Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.
Từ nhiều đời nay, trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, đã luôn hướng tới một điểm tựa của tinh thần văn hóa – đó là lễ hội Đền Hùng và Giỗ Tổ Hùng Vương, được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Hàng năm, lễ hội Giỗ Tổ vẫn được tổ chức theo truyền thống văn hóa của dân tộc. Vào những năm chẵn (5 năm một lần), Giỗ Tổ được tổ chức theo nghi lễ quốc gia, năm lẻ do tỉnh Phú Thọ tổ chức. Việc tổ chức lễ hội Giỗ Tổ rất chặt chẽ, bao gồm hai phần: lễ và hội.
Lễ hội Rước Kiệu được duy trì trang nghiêm trong các đền, chùa trên núi Hùng. Nghi thức dâng hương hoa của các đoàn đại biểu của Đảng, Chính phủ, các địa phương trong toàn quốc,… được tổ chức long trọng tại đền Thượng. Từ chiều ngày mồng 9, làng nào được Ban tổ chức lễ hội cho phép rước kiệu dâng lễ đã tập trung tại nhà bảo tàng dưới chân núi, trên kiệu đặt lễ vật. Sáng sớm ngày mồng 10, các đoàn đại biểu tập trung ở một địa điểm tại thành phố Việt Trì, có xe tiêu binh rước vòng hoa dẫn đầu, diễu hành tới chân núi Hùng. Các đoàn đại biểu xếp hàng chỉnh tề đi sau kiệu lễ, lần lượt lên đền theo tiếng nhạc của phường bát âm và đội múa sinh tiền. Tới trước thềm của “Điện Kính Thiên”, đoàn dừng lại, kính cẩn dâng lễ vào thượng cung đền Thượng. Một đồng chí lãnh đạo tỉnh (năm chẵn là nguyên thủ quốc gia hoặc đại biểu đại diện Bộ Văn hóa), thay mặt cho tỉnh và nhân dân cả nước đọc chúc căn lễ Tổ. Toàn bộ nghi thức hành lễ được hệ thống báo chí, phát thanh truyền hình đưa tin hoặc tường thuật trực tiếp để đồng bào cả nước có thể theo dõi lễ hội. Đồng bào dâng lễ trong các đền, chùa trên núi, ai cũng có tâm nguyện cầu mong tổ tiên chứng giám, phù hộ độ trì cho con cháu.
Lễ Dâng Hương sẽ được diễn ra tưng bừng, náo nhiệt xung quanh các đền, chùa và dưới chân núi Hùng. Lễ hội ngày nay có nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa hơn xưa. Các hình thức văn hóa truyền thống và hiện đại được đan xen nhau. Trong khu vực của hội, nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm, văn hóa phẩm, các cửa hàng dịch vụ ăn uống, các khu văn thể,… được tổ chức và duy trì một cách trật tự, quy củ. Tại khu văn thể, các trò chơi văn hóa dân gian được bảo lưu có chọn lọc như: đu quay, đấu vật, chọi gà, bắn nỏ, rước kiệu, kéo lửa nấu cơm thi, đánh cờ tướng (cờ người)…. Có năm còn diễn trò “Bách nghệ khôi hài”, “Rước chúa gái”, “Rước lúa thần” và trò “Trám” tại khu vực hội. Cạnh đó là sân khấu của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp: chèo, kịch nói, hát quan họ,… Hội ngày nay chính là nơi để thi tuyển và giao lưu văn hóa giữa các vùng. các nghệ nhân người Mường mang đến lễ hội thanh âm của tiếng trống đồng một thời đóng trên đỉnh núi Hùng, gọi mặt trời làm mưa, làm nắng thuận hòa, cho mùa màng tốt tươi, muôn dân hạnh phúc. Những làn điệu Xoan – Ghẹo với lời ca tinh tế, mượt mà đã đem tới cho lễ hội đền Hùng một nét đặc trưng, thấm đượm văn hóa vùng Trung du Đất Tổ. Một điểm quan trọng nằm ở giữa trung tâm lễ hội là nhà bảo tàng Hùng Vương, ở đây lưu giữ vô số những cổ vật đích thực của thời đại các Vua Hùng.
Thời đại của chúng ta ngày nay đang ngày càng góp sức tô điểm và phát huy sự cao đẹp của lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương. Hàng năm, ý nghĩa tâm linh của cuộc trẩy hội về Đền Hùng đã trở thành nếp nghĩ, nếp sinh hoạt truyền thống không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần tín ngưỡng của người Việt Nam. Không phân biệt già trẻ, không phân biệt tuổi tác, không phân biệt tôn giáo…. Tất cả những người con đang sống trên mọi miền Tổ quốc, những người con xa xứ đều bình đẳng về mộ Tổ,
thăm đền và dự lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương.
Lễ hội Tết Đoan Ngọ tại làng cổ Đường Lâm
Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ truyền thống của dân tộc Việt Nam, được tổ chức vào ngày 5 tháng 5 âm lịch hàng năm. Đây là dịp để mọi người tẩy tế bào, đuổi ma quỷ, và cầu mong sức khỏe, may mắn cho gia đình và cộng đồng. Trong số các lễ hội Tết Đoan Ngọ trên khắp đất nước, tôi đã từng tham dự một lễ hội đặc biệt tại làng cổ Đường Lâm, Hà Nội.
Đường Lâm là một làng cổ nằm ở vùng ven thành phố Hà Nội, được xây dựng từ thế kỷ 11 và giữ được nhiều di sản văn hóa, kiến trúc cổ xưa. Lễ hội Tết Đoan Ngọ tại Đường Lâm được tổ chức rất trang trọng và đông đảo. Trước khi lễ hội diễn ra, người dân trong làng đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng, từ việc trang hoàng nhà cửa, đón khách, đến việc chuẩn bị các món ăn truyền thống như bánh tro, bánh chưng, nem rán, và các loại hoa quả tươi ngon.
Vào ngày lễ, tôi đã được tham gia vào các hoạt động vui chơi, như đua gậy, đánh cầu, kéo co, và chơi những trò chơi dân gian khác. Tất cả đều rất thú vị và hấp dẫn. Sau đó, tôi đã được tham gia vào lễ cúng tế tại đền thờ Thành Hoàng, nơi được xem là linh thiêng nhất trong làng. Lễ cúng tế được diễn ra rất trang trọng, với các nghi thức cầu bình an, cầu phúc, và cầu cho một mùa màng bội thu.
Gợi ý cho em dàn ý chung: (Em có thể làm với bất kì lễ hội nào cũng được nha)
MB: Giới thiệu về lễ hội đó (Tên lễ hội)
Địa điểm diễn ra
TB: Thời điểm diễn ra lễ hội
Giới thiệu về những hoạt động diễn ra trong lễ hội:
Phần lễ:
+ Bài phát biểu của các lãnh đạo
+ Đánh trống khai hội
+ Ý nghĩa của lễ hội?
...
Phần hội:
+ Gồm các hoạt động giải trí nào?
+ Ý nghĩa của mỗi hoạt động đó?
+ Cảm xúc của mọi người?
=> Đánh giá của em về toàn lễ hội?
KB: Tình cảm của em dành cho lễ hội
Dàn ý nhé (mình ko tiện viết cả bài)
Mở bài : Giới thiệu về lễ hội đó.
Thân bài :
+) Thời điểm , địa điểm diễn ra lễ hội.
+) Giới thiệu về các hoạt động diễn ra trong lễ hội:
Ví dụ :
+) Bài phát biểu lễ hội , khai mạc ,...
+) Ý nghĩa của lễ hội?
+) Các hoạt động vui chơi, giải trí trong hội.
+) Nêu ý nghĩa của từng trò chơi (hoạt động).
+) Cảm xúc của mọi người tham gia , ở đó ?
Kết bài :
+) Đánh giá về toàn lễ hội .
+) Tình cảm của mình dành cho lễ hội.
Tham khảo:
"Giờ Trái Đất" là một sự kiện toàn cầu nhằm tăng cường nhận thức về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Ban đầu, năm 2004, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a đã bắt đầu tìm kiếm phương pháp mới để tuyên truyền về vấn đề biến đổi khí hậu. Vào năm 2006, nhà quảng cáo Lê-ô Bớc-net đã đặt tên cho chiến dịch của họ là "Giờ Trái Đất". Sự kiện này đã thu hút sự tham gia của hàng triệu người trên toàn thế giới, với hơn 4000 thành phố và 88 quốc gia tham gia vào năm 2009.
Mục đích của sự kiện là tăng cường ý thức về việc tiết kiệm năng lượng và giảm lượng khí thải, đồng thời khẳng định rằng mỗi hành động cá nhân đều có thể ảnh hưởng đến môi trường sống của chúng ta. Sự kiện này có nhiều hoạt động ý nghĩa như tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết trong một giờ đồng hồ, khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông xanh và tuyên truyền vận động cộng đồng hưởng ứng chiến dịch. Vào ngày Trái đất năm nay, cả gia đình em đã quyết định tắt toàn bộ các thiết bị điện trong nhà để góp phần bảo vệ môi trường như đèn, tivi, máy tính, điều hòa... Sau khi tắt hết các thiết bị điện, mọi người trong khu phố ra ngoài hiên ngồi trò chuyện. Lúc này cả khu phố chìm trong không khí yên bình. Em lắng nghe những câu chuyện kể thú vị của mọi người về cuộc sống ngày trước khi chưa có đèn điện đơn giản, bình dị ra sao. Hóa ra cuộc sống ngày xưa nghèo khó, chậm rãi nhưng cũng thật vui vẻ và hạnh phúc. Một tiếng "Giờ Trái Đất" trôi qua thật nhanh và ý nghĩa.
Với những hoạt động nhỏ bé, thiết thực, "Giờ Trái Đất" đã góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên và tăng cường nhận thức của cộng đồng về việc bảo vệ môi trường. Sự kiện này có ý nghĩa rất lớn đối với bảo vệ môi trường và tương lai của nhân loại.
Để chào mừng cuộc thi Hội khỏe Phù Đổng hàng năm, trường em phát động các hoạt động thi đấu thể thao giữa các lớp nhằm tìm ra những thành viên và cá nhân xuất sắc cũng như đẩy mạnh phong trào thi đua rèn luyện, nâng cao sức khỏe của học sinh. Chính vì thế học sinh ai ai cũng sôi nổi, háo hức mong chờ ngày hội bổ ích hằng năm này
Ở trường có khu sân vận động dành riêng cho học sinh tập thể dục nay được sử dụng làm nơi tổ chức hội thi. Khoảng sân rộng, có đường chạy dành cho môn điền kinh, có sân bóng cỏ nhân tạo để tập và thi đấu bóng đá. Còn có cả khoảng sân dành cho các bạn tập bóng rổ. Có cả phần ghế ngồi trên khán đài dành cho cổ động viên nữa. Tất cả đều chỉn chu, hoành tráng. Chính vì thế mà phần thi đá bóng của lớp em hôm nay nhận được nhiều sự cổ vũ động viên của các thành viên từ các lớp khác. Tất cả đều háo hức như chính lớp mình dự thi. Đội bóng nam của lớp em quy tụ toàn những bạn nam khỏe khoắn có sức bền, trước ngày thi đấu các bạn còn thường xuyên tập luyện nên ai cũng nhanh nhẹn và sẵn sàng cho ngày thi đấu. Mỗi đội có mười một người nhưng lớp em vẫn cử ra ba bạn làm cầu thủ dự bị. Phía bên đội bạn, cũng có những đối thủ đáng gờm khi sức vóc của các bạn ấy nhỉnh hơn đội lớp em. Nhưng với tinh thần fairplay, lớp chúng em đã rất vui vẻ thi đấu. Trận đấu bóng do thầy giáo thể chất làm trọng tài nên ngay từ khi các bạn nam ra sân, thầy rất ân cần nhắc nhở chuẩn bị trang phục thi đấu, thắt lại dây giày cẩn thận và khởi động thật kĩ để tránh những sự cố trên sân. Tiếng còi trọng tài vừa dứt, cả hai đội bóng ra sức chớp lấy bóng, bằng những nỗ lực đáng nể phục. Sự nhanh nhẹn, hoạt bát và sức mạnh thể lực của các cầu thủ khiến người xem như chúng em được những pha hú hét cổ vũ sôi nổi. Trên sân, cầu thủ số 12 Duy Anh (lớp em) đang dẫn bóng, và nhanh chóng chuyền sang cho Quang Hải, sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý và rất điệu nghệ đã khiến chúng em ai nấy đều nín thở chờ một kì tích xảy ra. Và không để cổ động viên thất vọng, Quang Hải sút dứt điểm bằng chân trái ghi điểm số đầu tiên cho lớp em. Vào…ào…o…. Lớp em lúc này gõ trống vang rộn, trong nhịp cổ vũ “6A3 chiến thắng. 6A3 cố lên” và vỡ òa trong niềm vui sướng nghẹn ngào, bởi trước khi vào trận đấu, ai cũng cho rằng đội bóng “tí hon” lớp em sẽ bị dẫn đầu và có thể thua trong trận này. Nhưng không, mọi sự nỗ lực, đoàn kết đều được đền đáp xứng đáng, các bạn nam trong lớp phối hợp với nhau vô cùng ăn ý. Sau đó, lớp em đã liên tiếp ghi những bàn thắng tiếp theo vào lưới đội bạn. Dưới ánh nắng như chói chang hơn, những cầu thủ trên sân như những người hùng viết nên bản tình ca của sự rèn luyện không ngừng nghỉ. Thỉnh thoảng những làn gió mát ở đâu tới xua đi những giọt mồ hôi nóng hổi, đang lăn trên mặt và lưng của các thủ môn.
Kết thúc trận đấu, đội bóng lớp em dành chiến thắng 3- 1 trước đội bạn, ai cũng thấy vui mừng cho lớp em vì đó là kết quả xứng đáng cho những cầu thủ thực sự cố gắng và chơi vô cùng đẹp trên sân. Dù sau khi kết thúc, đội bạn có tiếc nuối và nằm trên sân thì đội em vẫn với tinh thần giao lưu học học, đưa những bàn tay để đội bạn nắm lấy đứng lên. Một trận bóng mang lại nhiều cảm xúc cho mọi người, giúp lớp em có sự gắn kết và thấu hiểu nhau nhiều hơn
Đây
Kết thúc trận đấu, đội bóng lớp em dành chiến thắng 3- 1 trước đội bạn, ai cũng thấy vui mừng cho lớp em vì đó là kết quả xứng đáng cho những cầu thủ thực sự cố gắng và chơi vô cùng đẹp trên sân. Dù sau khi kết thúc, đội bạn có tiếc nuối và nằm trên sân thì đội em vẫn với tinh thần giao lưu học học, đưa những bàn tay để đội bạn nắm lấy đứng lên. Một trận bóng mang lại nhiều cảm xúc cho mọi người, giúp lớp em có sự gắn kết và thấu hiểu nhau nhiều hơn.