Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đại dịch COVID-19[5][6] là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2, hiện đang ảnh hưởng và gây thiệt hại trên phạm vi toàn cầu.[7] Dịch bệnh này bắt đầu xuất hiện từ tháng 12 năm 2019,[a] với tâm dịch đầu tiên được ghi nhận là thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc ở miền Trung Trung Quốc, bắt nguồn từ một nhóm người bị mắc bệnh viêm phổi không rõ nguyên nhân, giới chức y tế địa phương xác nhận trước đó nhóm người này đã có tiếp xúc, chủ yếu là với những thương nhân buôn bán và làm việc tại chợ bán buôn hải sản Hoa Nam, nơi bày bán và giết mổ nhiều loài động vật hoang dã và được cho là địa điểm bùng phát dịch bệnh đầu tiên, tuy nhiên, kết luận này hiện vẫn đang còn gây nhiều tranh cãi. Các nhà khoa học Trung Quốc sau đó đã tiến hành nghiên cứu và phân lập được một chủng loại coronavirus mới, được Tổ chức Y tế Thế giới lúc đó tạm thời gọi là 2019-nCoV,[b] có trình tự gen giống ít nhất 79,5% với SARS-CoV trước đây.[8][9][10] Sự lây nhiễm từ người sang người đã được xác nhận cùng với tỷ lệ bùng phát dịch tăng nhanh vào giữa tháng 1 năm 2020.[11]
Thời gian ủ bệnh từ 2 đến 14 ngày,[c][13] đã có bằng chứng rằng bệnh có thể truyền nhiễm trong khoảng thời gian này và trong vài ngày sau khi hồi phục. Triệu chứng phổ biến của bệnh bao gồm sốt, ho và khó thở, có thể gây thiệt mạng trong trường hợp nghiêm trọng.[14] Các ca nghi ngờ đầu tiên được báo cáo vào ngày 31 tháng 12 năm 2019, với các triệu chứng đầu tiên xuất hiện khoảng hơn ba tuần trước đó, vào ngày 8 tháng 12 năm 2019. Chợ Hoa Nam đóng cửa vào ngày 1 tháng 1 năm 2020 và những bệnh nhân có triệu chứng được cách ly. Sau đó, những người tiếp xúc gần gũi với người bị nghi ngờ mắc bệnh đã được theo dõi. Ngày 9 tháng 1 năm 2020, ca tử vong do SARS-CoV-2 đầu tiên xảy ra ở Vũ Hán.[15][16][17]
Các ca nhiễm virus đầu tiên được xác nhận bên ngoài Trung Quốc bao gồm hai người phụ nữ ở Thái Lan và một người đàn ông ở Nhật Bản.[18][19][20] Có những mối lo ngại về việc dịch sẽ lây rộng hơn nữa trong mùa du lịch cao điểm của người Trung Quốc vào dịp Tết Nguyên Đán.[21]
Ngày 23 tháng 1 năm 2020, chính phủ Trung Quốc quyết định phong tỏa thành phố Vũ Hán, toàn bộ hệ thống giao thông công cộng và hoạt động xuất - nhập đều bị tạm ngưng.[22] Cho tới ngày 24 tháng 1 năm 2020, một số thành phố lân cận cũng bị cô lập để khống chế sự lây lan của dịch bệnh bao gồm Hoàng Cương, Ngạc Châu, Xích Bích, Kinh Châu, Chi Giang.
Ngày 11 tháng 2 năm 2020, Ủy ban Quốc tế về Phân loại Virus (ICTV) đã đặt tên chính thức cho chủng virus corona mới này là SARS-CoV-2.[23][24] Vào đêm ngày 11 tháng 3 năm 2020 theo giờ Việt Nam, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ra tuyên bố chính thức, gọi "COVID-19" là "Đại dịch toàn cầu".[5][6][25][26][27][28]
Tính đến ngày 3 tháng 4 năm 2020, đã có hơn một triệu ca nhiễm COVID-19 được xác nhận trên toàn cầu với trên hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ,[3] với hơn 50.000 ca tử vong. Trong đó, có hơn 200.000 ca đã phục hồi.[2]
Phản ứng đáp trả của chính phủ các quốc gia trên thế giới nhằm bảo vệ sức khỏe người dân cũng như các nhóm cộng đồng trên toàn cầu đã được nhanh chóng tiến hành, bao gồm: hạn chế đi lại, phong tỏa kiểm dịch, ban bố tình trạng khẩn cấp, sử dụng lệnh giới nghiêm, tiến hành cách ly xã hội, hủy bỏ các sự kiện đông người, đóng cửa trường học và những cơ sở dịch vụ, kinh doanh ít quan trọng, khuyến khích người dân tự nâng cao ý thức phòng bệnh, hạn chế ra ngoài, đồng thời chuyển đổi mô hình hoạt động kinh doanh, học tập, làm việc từ truyền thống sang trực tuyến. Một số ví dụ tiêu biểu có thể kể đến như: phong tỏa để kiểm dịch toàn bộ tại Ý và tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc; các biện pháp giới nghiêm khác nhau ở Trung Quốc và Hàn Quốc; phương pháp sàng lọc tại các sân bay và nhà ga; hạn chế hoặc hủy bỏ các hoạt động du lịch tới những khu vực, vùng, quốc gia có nguy cơ nhiễm dịch cao,... Ngoài ra, các trường học cũng đã phải đóng cửa trên toàn quốc hoặc ở một số vùng tại hơn 160 quốc gia, ảnh hưởng đến 87% học sinh, sinh viên trên toàn thế giới, tính đến ngày 28 tháng 3 năm 2020.[29]
Những ảnh hưởng trên toàn thế giới của đại dịch COVID-19 hiện nay bao gồm: thiệt hại sinh mạng con người, sự bất ổn về kinh tế và xã hội,[30][31] tình trạng bài ngoại và phân biệt chủng tộc đối với người gốc Trung Quốc và Đông Á, việc truyền bá thông tin sai lệch trực tuyến và thuyết âm mưu về virus.[32][33
Đại dịch COVID-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-coV-2,hiện đang ảnh hưởng và gây thiệt hại trên phạm vi toàn cầu.Dịch bệnh này bắt đầu xuất hiện từ tháng 12 năm 2019, với tâm dịch đầu tiên đc ghi nhận là thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc ở miền Trung Trung Quốc ,bắt nguồn từ một nhóm người bị mắc bệnh viêm phổi ko rõ nguyên nhân , giới chức y tế địa phương xác nhận trước đó nhóm ng này đã có tiếp xúc, chủ yếu là với những người thương nhân buôn bán và làm vc tại chợ bán buôn hải sản Hoa Nam, nơi bày bán và giết mổ nhiều loài động vật hoang dã và đc cho là địa điểm bùng phát dịch bệnh đầu tiên, tuy nhiên , kết luận này hiện vẫn đang còn gây nhiều tranh cãi .Các nhà khoa học Trung Quốc trc đó đã tiến hành nghiên cứu và phân lập đc một chủng loại coronavirus mới, đc tổ chữ y tế thế giới lúc đó tạm thời gọi là 2019-nCoV, có trình tự gen giống ít nhất 79,5% với SARS-CoV trc đây .Sự lây nhiễm từ ng sang ng đã đc xác nhận cùng với tỷ lệ bùng phát dịch tăng nhanh vào giữa tháng 1 nắm 2020
Hiện nay, khi dịch bệnh đã lan ra toàn thế giới với hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ số người tử vong vì COVID-19 trên thế giới này càng tăng, thì điều đáng mừng Việt Nam đang hạn chế mức thấp nhất ca nhiễm bệnh, dịch bệnh đang nằm trong sự kiểm soát.
Có được thắng lợi đó, cho thấy chúng ta tích cực, chủ động vào cuộc ngay từ đầu của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Ngày 20/3 Bộ Chính trị đã họp bàn về công tác phòng, chống dịch COVID-19, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo: Tuyệt đối không được chủ quan, thỏa mãn. Trước mắt, cần cố gắng khoanh lại, không để dịch bệnh lây lan rộng, không để bị động bất ngờ, chuẩn bị khả năng xấu nhất để có phương án tốt nhất. Với tinh thần tất cả cùng vào cuộc, “chống dịch như chống giặc”, tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được vừa qua, làm quyết liệt nhưng cũng không hốt hoảng sợ hãi đến mức không dám làm gì.
Như vậy có thể nói ngay từ đầu, người đứng đầu Đảng và Nhà nước đã đưa ra thông điệp quan trọng là “chống dịch như chống giặc”, cả hệ thống chính trị vào cuộc, không ai đứng ngoài.
Trung ương cùng cấp ủy, chính quyền địa phương đã có nhiều văn bản chỉ đạo, quyết liệt, huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự tham gia của toàn dân. Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, nhất là đội ngũ cán bộ y tế, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, cán bộ ngoại giao, thông tin, tuyên truyền, đoàn thể và các địa phương đã phối hợp thực hiện nghiêm túc, triển khai kịp thời, quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ được giao.
Khẳng định tinh thần đoàn kết cả hệ thống chính trị vào cuộc, trong lời kêu gọi gửi đồng bào, chiến sĩ cả nước và đồng bào nước ngoài về phòng, chống dịch COVID-19, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đánh giá: dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, các ngành, các cấp, các địa phương, cả hệ thống chính trị đã đoàn kết, thống nhất triển khai quyết liệt nhiều biện pháp đồng bộ, vừa ngăn chặn, hạn chế tốc độ lây lan của dịch bệnh, vừa bảo đảm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh, an toàn xã hội; bước đầu đã thu được nhiều kết quả tích cực, thể hiện sức mạnh đoàn kết dân tộc, sự quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong cuộc chiến đấu chống đại dịch. Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng đã chạm đến trái tim yêu nước của mỗi người Việt Nam, nó có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng như một lời cổ vũ, động viên khích lệ mỗi người dân Việt Nam với truyền thống yêu nước nồng nàn, tính nhân đạo, nhân văn cao cả, không ai đứng ngoài cùng cả nước vào cuộc phòng chống dịch.
Trong các cuộc họp Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục đưa ra thông điệp “chống dịch như chống giặc”, Chỉ thị số 15 và 16 với phương châm 4 tại chỗ: Chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Đồng thời đánh giá cao tinh thần và hiệu quả phòng, chống dịch của cả hệ thống chính trị, nhất là của lực lượng y tế, quân đội, công an, thông tin và truyền thông; biểu dương các ngành, các cấp, các địa phương, nhất là TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… đã triển khai có kết quả; biểu dương những tấm lòng nhân ái, tấm gương người tốt việc tốt.
Có thể thấy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, từ Trung ương đến địa phương, phát huy sức mạnh cộng đồng là rất hiệu quả và rõ nét. Ngay từ những ngày đầu chống dịch, Nhà nước đã có các giải pháp đồng bộ, từ đóng cửa biên giới, cách ly các điểm du lịch, huy động sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan y tế chuyên môn, các cơ quan truyền thông và thậm chí là mỗi người dân. Trong giai đoạn dịch bắt đầu bùng phát hiện nay, vai trò của hệ thống cấp ủy, chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương là vô cùng quan trọng trong việc thực hiện cách ly, giãn cách xã hội “ai ở đâu ở yên đó”; khai báo y tế, khoanh vùng dập dịch. Các lực lượng đã không quản ngại khó khăn, gian khổ nơi tuyến đầu đầy hiểm nguy vào cuộc đồng hành với chính phủ tham gia tích cực vào cuộc phòng chống dịch bệnh. Ngoài nguy cơ nhiễm bệnh dình dập, họ còn hy sinh tình cảm gia đình chỉ được nói chuyện với người thân qua màn hình điện thoại; hay nhiều đôi nam nữ hoãn cưới, anh bộ đội người thân mất không về được…Việc ủy Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng với Chính phủ kêu gọi mọi cá nhân tổ chức tham gia ủng hộ cuộc chiến phòng, chống dịch đã khích lệ thu hút được sự quan tâm của toàn dân. Nhiều y, bác sỹ nghỉ hưu, những thanh niên tình nguyện… cũng xung phong hưởng ứng tham gia dập dịch, các doanh nghiệp, người dân tích cực ủng hộ tiền, vật chất. Hình ảnh xúc động khi các cháu nhỏ tuổi viết thư ủng hộ tiền mừng tuổi, cụ già 101 tuổi mẹ liệt sỹ năm xưa mẹ đã tiễn con ra chiến trường nay mẹ dành số tiền tiết kiệm ủng hộ; ngay trong khu vực cách ly cũng tham gia ủng hộ tiền cho cuộc chiến. Nhiều văn nghệ sỹ cũng tham gia sáng tác thơ ca, những tác phẩm nghệ thuật, những bài hát giai điệu hào hùng nay động lòng người cổ vũ, động viên khích lệ, tinh thần cho cuộc chiến.
Kết luận số 172 của Bộ Chính trị đã khẳng định: “Thắng lợi bước đầu trong cuộc chiến đấu chống đại dịch đã thể hiện ý chí, sức mạnh của tinh thần đoàn kết, thống nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta”.
Những chiến thuật riêng có của Việt Nam
Nâng mức cảnh báo lên cao nhất: “Chống dịch như chống giặc” ngay từ khi phát hiện dịch bệnh có nguy cơ bùng phát cao trong diện rộng và trong bối cảnh thế giới chưa tìm ra thuốc chữa đã giúp Việt Nam chủ động bố trí nhân lực, vật lực và các phương án phòng chống dịch bệnh đến mức cao nhất. Ban Chỉ đạo quốc gia được thành lập là cơ quan chỉ đạo cao nhất cho chiến dịch phòng chống COVID-19. Bên cạnh đó, chúng ta đã xây dựng những kịch bản ứng phó ở các mức khác nhau để tập huấn cho cán bộ và đề cao ý thức phòng ngừa trong nhân dân.
Việt Nam ngay từ đầu đã làm cao hơn và sớm hơn những gì Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo dự báo. Đã đề ra và thực hiện có hiệu quả những nguyên tắc kiên định: ngăn chặn - phát hiện - cách ly - khoanh vùng - dập dịch và phương châm 4 tại chỗ đó là: Chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Khẩn trương, kiên quyết khoanh vùng, kịp thời cách ly các “ổ dịch” được phát hiện. Phương tiện, trang bị, vật tư y tế cho phòng, chống dịch cơ bản được bảo đảm. Vấn đề đời sống, bảo đảm an toàn cho lực lượng phòng, chống dịch được quan tâm.
Giãn cách xã hội để có thời gian khoanh vùng dập dịch trong cộng đồng là biện pháp mạnh tiếp theo của Chính phủ Việt Nam khi phát hiện nguồn lây chéo trong cộng đồng. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị 15 và 16 và tuyên bố có dịch, thực hiện giãn cách xã hội, kiểm soát chặt chẽ biên giới thực hiện cách ly 14 ngày. Với tinh thần: tỉnh nào ở tỉnh đó, huyện nào ở huyện đó, xã nào ở xã đó, thôn nào ở thôn đó, nhà nào ở nhà đó. Khi có yêu cầu bắt buộc phải đi lại, ra ngoài nên đi bộ hoặc phương tiện cá nhân, bắt buộc phải đeo khẩu trang và cách xa 2m lúc trao đổi. Mỗi cá nhân, gia đình, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tùy theo điều kiện cần tổ chức lại không gian làm việc, sinh hoạt và sản xuất theo cách phù hợp nhất; làm việc, hội họp trực tuyến; mua sắm, giao tiếp online. Thực hiện sống chậm; sống đơn giản, tiết kiệm để phòng chống dịch. Từ thực tế phòng chống dịch của nước ta và các nước trên thế giới thời gian qua cho thấy; chính việc đi lại, di chuyển nhanh, nhiều; tụ tập đông người là nguyên nhân cơ bản khiến dịch bệnh phát tán khắp nơi; khiến nhiều quốc gia bị “vỡ trận” mà đến nay vẫn chưa khắc phục được.
Chặn nguồn lây lan bằng cách hạn chế các phương tiện vận tải công cộng và dừng hẳn khi dịch bệnh lây lan trong cộng đồng là biện pháp mạnh tiếp theo của Chính phủ. Ở nước ta, tại các đô thị trung tâm như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các thành phố khác nhu cầu đi lại, vận chuyển của người dân, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị là rất lớn. Nhận rõ thực tế này, nhằm hạn chế sự lây lan của dịch COVID-19 trên các phương tiện vận tải từ đường bộ, đường hàng không đến đường sắt, đường thủy, ngay khi dịch xuất hiện, Chính phủ luôn yêu cầu các cấp, các ngành thực hiện nghiêm túc theo từng giai đoạn, cấp độ của dịch bệnh để có các biện pháp cụ thể trong phòng chống dịch. Từ hạn chế từng phần có kiểm soát đến đóng cửa toàn bộ việc vận chuyển hành khách trong và ngoài nước bằng máy bay, tàu hỏa và các loại hình khác đi và đến các vùng có dịch.
Về điều trị: Tập trung chính là điều trị suy hô hấp, cập nhật những khuyến cáo mới nhất theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới. Yêu cầu theo dõi sát bệnh nhân, đặc biệt ngày thứ 7-10 của bệnh, trong đó hướng dẫn sử dụng các dấu hiệu lâm sàng, các thang điểm cảnh báo sớm; theo dõi tiến triển hằng ngày X-quang phổi của bệnh nhân để phát hiện và xử trí kịp thời các biến chứng/tiến triển nặng của bệnh. Với bệnh nhân suy hô hấp nặng, nên đặt ống nội khí quản sớm và thở máy xâm nhập. Chỉ cân nhắc các biện pháp hỗ trợ hô hấp không xâm nhập cho từng trường hợp cụ thể, chứ không áp dụng thường quy và cần theo dõi sát bệnh nhân. Tiêu chuẩn ra viện, là cải thiện các dấu hiệu lâm sàng, cần có hai mẫu liên tiếp bệnh phẩm đường hô hấp (cả dịch tỵ hầu và dịch họng), lấy cách nhau >= 24 giờ âm tính với SARS-CoV-2.
Sau khi ra viện, người bệnh tiếp tục được cách ly tại nhà 14 ngày nữa. Người bệnh cần được ở phòng riêng thoáng khí, đeo khẩu trang, ăn riêng, vệ sinh tay, hạn chế tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình và không được ra ngoài. Theo dõi sát thân nhiệt 2 lần/ngày, khám lại ngay nếu sốt hoặc có dấu hiệu bất thường khác.
Bên cạnh đó chúng ta có sự hợp tác quốc tế và hỗ trợ kỹ thuật, cập nhật kịp thời phác đồ điều trị cùng với tinh thần quyết tâm, ý thức trách nhiệm của các thầy thuốc không quản thời gian sáng, tối, đêm, với tinh thần 24/24, sẵn sàng hội chẩn đưa ra những quyết định kịp thời sáng suốt nhất, do đó Việt Nam đã chữa nhiều ca khỏi bệnh.
Nói về cách làm của Việt Nam Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết “Từ trước Tết, khi chưa có thông tin về dịch chưa vào Việt Nam, Bộ Y tế đã họp bàn kỹ lưỡng tình hình và mời các chuyên gia kể cả các đồng chí đã nghỉ hưu. Đến nay, sau 3 tháng, có thể nói chúng ta đã rất chủ động. Chúng ta luôn lường trước tình huống xấu hơn để nó không xấu đi và xấu nhất để nó không diễn ra. Chúng ta có đầy đủ các kịch bản để ứng phó dịch. Ban chỉ đạo chưa bao giờ hốt hoảng vì các diễn biến đã được dự báo và con số nhiễm bệnh đều thấp hơn chúng tôi, cũng như các chuyên gia dự báo”.
rồi đây
bài làm
trong dịch bệnh covid hiện này , an toàn là quan trọng nhất ! vì vậy nên các bộ y tế khuyến cáo người dân nâng cao tinh thần phòng chống dịch bệnh , không tếp xúc với mọi người nhiều , không tụ tập nơi đông người , thường xuyên rửa tay bằng xá phong , uống nước ấm . Nhưng em nghĩ rằng là quan trọng nhất là sự quan tâm đến việc này có nhiều người ra ngoài cộng đồng , nơi đông người biết ý thức , đeo khẩu trang , không tếp xúc trực tếp , rửa tay kháng khuẩn rất nghiêm túc .Nhiều người có đi lan truyền thông tin bảo vệ chính mình khỏi con co-vid 19 biến chủng mới , phát khẩu trang, nước rửa tay khô , khuyến cái nên ở nhà , lan tỏa sự tin tưởng cho chính quyêng nhà nước chiến đấu cùng người dân chống lại co-vid 19 ... MỘT NGƯỜI VÌ MỌI NGƯỜI ! Năng cao tinh thần phòng chống dịch, thông tin yêu thương cho mọi người .
cóp được thì good luck nha
Hiện nay việc khiến mọi người quan tâm và bàn tán, được báo chí trong và ngoài nước nhắc đến nhiều nhất chính là bệnh viêm phổi do virus Corona gây ra.
Vấn đề đáng được nhắc đến nhất chính là chúng ta phải làm sao để có thể phòng chống, bảo vệ sức khoẻ của mình lẫn cả cộng đồng trước cơn đại dịch Corona này.
Trước tiên chúng ta phải tìm hiểu xem đại dịch này diễn ra như thế nào? Bệnh viêm phổi do một loại virus mới thuộc chủng Corona gây ra và loại virus này chưa được tìm thấy trước đây.
Nó được xem là xuất phát từ thành phố Vũ Hán ở Trung Quốc nên có thể gọi tên chính xác của loại virus này là “Virus Vũ Hán”.
Virus Corona lây lan với tốc độ chóng mặt tới 27 quốc gia (trong đó có Việt Nam) với hơn 20.000 người nhiễm bệnh.Việc ta cần làm không phải là tìm xem nguyên nhân vì sao nó xuất hiện mà phải nhận biết và phòng chống nó như thế nào, để có thể bảo vệ được sức khoẻ của bản thân, gia đình trước đại dịch này.
Biểu hiện đầu tiên của những người mắc phải bệnh viêm phổi do loại virus này là ho, sốt, khó thở. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh còn suy yếu nội tạng.
Mặc dù virus chưa hoành hành ở Việt Nam, hoặc chỉ có những ca bị nhiễm lẻ tẻ nhưng việc đề cao cảnh giác là một việc nên làm.
Khi thấy bản thân có triệu chứng như ho, sốt, khó thở thì chúng ta phải đến bệnh viện để kịp thời kiểm tra. Ngoài ra còn phải chú ý rửa tay thường xuyện, dùng nước khử trùng tay chứa cồn ít nhất 60% và mang khẩu trang khi ra đường. Hạn chế đến những nơi đông người hoặc vùng có nguy cơ bị nhiễm bệnh.
Không nên có thái độ cư xử xa lánh kì thị với người bị nhiễm bệnh. Chúng ta nên tránh tiếp xúc với người bệnh nhưng vẫn phải tôn trọng họ. Nên động viên, khuyên nhủ để người bệnh có tinh thần cố gắng vượt qua cơn đại dịch.
Chúng ta cũng có thể giúp những người lớn tuổi, trẻ em, những người ít tiếp xúc với công nghệ thông tin hoặc những người hiểu sai về bệnh dịch này nhằm giúp họ hiểu rõ hơn mà phòng chống.
Mặt khác nên phê phán những người có hành vi lợi dụng dịch bệnh để trục lợi hay những người có tung tin nói sai sự thật khiến người dân hoang mang lo lắng.
Có thể nói, đây là một trong những đại nạn của nhân loại, là khoảng thời gian mà con người bất an nhất. Nhưng đây cũng chính là lúc chúng ta đồng lòng đoàn kết để cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh này.
Hãy luôn vững tin vào một ngày mai tươi sáng cho những nạn nhân của bệnh dịch virus Corona.
Chúc bạn hok tốt!!!
Nhớ kb nha!
Tham khảo
Hiện nay, mỗi năm tại Việt Nam có không biết bao ca cấp cứu vì tai nạn giao thông, có không biết bao nhiêu người chết, bao nhiêu người để lại thương tật cả đời khiến cho vấn đề an toàn giao thông trở nên cần thiết và bức bách hơn bao giờ hết, không chỉ là vấn đề của một cá nhân nữa mà là vấn đề của mọi gia đình, mọi quốc gia.
Chúng ta vẫn thường hay nghe “An toàn giao thông” trên tất cả các kênh thông tin. Vậy cụm từ này nghĩa là gì? Đây là từ để chỉ những hành vi văn hóa của mọi người khi tham gia giao thông bao gồm việc chấp hành luật giao thông, phải có ý thức khi tham gia giao thông. An toàn giao thông còn là sự an toàn đối với người tham gia lưu thông trên các phương tiện đường bộ, hàng hải, hàng không, là sự chấp hành tốt và cư xử phù hợp đối với các luật lệ về giao thông khi lưu thông.
Hiện nay, những tai nạn giao thông xảy ra ngày một nhiều và mức độ nghiêm trọng cũng rõ rệt hơn trước. Nguyên nhân là do người dân chủ quan thiếu ý thức khi tham gia giao thông. Tình trạng vì vội vàng mà phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn đỏ vẫn xảy ra liên tục với tần suất lớn. Chiếc mũ bảo hiểm là một đồ bảo hộ quan trọng nhưng người sử dụng chỉ dùng nó như một vật tránh cảnh sát mà không thực sự coi đó là đồ bảo vệ có ích.
Nhất là đối với thanh niên, việc tham gia giao thông lại càng thiếu ý thức khi đi lạng lách đánh võng, thậm chí còn đua xe trên đường. Có những người tham gia giao thông sử dụng rượu bia trái quy định dẫn đến không tỉnh táo khi đi xe và còn làm liên lụy đến người đi khác. Những vụ tai nạn xảy ra càng nhiều do rủi ro trên đường thì ít mà do sự thiếu ý thức của chủ xe thì nhiều và luôn để lại rất nhiều những hậu quả đáng tiếc. Những thiệt hại trên chính là những minh chứng vô cùng rõ ràng về việc an toàn giao thông rất có ích lợi cho cá nhân và cộng đồng. Điều này giảm thiểu những tai nạn do vô ý thức, giảm đáng kể số người không may phải chịu đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần sau vụ việc đau lòng không đáng có xảy ra, giảm thiệt hại về của cải tiền bạc cho cá nhân và gia đình. An toàn giao thông cũng giúp giữ vững trật tự xã hội và góp phần làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn, đất nước ngày càng phát triển và đi lên.
Đáng tiếc là cho đến tận ngày hôm nay, khi ta đi đường vẫn có những lúc trông thấy những người lưu thông trái pháp luật. Họ có thể là do vô tình hay cố ý mà đã vi phạm luật giao thông, thậm chí có cả những người cố tình không chấp hành luật giao thông, đi trên đường không hề để ý đến sự an toàn của bản thân và cả của những người khác. Những người như vậy nhất định phải bị xử phạt thật nặng và có sự tuyên truyền hợp lí để mọi người đều hiểu về tầm quan trọng của an toàn giao thông.
Để làm được điều này tuy không phải là việc đơn giản nhưng không hề khó. Trước hết cần ý thức được rằng “An toàn là bạn, tai nạn là thù”, an toàn là trên hết, cho dù là trong bất cứ lí do và hoàn cảnh nào cũng cần chấp hành luật giao thông tuyệt đối. Không thể coi đường phố là nơi vui chơi mà cần biết chỉ một phút sơ sẩy cũng nguy hiểm đến tính mạng nên cần cẩn trọng khi tham gia giao thông, không gây tai nạn cho chính mình và cho người khác.
Mỗi người dân cần có ý thức trách nhiệm trong việc tham gia giao thông thì an toàn giao thông nhất định sẽ được giữ vững một cách nghiêm chỉnh và đạt kết quả cao tạo nên một cuộc sống tốt đẹp hơn
Năm nay là một năm đặc biệt với biết bao biến động của thế giới ngay từ những ngày đầu năm, ảnh hưởng không nhỏ dến đời sống sinh hoạt của con người. Trong đó, ảnh hưởng lớn nhất có lẽ đến từ dịch bệnh Covid-19.
...
Hỡi những người dân Việt Nam! Vì một cuộc sống đầm ấm bình thường, vì một thế giới hòa bình và ổn định, hãy chung tay góp sức cùng đẩy lùi Covid-19!
Cảm ơn bạn PhuongLinh LeHoang nhiều nha!!!