Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong cuộc đời mình tôi đã gặp nhiều lần đề văn: suy nghĩ của anh (chị) về người thân yêu nhất. Trong khi bạn bè còn băn khoăn không biết nên viết về ai, về bà, về mẹ, về bố hay về ông thì tôi lại không hề do dự trong lựa chọn của mình: tôi làm gì có nhiều lựa chọn như thế? Đời tôi chỉ có mẹ, tất cả những yêu thương cuộc đời dành cho tôi đều được hiện hữu bằng tình cảm của người phủ bóng xuống đời tôi. Với tôi, mẹ là nguồn sống, lẽ sống, là niềm tôn kính, là ước mơ để tôi vươn tới.
Đời mẹ tôi đã vất vả nhiều. Không phải ngẫu nhiên tôi nói người thân yêu nhất với tôi chỉ có mẹ. Tôi lớn lên xung quanh chỉ có mẹ và ngôi nhà của mẹ. Vậy thôi. Ông bà tôi người còn người mất, nhưng những lúc tôi ốm đau, ngày đầu tiên tôi đi học và vô vàn những ngày trọng đại khác của đời mình đôi mắt non nớt của tôi chỉ in bóng hình gầy gò, xương xương của một mình mẹ. Dáng hình bé nhỏ ấy bao nhiêu năm nay từ ngày tôi còn bé xíu cho đến khi trở thành một cô bé lớp 10 dường như vẫn không hề thay đổi. Điều ấy với tôi quan trọng lắm vì ngày bé, mỗi khi mẹ về muộn tôi lại chạy ra đường cái ngóng mẹ về. Khi nào nhìn thấy dáng vẻ quen thuộc của người gò mình trên chiếc xe đạp cũ kĩ chống chọi với cái hun hút của gió mùa đông bắc mặt tôi mới nở nang ra được chút xíu, không còn cau có, lo âu. Giờ đây, mỗi lần đi học về, đạp xe qua cánh đồng làng, thấy dáng mẹ lom khom cày cuốc tôi lại sung sướng nhìn đường sau trước, rẽ ào xe sang đường chạy về phía mẹ đợi người cùng về. Tôi tự hỏi tại sao cái dáng vẻ ấy sau bao năm không hề thay đổi? Cuộc sống gia đình có khác trước nhờ những đổi thay chung của xã hội nhưng so với xóm làng vẫn còn khó khăn, vất vả. Mẹ không trẻ lại nhưng cũng không mỏi mòn, hao gầy đi bao nhiêu. Đã có lần tôi ngây ngô thắc mắc với mẹ điều ấy. Người cười cười giễu cợt hỏi tôi: Vậy con mong mẹ già đi sao? Đùa tôi một chút rồi mẹ xúc động thủ thỉ với tôi: ngày xưa mẹ gầy gò, vất vả vì một mình nuôi con bé; bây giờ dù cuộc sống vẫn khó khăn, thời gian chuyển dời nhưng mỗi ngày thấy con một lớn một khôn mẹ lại thấy sung sướng, vui vẻ, con chính là liều thuốc hoàn xuân cho mẹ. Tôi không nói gì, chỉ im lặng rưng rưng và thấy mắt mình nhoè ướt.
Tôi nhớ có một lần, khi ấy tôi học cấp một, bài tập đọc của tôi có tên là “Bàn tay mẹ”. Tôi còn nhớ như in những câu văn trong bài tập đọc ấy: “Bàn tay mẹ thô ráp, gầy gầy, xương xương”. Và cũng mới gần đây thôi, tôi đọc một câu chuyện về cách tuyển nhân viên của một giám đốc. Người giám đốc hỏi ứng viên xem đã bao giờ anh ta rửa chân cho mẹ chưa và đề nghị người ứng viên trở về làm điều ấy rồi hãy đến xin việc. Người ứng viên trở về xin được rửa đôi chân của mẹ và anh ta đã bật khóc khi nhìn thấy đôi chân đen đúa, xương gầy vì bao năm trầy trật với đất đồng, sương gió. Tình yêu thương dành cho những người thân yêu nhất là cơ sở để con người biết yêu thương những điều khác quanh mình trong đó có công việc. Tôi xúc động vô cùng trước những mẩu chuyện như thế. Và ngay từ những ngày nhỏ tôi đã luôn ngắm nhìn mẹ từ làn da nâu vàng mỗi năm thêm nhửng vết nám sậm màu, mái tóc mỏng đi xơ váng, đôi tay khô lại xương xương đến đôi bàn chân thâm đen vì nhựa cỏ. Dáng hình người toát lên sự lam lũ, tảo tần và ấp ủ một tình yêu thương khôn nguôi dành cho con cái.
Tôi lớn lên trong tình mẹ dạt dào như thế. Mẹ nói tôi là lẽ sống của mẹ nhưng có một sự thật là ngược lại như vậy nữa. Mẹ cũng là lẽ sống của đời tôi. Có một người mẹ như thế, thật là nhẫn tâm nếu ai đó không biết cố gắng để vươn lên, để những tình cảm dạt dào của người cứ mỏi mòn không biết đâu là bến bờ mà dội tràn thấm ướt…
Cảm động vô bờ về tình mẹ, yêu thương người khôn nguôi nhưng tôi còn tự hào và khâm phục về mẹ nữa. Cuộc sống vất vả là thế nhưng mẹ luôn lạc quan tươi cười (về điều này mẹ cũng nói với tôi rằng tôi chính là cơ sở để mẹ lạc quan, tôi khôn lớn trưởng thành là đền đáp xứng đáng nhất mẹ nhận được sau những nỗ lực của mình). Tình yêu thương dồn lại cho tôi, cơm áo gạo tiền phải chật vật, vất vả lắm mới gom góp được nhưng chưa bao giờ mẹ chối từ giúp đỡ một ai. Với hàng xóm láng giềng mẹ tôi sống vui vẻ và hoà hợp rất mực. Tôi biết mẹ có những người hàng xóm tuyệt vời và bản thân người cũng là một người hàng xóm tốt của những người xung quanh. Nửa đêm tối tăm rét mướt, đang nằm trong chăn ấm nhưng nếu hàng xóm có chuyện mẹ sẵn sàng bật dậy sang giúp. Lại nữa, vụ mùa bận rộn, dù việc nhà có “ngập đầu” (câu nói mẹ và các cô bác hàng xóm thường dùng!) nhưng nếu có ai nhờ mẹ vẫn tranh thủ làm đồng giúp mọi người,…
Mẹ tôi là thế. Bao năm qua không hề thay đổi. Người trở thành một biểu tượng vững vàng của tình yêu thương và nhân cách để tôi yêu thương, khâm phục, tự hào và tôn thờ.
Tham Khỏa
Mùa thu năm ấy, gió to dữ dội. Căn nhà ta vừa dựng được vài tháng bị gió thổi tung mái tranh. Ta chỉ có thể đứng nhìn mấy lớp tranh bị gió cuốn đi, cái thì bay sang sông rải khắp bờ, cái thì bị cuốn lên ngọn cây, cái thì bị cuốn xuống rãnh mương đầy nước.
Lũ trẻ thôn nam khinh ta già yếu, chúng thi nhau cướp giật tranh ngay trước mặt ta. Mặc cho ta gào thét khan cả cả cổ, chúng nó vẫn cướp tranh rồi đi tuốt về hướng lũy tre. Ta đành chống gậy quay về, lòng ấm ức.
Trong chốc lát, gió không thổi nữa, nhưng mây đen ùn ùn kéo đến, trời tối đen như mực. Mưa ào ào trút xuống, càng lúc càng dày hạt. Trong nhà không có chỗ nào không dột, chiếc mền cũ mỏng tanh lạnh ngắt, lại bị con đạp rách. Mưa cứ tiếp tục rơi, mãi không dứt.Từ lúc hoạn nạn, ta vốn đã không ngủ được, bây giờ trời lạnh, mưa ướt lại càng khó ngủ hơn.
Ta chỉ mong sao có một ngôi nhà rộng muôn ngàn gian, lại vững chắc, để cho tất cả những kẻ nghèo, dân chúng lầm than trong thiên hạ có chỗ trú chân, nương thân. Than ôi ! nhưng đến bao giờ mới có được. Nếu được như vậy, cho dù lều nhà ta nát, một mình ta chịu chết rét, ta cũng không oán hận.
Đời Đường – Trung Quốc trong khoảng những năm 618-907 thi ca nghệ thuật phát triển vô cùng mạnh mẽ và thu được những thành tựu rực rỡ. Với hơn 2.300 thi sĩ và khoảng hơn 48.000 bài, thơ Đường được liệt vào hàng thơ ca ưu tú nhất của nhân loại. Trong số đó không thể không kể đến Đỗ Phủ (712- 770) nhà thơ giàu lòng yêu nước thương dân, được tôn vinh là "thi thánh". Tính hiện thực và tinh thần nhân đạo là chủ đề xuyên suốt trong thơ. Bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá là một trong những bài thơ như vậy.
Bài thơ này được xem là một trong những bài thơ hay nhất trong số 100 bài tiêu biểu của Đỗ Phủ được sáng tác vào những năm cuối đời sống ở Thành Đô. Cùng thời gian đó loạn An Lộc Sơn vẫn chưa dứt, bài thơ lấy gốc sâu xa từ điệu dân ca cổ. Đã có rất nhiều nhà thơ có cách viết thế ca này: Thu Phô ca (Lý Bạch), Trường hận ca (Bạch Cư Dị).
Mở đầu bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá như kể lại về trận gió thu. Đây không phải là cơn gió heo may mát lành mà đây là một trận bão tố, cơn lốc vào tháng tám Gió thét gào.
Tháng tám, thu cao, gió thét gào,
Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta
Tranh bay sang sông rải khắp bờ,
Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa
Mảnh thấp quay lộn vào mương sa.
Căn nhà lợp tranh yếu ớt bị cơn thu phong lật tung cuộn bay khắp nơi. Có tấm tranh bay rải khắp bờ sông. Có tấm bay tận rừng xa, có tấm rơi nơi mương nước… Việc lặp lại từ tranh đến 2, 3 lần chứng tỏ trận bão tố rất ghê gớm. Căn nhà được bạn bè giúp đỡ để nương thân qua ngày giờ đây tan thương.
Ngước nhìn từng tấm tranh theo gió bay đi mà lòng xót xa, bất lực. Tiếng thơ như lời than thở, khóc lóc cho cảnh sống khổ cực của thi nhân.
Sự đau đớn xót xa được thể hiện sâu sắc hơn ở khổ thơ kế tiếp. Nhà thơ phải chứng kiến sự phá phách căn nhà của mình cùng với trận bão tố mà nhà thơ gọi là "đạo tặc".
Trẻ con thôn nam khinh ta già không sức,
Nỡ nhè trước mặt xô cướp giật,
Cắp tranh đi tuốt vào luỹ tre
Môi khô miệng cháy gào chẳng được
Quay về, chống gậy lòng ấm ức.
Chiến tranh liên miên, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ, loạn lạc. Đạo đức suy đồi đến cùng cực. Lũ trẻ hàng xóm không ai dạy dỗ, không chỗ học hành chúng ngang tàng kéo đến cướp tranh nhà Đỗ Phủ. Chúng không còn biết lễ giáo, lễ phép gì nữa. Chúng khinh nhà thơ "già yếu", trơ tráo lạnh lùng trước tiếng kêu than “Môi khô miệng cháy” của tác giả. Vậy là sau thiên tai, gia đình nhà thơ lại gặp nạn "Đạo tặc". Trước mắt nhà thơ là lũ quần đồng, hạ lưu, kẻ cướp. Đó chính là sản phẩm của một xã hội đang trên đà xuống dốc. Người người sống với nhau gian tham, xã hội thì đảo điên; tấm lòng nhà thơ đau đớn vô cùng, nhìn cuộc đời, con người trong xã hội mà lòng ấm sức, căm hận biết bao. Muốn gào lên, thét lên mà không nói thành lời.
Vậy là căn nhà bị gió phá, lũ đạo tặc phá. Nó làm sao đủ sức chống lại những trận cuồng phong, mưa rét đêm thâu. Trời mưa rả rích đêm thâu mà mái nhà bị gió thu phá nát. Gió lặng, mây đen phủ kín bầu trời. Mưa tầm tã suốt đêm thâu, nhà dột không ngủ được. Đoạn thơ nêu lên một hiện thực đau lòng và khốn khổ của nhà thơ trong đêm mưa.
Mền vải lâu năm lạnh tựa sắt
Con nằm xấu nết đạp lót nát
Đầu giường nhà dột chẳng chừa đâu
Dày hạt mưa, mưa mưa chẳng dứt.
Tuổi già, sức yếu, bệnh tật… lại phải ngồi dưới mưa, trong thâm tâm Đỗ Phủ thương mình thì ít nhưng thương cho vợ con, gia đình thì nhiều. Nỗi đau như dồn nén lại thành một khối, trút một con người bất hạnh, đau khổ gần cả cuộc đời. Nhà thơ như thấy mưa lâu hơn, nhiều hơn, đêm như dài hơn và nỗi buồn thương không dứt.
Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê
Đêm dài ướt át sao cho trót?
Thật là phúc bất trùng lai, hoạ vô đơn chí. Tai hoạ với nhà thơ là một đêm thu trời mưa nhà dột. Thân già, sức yếu ngồi co ro trong mưa rét, nhìn vợ con đang nằm dưới mưa lòng sao không đau quặn. Cái nghèo nó đeo đẳng mãi, chăn cũ lâu năm con đạp rách, nhà dột… Sự cùng cực của một gia đình tàn tạ dưới thời loạn lạc, li tán.
Trong đêm mưa rét mất ngủ ấy, nỗi lòng nhà thơ vẫn tin yêu vào cuộc sống, chất nhân văn vẫn dâng trào lo cho đời cho dân cho nước.
Ước được nhà rộng muôn ngàn gian
Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan
Gió mưa chẳng núng, vững như thạch bàn!
Than ôi! bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt
Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!
Trong nỗi đau thương phũ phàng của cuộc đời, con người ta rất dễ rơi vào sự khủng hoảng tinh thần. Đôi khi gục đầu cam chịu, than thân trách phận nhưng với Đỗ Phủ thì hoàn toàn khác, ông ngồi trong đêm mưa lạnh cóng, có người sẽ nghĩ rằng ông sẽ ước có mái lều, tấm chăn, bát cơm… cho vợ con và bản thân ông khỏi vất vả. Thật bất ngờ trong niềm mong ước của ông, ước mơ có một ngôi nhà kỳ vĩ: “Muôn ngàn gian” vô cùng vững chắc. Ngôi nhà ấy không phải để che cho ông và gia đình mà “Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan”. Ông thương cho những người nghèo khổ không chỗ trú thân, che nắng che mưa cho dân. Thật là một tấm lòng nhân hậu. Yêu thương bao la Thường xuyên lo cho dân nghèo, than thở đến nóng gan, cháy ruột” dù cuộc đời đầy rẫy nhưng vất vả, loạn lạc. Và vì vậy ông rất đồng cảm cho cảnh ngộ muôn dân tan nát gia đình vì chiến tranh, đói khổ vì nghèo túng, bệnh tật. Đau xót cho dân cho nước, ước mơ đất nước thái bình, nhân dân no ấm nên ông quên đi cái khổ cực của bản thân. Có thể nói Đỗ Phủ có tình thương lớn của một nhà nho chân chính sống và ứng xử theo phương châm “Lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”.
Qua bài thơ trên ta thấy Đỗ Phủ mang nặng tấm lòng nhân ái bao la của một con người trải qua nhiều bất hạnh giữa thời loạn lạc. Ông mong mỏi, và khao khát hạnh phúc cho muôn dân. Bài thơ chất chứa chất nhân văn cao cả của bậc vĩ nhân quên đi bản thân mình mà lo cho dân cho nước.
1. Mở bài
- Giới thiệu người mà em muốn bày tỏ tình cảm, suy nghĩ (bố mẹ, ông bà,…)
- Bày tỏ tình cảm, ấn tượng ban đầu của em về người đó.
2. Thân bài
- Trình bày tình cảm, suy nghĩ về những đặc điểm nổi bật của người đó.
+ Ngoại hình
+ Tính cách,…
- Nêu ấn tượng về người đó: kỉ niệm,…
3. Kết bài
Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em đối với người đó.
Đề 1: Biểu cảm về người thân trong gia đình (MẸ)
Khi còn nằm ở trong nôi, tôi thường nghe bà hát:
"Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chày, thức đủ năm canh".
Tôi yêu quý mẹ tôi như bất cứ 1 người con hiếu thảo nào trên trái đất này. Mẹ nặng công sinh thành dưỡng dục. dù dông bão hay bạo tàn có lớn đến đâu tình mẹ đối với con vẫn như nước trong nguồn chẳng bao giờ vơi cạn.
Mẹ tôi là 1 người phụ nữ nông dân suốt đời lam lũ. Cuộc sống khó khăn khiến mẹ bươn trải đủ nghề để lo lắng chu toàn cho ngôi nhà của chúng tôi. Tôi thương mẹ lắm. mới hơn 40 tuổi mà tóc của mẹ đã có nhiều sợi chuyển hoa râm. Đôi bàn tay mẹ gầy gầy xương xương và nứt nẻ. vầng trắng hiền hòa và đuôi khóe mắt cũng ngày 1 đậm hơn những vết rạng chân chim. Nhìn dáng mẹ tôi xúc động vô cùng bới nó hiện lên cả 1 cuộc đời vất vả lo âu.
Từ khi anh em tôi được sinh ra, mẹ dồn cả tình thương yêu cho mấy đứa con bé bỏng. hai anh tôi sinh ra mạnh khỏe nhưng mẹ đã cũng vất vả lắm rồi. đến tôi, 1 đứa trẻ yếu ớt từ lúc sinh ra mẹ càng vất vả nhiều hơn. Ba đứa con lần lượt lớn lên cùng những đêm dài mẹ tôi phải lo âu và thức trắng. tôi nhớ, những lần tôi ốm, đang đêm, tôi choàn tỉnh dậy hẫng hụt và sợ hãi. Thế nhưng ngay lúc ấy tôi đã có mẹ ở bên. Mẹ tôi ôm tôi vào lòng, những giọt nước mắt ấm nóng của mẹ vô tình chạm vào gò má của tôi. Những cử chỉ đầy thương yêu của mẹ cứ thế khắc ghi vào trái tim tôi. Mẹ trở thành bà tiên của cuộc đời tôi những lần như thế.
Ngày xưa khi còn bé thơ và khờ dại, tôi thường hỏi chình mình: mẹ có gì khác mọi người mà tình yêu thương của mẹ lại lớn lao như thế. Sau này lớn lên khi tôi bắt đầu được học những bài học nhân nghĩa ở đời, tôi đã hiểu: người mẹ nào cũng giống mẹ tôi, cũng lớn lao và giàu lòng vị tha. Niềm hạnh của mẹ chính là sự trưởng thành của những đứa con yêu.
Mẹ lớn lao nhưng không chỉ với cuộc sống của bản thân tôi. Mẹ còn lo lắng cho cả gia đình. Bố tôi thường phải đi xa. Mọi việc ở nhà, mẹ là nhười gánh vác chăm lo và bao giờ bố cũng rất an tâm vì sự chu toàn của mẹ. bố thường căn dặn chúng tôi bằng những lời đầy ý nghĩa: “mẹ con đã hy sinh quá lớn cho niềm hạnh phúc của các con. Các con phải nhớ lấy, phải khắc ghi để sống sao cho xứng đáng với tình thương yêu của mẹ”. lời dạy của bố làm tôi càng cảm phục và yêu quý mẹ hơn. Nhưng thú thực nếu không có lời dạy bảo của bố, anh em chúng tôi cũng đã thấu hiểu sâu sắc lắm rồi sự hy sinh của mẹ. ba anh em tôi khôn lớn học hành rất chăm ngoan. Chúng tôi tự nhủ phải làm được 1 điều gì đó lớn lao và ý nghĩa để người mẹ yêu quý của chúng tôi vui vẻ và yên lòng.
Và tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này. Tình cảm ấy đã nuôi dưỡng bao con người trưởng thành, dạy dỗ bao con người khôn lớn. Chính mẹ là người đã mang đến cho con thứ tình cảm ấy. Vì vậy, con luôn yêu thương mẹ, mong được lớn nhanh để phụng dưỡng mẹ. Và con muốn nói với mẹ rằng:
“Con dù lớn vẫn là con mẹ.
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”.
Nếu có ai hỏi tôi rằng một trong những người mà tôi yêu thương nhất là ai thì tôi sẽ trả lời rằng đó là bà nội .
Bà tôi là người nhân hậu và hiền từ nhưng gần như suốt cuộc đời của bà chỉ là những khó khăn và bệnh tật . Tôi thương bà lắm ! Tôi thương cái mái tóc xoăn xoăn điểm bạc của bà, thương cái dáng đi chầm chậm mà khập khễnh của bà . Bảy mươi tuổi mà tôi trông bà có vẻ già hơn so với người cùng tuổi .
Tôi có được nghe bố kể rất nhiều về bà – một con người chăm chỉ và chất phác . Bà đã tần tảo nuôi hai người con trai khôn lớn trong khi ông tôi đi bộ đội . Đến khi bố tôi có con thì bà lại vất vả trông cháu nhưng bố tôi nói bà lại thấy đó chính là niềm vui của bà .
Khi chưa ngã bệnh, bà tôi còn đi làm lao công cho một cơ quan nhỏ để mong sao kiếm được chút tiền giúp đỡ phần nào cho gia đình tôi khi khó khăn . Bà còn hay mua quà cho anh em tôi, những món quà dù là nhỏ nhưng đầy ý nghĩa như cái đồng hồ báo thức để cho tôi đi học hay những gói kẹo, gói bánh… Từ việc ấy cũng đã đủđể tôi hiểu bà yêu thương anh em chúng tôi đến chừng nào !
Tôi còn biết có lúc đi ra chợ bà nhìn thấy một người ăn xin nghèo khổ thì không bao giờ bà quay lưng lơ đi mà bà săn sang rút ra một tờ tiền trong ví của mình, gấp gọn làm đôi rồi bỏ vào nón của người ăn xin đó . Tôi thật cảm phục trước tấm lòng yêu thương vô hạn và trái tim rộng mở của bà luôn rộng mở đối với bất kì ai !
Bà tôi còn là một người rất yêu thiên nhiên nữa . Trong khoảng hiên nhỏ trước nhà bà lúc nào cũng chật đầy những chậu hoa nhài toả hương thơm ngát, những cây ớt nhỏ chi chít những quả xanh, vàng … Bởi vì bà tôi từng bảo : “Thiên nhiên giúp tâm hồn ta trong sáng hơn, giup tinh thần ta thoải mái hơn.”
Lần nào về thăm bà tôi cũng ngả đầu vào vai bà và tâm sự mọi chuyện của mình . Có lúc tôi ôm bà khóc thút thít rồi bà cũng xoa đầu tôi an ủi . Những khi ấy tôi bỗng cảm thấy bà như đang truyền một hơi ấm tinh thần cho tôi , giúp tôi có thêm nghị lực để vượt qua chuyện buồn.
Nhưng rồi một tin sét đánh đã đến với gia đình chúng tôi. Trời ơi ! Bà tôi bị ung thư giai đoạn cuốI và sẽ không chữa khỏI được. Sao mà ông trờI lạI bất công vớI bà đến thế ạ!
MỗI lần tôi đến chơi, tôi đều thấy bà cườI nhưng trong lòng tôi luôn lo lắng rằng ẩn sau nụ cườI đó là nỗI đau về thể xác đang dằn vặt bà tôi . Bà vẫn lạc quan và yêu đờI quá! Bà chỉ đang cố gắng tỏ ra vui vẻ cho tôi đỡ buồn . Tôi biết cơn đau đó đã hành hạ bà tôi suốt hàng tháng trờI . Bà ơi! MỗI khi nhìn thấy bà lên cơn đau quằn quạI cháu chỉ còn biết chạy lạI mà xoa bóp cho bà và chỉ biết oà khóc như một bé lên ba . Giá mà khi đó cháu có thể làm gì hơn những việc ấy để cho bà đỡ đau để cho bà đỡ khổ bà ạ!
Và đến ngày giáng sinh cách đây hai năm, bà tôi đã vĩnh viễn ra đi, đi về một nơi rất xa mà không bao giờ quay trở lạI . Đay là lần đầu tiên cháu biết đến sự mất mát. Sự mất mát làm thành khoảng trống trong con tim cháu. Sự mất mát mớI to lớn làm sao khi cháu phảI cách xa một ngườI mà cháu yêu thương nhất. Bà nộI ơi! Sao bà lạI bỏ cháu mà đi vậy bà ?
Bây giờ, mỗI khi nhớ đến bà, cổ họng cháu lạI thấy tắc nghẹn và mắt cháu lạI cay xè bà ạ! Bà đã cho cháu bài học thật quí giá :Ta hãy trân trọng từng phút giây dù là nhỏ nhất khi ở cạnh ngườI mà minh yêu thương.
Cháu muốn nói hàng ngàn lần rằng: Cháu yêu bà! Hình ảnh bà sẽ mãi mãi nằm trong tim cháu.
3)
"Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"
Tình cảm của bài ca dao trêm là tình cảm của cha mẹ dành cho con, nhắc nhở con cái phải luôn hiếu thảo với cha mẹ - một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Bài ca dao này còn sử dụng hình ảnh so sánh giữa "công cha" với "núi cao" và "nghĩa mẹ" với "biển rộng". Và chúng ta sẽ cảm nhận rõ được tình cảm ấy qua câu "Cù lao chín chữ" nói về chín chữ nêu cao công lao cha mẹ nuôi con vất vả trăm bề.
Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Còn người mẹ là người sinh thành và nuôi em khôn lớn. Mẹ luôn là người mẹ dịu dàng nhưng cũng rất nghiêm khắc. Mẹ luôn dõi theo từng bước đi, hành động, những suy nghĩ ngay ngô của em, cho em những lời khuyên bổ ích, hướng dẫn em đi trên con đường đúng đắn.
Hằng ngày, mẹ chẳng quản vất vả, nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo... Ngoài những thứ đó ra mẹ còn dạy dỗ, truyền đạt các kiến thức và kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để em học được những bài học cần thiết khi bước vào đời.
Với âm điệu khoan thai, chậm rãi, thiết tha, sâu lắng... từng dòng thơ như đi sâu vào tâm trí người đọc, rót từng giọt vào tai người nghe. Bài thơ đã giúp em hiểu được rằng đạo làm con của mỗi con người là trách nhiệm, bổn phận vô cùng thiêng liêng, cao cả.Nếu một ngày nào đó chúng ta mất cha hoặc mẹ hoặc cả hai thì ngày đó chắc chắn là ngày buồn thảm nhất trong cuộc đời.
Bạn đã bao giờ từng nghĩ quê hương mãi là kí ức sâu sắc nhất trong lòng bạn không ? Riêng tôi thì chắc chắn đấy, vì chỉ mỗi khi nghĩ đến quê hương, lòng tôi mới như tràn bao cảm xúc bồi hồi, nhung nhớ. Tôi yêu quê hương, tôi nhớ quê hương tôi lắm, nhớ đến từng hàng cau (dừa cũng được ^^) thẳng tắp, nhớ đến cả bãi cát vàng ấm áp. Nhưng yêu nhất, nhớ nhất đối với tôi vẫn mãi là cái bãi biển, cái tâm trạng của quê hương. Sáng sớm, biển đục ngầu như chưa thức dậy. Trưa về, biển lại như đang buồn khi trời còn quá gắt nắng làm không ai ra chơi với mình. Chiều rồi tối thì may ra mới có người. Nhưng lúc đó thì biển đã choàng lên mình cái chăn đen ấm áp để đi ngủ sau lãng mạn ngắm ánh hoàng hôn tàn dần. Ôi! Biển ơi, biển có biết là nhờ có biển mà quê hương tôi ngày càng đẹp hơn, thật tình rất cảm ơn biển! Vì vậy, biển hãy mãi là niềm tự hào, hãy mãi là kí ức của tôi, biển nhé !
5)Mỗi người đều có một nơi để sinh ra, lớn lên, trưởng thành và đi xa thì luôn nhớ về. Nơi đó chính là quê hương. Em cũng có một nơi luôn ở trong trái tim, là mảnh đất này, có ba mẹ, có ông bà, có bạn bè và có cả tuổi thơ tràn đầy những kỉ niệm đáng nhớ nhất. Em yêu quê em, yêu những con người nơi đây đậm nghĩa đậm tình.
Trong suy nghĩ của em thì mỗi một vùng quê đều có một nét riêng đặc trưng không thể lẫn lộn. Con người ở miền quê đó cũng vậy, có tính cách và tình cảm riêng.Đồng lúa! Quê hương em có cánh đồng lúa bao la, chạy dài bạt ngàn mà em chưa đi hết. Mẹ bảo đi hết cánh đồng lúa này còn xa lắm nên em chưa dám đi bao giờ. Vào mùa lúa chín màu vàng ươm của lúa khiến cho em có cảm giác như một tấm thảm màu vàng bất tận. Có những chú trâu cần mẫn gặm cỏ trên những triền đê cao và dài. Nơi đó chúng em có thể nằm im và ngắm bầu trời có mây trôi, ngắm mặt trời lặn mỗi khi mặt trời đổ xuống dãy núi cao cao kia.