K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 10 2023

Vote cho mình nhé:

Hai Phong – A mighty, majestic port city with many beautiful scenes and the place where I was born and raised. Hai Phong is located in the north of Vietnam. Hai Phong is bordered by the sea, so there are many ports. Hence, this place was called the port city. Weather in Hai Phong has features of the weather in the North. There are four seasons here. Spring is warm, summer is hot and sunny. Autumn is cool and winter is cold. My favorite is the people here.

Hai Phong people are simple and gentle. Everyone is very friendly and caring for each other. When the big cities are smoggy, the Air in Hai Phong is very fresh. Busy people and cars give this city a bustling atmosphere. Coming to Hai Phong, you will enjoy delicious Banh My Que with pate. A characteristic feature of this place is the color of phoenix flowers that glow in the sky in summer. Every time I go away seeing phoenix flowers, I remember my beloved Hai Phong. I love Hai Phong. I love everything here.

8 tháng 1 2017

_ Hợp với người hơi gầy như mình thì sẽ chọn trang phục rộng hơn người một tí , kẻ ngang ( sơ mi ) hoặc mặc quần jean , quần mài , quần bò , miễn là bó sát người , bạn có thể thả tóc hoặc tết . Nhưng da bạn ngăm đen thì nên buộc cao hoặc tết nhé ! Bạn có thể mặc váy xếp li màu đen hoặc đỏ kết hợp với áo len tết ở tay màu sáng cùng với đôi tất màu đen sẽ rất phong cách đấy nhé !

_ Nếu có vóc dáng cân đối thì càng tốt bạn à ! bạn nên phối các kiểu này nha :

+ Áo cộc màu hồng tím( hơi tối tí ) hoặc khoác mọt chiêc áo màu hồng đạm lên người , kết hợp với chiếc quân vải mỏng có hoa văn bên sường chân từ đầu đến cuối chân nha !

+ Áo sơ mi màu trắng và không có hoa văn nha ! Kết hợp với quần bò ( càng cá tính càng tốt ) và giày thể thao nhé !

Chúc bạn học tốt nha !banhqua

2 tháng 4 2017
goi-ten-tieng-anh-nhung-vat-dung-trong-nha-bep
kettle /ˈket.l̩/ ấm đun nước
toaster /ˈtəʊ.stər/ lò nướng bánh
microwave oven /ˈmaɪ.krə.weɪv/ /ˈʌv.ən/ lò vi sóng
refrigerator = fridge /rɪˈfrɪdʒ.ər.eɪ.tər/ tủ lạnh
goi-ten-tieng-anh-nhung-vat-dung-trong-nha-bep-1
dishwasher /ˈdɪʃˌwɒʃ.ər/ máy rửa bát
breadbox /ˈbred.bɒks/ thùng bánh mỳ
pitcher /ˈpɪtʃ.ər/ bình nước (có tay cầm, miệng hẹp để rót đồ uống)
blender /ˈblen.dər/ máy xay sinh tố
goi-ten-tieng-anh-nhung-vat-dung-trong-nha-bep-2
colander /ˈkɒl.ən.dər/ cái chao
tureen /tjʊˈriːn/ liễn (đựng súp)
cookware / ˈkʊkˌwɛə/ đồ nấu bếp (thường bằng kim loại, không bị nung chảy)
frying pan /fraɪŋ / /pæn/ chảo rán
goi-ten-tieng-anh-nhung-vat-dung-trong-nha-bep-3
teapot /ˈtiː.pɒt/ ấm trà
grater /ˈɡreɪ.tər/ dụng cụ bào sợi
egg sliver /eɡ/ /ˈslaɪ.sər/ dụng cụ cắt lát trứng luộc
potato peeler /pəˈteɪ.təʊ/ /ˈpiː.lər/ dụng cụ gọt vỏ khoai tây
goi-ten-tieng-anh-nhung-vat-dung-trong-nha-bep-4
meat mallet /miːt/ /ˈmæl.ɪt/ búa dần thịt
plate /pleɪt/ đĩa
glass /ɡlɑːs cốc thủy tinh, không có quai
cup /kʌp/ tách, ly có quai
goi-ten-tieng-anh-nhung-vat-dung-trong-nha-bep-5
spoon /spuːn/ thìa
fork /fɔːk/ nĩa
knife /naɪf/ dao
bin /bɪn/ thùng rác

2 tháng 4 2017

Mình chỉ biết 1 số ít:
Bowl( bát ), spoon( thìa ), cooker(nồi ), oven( lò,bếp ) , frying pan(chảo), Chopstick( đũa ), . . . . . .

Chúc bạn học tốt môn Tiếng Anh!

3 tháng 11 2017

nên viết chiều ngang.Vì các cô thầy là người đã nuôi nấng ,dạy dỗ mk nên cảm xúc nhiều vố số để chiều ngang thì có thể kể đc nhiều hơnkhocroi(ko bít đúng ko,nói đại í mà)

4 tháng 11 2017

nên viết dọc bn ơi!!hihi

22 tháng 12 2016
  • 14/4/2003
  • Bạch Dương proxy?url=http%3A%2F%2F3.bp.blogspot.com%2F-VPUNcOxXh78%2FUMF_2CWwMMI%2FAAAAAAAABB8%2F9CSUixMMcXg%2Fs1600%2F1.jpg&container=blogger&gadget=a&rewriteMime=image%2F*
  • Năng động và nhiệt huyết. Luôn tiên phong trong công việc và chuyện bạn bè.
  • Nữ

 

22 tháng 12 2016

mk là cung Song Tử sinh ngày 14,giới tính là nữ mk có tính cách hiền lànhundefined

đây là ngữ văn, ko phải công nghệ :v

18 tháng 9 2021

Tham khảo:

Mưa! Lại mùa mưa. Tôi lặng lẽ đứng ngoài lan can phòng học buồn bã nhìn những cơn mưa ồn ào đổ xuống... Vậy là tôi đã xa quê thật rồi!

Trường mới, bạn bè mới,, cuộc sống mới... càng làm cho những hình ảnh tuổi thơ lại hiện về trong tôi da diết. Sân trường kia đâu có những hàng cây nở hoa vàng rực rỡ, đâu có những trò chơi dân dã của quê tôi. Chỉ có hàng phượng già và những cây bằng lăng hết mùa hoa nở, xanh nhẫn nại trong chiều. Tất cả lạ lẫm trước tôi, làm cho tôi lẻ loi, lạc lõng. Thầy có cùng khác, giọng giảng bài nghe lạ quá! Tiếng thầy vẫn ấm, nhưng không xua tan được những bỡ ngỡ ban đầu trong tôi. Tôi chỉ thấy nhớ nhà, nhớ lớp, nhớ quê... Tất cả cứ hiện về trong tôi ập ào và da diết!

Tôi nhớ lớp nhớ lũ bạn, cùng bạn thường rủ nhau hái hoa dại ép, màu tím thủy chung của loài hoa trinh nữ khô giòn trong trang sách, có hôm tranh nhau làm từng bông vỡ vụn, tiếc ngẩn ngơ rồi lại cười giòn tan! Nhớ những ngày rong ruổi đạp xe, con đường tới trường thơm mùi cỏ ướt, tôi thường hít và thích thú trước ánh mắt tròn xoe của bọn bạn. Hình như chỉ mình tôi cảm nhận được cái mùi của ban mai ấy. Giờ con đường tôi đi, chỉ toàn bê tông vững chắc đâu còn chỗ cho cỏ nữa đâu. Bạn bè tôi chắc giờ đang nhớ tôi nhiều lắm, có khi còn khóc nữa; chúng nó ép hộ hoa cho tôi không? Có chờ tôi trở về để đi tiếp con đường tuổi nhỏ, để dệt những buổi chiều chăn trâu, cắt cỏ, cỏ may cứa vào chân ran rát.

Tan chiều, thường ngồi lại gỡ cỏ cho nhau, rồi chọc nhau cười vang cả đồng quê. Những cảm nghĩ khi xa nhà lại ùa về trong tôi. Tôi nhớ dòng sông nhỏ cạnh nhà tôi, nơi tôi và em gái thường thả thuyền tre, và tin thuyền sẽ trôi ra biển. Xa tôi rồi, em tôi có còn thả nữa, hay sẽ viết thư vào lá, thả xuống dòng nước trong: Lá thư cầu nguyện! Em cầu nguyện cho tôi bình yên nơi phố phường xa lạ, để sớm trở về thăm em và chơi cùng kể cho em nghe về vùng đất mới, về bạn mới, trường mới...
Những bờ hoa dại trắng nơi tôi và em thường dắt nhau ra hái bây giờ có nờ nữa không? Bây giờ chỉ mình em ngồi bên bàn học, chẳng có ai la rầy em nữa, chẳng có ai giúp em giải những bài tập khó, em có buồn không! Ôi, những buổi chiều, được cùng em mang diều chạy trên bờ đê lộng gió. Sao vui đến thế? Bây giờ ai giúp em thả vầng trăng xanh ấy mỗi chiều? Em có tự làm không?

Bạn bè tôi giờ ra sao? Tôi nhớ tiếng cười, nhớ giọng nói, ánh mắt của từng đứa. Nhớ cả những giờ phút chia tay, bạn bè chúc nhau thi đậu. Vậy mà nay không còn đi chung trên con đường tới lớp, không được học chung dưới một mái trường. Mười lăm tuổi đầu, tôi khăn gói lên đường, xa tất cả để đến một Thành phố lạ. Đã bắt đầu một cuộc sống phải lo toan. Chiều tan học, tôi một mình lang thang đạp xe trên phố. Mưa tầm tã suốt những ngày qua, tiếng ồn ào không đủ làm cho thành phố bớt ưu tư, lòng tôi trĩu nặng. Mưa hắt vào mặt ran rát, buồn đến phát khóc. Nhớ bố mẹ, nhớ bà, và nhớ em quá đỗi!

Chiều nay, không có Mai, có Hồng đạp xe bên tôi nữa, không được bỏ áo mưa ra để tắm trọn một đường mưa. Bây giờ, lỡ xe tôi hư hỏng, ai sẽ vác giùm tôi như Hồng? Lỡ tôi khóc, ai dỗ tôi như Mai? Không ai cả, chỉ mình tôi đi trong chiều giá lạnh. Tôi cũng không được sà vào bếp với bà, để được bà xoa dầu âu yếm, không được mẹ vồn vã, lo lắng đưa cho chiếc khăn lau những giọt nước mưa đọng trên mặt, không được tắm nồi nước lá thơm bà nấu nữa, bữa cơm chiều cũng vắng tôi, cả nhà sẽ nhắc tôi thật nhiều hay mẹ lại khóc? Em chẳng còn ai tranh ti vi nữa, mẹ cũng không phải làm trọng tài phân xử. Tôi đi rồi, mọi thứ cũng đổi thay...

Chiều nay tôi không được trốn mẹ ra bờ sông đứng nhìn cánh đồng quê lênh láng nước; nhưng tôi vẫn biết, lúa quê mình đã chìm dưới biển nước mất rồi. Thương những bác nông dân cần cù, chăm chỉ để đến ngày này lũ lụt ùa về mất trắng một mùa vui. Chiều nay, nước lên đến ngõ nhà tôi chưa? Mẹ có ngồi bần thần bên cửa nữa? Mất mùa rồi... lại tháng ba ám ảnh. Mắt bố đầy âu lo.

Mưa ơi! Chiều nay không được trùm chăn chờ bố đi giăng lưới về nữa. Những con cá vẫn quẫy một vùng ký ức của tôi, ký ức có tiếng cười của bố lẫn vào mưa, có dáng bà lưng còng bên bếp lửa, khói chiều nghiêng trên mái bếp bình yên. Không được hái cho bà những lá trầu vàng rộm nữa, vườn trầu mưa này có run rẩy tàn đi? Thành phố ơi, sao lạ nhiều đến vậy, mưa thật nhiều và chỉ có mình tôi.

Con đường tôi đi, xe cộ tấp nập qua, hối hả quá, và cũng vô tình quá! Tôi chạnh lòng thấy bác xe ôm, lặng lẽ đứng chờ khách dưới mưa. Giờ này ai cũng được trở về sum họp với gia đình, mà bác như cây cột đến nhẫn nại bám trụ các ngả đường dù nắng, dù mưa, dù ngày hay tối. Tôi lại nhớ bố, nhớ những đêm bố đi gác, căn nhà như trống trải hơn, tôi thường nằm thấp thỏm, chỉ chờ tiếng bước chân nặng nề quen thuộc bước vào nhà, tôi mới bình yên chìm vào giấc ngủ. Giờ này, các cô, các bác bán hàng rong cũng vội vã đi về trên những vỉa hè. Nhìn đế dép mòn vẹt tôi tự hỏi những bàn chân này đã đi không biết bao nhiêu nẻo đường, qua bao nhiêu con phố, qua bao nhiêu ngày đòn gánh trên vai? Tôi lại nhớ bờ vai của mẹ, của bà, cái bờ vai suốt một đời gồng gánh, giờ đã thành chai. Bờ vai ấy đã cho tôi những giấc ngủ bình yên, cho tôi sự chở che lúc vui, buồn trẻ dại.

Tôi thấy lòng nhẹ hơn, khi bên mình không có người thân bè bạn, nhưng vẫn có những con người tôi rất đỗi tin yêu. Tôi thấy được hình ảnh bố mẹ tôi trong hình dáng những con người lao động nơi này; thấy như được đồng cảm, sẻ chia. Xa nhà rồi, không còn được bà, bố mẹ cưng chiều chăm bẵm mới hiểu được tình yêu thương vô hạn mà mình được đón nhận, mới thấm thía nỗi vất vả, khó khăn của gia đình. Mới thấy mình còn bé nhỏ biết bao nhiêu.

Mải miên man trong suy nghĩ, chợt thấy tiếng cười quen quen của ai đó cất lên. Tôi giật, mình ngoái lại, các bạn trường tôi đang cười nói vui vẻ, hồn nhiên, tiếng cười sao thân thương quá! Tôi bỗng thèm khát sự vô tư kia, thèm được nô đùa, thèm được cùng nhau đi dạo dưới sân trường, chia sẻ cho nhau nỗi nhớ quê nhà. Tôi nhớ lại lớp mới của tôi, chỉ vẻn vẹn ba mươi đứa con gái, nhiều khi nhìn nhau còn lúng túng. Nhưng có những nhóm bạn đã hòa nhập thân quen, trò chuyện rôm rả làm rộn lớp học buổi chiều. Sao tôi lại chưa làm điều đó, tất cả cũng đều như tôi mới từ giã mái trường cấp hai quê nhà đầy kỉ niệm, sao không cười với nhau và hỏi thăm nhau, tâm sự cùng nhau? Tôi muốn ùa nhanh vào lớp, để hỏi thăm từng bạn, kết thân và góp một tiếng cười vào không khí lớp. Nhưng chiều sắp tàn rồi, tôi phải về, chú dì đang chờ tôi, phố núi đang chờ tôi. Nhất định ngày mai tôi sẽ trò chuyện cùng các bạn, không đứng ngoài lan can một mình nữa! Tôi thấy bà, bố mẹ hình như đang cười với tôi:... xa nhà nhưng tôi vẫn thấy như lúc nào mọi người cũng ở bên tôi, ai cũng muốn tôi vui, tôi hòa nhập nhanh vào cuộc sống mới.

Ùa nhanh ra sân, những giọt mưa vẫn còn nặng, bong bóng vỡ đều trên nền xi măng trắng xóa. Bà ơi, bố mẹ ơi con sẽ tập trưởng thành.

2.Tìm hiểu hai văn bản “Bức tranh của em gái tôi”(Tạ Duy Anh) và “Vượt thác”(Võ Quảng) theo một số câu hỏi gợi ý sau: a.Văn bản “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh) Câu hỏi: Đọc kĩ lại truyện, chú ý đến tâm trạng của người anh và cho biết: a.Diễn biến tâm trạng của nhân vật người anh qua các thời điểm: - Từ trước cho đến lúc thấy em gái được phát hiện - Khi lén xem...
Đọc tiếp


2.Tìm hiểu hai văn bản “Bức tranh của em gái tôi”(Tạ Duy Anh) và “Vượt thác”(Võ Quảng) theo một số câu hỏi gợi ý sau:
a.Văn bản “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh)
Câu hỏi: Đọc kĩ lại truyện, chú ý đến tâm trạng của người anh và cho biết: a.Diễn biến tâm trạng của nhân vật người anh qua các thời điểm:
- Từ trước cho đến lúc thấy em gái được phát hiện
- Khi lén xem những bức tranh em gái đã vẽ
- Khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái trong phòng trưng bày
b.Vì sao sau khi tài năng hội hoạ của em gái mình được phát hiện, người anh lại có tâm trạng không thể thân với em gái như trước kia được?
c. Giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi” của em gái: Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi hãnh diện, sau đó là xấu hổ?
b.Văn bản “Vượt thác” (Võ Quảng) Câu hỏi: Đọc kĩ lại truyện và cho biết: a.Cảnh con thuyền vượt thác đã được miêu tả như thế nào? Hãy tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật dượng Hương Thư rong cuộc vượt thác. Những cách so sánh nào đã được sử dụng?
b. Nêu ý nghĩa của hình ảnh so sánh dượng Hương Thư giống như “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh”.

0