K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Sơn Tinh là một người mạnh mẻ là người tên núi còn gọi là thần Núi có phép thuật phi thường hình dáng giống như một lực sĩ được vua tin tưởng gả con gái cho còn Thủy Tinh là thần Nước cũng có phép thuật nhưng ko được vua gã con gái cho rất ghét vua và Sơn Tinh nên bèn kéo quân đi đánh Sơn Tinh dù có đánh cách mấy thì ko giành lại người mình yêu

mình chỉ nghĩ được nhiêu đó thôi 

hok tốt

#cô bé kì lạ#

13 tháng 9 2018

k mk nhé,thanks

17 tháng 9 2018

“Nhiều người cho rằng, Thủy Tinh là sự hình tượng hóa và thần thánh hóa nước lũ, còn Sơn Tinh là sự hình tượng hóa và thần thánh hóa tinh thần, ý chí, khả năng và thành quả chống bão lụt của nhân dân.

Không hoàn toàn như vậy, Sơn Tinh và Thủy Tinh là những hình tượng huyền thoại, được hình thành, nhào nặn trong trí tưởng tượng của người Việt cổ, trong đó những yếu tố tự nhiên và xã hội, hiện thực và lí tưởng đã kết hợp, hòa lẫn với nhau, rất khó tách bạch. Sơn Tinh là sự khái quát hóa, hình tượng hóa và thần thánh hóa không chỉ riêng lực lượng con người (tinh thần, ý chí, thành quả chống lũ lụt của nhân dân) mà còn có cả lực lượng tự nhiên (rừng, núi). Sự xung đột giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh không chỉ phản ánh mâu thuẫn giữa con người và hiện tượng bão lụt trong thiên nhiên mà còn phản ánh cả sự xung đột giữa con người với con người, giữa các bộ tộc miền biển và miền núi trong thời kì Văn Lang của các vua Hùng.

Cơn giận lưu niên “năm năm báo oán, đời đời đánh ghen” của Thủy Tinh là sự phản ánh và lí giải vô cùng độc đáo, tài tình hiện tượng bão lụt hàng năm (mang tính chu kì) của thiên nhiên và hiện tượng ghen tuông dai dẳng của con người.

Chi tiết Thủy Tinh dâng nước cao lên bao nhiều Sơn Tịnh cũng dâng núi Tản Viền cao lên bấy nhiều thật nên thơ và độc đáo. Đó là ước mơ nhưng đồng thời cũng có nhiều tính hiện thực. Bởi vi trừ nạn hồng thủy ra, không có trận lụt nào có thể dâng nước lên cao hơn núi Ba Vì. Nếu không như vậy thì làm sao người Việt có thể tồn tại được đến ngày nay?”

17 tháng 9 2018

Trong những truyện thần thoại đã đọc, em rất thích truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh bởi sự cuốn hút, hấp dẫn lạ thường của nó. Truyện mượn thần thánh để giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm ở đồng bằng Bắc Bộ và gửi gắm vào đó ước mơ chiến thắng thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống của người xưa, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.

   Cách đây mấy ngàn năm, khi tổ tiên người Việt từ vùng rừng núi chuyển xuống sinh sống ở đồng bằng Bắc Bộ thì năm nào cũng gặp phải một trong những thiên tai đáng sợ là nạn lụt. Nạn lụt do nước lũ từ các con sông, chủ yếu là sông Hồng, sông Đà gây ra. Để bảo vệ thành quả lao động của mình, nhân dân ta đã dũng cảm, mưu trí, bền bỉ tìm cách chống lụt. Việc đắp đê ngăn nước chính là biểu hiện của tinh thần đó.

   Từ chuyện chống lũ lụt để bảo vệ mùa màng và đời sống, người xưa đã tưởng tượng thành một câu chuyện với nhiều tình tiết li kì : Hai vị thần cùng muốn cưới một công chúa xinh đẹp làm vợ ; rồi người được vợ, kẻ không được vợ, dẫn đến cuộc giao tranh dữ dội. Cuối cùng, bên thắng, bên thua. Kẻ thua cuộc ôm lòng thù hận khôn nguôi, hằng năm vẫn gây sự đánh trả.

   Thực tế là hằng năm ở đồng bằng Bắc Bộ, cứ đến mùa mưa bão là nước dâng to, nhưng chưa bao giờ làm ngập nổi núi đồi. Cuối mùa lũ, nước rút đi, sông suối trở lại hiền hòa. Người xưa cho rằng đó là Thần Nước đánh nhau với Thần Núi để giành lại Mị Nương ... Quả là trí tưởng tượng của họ vô cùng phong phú và bay bổng.

   Truyện có hai nhân vật : Sơn Tinh - chúa tể của vùng non cao và Thủy Tinh - chúa tể của vùng nước thẳm. Cả hai đều có tài năng phi thường. Sơn Tinh vẫy tay về phía đông, phía đông nổi lên cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây lập tức hiện ra những dãy núi đồi. Thủy Tinh gọi gió, gió tới ; hô mưa, mưa về. Cả hai vị thần đều tài giỏi. Điều ấy khiến nhà vua băn khoăn không biêt chọn ai, đành ra điều kiện : Ngày mai, nếu ai mang lễ vật đến sớm thì được cưới Mị Nương.

   Ngay trong truyện thách cưới, có lẽ ý nhà vua đã nghiêng về phía Sơn Tinh. Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chính hồng mao. Rồi trăm ván cơm nếp, trăm nệp bánh chưng ... Tất cả đều là sản vật của đồng ruộng, núi rừng. Vì vậy, kẻ thắng cuộc tất nhiên phải là Sơn Tinh. Sơn Tinh mang lễ vật đến trước, cưới được Mị Nương và đưa nàng về núi Tản Viên. Sơn Tinh thật xứng đôi với nàng công chúa xinh đẹp.

   Không cưới được Mị Nương, Thủy Tinh đùng đùng nổi giận. Chàng phô bày hết sức mạnh tàn bạo của mình trong cuộc giao tranh với Sơn Tinh. Gió bão rung chuyển cả đất trời. Mưa làm nước sông hồ dâng lên cuồn cuộn, ngập tràn đồng ruộng, mùa màng, cuốn phăng cây cối, nhà cửa, súc vật. Nước dâng lên sườn đồi, sườn núi làm trốc cây, lở đá ... Thủy Tinh muốn nhấn chìm đỉnh núi để tiêu diệt Sơn Tinh, cướp lại Mị Nương.

   Nhưng Sơn Tinh cũng trổ hết tài bốc đồi, dời núi, dựng thành ngăn nước. Nước dâng cao bao nhiêu, núi đồi cao lên bấy nhiêu. Suốt mấy tháng trời, cuộc tấn công của Thủy Tinh thật là dữ dội : giông bão, sấm chớp, mưa như trút nước, đồng ruộng hóa thành sông, sông thành biển cả. Ấy vậy nhưng Sơn Tinh không hề nao núng, vẫn bình tĩnh, sáng suốt chống trả một cách quyết liệt và thắng lợi. Cuối cùng kiệt sức, Thủy Tinh phải rút lui.

   Cả hai vị thần đều có tài cao, phép lạ. Nhưng Thủy Tinh dù phép thuật cao cường vẫn phải khuất phục trước Sơn Tinh dũng mãnh và mưu trí. Những chi tiết nghệ thuật kì ảo, hoang đường về Sơn Tinh, Thủy Tinh và khí thế hào hùng của cuộc giao tranh giữa hai vị thần thể hiện trí tưởng tượng phong phú của người xưa.

   Cuộc giao tranh không chỉ xảy ra một lần mà nhiều lần, năm nào cũng vậy. Nhưng kết cục thì không thay đổi : thần Núi chiến thắng thần Nước. Mị Nương vẫn sống hạnh phúc bên Sơn Tinh trên đỉnh Tản Viên cao vòi vọi. Thủy Tinh không sao giành lại được nàng.

   Sơn Tinh, Thủy Tinh là những nhân vật hoàn toàn tưởng tượng nhưng lại có ý nghĩa rất thực vì đã khái quát được hiện tượng lũ lụt, đồng thời phản ánh những kì công trong sự nghiệp dựng nước của nhân dân ta dưới triều đại các vua Hùng.

   Tất cả những chi tiết kì ảo trên đều nhằm để giải thích hiện tượng lũ lụt và việc chống lũ lụt hằng năm của nhân dân ta ở đồng bằng Bắc Bộ. Có một chi tiết quan trọng là Sơn Tinh dựng thành ngăn nước. Đó là công việc đắp thành bằng đất của con người - khởi đầu cho những con đê lớn sau này chạy suốt hai bờ những con sông lớn để ngăn lũ. Người xưa để cho Sơn Tinh thắng Thủy Tinh là gửi gắm vào đó ước mơ có được sức mạnh thần kì để chế ngự được nạn lũ lụt - một tai họa lớn của con người.

   Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có giá trị nội dung và nghệ thuật rất đặc sắc.

   Thủy Tinh là hiện tượng mưa gió, bão lụt ghê gớm hằng năm đã được hình tượng hóa thành kẻ thù hung dữ, truyền kiếp của Sơn Tinh.

   Sơn Tinh là hiện thân của người dân Việt cổ cần cù đắp đê phòng chống lũ lụ, là ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa. Tầm vóc vũ trụ, tài năng và khí phách của Sơn Tinh là biểu tượng sinh động cho chiến công của người Việt cổ trong cuộc đấu tranh chống bão lụt ở vùng lưu vực sông Đà và sông Hồng. Đây cũng là kì tích dựng nước của thời đại các vua Hùng và kì tích ấy cho đến nay vẫn được tiếp tục phát huy mạnh mẽ.

   Ước mơ xưa giờ đây đã thành hiện thực. Những công trình thủy lợi lớn như hệ thống đê điều, mương máng, những hồ nước, đập nước điều hòa dòng chảy của sông Đà, sông Hồng đã thực sự chế ngự được sức tàn phá ghê gớm của nước lũ. Hạt lúa, củ khoai do bà con nông dân đổ mồ hôi làm ra đã được bảo vệ. Ngày nay, con cháu của Sơn Tinh đã và đang thực hiện ước mơ của tổ tiên ngày trước.

   Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nạn phá rừng, cháy rừng diễn ra rất nghiêm trọng trên khắp ba miền Bắc, Trung, Nam. Điều đó ảnh hưởng rất lớn tới sinh thái, môi trường của đất nước ta. Hiện tượng thiên tai lũ lụt xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng, phần lớn nguyên nhân là do cháy rừng, phá rừng.

   Mất rừng, Sơn Tinh sẽ mất hết sức lực và phép lạ, làm sao chống chọi được với Thủy Tinh ?!

   Nhà nước ta hiện nay đang có chủ trương vận động nhân dân tích cực xây dựng, củng cố đê điều ; nghiêm cấm nạn phá rừng, đi đôi với việc trồng thêm hàng triệu hecta rừng phủ xanh đất trồng, đồi trọc. Đây là chủ trương đúng đắn và hợp lí, được mọi người đồng tình.

   Chẳng lẽ Sơn Tinh lại thua Thủy Tinh ? Chuyện xảy ra từ ngàn xưa nhưng vẫn là bài học thiết thực trong cuộc sống hôm nay, cháu con cần ghi nhớ.

22 tháng 9 2018

Mị Nương càng lớn càng đẹp. Đến tuổi trăng rằm, không biết bao nhiêu chàng trai dòng dõi mong được lấy nàng làm vợ. Tiếng tăm về người con gái đẹp người đẹp nết vang xa tới tận núi Tản Viên, nơi Sơn Tinh – vị thần của núi và đất sinh sống. Một buổi sáng, Sơn Tinh quyết định cưỡi hổ trắng oai phong lẫm liệt đến cầu hôn Mị Nương. Cũng ngày hôm đó, một chàng trai cưỡi rồng nước uy nghi to lớn, tự xưng là Thuỷ Tinh cũng đến cầu hôn Mị Nương. Vua Hùng băn khoăn, ai cũng tài giỏi, biết gả con gái yêu cho ai bây giờ ? Cuối cùng, vua quyết định, hai người so tài, ai thắng sẽ được lấy Mị Nương. Lập tức, Thuỷ Tinh hô mưa gọi gió, sấm chớp nổ đùng đùng, cả thành Phong Châu như muốn nổ tung vì lũ quét, khiến cho không chỉ các lạc hầu lạc tướng kinh hãi mà đến ngay cả vua Hùng cũng phải run sợ. Sơn Tinh cũng chẳng thua kém, chàng chỉ tay vể phía Đông, phía Đông mọc núi đồi, chàng chỉ tay về phía Tây, phía Tây nổi cồn bãi. Ai ai cũng đều thán phục. Vua Hùng muốn gả Mị Nương cho Sơn Tinh nhưng lại sợ Thuỷ Tinh nổi giận. Sau một hồi bàn bạc với các lạc hầu lạc tướng, vua phán: "Cả hai chàng đều tài giỏi nhưng ta chỉ có một mụn con, vì vậy, ngày mai, ai đến sớm, mang được đầy đủ một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà. gà chín cựa, ngựa chín hồng mao sẽ được đón Mị Nương về làm vợ".

Hãy kể lại truyện' Sơn Tinh, Thủy Tinh " bằng lời văn của em 

Đời Hùng Vương thứ 18 có một người con gái xinh đẹp tuyệt trần, công dung ngôn hạnh, tài sắc vẹn toàn tên là Mị Nương. Nàng có một khuân mặt rất xinh xắn, làn da trắng mịn, dáng người cao ráo. Khi Mị Nương mười tám tuổi, cái tuổi cập kê cần tìm một vị phu quân xứng đáng vưới người con gái vẹn toàn đó. Vua Hùng với vai trò một người cha lo cho con gái muốn tìm một người con rể xứng đáng với nàng, chính vì vậy, vua Hùng tổ chức cuộc thi kén rể tìm chồng cho Mị Nương.

Cuộc thi kén rể được loan tin khắp nơi trên mọi vùng miền xứ sở. Vì danh tiếng công chúa xinh đẹp tài sắc mà rất nhiều chàng trai đến cầu hôn công chúa. Nổi bật trong số đó, có hai người con trai là cường tráng, có tài và chí khí ngút trời hơn cả.

Một người là Sơn Tinh – chúa tể vùng non cao, có khả năng dời non lấp bể, hô mây gọi gió. Một người là Thủy Tinh – chúa tể vùng biển, người này cũng có tài hô mưa gọi gió, hô phong hoán vũ, điều khiển được biển trời.

Vua truyền cho hai người con trai này cùng nhau trổ tài, ai tài hơn sẽ được Vua gả Mị Nương cho. Sơn Tinh ra phép chỉ tay đến đâu thì rừng núi mọc lên tới đó, chim muông đầy đàn. Thủy Tinh vẫy tay ra phép thì nước ào ào dâng lên cao, thuồng luồng, ba ba, nổi lên đầy trên mặt nước. Giữa hai con người tài năng khí chất như vậy, vua Hùng và Mị Nương không biết phải chọn ai là xứng đáng trở thành rể vua Hùng.

Băn khoăn mãi, cuối cùng Hùng Vương đưa ra thử thách cho cả hai chàng trai. Hùng Vương nói: “Hai người đều là những người tài giỏi, việc chọn lựa ai trở thành chồng của con gái ta là một điều rất khó khăn. Vì vậy để công bằng cho cả hai, ta sẽ đưa ra thử thách cho hai người bằng cách tìm lễ vật. Ai là người đem lễ vật đến trước sẽ là người chiến thắng và lấy được Mị Nương”.

Lễ vật bao gồm 100 ván cơm nếp, 100 tệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ 1 đôi thì ta sẽ gả con cái cho người đấy.". Sơn Tinh và Thủy Tinh nhận lệnh, cùng trổ tài một phen đi tìm lễ vật để lấy được Mị Nương.

Sơn Tinh vốn là người cai quản vùng non cao nên việc tìm được lễ vật không khó khăn với chàng. Sơn Tinh sai người nhanh chóng tìm được đầy đủ lễ vật. Thủy Tinh là người ở vùng non nước nên việc tìm lễ vật có phần khó khăn hơn. Nhưng cuối cùng Thủy Tinh cũng đã sai người tìm đủ lễ vật để hỏi vợ.

Sơn Tình vì có sự thuận lợi hơn nên đã mang được lễ vật đến cầu hôn Mị Nương trước Thủy Tinh. Chàng rước Mị Nương về cưới. Thủy Tinh đến muộn hơn Sơn Tinh, không lấy được vợ phẫn nộ nổi giận đùng đùng. Thủy Tinh quay trở về, không kìm được cơn tức giận đến tìm Sơn Tinh gây chiến đòi lại Mị Nương.

Thủy Tinh mang theo một đoàn quân tinh nhuệ đến đòi vợ, gây chiến với Sơn Tinh. Thủy Tinh ngay tức khắc đuổi theo và kêu gọi binh tướng để đánh Sơn Tinh quyết chiếm lại công chúa Mỵ Nương. Cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh diễn ra.

Thủy Tinh nổi giận đùng đùng, hô phong hoán vũ gọi mưa gọi gió để nước tràn vào bờ, ngập lụt khắp nơi, người dân khốn khổ không kể đâu cho hết, muôn nơi sợ hãi Thủy Tinh. Sơn Tinh cũng không kém phần tài năng, Thủy Tinh hô mưa gọi gió đến đâu, Sơn Tinh bốc từng quả đổi, dời từng ngọn núi chắn dòng nước cuồng nộ của Thủy Tinh.

Cuộc chiến gay go diễn ra suốt nhiều ngày nhiều đêm, cuối cùng với sự đoàn kết của người dân và tài năng phép thuật của Sơn Tinh, Sơn Tinh và nhân dân đã chiến thắng Thủy Tinh, đẩy lùi dòng nước. Thủy Tinh thua trận đành rút quân về.

Sơn Tinh bảo vệ được vợ và sự bình yên cho người dân. Tuy nhiên không chấm dứt ở đó, mỗi năm sự giận dữ của Thủy Tinh lại nổi lên, cuộc chiến vẫn không kết thúc. Nhưng nhờ sự đoàn kết của nhân dân, nhờ tài năng của Sơn Tinh mà luôn đẩy lùi được được cơn phẫn nộ sông nước của Thủy Tinh.

Tuy nhiên vì trong lòng vẫn ngậm một nỗi tức giận nên hàng năm cứ đến tháng bảy âm lịch, Thủy Tinh lại trỗi dậy trả thù xưa dâng nước lên cao đánh Sơn Tinh.Chính vì vậy mà hàng năm cứ đến thời gian này, nước ta lại sảy ra lũ lụt và người dân phải ra sức chống bão lũ.

6 tháng 6 2018

M ra nhiều đề ra rứa thì ai rảnh mà ghi hả huyền 

15 tháng 5 2018

À mà các bn này,chiều nay mk phải nộp cả  4 bài đó rồi,giúp mk nha...!

3 tháng 10 2018

1. Mở bài: Giới thiệu chung về câu chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh ( nội dung câu chuyện)

2. Thân bài: kể chi tiết các sự việc trong truyện

SV1: Vua Hùng kén rể ( kể chi tiết, giới thiêu chung nhân vật Sơn Tinh Thủy Tinh)

SV2: Vua Hùng ra thử thách cho sơn tinh thủy tinh

SV3: Cuộc chiến giữa Sơn Tinh Thủy Tinh ( nguyên nhân, diễn biến, kết quả)

3.Kết bài:- Nêu ý nghĩa của câu chuyện

               - Nêu cảm nghĩ của em

(Đây là dàn ý cô giáo chữa cho mình đấy. Ko sai đâu. Nhớ k và kb với mình nhé!) 

3 tháng 10 2018

Ý mình không phải ý  này nha bạn! Nhưng cũng cảm ơn bạn nha!! Mình sẽ k cho bạn!!

21 tháng 1 2019

                                                              THAM KHẢO        

Tết đến bạn ngóng đợi điều gì? Những màn pháo hoa rực rỡ đêm Giao thừa, một bữa tất niên cuối năm gia đình quây quần bên nhau, hay những phong bao lì xì đỏ tươi từ bố mẹ, người thân? Tết vốn thật tuyệt vời phải không? Riêng tôi, Tết sẽ thật thiếu nếu quên mà chẳng nhắc tới sắc thắm tươi của những cây đào ngày Tết. Hình ảnh cây hoa đào ngày Tết chẳng biết tự bao giờ đã để lại trong tôi những ấn tượng khó quên.

Như thường lệ hằng năm, độ 27-28 Tết, tôi lại lon ton theo bố ra vườn ngắm chọn một cây đào đẹp tươi để về chơi Tết. Chẳng mất bao lâu, hai bố con tôi đã "rinh về một em đào" rất vừa mắt lại hợp với không gian phòng khách của nhà. Cây đào không to lắm, chỉ chừng ngang người tôi thôi. Cây được bố đặt trong một chậu men sứ với hoa văn là đôi rồng quấn quýt bên nhau. Nhìn từ xa cây như một tháp nến đang rừng rực cháy. Lại gần, bao bông hoa nhỏ xinh là bấy nhiêu ngọn nến đang lung linh tỏa sắc. Thân cây được bố uốn thế long mềm mại, khoác trên mình bộ áo nâu bóng khỏe đầy sức sống. Từ thân cây đâm ra không biết bao nhiêu là những cành cây xanh nhỏ như những cánh tay đang vẫy gọi thiên nhiên, mọi người. Cây không to nhưng nhiều hoa, nhiều nụ và lắm lộc lắm. Những búp lá xanh nõn nà hòa cùng sắc đỏ thắm của những cánh hoa mỏng tang thật dễ gây cho người ta một sự mê luyến ngất ngây. Cánh hoa đỏ thắm, mềm mại. Cùng với đó là những nụ chúm chím như vẫn đang e ấp, chỉ chờ nắng gió thiên nhiên mời gọi sẽ khoe mình tỏa hương. Cả cây đào mang tới một sắc xanh hi vọng của lộc non, chồi biếc, một sắc đỏ tươi, vẹn tròn của cánh thắm, nụ hồng. Cả cây đào đang phô mình ra như muốn khoe hết tận độ vẻ đẹp dịu dàng mà đắm say lòng người ấy.

Tôi thường thích lắm đứng cạnh cây đào nhặt những cánh hoa rơi nhẹ nhàng, nhẹ nhàng mà tôi thích thú gọi là "mưa hoa". Tôi cùng bố treo những phong bao lì xì, những dải kim tuyến óng ánh, những đèn lồng, câu đối tí hon để cây thêm lung linh với bộ áo mới. Tôi cũng không quên tỉ mỉ ngồi cắt những sợi giấy nhiều màu sắc để rắc lên gốc cây. Cả cây đào lúc ấy dường như trông kiêu sa hơn hết thảy. Còn gì thích thú bằng cảm giác đứng trước cây đào mà chỉ muốn dang rộng vòng tay ôm trọn "người bạn tuyệt vời" ấy? Đào gọi về trong tôi cái hồi hộp, rộn ràng mỗi độ Tết đến Xuân về. Đào khơi dậy trong tôi cái ấm áp trong những ngày đông tháng giá. Đào gợi trong tôi và gợi cả trong tâm trí những người con xa quê một tình yêu hướng về đất Mẹ, cội nguồn.

Đêm 30 Tết, gia đình quây quần đón Giao thừa bên cạnh cây đào vẫn tỏa hương thơm ngát - giây phút ấy tôi trân trọng và hiểu rằng đào đã gọi Tết về thế đấy. Hình ảnh cây đào ngày Tết mãi vẹn nguyên trong tiềm thức tôi, nhắc nhở tôi về một truyền thống văn hóa đẹp của Việt Nam mình.                          

 
21 tháng 1 2019

Cứ mỗi lần tết đến, xuân về là trên khắp miền quê đều rực rỡ các loại hoa, từ hoa mai, hoa đào, hoa ly, hoa cúc…Nhưng hoa đào luôn là loài hoa được mọi người yêu thích nhất bởi nó chính là biểu tượng của mùa xuân ở miền Bắc nước ta. Màu sắc hồng tươi rực rỡ của hoa đào làm cho không khí mùa xuân càng thêm ấm áp, sinh động hơn bao giờ hết.

Cứ mỗi dịp đón Tết Nguyên Đán gia đình em lại mua về một cây đào. Cây đào được trồng trong bình gốm, được cắt tỉa gọn gàng theo hình chóp nón trông vô cùng thích thú. Cây đào có đủ cả lá nụ, hoa và lộc non, mang biểu tượng may mắn cho gia đình nên hoa đào luôn được tôn thờ trong mỗi gia đình trong dịp Tết.

Cây đào cao gần bằng cái đầu của em, khi em đứng cạnh nó thì nhìn hai chúng em như một cặp song sinh. Những cánh hoa đào màu hồng tươi, rực rỡ khoe sắc trong nắng mai, thân đào màu nâu sẫm.

Từ chiếc thân mọc ra rất nhiều những cành nhánh nhỏ, tí hon. Những cành nhỏ này vươn cao, vươn cao và có rất nhiều nụ đào còn đang chúm chím chờ ngày nở tung khoe mình trong nắng gió. Những lá non xanh mơn mởn như những cô gái thiếu nữ tới tuổi dậy thì đang e ấp, núp mình bên bên dưới.

Những bông hoa đào khi đã nở rộ thì bên trong có những nhụy vàng, những cánh hoa mong manh yếu đuối nhưng lại có vẻ đẹp vô cùng quyến rũ làm say đắm lòng người. Hoa đào cũng có sức mạnh riêng của nó bởi nó luôn được trân trọng yêu mến. Màu đỏ, hồng tươi của hoa đào là biểu tượng của sự may mắn. Nên khi Tết đến xuân về nhà nào cũng phải mua một cành đào như thể đem may mắn về nhà.

Xung quanh cây hoa đào bố em thường treo những giàn đèn nháy lấp lánh buổi tối khi bật đèn lên thì những ánh đèn xanh đỏ làm cho cây hoa đào càng thêm phần kiêu sa quyến rũ.

Cây đào là biểu tượng của sự phú quý, sự đầm ấm trong gia đình nên năm nào bố mẹ em cũng chọn một cây vô cùng độc đáo, có đủ cánh lá, lộc non, nụ và quả. Những quả đào lú nhú bé tí ti, như những ngón tay út của em, có màu xanh nhạt trong đáng yêu vô cùng. Em thường ước gì quả đào to hơn để em có thể hái chúng xuống thưởng thức.

Hoa đào đã trở thành biểu tượng truyền thống của Tết Nguyên Đán ở miền Bắc nước ta, nếu không nhìn thấy hoa đào trong nhà cứ như không nhìn thấy Tết vậy. Tết cũng là dịp để cho những người con đi xa trở về đoàn tụ với gia đình mình, nó biểu tượng của sự sum vầy tình thân. Vì vậy, khi nhìn thấy hoa đào rực rỡ khoe sắc là trong lòng em lại cho tâm trạng bồi hồi náo nức vô cùng

------------------------------------------------------------------HẾT---------------------------------------------------------------------------------------------

24 tháng 11 2019

Tào lao,cứ làm đi vì Nguyễn Trí Nghĩa sẽ không h đc 3 h cho bạn đâu.

24 tháng 11 2019

                                                                          Bài làm

  

    Sơn Tinh đang dự cuộc họp nghe báo cáo về những hậu quả cũng như thiệt hại do cơn lũ gây ra thì có tin cấp báo: "Báo cáo Sơn Thần, một phần của đoạn đê xung yếu ngàn nước tràn vào thành phố đã bị vỡ, đề nghị ngài về ngay ạ". Thế là cơn lũ lại tràn về, dòng nước của Thủy Tinh. Sự quyết tâm gây lũ lụt của Thủy Tinh và ý chí quyết không để lũ lụt gây thiệt hại cho nhân dân của Sơn Tinh lại tạo nên trận chiến. Qua mấy ngàn năm phát triển, ngày nay họ đọ sức với nhau bằng máy xúc, máy ủi, xi măng cốt thép, máy bay trực thăng, điện thoại di động...

    Sơn Tinh nghe tin vội điều máy bay trực thăng về nơi xảy ra sự cố. Ngồi trên máy bay nhìn đoạn đê xung yếu bị vỡ, mọi vật cứ nổi lềnh bềnh trên nước khiến ngài đau lòng. Và giữa dòng nước kia Thủy Tinh đang chỉ huy dâng nước lên phá vỡ hoàn toàn đoạn đê, Sơn Tinh cho máy bay hạ xuống. Sơn Tinh dùng điện thoại di động gọi cho chỉ huy hạm đội phụ trách việc cứu trợ đồng bào. Sơn Tinh nói:

- Hạm đội một nghe rõ trả lời, anh đã cứu hết được nhân dân từ những nơi cơn lũ đang đi qua chưa?

     Vị chỉ huy trưởng lúng túng:

- Dạ thưa, cơn lũ mạnh quá xuồng của chúng em không tiếp cận được, chúng em đang cố hết sức có thể.

     Vẻ mặt lo âu trên khuôn mặt Sơn Tinh lộ rõ. Thủy Tinh đang đứng trên xe lội nước để ra giữa dòng lũ chiến đấu với Sơn Tinh. Đứng giữa dòng lũ, Thủy Tinh tự đắc nói:

- Sơn Tinh kia, lần này thì ngươi sẽ phải nhận lấy thất bại. Với đội quân hùng hậu của la, ta sẽ làm cho tất cả nơi đây chìm trong biển nước và ta sẽ có được Mị Nương.

     Lời nói của Thủy Tinh không làm giảm đi ý chí của Sơn Tinh. Sơn Tinh cho điều các máy xúc, máy ủi tới đem theo những bao tải cát để ngăn chặn dòng lũ.

     Hàng nghìn bao tải cát đã được đem tới. Hàng ngàn người đang xếp từng bao tải cát để hàn lại đoạn đê bị vỡ. Nhưng không ngờ, tưởng rằng dòng lũ đã được ngăn chặn lại bị Thủy Tinh dồn hết nội lực tấn công vào đoạn đê xung yếu nhất. Có lẽ những bao tải cát kia chưa phải là một trở ngại quá khó khăn đối với Thủy Tinh; đoạn đê lại bị vỡ. Những tiếng cười đắc chí vang lên từ phía quân của Thủy Tinh cùng với tiếng nước ồ ồ đổ vào vùng dân cư ở phía trong đê. Đồ đạc, những dụng cụ gia đình đang nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Mấy xác gà, chó trôi xuôi. Trời đã quá trưa nhưng Sơn Tinh vẫn không nuốt nổi một hạt cơm. Sự khổ cực khốn đốn của nhân dân và nét mặt ngạo nghễ của Thần Nước như những lưỡi dao đâm vào tim gan chàng. Có điện báo từ nơi cứu hộ đồng bào:

     Thưa ngài, chúng em đã dùng xuồng, ca nô cứu được nhiều người nhưng vẫn còn có người bị mắc kẹt trên nóc nhà, họ đang bị đói.

      Nghe thấy vậy, Sơn Tinh liền điều một máy bay phản lực đem theo lương thực, thuốc men tới để cứu đói và cũng ngăn chặn nguồn bệnh phát sinh.

     Nước lũ mỗi ngày một dâng cao. Gió ào ào, mưa tầm tã, cây cối ngả nghiêng, có nhiều cây cổ thụ đã bị đổ, các tuyến đường giao thông chìm trong biển nước, nhiều vùng dân cư bị cô lập. Một ngày trôi qua mà vẫn không có kết quả gì chuyển biến. Sơn Tinh đã thức suốt đêm để xem xét tình hình khi cơn lũ lên cao kịp đối phó. Sáng sớm hôm sau, cùng Sơn Tinh đối phó với dòng lũ còn có những quan chức tối cao của Chính phủ, ai cũng đau đầu một điều mong dòng lũ rút sớm để cuộc sống của nhân dân được bình yên. Sơn Tinh điều thêm máy xục hút nước từ đoạn đê vỡ bơm ra sông Hồng, sông Nhuệ. Xe chở xi măng cốt thép được điều tới. Lợi dụng cơ hội Thủy Tinh đang đắc ý mở tiệc ăn mừng, Sơn Tinh cho quân đổ xi măng hàn khẩn quãng đê vỡ. Vì mừng rỡ quá sớm, tưởng rằng Sơn Tinh đã chịu thua, Thủy Tinh thả sức ăn uống đấn nỗi say mềm không còn biết điều gì. Khi Thủy Tinh tỉnh dậy ra xem thì đoạn đê mới đã chặn dòng lũ, nhiều trạm bơm hoạt động suốt ngày đêm trên nhiều tuyến sông, cuộc sống của nhân dân đã gần trở lại bình thường. Mọi sự tức giận của Thủy Tinh được dồn hết vào sự tấn công đoạn đê mới vỡ nhưng không được. Một lần nữa Thủy Tinh quay cuồng trong thất vọng. Đây chắc lần thua đau đớn nhất của Thủy Tinh, tưởng mình đã nắm chắc phần thắng mà lại chịu thất bại. Mọi người vui mừng ôm lấy Sơn Tinh, dù ngày xưa hay ngày nay với những công cụ hiện đại thì người thua vẫn là Thủy Tinh.

     Vậy là mùa bão lụt của năm nay đã đi qua, nhân dân lại được sống yên bình. Với những máy móc khoa học kỹ thuật, Sơn Tinh lại một lần nữa chiến thắng. Em mong rằng năm sau, nhiều năm nữa Thủy Tinh sẽ không dâng nước đánh Sơn Tinh để nhân dân khỏi phải chịu khổ dù Sơn Tinh ở thời đại nào cũng vẫn là một người anh hùng.

HOK TỐT!

CHO MK NHÉ

6 tháng 11 2018

Cách đây đã lâu, vào thời vua Hùng Vương thứ XVII, vua có một người con gái tên là Mị Nương nổi tiếng là xinh đẹp nết na.

Khi nàng đến tuổi lấy chồng Hùng Vương đã truyền tin kén rể. Tin loan truyền đi khắp nơi một cách nhanh chóng.

Tất cả các chàng trai tới đều đến để xin cầu hôn với Mị Nương. Nhưng vua chẳng vừa ý ai cả. Ta liền chọn một ngày đẹp trời xin cầu hôn. Hôm đó, ta tưởng như chỉ có mình ta nhưng lại có một người nữa đã đến trước ta, người này tên là Thuỷ Tinh. Tài của hắn là: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Nhưng tài của ta cũng không kém. Ta vẫy tay về phía đông thì mọc lên cồn cát, vẫy tay về phía tây thì mọc lên những dãy núi đồi. Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai bèn mời các Lạc hầu vào bàn bạc và phán:

- Cả hai người đều ngang sức, ngang tài và đều vừa ý ta, nhưng ta chi có một đứa con gái mà thôi. Cho nên ngày mai, hễ ai đem sính lễ đến trước thì ta gả con gái cho.

Sính lễ gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

Sáng hôm sau, khi trời vừa tờ mờ sáng ta đã đến trước và đem đầy đủ lễ vật. Sau đó ta được rước Mị Nương về núi. Thuỷ Tinh đến sau không lấy được vợ hắn tức giận sai quân đuổi theo đánh ta hòng cướp lấy Mị Nương. Trận đấu giữa ta và hắn rất quyết liệt. Hắn hô mưa, gọi gió, lẩm thành giông bão rung chuyển đất trời, nước dâng cao mãi tràn ngập cả nhà cửa, ruộng nương. Nước lên đến lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu lúc bấy giờ nổi lềnh trên một biển nước.

Sau đó ta mới dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi để ngăn chặn dòng nước. Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu thì ta lại biến phép cho đồi núi cao bấy nhiêu. Cuộc đọ sức giữa ta và hắn kéo dài mấy tháng liền. Sau đó Thuỷ Tinh thua cuộc đành rút quân về. Từ đó trở đi cứ hằng năm hắn lại làm mưa gió, bão lụt để đánh ta. Lần nào cũng thua cuộc nhưng có lẽ mối thù xưa mà hắn không thể nào quên được nên hàng năm hắn vẫn thường làm giông bão, dâng nước làm các dòng sông lũ lớn để báo thù ta.

6 tháng 11 2018

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua Hùng muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng. Đến cầu hôn có hai vị thần tài giỏi ngang nhau, đều xứng làm rể Vua Hùng

Một người là Sơn Tinh - chúa vùng non cao. Một người làThuỷ Tinh - chúa vùng nước thẳm. Để lựa chọn được chàng rể xứng đáng, Vua Hùng bèn đặt ra điều kiện:"Ngày mai ai mang lễ vật gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng,voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thi ta sẽ gả con gái cho”. Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến truớc, cưới được Mị Nương.Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nồi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa gọi gió, dâng nước sông lên cuồn cuộn làm cho thành Phong Châu ngập chìm trong nuớc. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời tùng dãy núi, đắp thành dựng luỹ, ngăn chặn dòng lũ. Hai bên đánh nhau kịch liệt. Cuối cùng Thuỷ Tinh đuối sức phải chịu thua. Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh vẫn làm mưa gió, bão lụt,dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng mang thất bại trở về

31 tháng 1 2018

Ngoài mẹ, bố là người gần gũi với em nhất.

Bố rất yêu em. Bố đi làm cả ngày ở nhà máy, tối mới về đến nhà. Cơm nước xong là bố kèm em học. Bố coi sóc bài vở của em rất tỉ mỉ. Bố dạy cho em từng cách viết để trình bày bài làm ở nhà. Bố giảng giải cho em từng bài toán khó, dạy từng câu văn. Nhờ có bố, em học hành tiến bộ và đạt nhiều điểm chín, điểm mười hơn. Nhận thấy em tiến bộ, cả bố và mẹ đều vui. Vào ngày nghỉ, khi emhọc bài và làm xong việc, bố dạy em cách câu cá hoặc tự làm đồ chơi. Bố lúc nào cũng âu yếm và chăm lo cho em từng li từng tí. Em rất tự hào về bố, người đã dạy dỗ em rất chu đáo, đầy tình yêu thương.

Em hứa sẽ cố gắng học tập thật giỏi để bố mẹ vui lòng.

31 tháng 1 2018

Nè bn Nguyễn Văn Hưởng bn gạch chân những phó từ được dùng trong đoạn văn chưa

Đêm nay là ngày trăng rằm nên trăng rất sáng và tròn. Trăng đang trải những ánh vàng khắp không gian.

     Ánh nắng chiều vừa tắt, mặt trăng từ từ nhô lên. Lát sau trăng lên cao dần, tròn vành vạnh và vàng óng như chiếc đĩa bạc to. Bầu trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao. Hàng ngàn ngôi sao lấp lánh như những viên ngọc quý vây quanh mặt trăng. Mây trắng lững lờ trôi. Thỉnh thoảng có những dải mây mỏng vắt ngang qua mặt trăng rồi dần đứt hẳn. Càng lên cao dường như mặt trăng càng nhỏ lại, sáng vằng vặc. Đưa mắt nhìn không gian xung quanh, đâu đâu cũng một màu vàng dịu mát, êm ái. Ánh sáng phủ lên thôn xóm, làng mạc, đồng ruộng. Ngoài trời gió thổi hiu hiu. Trong vườn, mấy khóm hoa nở trắng xóa, cỏ cây lay động xào xạc. Ánh trăng len lỏi soi vào những bụi cây. Bóng cây nghiêng mình soi xuống bức tường trước hiên nhà tạo nên bức tường hoa thật đẹp. Dưới ánh trăng sáng tỏ, em cùng mấy bạn hàng xóm thi nhau ca hát. Mấy cụ già ngồi trò chuyện, uống nước trà và ngắm trăng trên vỉa hè. Càng về khuya, cảnh vật càng tĩnh mịch, chỉ có những tiếng côn trùng hòa âm. Ánh trăng sáng đẹp cùng hơi sương ru ngủ muôn loài.

     Đêm trăng đã để lại cho em ấn tượng về những cảnh đẹp quê hương. Em mong rằng quê hương mình mãi mãi có những đêm trăng dịu hiền, tươi đẹp như thế.

hoá nhất do tạo hoá ban tặng
Khi màn đêm buông xuống , bóng tối mờ nhạt dần dần bao trùm khắp làng xóm . Những ngôi sao hiện lên mờ ảo rồi sau đó rõ dần . Chẳng bao lâu mặt trăng đã bắt đầu ló rạng to, tròn như chiếc mâm bạc đường bệ đặt trên bầu trới trong vắt , thăm thẳm cao. ánh trắng bàng bạc nhuộm khắp cây cối , ao hồ . Mặt sông mỉm cười vì thấy mình đẹp hơn khi mặc bộ đồ tím có vầng trăng sáng và có hàng ngàn ngôi sao lấp lánh như được dát bạc . Cỏ cây hoa lá lặng im , yên lặng như thấy hết được vẻ đẹp của đêm trăng hôm nay. Luỹ tre được ánh trăng soi vào thì đẹp hơn lên và như cảm nhận một thứ mà ánh trăng ban tặng cho mình , chị tre lại ca lên khúc nhạc đồng quê du dương và êm đềm biết mấy ! Thảm lúa vàng dập dờn trước gió nhấp nhô gợn sóng như từng lướt sóng nối đuôi nhau đén tận chân trới . Sao mà cảnh đêm trăng lại im ắng tĩnh mịch đến vậy ! mọi người đáng say sưa ngắm trăng . lũ côn ttrùng cất tiếng kêu ra rả như viết lên khúc nhạc về đêm . Cây lá như được rắc lên nhưng hạt vàng từ trên trời rơi xuống vậy . hương lúa tạo với hơi sương tạo nên hương thơm nhẹ dịu khó tả . Lác đác vài anh chị thanh niên đi dạo và ngắm trăng , họ cười nói râm ran và còn có các ông bà lão đi tập thể dục chi khoẻ ngướicũng tâm sự nho nhỏ thì thầm . Lũ trẻ con nô đùa đầu làng vui vẻ , ầm ĩ cả xóm , đang chơi : oẳn tù tì, nhảy dây, chốn tìm…Mọi người tấp nập ngược xuôi như một ngày hội dưới trăng vậy. Nhưng hôi cũng đến lúc tàn. Già trẻ, gái trai ai về nhà ấy chuẩn bị nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt nhọc.
Một đêm trăng tuyệt đẹp! Cảm ơn tạo hoá đã khéo tạo ra và ban tặng cho con người.

ta dem trang sang