so sánh nó với chiếc bình lành. Thật vậy,có biết bao khiếm khuyết khiến chúng ta mặc cảm về bản thân mình. Một đôi tay không lành lặn, một giọng hát không hay, một khả năng toán học dở tệ hay một gia cảnh kém đầy đủ… tất cả đối với chúng ta thật đáng buồn, thật là những vết nứt khó xoá bỏ. Và như thế, chúng ta cứ mãi dằn vặt về bản thân mình.
Thế nhưng, chúng ta quên mất rằng, đằng sau những khiếm khuyết ấy, mỗi người vẫn luôn có những giá trị riêng. Nước chảy ra từ khe nứt của chiếc bình không lành lặn kia đã gieo mầm sự sống cho những luống hoa ven đường.
Chúng ta cũng từng biết một Nguyễn Ngọc Ký dù liệt hai tay nhưng vẫn đi học và học giỏi với những nét chữ, những con số viết ra khó nhọc từ đôi chân. Ông trở thành tấm gương chiến đấu với nghịch cảnh không mệt mỏi. Từ một đôi tay không trọn vẹn, từ nỗi bất hạnh của số phận – từ những “vết nứt”, Nguyễn Ngọc Ký đã làm được hơn rất nhiều những gì mà số phận đã định cho ông.
Mỗi người chúng ta cũng thế, chúng ta có thể thiếu sót, khiếm khuyết ở điểm này nhưng ta vẫn còn những giá trị tốt đẹp ở điểm khác. Có thể bạn hát không hay, nhưng bạn có thể chơi trống. Có thể bạn không biết đánh đàn, nhưng bạn lại là một vận động viên marathon rất cừ. Có thể bạn sinh ra trong một gia đình không hạnh phúc, nhưng nhờ đó bạn biết nâng niu những niềm vui dù nhỏ nhặt nhất ở cuộc đòi, biết quý trọng và bảo vệ tình yêu thương giữa mình với mọi người xung quanh. Bỏi vì mọi thứ trong cuộc sống chỉ có tính tương đối, bởi vì không có gì là “bất hạnh hoàn toàn”, “khiếm khuyết hoàn toàn” – nếu bạn biết mở rộng đôi mất lạc quan để nhìn nhận và yêu thương cuộc sống, để yêu thương và quý trọng chính bản thân mình.
Mỗi con người, đối diện với những khiếm khuyết của bản thân, nên học cách chấp nhận sự không hoàn hảo ấy và đồng thời cần biết vươn đến những điều tốt đẹp. Hay nói cách khác, chúng ta cần học cách hiểu về bản thân, biết điểm mạnh, điểm yếu của chính mình để tự hoàn thiện, để làm nên một “ta” ngày càng tốt đẹp hơn. Chúng ta sống giữa xã hội, sống với mọi người, nên việc ta nhìn vào người khác là một điều tất yếu. Nhưng ta hãy chỉ nên nhìn người khác để học hỏi, để lấy đó làm gương, làm động lực hoàn thiện bản thân mình, hơn là nhìn người khác rồi chỉ toàn thấy mình xấu xí, kém cỏi và cử mãi dằn vặt trách cứ bản thân. Một người khôn ngoan là người luôn “biết người biết ta”, biết về người khác và hiểu về chính mình sẽ giúp mỗi người có thái độ nhìn nhận xác đáng về những ưu – khuyết của cuộc đời.
Và chúng ta hãy học cách nhớ rằng: cuộc sống này không có ai là hoàn hảo, không có gì là tuyệt đối. Chiếc bình lành tưởng chừng rất hoàn hảo, nhưng hoá ra nó “khuyết” ở chỗ không thể làm những luống hoa ven đường mọc lên. Như vậy, một cách nào đó, chiếc bình lành và chiếc bình nứt đã bổ khuyết cho nhau, cùng nhau giúp ông chủ vừa có nước đầy, vừa có những luống hoa xinh đẹp. Cuộc sống cũng vậy; vì con người không ai hoàn hảo nên con người phải tìm đến nhau, bổ khuyết cho nhau. Ấy chính là một trong những điều kì diệu của cuộc sống. Và néu có một ngày nào đó tắt cả mọi người trong vũ trụ này đều hoàn hảo, thì có lẽ con người cũng sẽ không còn khát khao vươn đến cái đẹp như con người đã và đang khát khao. Khi ấy, có lẽ con người sẽ không còn cần tìm đến nhau, bởi bản thân mỗi người đã đủ là một thế giới hoàn hảo rồi.
Và như thế, chính những vết xước, những mảnh khuyết, chính sự không – hoàn – hảo đã và đang duy trì vẻ đẹp của cuộc sống này…
Câu chuyện “Chiếc bình nứt” khép lại, để lại cho chúng ta thật nhiều suy tư. Đối diện với những khiếm khuyết của chính mình, mỗi người cằn học cách chấp nhận, đồng thời biết hướng đến những điều tét đẹp của bản thân. Bởi vì mỗi chúng ta sinh ra đều mang trong mình những giá trị và khả năng vô giá. Bởi vì cuộc sống của mỗi chúng ta đều có thể như chiếc bình nứt, dù nứt nhưng vẫn gieo nguồn nước cho những luống hoa mọc lên, tươi đẹp và có ích cho cuộc đời…
Con người sinh ra vốn không ai hoàn hảo, và mỗi người chúng ta cũng đã tự chất vấn về bản thân mình không biết bao nhiêu lần trong đời? Khi chúng ta nhìn lại mình, hẳn ta sẽ thấy còn thật nhiều điều thiếu sót, những chỗ khuyết, những vết xước. Và như thế, câu chuyện về chiếc bình nứt mà chúng ta sắp bàn dưới đây chính là câu chuyện dành cho những ai chưa bao giờ thấy mình hoàn hảo.
Chuyện kể về một người có hai chiếc bình lớn để chuyển nước. Một trong hai chiếc bình bị nứt nên khi gánh từ giếng về, nước trong bình chỉ còn một nửa. Chiếc bình nứt vì thế mà luôn thấy dằn vặt, cắn rứt, nên một ngày nó nói với người chủ nỗi xấu hổ của mình, nó xin lỗi ông vì không hoàn thành nhiệm vụ gánh nước một cách trọn vẹn. Và rồi, trước nổi mặc cảm của chiếc bình nứt, người chủ đã trả lời: chính nhờ vết nứt của chiếc bình mà nước gieo xuống cho những luống hoa mọc lên, duyên đáng và xinh đẹp…
Vâng, cuộc sống của mỗi chúng ta đều có thể như chiếc bình nứt kia. “Vết nứt” ấy tượng trưng cho khiếm khuyết, cho những gì không trọn vẹn trong bản thân mỗi con người. Nhưng cũng như chiếc bình – dù nứt mà vẫn có ích cho đời – gieo nguồn nước cho những luống hoa mọc lên. Mỗi người chúng ta – dù không hoàn hảo như chiếc bình lành, nhưng ai cũng có những giá trị riêng, những đóng góp riêng cho xã hội. Chính điều đó làm nên những chỗ đứng khác nhau của mỗi con người trong cuộc đời.
Con người vẫn thường hay băn khoăn về bản thân, vì theo cách tự nhiên, tất cả mọi người trong cuộc đời này đều yêu thích và hướng về cái đẹp, ưa chuộng sự toàn thiện, toàn mĩ. Vì thế nên khi chúng ta nhận thấy mình không hoàn hảo, thấy mình có những khuyết điểm, những mặt hạn chế, thấy mình không bằng được người ta, không được tốt đẹp như người khác… chúng ta sẽ thấy khó chịu và cắn rứt – cũng như chiếc hình nút luôn mang niềm mặc cảm khi so sánh nó với chiếc bình lành. Thật vậy,có biết bao khiếm khuyết khiến chúng ta mặc cảm về bản thân mình. Một đôi tay không lành lặn, một giọng hát không hay, một khả năng toán học dở tệ hay một gia cảnh kém đầy đủ… tất cả đối với chúng ta thật đáng buồn, thật là những vết nứt khó xoá bỏ. Và như thế, chúng ta cứ mãi dằn vặt về bản thân mình.
Thế nhưng, chúng ta quên mất rằng, đằng sau những khiếm khuyết ấy, mỗi người vẫn luôn có những giá trị riêng. Nước chảy ra từ khe nứt của chiếc bình không lành lặn kia đã gieo mầm sự sống cho những luống hoa ven đường.
Chúng ta cũng từng biết một Nguyễn Ngọc Ký dù liệt hai tay nhưng vẫn đi học và học giỏi với những nét chữ, những con số viết ra khó nhọc từ đôi chân. Ông trở thành tấm gương chiến đấu với nghịch cảnh không mệt mỏi. Từ một đôi tay không trọn vẹn, từ nỗi bất hạnh của số phận – từ những “vết nứt”, Nguyễn Ngọc Ký đã làm được hơn rất nhiều những gì mà số phận đã định cho ông.
Mỗi người chúng ta cũng thế, chúng ta có thể thiếu sót, khiếm khuyết ở điểm này nhưng ta vẫn còn những giá trị tốt đẹp ở điểm khác. Có thể bạn hát không hay, nhưng bạn có thể chơi trống. Có thể bạn không biết đánh đàn, nhưng bạn lại là một vận động viên marathon rất cừ. Có thể bạn sinh ra trong một gia đình không hạnh phúc, nhưng nhờ đó bạn biết nâng niu những niềm vui dù nhỏ nhặt nhất ở cuộc đòi, biết quý trọng và bảo vệ tình yêu thương giữa mình với mọi người xung quanh. Bỏi vì mọi thứ trong cuộc sống chỉ có tính tương đối, bởi vì không có gì là “bất hạnh hoàn toàn”, “khiếm khuyết hoàn toàn” – nếu bạn biết mở rộng đôi mất lạc quan để nhìn nhận và yêu thương cuộc sống, để yêu thương và quý trọng chính bản thân mình.
Mỗi con người, đối diện với những khiếm khuyết của bản thân, nên học cách chấp nhận sự không hoàn hảo ấy và đồng thời cần biết vươn đến những điều tốt đẹp. Hay nói cách khác, chúng ta cần học cách hiểu về bản thân, biết điểm mạnh, điểm yếu của chính mình để tự hoàn thiện, để làm nên một “ta” ngày càng tốt đẹp hơn. Chúng ta sống giữa xã hội, sống với mọi người, nên việc ta nhìn vào người khác là một điều tất yếu. Nhưng ta hãy chỉ nên nhìn người khác để học hỏi, để lấy đó làm gương, làm động lực hoàn thiện bản thân mình, hơn là nhìn người khác rồi chỉ toàn thấy mình xấu xí, kém cỏi và cử mãi dằn vặt trách cứ bản thân. Một người khôn ngoan là người luôn “biết người biết ta”, biết về người khác và hiểu về chính mình sẽ giúp mỗi người có thái độ nhìn nhận xác đáng về những ưu – khuyết của cuộc đời.
Và chúng ta hãy học cách nhớ rằng: cuộc sống này không có ai là hoàn hảo, không có gì là tuyệt đối. Chiếc bình lành tưởng chừng rất hoàn hảo, nhưng hoá ra nó “khuyết” ở chỗ không thể làm những luống hoa ven đường mọc lên. Như vậy, một cách nào đó, chiếc bình lành và chiếc bình nứt đã bổ khuyết cho nhau, cùng nhau giúp ông chủ vừa có nước đầy, vừa có những luống hoa xinh đẹp. Cuộc sống cũng vậy; vì con người không ai hoàn hảo nên con người phải tìm đến nhau, bổ khuyết cho nhau. Ấy chính là một trong những điều kì diệu của cuộc sống. Và néu có một ngày nào đó tắt cả mọi người trong vũ trụ này đều hoàn hảo, thì có lẽ con người cũng sẽ không còn khát khao vươn đến cái đẹp như con người đã và đang khát khao. Khi ấy, có lẽ con người sẽ không còn cần tìm đến nhau, bởi bản thân mỗi người đã đủ là một thế giới hoàn hảo rồi.
Và như thế, chính những vết xước, những mảnh khuyết, chính sự không – hoàn – hảo đã và đang duy trì vẻ đẹp của cuộc sống này…
Câu chuyện “Chiếc bình nứt” khép lại, để lại cho chúng ta thật nhiều suy tư. Đối diện với những khiếm khuyết của chính mình, mỗi người cằn học cách chấp nhận, đồng thời biết hướng đến những điều tét đẹp của bản thân. Bởi vì mỗi chúng ta sinh ra đều mang trong mình những giá trị và khả năng vô giá. Bởi vì cuộc sống của mỗi chúng ta đều có thể như chiếc bình nứt, dù nứt nhưng vẫn gieo nguồn nước cho những luống hoa mọc lên, tươi đẹp và có ích cho cuộc đời…
Chiếc bình nứt
Một người có 2 chiếc bình lớn để chuyển nước. Một chiếc bình bị nứt nên khi gánh từ giếng về, nước tỏng bình chỉ còn một nửa. Chiếc bình lành rất tự hào về sự hoàn hảo của mình, còn chiếc bình nứt luôn thấy dằn vặt, cắn rứt vì không hoàn thành nhiệm vụ.
Một ngày nọ, chiếc bình nứt nói với người chủ : ‘'Tôi thực sự thấy xấu hổ về mình. Tôi muốn xin lỗi ông… Chỉ vì tôi nứt mà ông không nhận được đầy đủ những gì xứng đáng với công sức mà ông bỏ ra “Không đâu – ông chủ trả lời – khi đi về ngươi có chú ý tới luống hoa bên đường hay không? Ngươi không thấy hoa chỉ mọc bên này đường phía của nhà ngươi sao? Ta đã biết được vết nứt của nhà ngươi nên đã gieo hạt giông hoa phía bên ấy. Trong những năm qua, ta đã vun xới cho chúng và hái chúng về trang hoàng căn nhà. Nếu không có ngươi, nhà ta có được ấm cúng và duyên dáng như thế này không? ”
Viết tiếp:
Một hôm chiếc bình nứt nói với người chủ:
-‘'Tôi thực sự thấy xấu hổ về mình. Tôi muốn xin lỗi ông… Chỉ vì tôi nứt mà ông không nhận được đầy đủ những gì xứng đáng với công sức mà ông bỏ ra
-“Không đâu – ông chủ trả lời – khi đi về ngươi có chú ý tới luống hoa bên đường hay không? Ngươi không thấy hoa chỉ mọc bên này đường phía của nhà ngươi sao? Ta đã biết được vết nứt của nhà ngươi nên đã gieo hạt giông hoa phía bên ấy. Trong những năm qua, ta đã vun xới cho chúng và hái chúng về trang hoàng căn nhà. Nếu không có ngươi, nhà ta có được ấm cúng và duyên dáng như thế này không? ”
-''Thật thế sao,tôi cảm ơn ông chủ - cái bình nứt trả lời''
Câu chuyện "Chiếc bình nứt" khép lại mang đến cho chúng ta thật nhiều suy tư. Đối diện với những khiếm khuyết của chính mình, mỗi người cần học cách chấp nhận, đồng thời hướng đến những điều tốt đẹp của bản thân. Ai cũng có những khuyết điểm nhưng đằng sau những khuyết điểm ấy, mỗi người vẫn luôn có giá trị riêng. Hãy biết cách tận dụng và biến nó thành lợi thế của mình để thành công hơn trong cuộc sống.
Hết
Bài này là do mk ghép lại từ hai bài......ns chung là mk đúng thì tk mk 1 tk
Cứ mỗi dịp xuân về, họ nhà hoa chúng tôi lại đua nhau khoe sắc rực rỡ nhất, chẳng những thế mà con người thường hay nói, mùa xuân là mùa của hoa cỏ sinh sôi, phát triển. Mùa xuân năm nay với tôi đặc biệt hơn những năm khác, họ nhà hoa tổ chức cuộc thi “sắc hoa”- một cuộc thi vô cùng lớn của họ nhà hoa chúng tôi. Tôi rất vui mừng và tự hào khi tôi là một trong những đại diện cho họ nhà hoa ly tham gia vào cuộc thi ấy.
Họ nhà ly chúng tôi cũng rất đa dạng về chủng loại, màu sắc, có ly trắng, ly hồng phấn, ly xanh….Mỗi loại hoa lại mang những vẻ đẹp rất riêng, mang đến những cảm xúc, cảm nhận khác nhau cho con người: ly trắng thuần khiết, tinh khôi; ly hồng dịu dàng, nữ tính; ly xanh cá tính, mới lạ. Điều đó làm nên sự phong phú, tạo ra những giá trị riêng biệt cho họ nhà hoa chúng tôi.Tuy có sự khác nhau về màu sắc, ý nghĩa, biểu tượng nhưng chúng tôi lại giống nhau về hình dạng, cách sinh trưởng, nuôi dưỡng, mùi hương, kích thước bông hoa cũng tương đương nhau.
Tôi là một cây ly trắng, vì tuổi đang thời nở rộ, lại lúc nào cũng năng động, vui tươi nên tôi được mọi người tin tưởng và cử tôi đại diện cho họ nhà ly đi thi cuộc thi “ sắc hoa” . Tôi rất vui và tự hào, tôi sẽ cố gắng hết sức để thể hiện được hết tài năng, và vẻ đẹp của mình, tôi cũng mong muốn đạt được thành tích tốt nhất trong cuộc thi này.
Cuộc thi “ sắc hoa” được tổ chức thường niên năm năm một lần, vì vậy, cuộc thi năm nay đã rất được mong chờ. Họ nhà hoa, ai cũng háo hức, mong chờ và chuẩn bị rất kĩ lưỡng cho nó.Tham gia cuộc thi năm nay có rất nhiều loài hoa, họ là đại diện tiêu biểu nhất của mỗi họ, mỗi tộc hoa như : hồng nhung, cúc vàng, hoa violet, hoa lay ơn, hoa thược dược hay hoa cẩm chướng, huệ trắng…. Họ đều là những ứng cử viên sáng giá, tiềm năng nhất của cuộc thi ngày hôm nay, không chỉ ở sự rực rỡ, đằm thắm của sắc hoa mà còn ở sức sống căng tràn, dạt dào mà họ mang lại cho cuộc thi nữa.Những ứng cử viên của cuộc thi cùng nhau trình diễn, khoe sắc làm cho hội thi thực sự bùng nổ, mọi người ai cũng vui vẻ, mong chờ.Bên ngoài là rất nhiều cổ động viên hò reo hưởng ứng.
Những người thân của chúng tôi luôn theo dõi mọi hoạt động, cổ vũ nhiệt tình không chỉ cho thí sinh của họ mình mà còn ủng hộ cho tất cả các thí sinh khác nữa. Họ chính là động lực để tôi cũng như tất cả các thí sinh khác thể hiện hết mình trong cuộc thi.Chúng tôi đã lần lượt lên sân khấu biểu diễn, phô diễn vẻ đẹp của mình trước hàng nghìn khán giả bên dưới. Trình diễn xong chúng tôi sẽ ở lại sân khấu để giới thiệu về bản thân, lí do tham gia và tự nhận xét về những ưu điểm của bản thân cũng như họ hoa của mình.Sau khi có những màn trình diễn ấn tượng, ban giám khảo và tất cả những hoa có mặt ở cuộc thi đã thống nhất chọn ra top năm loài hoa rực rỡ nhất , có những màn biểu diễn, ứng xử xuất sắc nhất trong hội thi hôm nay, đó là: hồng nhung, hoa đào, mai vàng, violet và tôi đã vỡ òa trong hạnh phúc khi tên mình được xướng lên trong top năm này. Bên dưới, khán giả hò reo vang trời.Ai cũng tán thưởng, nhất trí với kết quả này.
Mỗi loài hoa chúng tôi lại mang một nét đẹp, ý nghĩa và những biểu tượng riêng. Và để tìm ra người chiến thắng cuối cùng quả thực rất khó khăn cho ban giám khảo.
Nếu hồng nhung mang vẻ đằm thắm, sắc sảo tượng trưng cho tình yêu nóng bỏng và da diết; hoa đào nhẹ nhàng, rực rỡ mang ý nghĩa đoàn viên; mai vàng tinh khôi tượng trưng cho nguồn sống dạt dào, bất tận; violet mong manh, tươi tắn đại diện cho sự thủy chung, son sắc thì ly trắng chúng tôi lại mang vẻ đẹp thuần khiết, tinh khôi tượng trưng cho sắc đẹp, sự thanh cao, quý phái…
Mỗi đại diện trong top năm đều rất xứng đáng với danh hiệu hoa hậu hoa , khi ban giám khảo chuẩn bị công bố kết quả chung cuộc tôi và các thí sinh đã rất hồi hộp và mong chờ giây phút mình được xướng tên. Chúng tôi đã đứng sát bên nhau, nắm chặt tay nhau để chia sẻ giờ phút thiêng liêng, và vô cùng quan trọng này. Khán giả bên dưới dường như cũng nín thở trong giây phút công bố.
Kết quả cuối cùng, danh hiệu hoa hậu hoa thuộc về mai vàng vì nguồn sống dạt dào mà mai vàng mang đến cuộc thi làm cho mọi người cảm thấy hứng khởi, hạnh phúc, thêm tin vào những điều tốt đẹp trong năm tới.
Cả khán đài và những người bên dưới sân khấu đều lên tiếng chúc mừng hoa mai đã đăng quang cuộc thi năm nay.Tôi thấy danh hiệu này là hoàn toàn xứng đáng với tài năng và sắc đẹp của mai vàng.
Tính tôi vốn cẩu thả, học xong đâu vứt đồ ngay xuống đó, nên khắp phòng của tôi chỗ thì thước kẻ chỗ thì bút chì. Mỗi thứ nằm một góc, bàn học cũng lung tung quyển thì đóng, quyển thì mở, quyển thì ngang quyển thì dọc. Tất cả chẳng có nền nếp gì cả.
Nghĩ chúng là vật vô tri nên tôi chẳng để tâm đến, và có lẽ mọi chuyện sẽ cứ diễn ra như vậy nếu như không có một câu chuyện xảy ra. Một tối thứ bảy, tôi đi ngủ sớm hơn thường lệ, đang lúc ngủ say, bỗng tôi giật mình tỉnh giấc bởi những tiếng xôn xao lúc to lúc nhỏẵ Tôi hoảng sợ, chẳng lẽ kẻ trộm đột nhập vào nhà, tôi đang định hét toáng lên để gọi mẹ thì bất chợt tôi thấy quyển sách trên bàn động đậy và nói rất to, giọng Ồm Ồm:
- Tôi buồn cho cậu chủ nhà mình lắm. Trước đây tôi bóng láng và đẹp đẽ như vậy mà cậu chủ chẳng quan tâm để tôi bây giờ nhàu nhỉ chẳng khác gì mấy anh giấy vụn. Những bức tranh màu cậu tô vẽ vào đủ thứ, trông khiếp quá. Nhiều lúc tôi chẳng dám nhìn ngắm khuôn mặt của mình nữa. Chiếc áo ni lông mẹ cậu chủ mua đê mặc cho tôi, cậu chủ cũng nghịch để nó rách toạc ra và thế là tiện thể cậu xé toan cho vào sọt rácỆ Mùa đông đến nơi rồi sẽ lạnh lắm đây.
Tôi chợt nhận ra đó chính là quỵển sách Ngữ văn lớp 6. Chết thật! Bỗng tôi nghe tiếng sột soạt, thì ra anh Ba Lô đúng ra phải nằm trên tường lúc này cũng đang nằm vạ vật ở dưới đất, sau một hồi gãi khắp nơi anh cũng lên tiếng:
- Tôi cũng đâu kém anh, khi mẹ cậu chủ mang tôi từ siêu thị về tôi cũng đẹp và sạch sẽ, thế mà giờ đây, sau một thời gian quăng quật, mình tôi đầy đất và cát, lúc nào cũng ngứa ngáy khó chịu. Nhiều lúc tôi muôn bỏ quách cậu chủ mà đi.
- Lạch cạch! Lạch cạch! Các anh ơi tôi cũng khổ không kém, dù tôi cũng chỉ là chiếc thước kẻ nhỏ bé, vậy mà cậu chủ cũng hành hạ tôi ra trò. Trước đây tôi lành lặn, bóng bẩy bao nhiêu thì giờ đây đầy mình tôi nham nhở những vết thương mà không bao giờ có thể lành được. Sô' má thì chữ rõ chữ mờ, vạch cũng vậy, chẳng còn hình hài của cái thước kẻ nữa hu hu....
Sau một hồi than thở khóc, chị Thước Kẻ nằm dài ra bàn, mắt nhìn lên trần nhà, ra dằng buồn chán lắm.
Tưởng như mọi chuyện đến đây là dừng lại, thì bỗng anh Bút đang nằm trên bàn bỗng bật dậy, giọng đầy bực tức:
- Tôi định không nói nữa nhưng im lặng mãi tôi không chịu được, các anh xem, tôi bây giờ còn ra dáng một chiếc bút nữa không? Mình mẩy tôi cũng cong queo, sứt sát, cả chiếc ngòi của tôi, trước đây trơn tru đi lại trên giấy dễ dàng đến như vậy, thế mà giờ đây đi trên giấy rất khó vì mấy lần cậu ấy cắm xuô'ng đất, hỏng hết cả ngòi. Đấy các anh xem cậu chủ đã đi ngủ từ bao giờ mà đến giờ này bút tôi vẫn chưa được đóng nắp.
Chiếc giá sách trên tường thì xuýt xoa kêu:
- Tôi lạnh lẽo và cô đơn quá, chẳng có chị vở, anh sách nào lên đây chơi với tôi cả, bụi phủ kín cả rồi. Tôi cũng chẳng còn được đẹp như lúc mới mua về nữa.
Cả sách và vở cùng lên tiếng:
- Tôi cũng muốn lên đó lắm nhưng cậu chủ đâu có cho chúng tôi lên. Chúng tôi bị quăng quật khắp nơi. Đau hết cả mình mẩy.
Nghe những đồ dùng học tập nói như vậy, tôi giật mình nhận ra tôi quá cẩu thả và vô tâm.
Lúc đó anh Sách ngữ văn lên tiếng:
- Thôi chúng ta hãy bỏ đi đi, tôi không thể ở cùng cậu chủ cẩu thả lười biếng được nữa.
Tất cả sách vở lục tục đứng dậy, bỏ ra phía cửa.
Thấy vậy, tôi giật mình hét to:
- Không! Tôi không phụ lòng các anh nữaỂ Tôi hứa sẽ giữ gìn và cất đồ dùng học tập cẩn thận.
Đúng lúc đó tôi giật mình tỉnh giấc, ôi hoá ra chỉ là một giấc mơ. Tôi vội vã nhìn quanh, may quá sách vở vẫn còn nguyên nhưng quả thật mỗi thứ một nơi, lung tung, bừa bộn.
Tôi vùng dậy vội vã thu dọn sách vở lên giá sách. Sau đó mới lên giường ngủ và trước khi đi ngủ, tôi tự hứa với mình sẽ không bao giờ đôi xử với đồ dùng học tập như trước nữa.
Bài 2: Do mắc lỗi, em bị biến thành con vật trong vài ngày. Tưởng tượng và kể lại những rắc rối em gặp phải trong những ngày đó.
Có lần nào, bạn suy nghĩ rằng, con người có thể biến thành con vật chưa, thật là nực cười phải không. Nhưng chuyện đó là có thật, tôi không ngờ, tai hoạ này lại giáng xuống đầu tôi. Bây giờ nghĩ lại mới thấy hôi hận. Thật là xấu hổ khi kể lại câu chuyện này, nhưng tôi vẫn muôn kể lại câu chuyện này cho các bạn rõ.
Hồi nhỏ, sinh ra tôi đã nghịch, khi lớn lên cũng thế. Tôi chỉ thích trêu chọc bạn, và đánh bạn, không quan tâm đến việc học. Tôi có rất nhiều khuyết điểm: ở trên lớp tôi toàn ngủ gật, thầy giáo đã ghi những khuyết điểm của tôi vào trong sổ liên lạc và bắt xin chữ kí của bố mẹ. Tôi sợ bị mẹ đánh nên về nhà tôi giấu nó vào trong giá sách. Hôm đó, tôi di học về nhìn thấy mẹ đang dọn dẹp giá sách, bất chợt quyển sổ liên lạc rơi ra và mẹ biết được khuyết điểm của tôi trên lớp. Mẹ có vẻ giận lắm. Mẹ gọi to, tên tôi lại và mắng:
- Đức, con có đi học nữa không, bố mẹ đã nhắc bao nhiêu lần nữa con mới chịu nghe hả.
Biết mình sai, nhưng tôi vẫn gân cổ cố cãi và lủi đi chơi với mấy đứa bạn đang thập thò ngoài cổng. Tôi chơi đến chiều tôi mới về. về nhà, cơm nước xong, tôi lại phải vào bàn học. Không hiểu sao, ngồi ngoài nhà ăn cơm rõ tỉnh táo, lúc vào đến bàn học tôi đã ngáp ngắn, ngáp dài rồi. Một lúc sau, tôi ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Đang trong lúc ngủ say, bỗng có một tiếng nói kì lạ văng vẳng bên tai tôi. Người đó nói:
- Ngươi thật không đáng làm người, bô mẹ ngươi sớm hôm bận bịu làm việc để lo cho ngươi ăn học, mà bấy giờ ngươi lại đây mà ngủ. Thật là đứa con bất hiếu. Ta phải cho ngươi một sự trừng phạt thích đáng. Bởi ngươi ham ngủ, nên ta sẽ biến ngươi thành con lợn.
Tôi bắt đầu cảm thấy ngứa ngáy, đưa tay lên gãi thì đã thấy tay mình là một cái chân lợn. Thân tôi bắt đầu phình ra, chân tay ngắn tủn lại, tôi lại soi gương và suýt nữa thì ngấtể Tôi la lên:
- Ôi, tôi có thể biến thành lợn được ư? Nhưng lạ chưa, cái mũi tôi dần bè ra, trên lưng bắt đầu có lông và cái đuôi thì dài và cong lên. Tôi đã trở thành con lợn thật. Bỗng mẹ tôi mở cửa đi vào. Nhìn không thấy tôi đâu, chỉ thấy một con lợn, mẹ kêu lên: sao con lợn ngoài chuồng lại chui vào đây được. Mẹ gọi Nam (em trai tôi) bảo đi tìm tôi và lấy cái chổi vụt vào người, đuổi tôi ra ngoài chuồng lợn nằm. Tôi la lên và nói: “Mẹ ơi! mẹ ơi là con đây mà. ” Nhưng bây giờ tiếng nói của tôi chỉ là tiếng “ủn,... ủn”Ệ
Mẹ vẫn không ngừng tay, tiếp tục đánh và đuổi tôi ra ngoài chuồng. Nằm với lũ lợn tôi sợ quá, nhân lúc không ai ở nhà tôi phải trốn ra ngủ ngoài đường. Sáng hôm sau, mấy đứa bạn đi qua, tôi reo lên và chạy lại cầu xin các bạn giúp tôi về nhà. Vì không hiểu tiếng tôi, chúng nó reo lên: "Ném chết con lợn bẩn thỉu đó đi các cậu!”. Nghĩ lại chuyện đó, tôi lại rơm rớm nước mắt....
Không thể lang thang mãi ngoài dường tôi cố gắng lẻn về nhà. Mở cửa ra, tôi giật mình khi thấy con chó béc-giê nhà tôi đứng trước cửa. Tôi sợ và chạy đi, nó đuổi theo tôi với ánh mắt dữ dội.
Tôi la to lên, vung tay mạnh một cái và tôi giật mình tỉnh dậy, trán đẫm mồ hôi, tay còn run cầm cập. Ngồi định thần một lúc, hoá ra, đây là một giấc mơ, một giấc mơ kinh khủng nhất đời tôi mà tôi gặp. Tôi hoảng sợ, nếu thành lợn thật thì sao nhỉ: khủng khiếp quá, từ đó tôi chú ý vào việc học, cố sửa cái thói ngủ gật rất xấu của mình.
Sơn Tinh đang dự cuộc họp nghe báo cáo về những hậu quả cũng như thiệt hại do cơn lũ gây ra thì có tin cấp báo: "Báo cáo Sơn Thần, một phần của đoạn đê xung yếu ngàn nước tràn vào thành phố đã bị vỡ, đề nghị ngài về ngay ạ". Thế là cơn lũ lại tràn về, dòng nước của Thủy Tinh. Sự quyết tâm gây lũ lụt của Thủy Tinh và ý chí quyết không để lũ lụt gây thiệt hại cho nhân dân của Sơn Tinh lại tạo nên trận chiến. Qua mấy ngàn năm phát triển, ngày nay họ đọ sức với nhau bằng máy xúc, máy ủi, xi măng cốt thép, máy bay trực thăng, điện thoại di động...
Sơn Tinh nghe tin vội điều máy bay trực thăng về nơi xảy ra sự cố. Ngồi trên máy bay nhìn đoạn đê xung yếu bị vỡ, mọi vật cứ nổi lềnh bềnh trên nước khiến ngài đau lòng. Và giữa dòng nước kia Thủy Tinh đang chỉ huy dâng nước lên phá vỡ hoàn toàn đoạn đê, Sơn Tinh cho máy bay hạ xuống. Sơn Tinh dùng điện thoại di động gọi cho chỉ huy hạm đội phụ trách việc cứu trợ đồng bào. Sơn Tinh nói:
- Hạm đội một nghe rõ trả lời, anh đã cứu hết được nhân dân từ những nơi cơn lũ đang đi qua chưa?
Vị chỉ huy trưởng lúng túng:
- Dạ thưa, cơn lũ mạnh quá xuồng của chúng em không tiếp cận được, chúng em đang cố hết sức có thể.
Vẻ mặt lo âu trên khuôn mặt Sơn Tinh lộ rõ. Thủy Tinh đang đứng trên xe lội nước để ra giữa dòng lũ chiến đấu với Sơn Tinh. Đứng giữa dòng lũ, Thủy Tinh tự đắc nói:
- Sơn Tinh kia, lần này thì ngươi sẽ phải nhận lấy thất bại. Với đội quân hùng hậu của la, ta sẽ làm cho tất cả nơi đây chìm trong biển nước và ta sẽ có được Mị Nương.
Lời nói của Thủy Tinh không làm giảm đi ý chí của Sơn Tinh. Sơn Tinh cho điều các máy xúc, máy ủi tới đem theo những bao tải cát để ngăn chặn dòng lũ.
Hàng nghìn bao tải cát đã được đem tới. Hàng ngàn người đang xếp từng bao tải cát để hàn lại đoạn đê bị vỡ. Nhưng không ngờ, tưởng rằng dòng lũ đã được ngăn chặn lại bị Thủy Tinh dồn hết nội lực tấn công vào đoạn đê xung yếu nhất. Có lẽ những bao tải cát kia chưa phải là một trở ngại quá khó khăn đối với Thủy Tinh; đoạn đê lại bị vỡ. Những tiếng cười đắc chí vang lên từ phía quân của Thủy Tinh cùng với tiếng nước ồ ồ đổ vào vùng dân cư ở phía trong đê. Đồ đạc, những dụng cụ gia đình đang nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Mấy xác gà, chó trôi xuôi. Trời đã quá trưa nhưng Sơn Tinh vẫn không nuốt nổi một hạt cơm. Sự khổ cực khốn đốn của nhân dân và nét mặt ngạo nghễ của Thần Nước như những lưỡi dao đâm vào tim gan chàng. Có điện báo từ nơi cứu hộ đồng bào:
Thưa ngài, chúng em đã dùng xuồng, ca nô cứu được nhiều người nhưng vẫn còn có người bị mắc kẹt trên nóc nhà, họ đang bị đói.
Nghe thấy vậy, Sơn Tinh liền điều một máy bay phản lực đem theo lương thực, thuốc men tới để cứu đói và cũng ngăn chặn nguồn bệnh phát sinh.
Nước lũ mỗi ngày một dâng cao. Gió àơ ào, mưa tầm tã, cây cối ngả nghiêng, có nhiều cây cổ thụ đã bị đổ, các tuyến đường giao thông chìm trong biển nước, nhiều vùng dân cư bị cô lập. Một ngày trôi qua mà vẫn không có kết quả gì chuyển biến. Sơn Tinh đã thức suốt đêm để xem xét tình hình khi cơn lũ lên cao kịp đối phó. Sáng sớm hôm sau, cùng Sơn Tinh đối phó với dòng lũ còn có những quan chức tối cao của Chính phủ, ai cũng đau đầu một điều mong dòng lũ rút sớm để cuộc sống của nhân dân được bình yên. Sơn Tinh điều thêm máy xục hút nước từ đoạn đê vỡ bơm ra sông Hồng, sông Nhuệ. Xe chở xi măng cốt thép được điều tới. Lợi dụng cơ hội Thủy Tinh đang đắc ý mở tiệc ăn mừng, Sơn Tinh cho quân đổ xi măng hàn khẩn quãng đê vỡ. Vì mừng rỡ quá sớm, tưởng rằng Sơn Tinh đã chịu thua, Thủy Tinh thả sức ăn uống đấn nỗi say mềm không còn biết điều gì. Khi Thủy Tinh tỉnh dậy ra xem thì đoạn đê mới đã chặn dòng lũ, nhiều trạm bơm hoạt động suốt ngày đêm trên nhiều tuyến sông, cuộc sống của nhân dân đã gần trở lại bình thường. Mọi sự tức giận của Thủy Tinh được dồn hết vào sự tấn công đoạn đê mới vỡ nhưng không được. Một lần nữa Thủy Tinh quay cuồng trong thất vọng. Đây chắc lần thua đau đớn nhất của Thủy Tinh, tưởng mình đã nắm chắc phần thắng mà lại chịu thất bại. Mọi người vui mừng ôm lấy Sơn Tinh, dù ngày xưa hay ngày nay với những công cụ hiện đại thì người thua vẫn là Thủy Tinh.
Vậy là mùa bão lụt của năm nay đã đi qua, nhân dân lại đước sống yên bình. Với những máy móc khoa học kỹ thuật, Sơn Tinh lại một lần nữa chiến thắng. Em mong rằng năm sau, nhiều năm nữa Thủy Tinh sẽ không dâng nước đánh Sơn Tinh để nhân dân khỏi phải chịu khổ dù Sơn Tinh ở thời đại nào cũng vẫn là một người anh hùng.
Sơn Tinh đang dự cuộc họp nghe báo cáo về những hậu quả cũng như thiệt hại do cơn lũ gây ra thì có tin cấp báo: "Báo cáo Sơn Thần, một phần của đoạn đê xung yếu ngàn nước tràn vào thành phố đã bị vỡ, đề nghị ngài về ngay ạ". Thế là cơn lũ lại tràn về, dòng nước của Thủy Tinh. Sự quyết tâm gây lũ lụt của Thủy Tinh và ý chí quyết không để lũ lụt gây thiệt hại cho nhân dân của Sơn Tinh lại tạo nên trận chiến. Qua mấy ngàn năm phát triển, ngày nay họ đọ sức với nhau bằng máy xúc, máy ủi, xi măng cốt thép, máy bay trực thăng, điện thoại di động... Sơn Tinh nghe tin vội điều máy bay trực thăng về nơi xảy ra sự cố. Ngồi trên máy bay nhìn đoạn đê xung yếu bị vỡ, mọi vật cứ nổi lềnh bềnh trên nước khiến ngài đau lòng. Và giữa dòng nước kia Thủy Tinh đang chỉ huy dâng nước lên phá vỡ hoàn toàn đoạn đê, Sơn Tinh cho máy bay hạ xuống. Sơn Tinh dùng điện thoại di động gọi cho chỉ huy hạm đội phụ trách việc cứu trợ đồng bào. Sơn Tinh nói: - Hạm đội một nghe rõ trả lời, anh đã cứu hết được nhân dân từ những nơi cơn lũ đang đi qua chưa? Vị chỉ huy trưởng lúng túng: - Dạ thưa, cơn lũ mạnh quá xuồng của chúng em không tiếp cận được, chúng em đang cố hết sức có thể. Vẻ mặt lo âu trên khuôn mặt Sơn Tinh lộ rõ. Thủy Tinh đang đứng trên xe lội nước để ra giữa dòng lũ chiến đấu với Sơn Tinh. Đứng giữa dòng lũ, Thủy Tinh tự đắc nói: - Sơn Tinh kia, lần này thì ngươi sẽ phải nhận lấy thất bại. Với đội quân hùng hậu của la, ta sẽ làm cho tất cả nơi đây chìm trong biển nước và ta sẽ có được Mị Nương. Lời nói của Thủy Tinh không làm giảm đi ý chí của Sơn Tinh. Sơn Tinh cho điều các máy xúc, máy ủi tới đem theo những bao tải cát để ngăn chặn dòng lũ. Hàng nghìn bao tải cát đã được đem tới. Hàng ngàn người đang xếp từng bao tải cát để hàn lại đoạn đê bị vỡ. Nhưng không ngờ, tưởng rằng dòng lũ đã được ngăn chặn lại bị Thủy Tinh dồn hết nội lực tấn công vào đoạn đê xung yếu nhất. Có lẽ những bao tải cát kia chưa phải là một trở ngại quá khó khăn đối với Thủy Tinh; đoạn đê lại bị vỡ. Những tiếng cười đắc chí vang lên từ phía quân của Thủy Tinh cùng với tiếng nước ồ ồ đổ vào vùng dân cư ở phía trong đê. Đồ đạc, những dụng cụ gia đình đang nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Mấy xác gà, chó trôi xuôi. Trời đã quá trưa nhưng Sơn Tinh vẫn không nuốt nổi một hạt cơm. Sự khổ cực khốn đốn của nhân dân và nét mặt ngạo nghễ của Thần Nước như những lưỡi dao đâm vào tim gan chàng. Có điện báo từ nơi cứu hộ đồng bào: Thưa ngài, chúng em đã dùng xuồng, ca nô cứu được nhiều người nhưng vẫn còn có người bị mắc kẹt trên nóc nhà, họ đang bị đói. Nghe thấy vậy, Sơn Tinh liền điều một máy bay phản lực đem theo lương thực, thuốc men tới để cứu đói và cũng ngăn chặn nguồn bệnh phát sinh. Nước lũ mỗi ngày một dâng cao. Gió àơ ào, mưa tầm tã, cây cối ngả nghiêng, có nhiều cây cổ thụ đã bị đổ, các tuyến đường giao thông chìm trong biển nước, nhiều vùng dân cư bị cô lập. Một ngày trôi qua mà vẫn không có kết quả gì chuyển biến. Sơn Tinh đã thức suốt đêm để xem xét tình hình khi cơn lũ lên cao kịp đối phó. Sáng sớm hôm sau, cùng Sơn Tinh đối phó với dòng lũ còn có những quan chức tối cao của Chính phủ, ai cũng đau đầu một điều mong dòng lũ rút sớm để cuộc sống của nhân dân được bình yên. Sơn Tinh điều thêm máy xục hút nước từ đoạn đê vỡ bơm ra sông Hồng, sông Nhuệ. Xe chở xi măng cốt thép được điều tới. Lợi dụng cơ hội Thủy Tinh đang đắc ý mở tiệc ăn mừng, Sơn Tinh cho quân đổ xi măng hàn khẩn quãng đê vỡ. Vì mừng rỡ quá sớm, tưởng rằng Sơn Tinh đã chịu thua, Thủy Tinh thả sức ăn uống đấn nỗi say mềm không còn biết điều gì. Khi Thủy Tinh tỉnh dậy ra xem thì đoạn đê mới đã chặn dòng lũ, nhiều trạm bơm hoạt động suốt ngày đêm trên nhiều tuyến sông, cuộc sống của nhân dân đã gần trở lại bình thường. Mọi sự tức giận của Thủy Tinh được dồn hết vào sự tấn công đoạn đê mới vỡ nhưng không được. Một lần nữa Thủy Tinh quay cuồng trong thất vọng. Đây chắc lần thua đau đớn nhất của Thủy Tinh, tưởng mình đã nắm chắc phần thắng mà lại chịu thất bại. Mọi người vui mừng ôm lấy Sơn Tinh, dù ngày xưa hay ngày nay với những công cụ hiện đại thì người thua vẫn là Thủy Tinh. Vậy là mùa bão lụt của năm nay đã đi qua, nhân dân lại đước sống yên bình. Với những máy móc khoa học kỹ thuật, Sơn Tinh lại một lần nữa chiến thắng. Em mong rằng năm sau, nhiều năm nữa Thủy Tinh sẽ không dâng nước đánh Sơn Tinh để nhân dân khỏi phải chịu khổ dù Sơn Tinh ở thời đại nào cũng vẫn là một người anh hùng.
Hình ảnh của Lượm để lại trong em thật nhiều cảm xúc khâm phục, đau xót, thương tiếc và qua bài thơ đã cho em một cảm nghĩ về nghĩa vụ đối với đất nước trong thời kì hòa bình, để xứng đáng với những gì mà các anh hung đi trước phải hi sinh, để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ
Một người có hai cái chậu lớn để khuân nước. Một trong hai cái chậu có vết nứt, vì vậy khuân nước từ giếng về, nước trong chậu chỉ còn một nửa. Chiếc chậu còn nguyên rất tự hào về sự hoàn hảo của mình, còn chiếc chậu nứt luôn bị cắn rứt vì không thể hoàn thành nhiệm vụ.
Một ngày nọ chiếc chậu nứt nói với người chủ: "Tôi thật xấu hổ về mình. Tôi muốn xin lỗi ông!".
- "Ngươi xấu hổ về chuyện gì?"
- "Chỉ vì lỗi của tôi mà ông không nhận được đầy đủ những gì xứng đáng với công sức của ông!"
- "Không đâu, khi đi về ngươi hãy chú ý đến những luống hoa bên vệ đường".
Quả thật, dọc bên vệ đường là những luống hoa rực rỡ. Cái chậu nứt cảm thấy vui vẻ một lúc, nhưng rồi về đến nhà nó vẫn còn chỉ phân nửa nước.
- "Tôi xin lỗi ông!"
- "Ngươi không chú ý rằng hoa chỉ mọc bên này đường, phía của ngươi thôi sao? Ta đã biết được vết nứt của ngươi và đã tận dụng nó. Ta gieo những hạt giống hoa bên vệ đường phía bên ngươi và trong những năm qua, ngươi đã vui tưới cho chúng. Ta hái những cánh hoa đó để trang hoàng căn nhà. Nếu không có ngươi nhà ta sẽ không ấm cúng và duyên dáng như thế này đâu".
Mỗi con người chúng ta đều như cái chậu nứt - hãy tận dụng vết nứt của mình
Chiếc bình nứt
Hồi ấy, có một người gánh nước, mang hai chiếc bình ở hai đầu một cái đòn gánh trên vai. Một trong hai bình ấy bị vết nứt, còn bình kia thì tuyệt hảo, luôn mang về đầy một bình nước. Cuối đoạn đường dài, từ giếng về nhà, chiếc bình nứt lúc nào cũng chỉ còn một nửa bình nước. Cái bình nguyên vẹn rất tự hào về thành tích của nó. Nó luôn hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ mà nó được tạo ra. Còn tội nghiệp cho chiếc bình nứt, nó xấu hổ về khuyết điểm của mình, nó khổ sở vì chỉ hoàn tất được một nửa công việc mà nó cần làm, nó cho rằng đó là thất bại chua cay.
Một ngày nọ, chiếc bình nứt bèn lên tiếng với người gánh nước bên bờ suối:
– Tôi xin lỗi và tôi vô cùng xấu hổ vì vết nứt bên hông của tôi, làm mất nước suốt từ quãng đường từ giếng về nhà.
– Thật đáng xấu hổ! Ngươi không làm được tích sự gì hết. Ta hết nhẫn nại rồi!
Nói rồi người gánh nước vứt bình nứt vào một bãi rác.
– Huhuhu…
– Xin chào bạn! Mình là giấy màu, bạn tên là gì?
– Mình... Mình là bình nứt . - Bình nứt rụt rè trả lời.
– Tại sao bạn lại khóc?
Giấy màu hỏi.Bình nứt kể câu chuyện của mình cho bạn nghe. Rồi bình nứt hỏi:
– Thế còn bạn? Bạn còn đẹp thế tại sao bạn lại bị vứt ở đây?
– Giấy màu thở dài. Ngày trước, tớ được một cô bé vô cùng đáng yêu mua về từ một hiệu sách. Cô ấy vẽ, cắt và dán tớ lên khắp tường làm bẩn tường của mẹ. Mẹ cô ấy mắng, cô ấy trách tớ là vì màu sắc của tớ quá lòe loẹt, quá xấu xí nên mới bị mẹ mắng. Cho nên tớ mới bị vứt vào đây – Giấy màu thút thít trả lời.
Khi hai bạn đang nói chuyện thì bỗng, một cánh tay thì một cánh tay như thò vào bắt họ. Hai bạn hoảng hốt và không biết làm gì hơn ngoại trừ việc ôm nhau và run rẩy. Hóa ra là một cô gái mặc váy hồng đã nhấc hai bạn lên khỏi bãi rác. Bình nứt và giấy màu ôm nhau mừng rỡ. Họ cứ tưởng mình sắp chết đến nơi.
– Ôi! May quá cậu ạ! Tớ cứ tưởng mình bị vò nát rồi cơ – Giấy màu gào lên sung sướng.
– Đúng đúng, đúng đó !!!
Bình nứt cũng rất vui và cảm thấy thật may mắn.Hai người được cô gái đưa về nhà. Trên đường về, họ nghe thấy chiếc loa phường nói rằng:
– Loa loa loa …để kỷ niệm bốn mươi sáu năm ngày môi trường thế giới, phường chúng ta mở cuộc thi thiết kế bình để thể hện ý nghĩa bảo vệ môi trường. Cuộc thi này cần có sự sáng tạo, sang ngày kia là hết hạn. Loa loa loa loa…
Cô gái vẻ mặt rất háo hức, phấn khởi. Cô chạy ù về nhà và bắt tay ngay vào việc cần làm. Cô lấy giấy màu cắt thành hình bông hoa, cái lá. Cô cắt giấy thành chữ “MÔI TRƯỜNG XANH ”. Tất nhiên, chiếc bình nứt tưởng rằng cô sẽ cắt một cái hình nào đó để che đi vêt nứt của mình. Nhưng không, cô lấy một bông hoa cúc xinh xắn để che đi. Cô làm một cách vô cùng tỉ mỉ và công phu. Ngày hôm sau, bình nứt ồ lên vì sung sướng:
– Thật tuyệt vời! Nếu mà cô chủ dự thi thì chắc chắn sẽ giành giải nhất cho mà xem.
– Đúng vậy - Giấy màu nói - Hóa… hóa ra … Bình nứt ấp úng. Hóa ra cậu đã làm cho tớ trở nên thật nổi bật, cậu đã làm cho tớ trở nên thật lộng lẫy bằng những tờ giấy có màu sắc khác nhau!
– Không phải là tớ. Nếu chỉ là những tờ giấy hình vuông mà dán lên cậu thì không đẹp chút nào phải không? Chính là nhờ bàn tay khéo léo và sự sáng tạo của cô chủ mà cậu mới được như thế này đấy!
Bình nứt thầm cảm ơn cô chủ đã biến ngoại hình của mình thành một chiếc bình hoàn hảo vô cùng. Bỗng, cô chủ bước vào cùng với khóm hoa đầy màu sắc. Cô nói:
– Mình đã đợi cuộc thi này từ lâu. Năm ngoái, mình chỉ được giải nhì vì thua chú gánh nước. Chú ý vốn không biết quý trong đồ vật, chỉ thích tiền mà lại còn không biết tiết kiệm nữa chứ. Mình đam mê nghệ thuật như vậy thì phải quyết tâm chiến thắng thôi.
Nói xong, mặt cô thể hiên sự quyết tâm vô cùng lớn. Cô cắm những khóm hoa sao cho nhìn vào cảm vô cùng thấy đẹp mắt. Ngày thi đã tới, mọi người đều chiếm chỗ đẹp nhất để vừa mắt ban giám khảo. Không ngờ bình nứt và bình lành lại gặp nhau.
Bình nứt hồ hởi chào hỏi:
– Chào anh bình lành. Dạo này anh sống thế nào?
– Tốt - Bình lành lạnh lung đáp - Sao anh trả lời tôi cụt lủn vậy?
Bình lành không nói gì. Đến giờ chấm điểm, Ban giám khảo đi vòng quanh chiếc bàn để sản phẩm của các thí sinh. Bỗng, anh dừng lại một cách đột ngột và đứng chiếc cái bình của cô gái và cái bình của chú gánh nước. Tất cả các bình đều bị loại ngoại trừ hai chiếc bình này. Ban giám khảo bảo hai người:
– Bây giờ hai người phải thuyết trình về sản phẩm của mình. Ai thuyết trình hay hơn thì người đó sẽ được giải.
Người gánh nước xung phong thuyết trình trước, chú ta định hối lộ cho ban giám khảo ít tiền nhưng vì đây là cuộc thi công bằng nên ban giám khảo không chấp nhận mà loại luôn. Đến lượt cô gái, cô trình bày rất trôi chảy mà không cần giấy tờ. Cuối cùng, cô gái đạt được giải đặc biệt. Cô vô cùng sung sướng và thầm cảm ơn chiếc bình.
Từ đó, chiếc bình và giấy màu vô cùng thân thiết và cả hai người đều được cô chủ lau chùi chăm sóc cẩn thận, đặt ngay tại phòng khách gia đình.
#Riin