Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
văn học hiện đại việc nam đang trên đà phát triển và cũng đang cố gắng để phát triển hơn nữa về sau này.để cho mọi người trên thế giới biết rằng văn học việt nam là cả một kho tàng là những viên ngọc còn mãi với thời gian càng để lâu càng sáng
Cuộc sống hiện tại của chúng ta đã khác xưa rất nhiều: có nhiều tiện nghi, máy móc hỗ trợ, có nhiều cơ hội để làm việc, mở mang kiến thức giúp mọi việc trở nên dễ dàng hơn. Nhưng phải chăng vì thế rất nhiều người đã đánh mất 1 triết lý sống quan trọng: "Sống chậm lại, nghĩ khác đi, yêu thương nhiều hơn". Tôi thấu hiểu 1 điều rất đơn giản của nhân tính: khi đạt được ham muốn này, 1 ham muốn khác sẽ xuất hiện khiến cho con người ta không ngừng nỗ lực làm việc, thậm chí bất chấp mọi cách để đạt được mong muốn của bản thân. Tiền tài, danh vọng là những thứ ai cũng theo đuổi, không ai muốn mình có 1 địa vị thấp kém trong xã hội. Nhưng nếu sống chỉ là để làm việc thì thật là vô vị, giống như 1 tờ giấy trắng không được tô vẽ. Đôi khi chúng ta phải "Sống chậm lại” để cảm nhận những điều tốt đẹp của cuộc sống, ngẫm lại những gì mình đã trải qua. “Nghĩ khác đi” về những gì xung quanh, những khía cạnh khác của cuộc sống, xem rằng mình còn thiếu gì và bổ xung, trau dồi. “Yêu thương nhiều hơn” và quan tâm tới những người xung quanh, “thương người như thể thương thân” thật vậy, khi chúng ta trao đi sẽ được nhận lại. Từ những gì đã nói, tôi thấy quan điểm này nên được giới trẻ đón nhận nhiều hơn.
mn góp ý vs! viết văn gà nhưng ko cop mạng đâu!
"Trong những con đường chiếm lĩnh tri thức, tự học là một con đường thú vị". Trong quá trình hình thành kiến thức của mỗi con người, chúng ta sẽ không ngần ngại dùng mọi cách đẻ phát huy khả năng của con người. Chúng ta có thể nhờ sự giảng dạy của thầy cô, những người có kinh nghiệm giúp đỡ chúng ta. Nhưng sẽ chẳng có gì thú vị là tự bản thân khám phá ra mọi thứ.
Marie Curie đã từng nói " Cuộc sống không có gì khiến ta phải sợ hãi. Cuộc sống chỉ là để ta tìm hiểu và khám phá.". Đúng đôi khi bạn dựa quá nhiều người sách hay người khác thì kiến thức của bạn chưa chắc là đã đủ, vì đôi khi bạn tin tưởng vào họ quá nhiều. Một lần thành công nhưng không phải do bạn tự khám phá thì bạn cho rằng nó thực sự là tuyệt và bạn chỉ biết chông chờ vào sự thành công " nhân tạo " ấy. Nhưng có người lại hỏi " trong con đường tri thức ấy ta phải bổ sung kiến thức đọc từ tài liệu và sự giảng dạy của người khác nhiều hơn so với tự học vậy mới thành công? " Đúng là nó không sai nhưng việc dựa vào kiến thức dựa vào người khác và những tài liệu có sẵn nó chỉ giúp chúng ta học và ghi nhớ kiến thức tạm thời rồi phút chốc quên ngay xong lại học lại, vậy thực sự quá là lâu nó khiến chúng ta càng ngày càng chậm so với những người khác. Vậy tại sao có người vừa học vừa tìm tòi lại đạt được kết quả cao như vậy thì mất quá nhiều thời gian? Không hề, vì họ biết vận dụng kiến thức đã đọc vào kiến thức thực tế. Họ biết cách làm thí nhiệm hóa học, biết được cấu chốt của tự nhiên, khi họ tự học chính là đang giúp họ nhanh chóng tiến bước trên con đường của mình.
Giáo sư Ngô Bảo Châu là nhà khoa học Toán học trẻ nhất Việt Nam được phong hàm giáo sư ở tuổi 33. Ông nổi tiếng với công trình chứng minh "Bổ đề cơ bản cho các dạng tự đẳng cấu". Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên giành được giải thưởng Fields. Ông có nhiều công trình khoa học quốc tế được đánh giá cao và có nhiều đóng góp to lớn cho nền giáo dục nước nhà.Ông là người tìm tòi và là một nhà khoa học về Toán học. Ở một độ tuổi rất trẻ nhưng ông đã có được những thành tựu to lớn và được mọi người đánh giá rất cao.
Với những người nổi tiếng vậy với những bạn học sinh thì sao? Đương nhiên là cũng có rất nhiều giải thưởng cao cho những bạn có thành tích xuất sắc và có tinh thần tự học tự tìm tòi và khám phá. Những giải thưởng ấy sẽ trao những bạn đạt được những thành tựu trong học tập. Ngoài ra, kiến thức của các bạn rất chắc chắn vì không chỉ là những giờ học trên lớp, các bạn vẫn ra ngoài tìm hiểu và ghi lại những hiện tượng hay là những gì mà mình đã tìm thấy ghi chép lại.
" Người thông minh thì không làm việc gì mà không suy nghĩ.". Những con người biết suy nghĩ, biết chọn lọc kiến thức thì đó mới là người thông minh. Không phải cứ tự học là sẽ thông minh mà học là phải tiếp thu được kiến thức, phải nhận thức được phương hướng để giải quyết sao cho đúng. Sẽ chẳng có con đường nào dễ dàng cho bạn lựa chọn, bạn đang cố gắng hết mình để giữ vững cho mình vị trí trên đường chiếm lĩnh vực tri thức nhưng muốn đứng vững thì phải thay đổi chiến thuật đừng đứng yên một chỗ hãy sáng tạo nó bằng cách tự học, vì chỉ có vậy mới khiến bạn đứng trên con đường ấy chắc nhất.
Tất cả những gì mà con người đạt được là nhờ vào " Tự học", chỉ có tự học mới biết mình là ai và mình cần làm gì để thành công. Muốn mở rộng kiến thức thì phải tự mình cố gắng , tự mình tìm tòi, khám phá thay vì nhờ và chông cậy vào người khác. Đó mới là tri thức của con người.
I.Mở Bài :
- Trong nhà trường, ngoài việc tiếp thu kiến thức do các thầy cô truyền đạt, người học sinh cần có biện pháp mới có thể giỏi được.
- Một trong số những biện pháp có kết quả là phương pháp tự học.
-vì vậy ông cha ta thường có câu:"trong những con đường...................thú vị".
II.Thân Bài :
-“Tự học” nghĩa là tự mình vạch ra kế hoạch, tự mình đặt ra biện pháp để giúp cho việc học tốt hơn.
-“Tự học” là phần làm việc ở nhà trước khi vào lớp tốt hơn.
-Tự học là hoạt động độc lập chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp…)cùng các phẩm chất động cơ, tình cảm để chiếm lĩnh tri thức một lĩnh vực hiểu biết nào đó hay những kinh nghiệm lịch sử, xã hội của nhân loại, biến nó thành sở hữu của chính bản thân người học
-Tự học là người học tích cực chủ động, tự mình tìm ra tri thức kinh nghiệm bằng hành động của mình, tự thể hiện mình. Tự học là tự đặt mình vào tình huống học, vào vị trí nghiên cứu, xử lí các tình huống, giải quyết các vấn đề, thử nghiệm các giải pháp…Tự học thuộc quá trình cá nhân hóa việc học
-Học bao giờ và lúc nào cũng chủ yếu là tự học, tức là biến kiến thức khoa học tích lũy từ nhiều thế hệ của nhân loại thành kiến thức của mình, tự cải tạo tư duy của mình và rèn luyện cho mình kĩ năng thực hành những tri thức ấy
-Bồi dưỡng năng lực tự học là phương cách tốt nhất để tạo ra động lực mạnh mẽ cho quá trình học tập.
-Ở bất cứ bộ môn nào, lĩnh vực nào, kiến thức cũng liên tục thay đổi theo những kết quả nghiên cứu mới, đáp ứng yêu cầu do cuộc sống đặt ra. Trong khi đó, kiến thức ở trường học phải theo một khung chương trình nhất định, phù hợp với nhiều đối tượng, nên có khi không bắt kịp sự thay đổi đó, không đáp ứng đầy đủ yêu cầu của người học.
- Tự học giúp chúng ta bổ khuyết nền giáo dục ở trường, bắt kịp những kiến thức phong phú, mới mẻ, đáp ứng được nhu cầu của thời đại. Dù làm ngành gì, nghề gì cũng cần tự học thường xuyên. Nếu không chúng ta sẽ trở nên lạc hậu, cũ mòn.
- Đồng thời, bên cạnh việc đem lại những kiến thức, việc tự học cũng đem lại sự hứng thú, yêu thích lĩnh vực mà mình theo đuổi.
- Tự học giúp cho mọi người có thể chủ động học tập suốt đời
- Trong thực tế có biết bao gương tự học đã làm nên danh phận như: Mạc Đỉnh Chi tự học thi đỗ Trạng nguyên, Mã Lương tự học và vẽ như thật, Bác Hồ tự học và biết nhiều thứ tiếng.
- Những kẻ lười học, xem việc học là khổ sở, là bắt buộc nên chán học , lười hoc.
- Việc tự học ở nhà của người học sinh thường là soạn bài,làm bài, học bài, xem trước bài mới
- Người học lên kế hoạch cho mình, học vào lúc nào, học những gì? Cài gì trước, cái gì sau.
- Học sinh chuẩn bị bài trước khi vào lớp sẽ dễ hiểu hơn,sẽ trả lời được các câu hỏi của thầy cô đặt ra, đồng thời tạo ra hứng thú hơn trong việc học.
-“Tự học” là biện pháp giúp người học sinh tự tìm hiểu lấy kiến thức.
-“Tự học” là phương pháp mới giúp học sinh năng động hơn trong học tập.
- Đó còn là cơ sở thể hiện năng lực tư duy sáng tạo, biết sắp xếp công việc có khoa học.
- Người học sinh có biện pháp tự học là biết làm chủ lấy mình.
III.Kết Bài :
-Tinh thần tự học giúp con người nâng cao kiến thức, tự làm chủ lấy mình, tự đặt ra kế hoạch trong học tập.
- Tinh thần tự học rất cần cho tất cả mọi người.
- Mỗi học sinh cần đề ra cho mình biện pháp tự học.
các từ hán viêt trong chị em Thúy kiều là thanh minh đạp thanh ,lễ , tảo mộ , yến anh , bộ hành , dập dìu tài tử
Các từ hán việt trong văn bản "Cảnh ngày xuân": Thanh minh, đạp thanh, lễ, tảo mộ, yến anh, bộ hành, tài tử, dập dìu, giai nhân...
Chúc bạn học tốt!
Khái niệm: Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng có nghĩa tạo thành.
Khái niệm: Từ ghép là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
T.G được chia thành 2 kiểu :
- T.G có nghĩa tổng hợp (T.G hợp nghĩa, T.G đẳng lập, T.G song song ): Là từ ghép mà nghĩa của nó biểu thị những loại rộng hơn, lớn hơn, khái quát hơn so với nghĩa các tiếng trong từ.
-T.G có nghĩa phân loại ( T.G phân loại, T.G chính phụ ): Thường gồm có 2 tiếng, trong đó có 1 tiếng chỉ loại lớn và 1 tiếng có tác dụng chia loại lớn đó thành loại nhỏ hơn.
Từ đơn là từ được cấu tạo bởi chỉ một tiếng.
VD: sách, bút, tre, gỗ....
* Từ phức là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên.
VD: xe đạp, bàn gỗ, sách vở, quần áo, lấp lánh...
* Phân biệt các loại từ phức: Từ phức đựoc chia ra làm hai loại là Từ ghép và Từ láy.
+ Từ ghép: là những từ có cấu tạo từ hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt nghĩa.
Căn cứ vào quan hệ mặt nghĩa giữa các tiếng trong từ ghép, người ta chia làm hai loại: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ
VD: sách vở, bàn ghế, quần áo ( từ ghép đẳng lập)
Xe đạp, lốp xe, ( từ ghép chính phụ)
+ Từ láy: là những từ được cấu tạo bởi hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm. Trong từ láy chỉ có một tiếng gốc có nghĩa, các tiếng khác láy lại tiếng gốc
VD: Lung linh, xinh xinh, đo đỏ..
Từ láy chia ra làm hai loại: Láy bộ phận ( láy âm và láy vần) và láy toàn bộ
- Đề 3: Một loài động vật hay vật nuôi ở quê em
* Bài viết :
Trâu là loài động vật thuộc lớp thú – bộ móng guốc, có sức dẻo dai. Da trâu thường đen bóng, lông mao thưa thớt hơn bò.
Từ xa xưa con trâu đã là người bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam. Hình ảnh con trâu đi vào ca dao thật nhẹ nhàng, tình cảm :
“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày là việc nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.”
Con trâu gắn liền với nhiều sự tích dân gian như : Sự tích Hồ Tây, Trí khôn của ta đây…
Trâu gắn liền với nền nông nghiệp Việt Nam bởi vì trâu cung cấp sức kéo phục vụ cho việc cày bừa.Đối với người nông dân thì trâu là một tài sản lớn. Ông cha ta đã từng nói : “con trâu là đầu cơ nghiệp” là vì thế.
Không cung cấp sưc kéo, trâu còn đem lại những nguồn lợi kinh tế khác nữa. Da trâu để làm những mặt hang bằng da hoặc làm mặt trống vừa bền lại vừa vang. Sừng trâu có thể dùng để trang trí hoặc dùng làm nhạc cụ như tù và. Hơn nữa nuôi trâu không cần phải bỏ ra nhiều công sức chăm sóc. Trâu không kén ăn như bò nhưng lại khỏe hơn bò nên nhiều người thích nuôi trâu hơn.
Con trâu gắn liền với sinh hoạt văn hóa, lễ hội, tín ngưỡng của người Việt Nam. Trong số mười hai con giáp theo quan niệm của người Phương Đông thì con trâu đứng thứ hai.
Hằng năm sau những vụ màu thì người Tây Nguyên lại tổ chức lễ hội đâm trâu còn vào tháng tám hằng năm thì người Đồ Sơn , Hải Phòng lại nô nức tổ chức hội chọi trâu.
Con trâu suốt đời tận tuy phục vụ con người. Bề ngoài trâu có vẻ dữ tợn nhưng thật ra nó rất hiền lành và chăm chỉ.
Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng là cái nôi của nền văn monh lúa nước. Có lẽ cũng vì thế mà hình ảnh con trâu được chọn làm biểu chưng cho Đại hội thể thao lớn nhất Đông Nam Á SEA GAMES 22 mà Việt Nam vinh dự là nước đang cai.
Nói tóm lại, con trâu là loài vật gần gũi , thân thiết và đem lại rất nhiều lợi ích cho người dân. Chúng ta cần phải chăm sóc và bảo vệ trâu tốt hơn.
Các bạn tham khảo Đáp án đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn của Sở GD & ĐT Hà Nội:
Phần I.
1.
“Đồng chí” sáng tác đầu năm 1948. Tác phẩm được in trong tập thơ “Đẩu súng trăng treo”.
2.
a. Yêu cầu về hình thức:
- Đoạn văn (12 câu).
- Đoạn văn theo phép lập luận tổng hợp - phân tích – tổng hợp (tổng - phân – hợp)
- Đoạn văn có sử dụng phép lặp để liên kết cấu và câu ghép (có gạch dưới, chú thích rõ từ ngữ dùng làm phép lặp và một câu ghép)
b. Yêu cầu về nội dung:
Phân tích cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng trong 7 dòng đầu bài thơ “Đồng chí” -Chính Hữu.
Đoạn văn đảm bảo các ý sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả và hoàn cảnh ra đời bài thơ và bảy câu thơ đầu: Chính Hữu là nhà thơ – chiến sĩ, trực tiếp tham gia kháng chiến chống Pháp nên viết rất chân thật, cảm động về những hiện thực và tình cảm người lính; trong đó bảy câu thơ đầu của bài thơ đã nêu lên cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng.
* Phân tích:
- Cơ sở thứ nhất của tình đồng chí là chung hoàn cảnh xuất thân:
+ Hai dòng thơ đầu đối nhau rất chỉnh: “Quê hương” đối với “làng tôi”, “nước mặn đồng chua” đối với “Đất cày lên sỏi đá”.
+ “Nước mặn đồng chua” là vùng đất ven biển nhiễm phèn, “đất cày lên sỏi đá” là vùng đồi núi trung du đất bị đá ong hóa.
-> Cả hai đều là những vùng đất khó canh tác. Hai câu thơ giới thiệu quê hương anh và tôi nhưng lại chỉ nói về đất bởi với người nông dân, đất đai là mối quan tâm hàng đầu, là tài sản lớn nhất.
-> Qua đó, ta thấy được cơ sở đầu tiên của tình đồng chí đó là cùng cảnh ngộ, xuất thân nghèo khó, họ đều là những người nông dân nghèo mặc áo lính – có sự đồng cảm giai cấp.
- Cơ sở thứ hai của tình đồng chí là chung nhiệm vụ, lí tưởng:
+ Vì quê hương, đất nước, tự bốn phương trời xa lạ cùng về đứng trong hàng ngũ cách mạng, cùng chung một chiến hào.
+ Với hình ảnh “súng”, “đầu” vừa thực vừa tượng trưng cho nhiệm vụ, lí tưởng; đồng thời kết hợp với điệp từ “bên” đã khẳng định giờ đây, anh và tôi đã có sự gắn kết trong vẹn về lí trí, lí tưởng và mục đích cao cả. Đó là cùng chiến đấu giành độc lập cho tổ quốc.
- Cơ sở thứ ba của tình đồng chỉ là chung gian khó: Tình đồng chí còn được nảy nở rồi gắn bó bền chặt khi họ cùng chia vui sẽ buồn, động cam cộng khổ.
+ Hình ảnh “đệm rét chung chăn” rất giản dị mà vô cùng gợi cảm, chỉ 1 từ “chung” duy nhất cho ta thấy được nhiều điều: “Chung gian khó, chung khắc nghiệt, chúng thiếu thốn và đặc biệt là chúng hơi ẩm để vượt qua khó khăn, để họ trở thành tri kỉ.
+ Câu thơ đầy ắp kỉ niệm và ấm áp tình đồng chí, đồng đội.
- Chính Hữu thật tài tình khi tình đồng chí được thể hiện ngay trong cách sắp xếp trật tự từ “anh”, “tội”: từ chỗ đứng tách riêng trên hai dòng thơ rồi cùng song hành trong dòng thơ thứ ba, và rồi không còn phân biệt từng cá nhân nữa. Từ chỗ là “đôi người xa lạ”, họ đã “quen nhau”, đứng cùng nhau trong cùng một hàng ngũ, nhận ra nhau là “đội tri kỉ” để rồi vỡ òa trong một thứ cảm xúc mới mẻ, thiêng liêng “đồng chí”.
- Câu thứ thứ bảy “Đồng chí!” là câu đặc biệt, cảm thán, câu thơ tuy chỉ có hai từ nhưng đã trở thành bản lề gắn kết cả bài thơ. Hai tiếng “đồng chí” đứng tách riêng thành một dòng thơ đặc biệt như một kết luận, một phát hiện, một điểm nhấn về một thứ tình cảm mới mẻ, thiêng liêng, vô cùng cao đẹp – tình đồng chí, Đến đây, ta hiểu rằng đồng cảnh, đồng ngũ, đồng nhiệm, đồng cảm sẽ trở thành đồng chí. Đồng chí – chính là sự kết tinh giữa tình bạn và tình người.
-> Cơ sở của tình đồng chí được Chính Hữu lí giải bằng một chữ “đồng”, tạo ra sự càng ngày xích lại gần nhau của hai con người, hai trái tim. Đó là quá trình từ đồng cảnh đến đồng ngũ, đồng cảm đến đồng tình và đỉnh cao là đồng chí. Từ xa lạ, đến quen nhau, để thành tri kỉ. Khi đồng chí gắn với tri kỉ thì đồng chí không còn là khái niệm chính trị khô khan nữa mà chứa chan bao cảm xúc.
* Nhận xét: Như vậy, chỉ với bảy câu thơ – Chính Hữu đã nêu lên cơ sở của tình đồng chí - tình cảm cao quí, thiêng liêng, sức mạnh tinh thần để người lính vượt qua mọi gian khổ để quyết tâm chiến đấu và chiến thắng.
3.
Hình ảnh cuối bài thơ “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” cho thấy vẻ đẹp của anh bộ độ cụ Hồ:
Tư thế chiến đấu hiện ngang, chủ động, mạnh mẽ và hết sức dũng cảm của người lính. Tư thế đó còn cho thấy sự gắn bó keo sơn của người đồng chí, họ tạo ra tư thế thành đồng vách sắt, sẵn sàng “chờ giặc tới”. Qua đó còn cho thấy tinh thần yêu nước, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ độc lập, tự do của tổ quốc của người lính.
-> Chỉ với một câu thơ nhưng Chính Hữu đã tạc nên một bức tranh chân dung đẹp đẽ về ý chí kiên cường, sự dũng cảm và tinh thần yêu nước nồng nàn của họ.
Phần II.
Câu 1.
Xten-mét-xơ cho rằng “vạch một đường thẳng” có giá 1 đôla nhưng tìm ra chỗ vạch đúng đường ấy” lại có giá 9999 đôla vì:
- Khẳng định chuyên gia Xten-mét-xơ hết sức ngắn gọn, mỗi từ ngữ đều có dụng ý sâu sắc.
- Giải thích:
-“vạch một đường thẳng” có giá 1 đôla:
+ Vạch một đường thẳng thì vô cùng dễ dàng, ai cũng có thể làm được
-“tìm ra chỗ vạch đúng đường ấy” lại có giá 9999 đôla:
+ Nhưng phải tìm ra chỗ vạch đúng đường thì mới có giá trị.
+ Người có tri thức sẽ làm được những việc mà nhiều người không làm được.
+ Tri thức giúp con người tạo ra được nhiều loại sức mạnh phi thường.
+ Tri thức nâng cao giá trị con người
Câu 2.
a. Yêu cầu về hình thức:
- Trình bày suy nghĩ trong khoảng 2/3 trang giấy thi.
- Không mắc các lỗi về dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
b. Yêu cầu về nội dung: Tri thức làm nên giá trị con người.
Đoạn văn đảm bảo các ý sau:
Giới thiệu, dẫn dắt vào đề.
- Nêu luận đề: Phải chăng tri thức làm nên giá trị con người?
* Giải thích:
- Tri thức: Là những hiểu biết của con người về mọi lĩnh vực trong đời sống được tích lũy qua quá trình học hỏi, rèn luyện, lao động.
- Giá trị con người: Là ý nghĩa của sự tồn tại mỗi con người, là nội lực riêng trong mỗi con người. Đó là yếu tố để mỗi người khẳng định được vị trí trong cuộc đời.
-> Những hiểu biết của con người ở mọi lĩnh vực trong cuộc sống sẽ giúp con người khẳng định được vị trí của mình trong cuộc đời.
* Bàn luận
- Vì sao có thể nói tri thức làm nên giá trị con người:
+ Giá trị con người không phải chỉ được xác định bằng hình thức bên ngoài mà quan trọng hơn là được xem xét từ tính cách, tâm hồn, những ứng xử của chúng ta với người khác và để có được những điều đó thì phải tích lũy bằng sự hiểu biết, tri thức.
+ “Tri thức là sức mạnh. Ai có tri thức thì người đó có được sức mạnh”. (Lê-nin)
- Biểu hiện của tri thức làm nên giá trị con người:
+ Có tri thức, bản thân mỗi người sẽ biết làm thế nào cho hợp lí với mọi tình huống trong cuộc sống, tự nâng cao khả năng giao tiếp, cải thiện các mối quan hệ.
+ Có tri thức, mỗi người sẽ bản lĩnh hơn trước những tính huống không mong muốn xảy ra, từ đó bản lĩnh, tự tin tìm cách giải quyết.
+ Biết tri thức làm nên giá trị sống, phong cách sống, mỗi người sẽ không ngừng tích lũy tri thức dày thêm để tự phát triển và hoàn thiện chính mình.
Muốn có được sức mạnh của tri thức con người cần không ngừng học tập, tích lũy kiến thức và vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Trong quá trình làm, học sinh lấy dẫn chứng phù hợp.
- Phản đề - mở rộng:
+ Tri thức tạo nên giá trị con người nhưng có những người nhởn nhơ, bỏ phí thời gian tích lũy tri thức vào những việc vô bổ, để cuộc đời trôi qua hoài phí.
+ Có những người biết tích lũy thêm hiểu biết nhưng lại sử dụng nó vào việc hủy diệt, làm hại đồng loại, trục lợi cho bản thân. Như thế, tri thức chỉ thật sự tạo nên giá trị tốt đẹp khi được vận dụng để làm những điều có ích cho cộng đồng.
- Liên hệ bản thân: Bản thân em đã tích lũy tri thức để không ngừng nâng cao giá trị của chính mình.
Tham khảo!
Câu 2:
Đã bao năm trôi qua, nhưng tôi vẫn không thể nào quên được những gì mình đã làm gây ra khiến vợ tôi khiến nàng chọn con đường bức tử. Một nỗi ân hận ghê gớm luôn vò xé nỗi lòng mỗi khi đêm về. Tôi muốn kể cho các bạn nghe câu chuyện sai lầm này, để ai đó đừng bước vào vết xe đổ của tôi.
Tôi sinh ra trong một gia đình khá giả ở Nam Xương. Lúc bấy giờ, trong cùng làng có một người con gái đẹp tuy nhà nghèo có nhưng đẹp cả người đẹp nết, nàng tên là Vũ Thị Thiết, mọi người xung quanh thường gọi là Vũ Nương. Mến vì dung hạnh đoan trang, nên tôi đã xin mẹ trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ. Chúng tôi sống với nhau hòa thuận, hạnh phúc và cùng háo hức chờ đợi đứa con đầu lòng. Bất ngờ, chiến tranh xảy ra, triều đình bắt lính đi tòng quân. Do xưa nay chẳng màng học hành nên tôi có tên trong danh sách. Không còn cách nào khác, tôi đành phải chia tay mẹ già, vợ trẻ để lên đường ra trận.
Vào ngày tòng quân, mẹ già nắm chặt tay tôi, ngậm ngùi khuyên:
- Nay con phải tạm ra tòng quân, xa lìa dưới gối. Tuy là hội công danh từ xưa ít gặp, nhưng trong chỗ binh cách, phải lấy việc giữ mình làm trọng, biết gặp nạn thì lui, lượng sức mà đánh, đừng nên tham miếng mồi thơm, để lỡ mắc vào lưới cá. Quan cao tước lớn nhường để người ta. Có như thế thì mẹ ở nhà mới đỡ lo lắng vì con được.
Tôi quỳ xuống vâng lời mẹ dạy. Vợ tôi rót chén rượu đầy nâng bằng hai tay đưa cho tôi và nói rằng:
– Lang quân đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường, rợ man chạy tội, vương sư uổng công; lời tâu công lớn phá giặc đã chầy, kỳ hẹn thay quân hóa muộn, khiến thiếp ôm nỗi quan hoài, mẹ già triền miên lo lắng. Trông mảnh trăng Trường An , nhanh tay đập áo rét, ngắm liễu tàn rủ bóng động nỗi niềm biên ải xa xôi. Giả sử có muôn hàng thư tín, chỉ e không một tin về.
Nàng nói đến đấy, mọi người đều ứa hai hàng lệ. Rồi tiệc tiễn vừa tàn, tôi dứt áo lên đường. Mọi vật xung quanh vẫn như cũ, nhưng lòng tôi đã bùi ngùi bởi cảnh sinh li và mối tình ngàn dặm quan san cách trở.
Ở chiến trường hơn một năm trời, may mắn được trở về đoàn tụ với gia đình. Nhưng sét đánh ngang tai, mẹ tôi vì quá nhớ thương con mà ốm đau biền biệt, cuối cùng cụ đã qua đời. Tôi đau xót biết bao, định bế con trai - bé Đản mới hơn một tuổi ra thăm mộ. Nhưng con từ lúc đẻ chưa gặp mặt, xa lạ nằng nặc không chịu đi. Dọc đường, bé Đản khóc, tôi dỗ: “Nín đi con, bà mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi”. Bé Đản liền nói tôi không phải là cha nó, cha nó là người trước đây đêm nào cũng đến bên mẹ. Tôi choáng váng. Đất dưới chân tôi như sụp xuống.
Tôi cứ bần thần nghĩ ngợi, Vũ Nương là một người vợ ngoan hiền, đức hạnh, chẳng lẽ hơn một năm xa cách, nàng lại trở nên hư hỏng như vậy sao? Tôi bỗng thấy căm giận Vũ Nương. Ghen tuông mù quáng khiến tôi bùng lên, không có cách gì dập tắt được. Về đến nhà, tôi la mắng om sòm cho hả giận. Vũ Nương bàng hoàng sửng sốt. Nàng vừa khóc vừa thanh minh : “Thiếp vốn con nhà nghèo khó, được nương tựa nhà giàu, vẫn lấy sự nết na thuỳ mị, công dung ngôn hạnh làm đầu. Vợ chồng sum họp chưa được bao lâu, chia xa chỉ vì lửa binh chứ không vì lí do gì khác. Trong ba năm cách biệt, thiếp một mực giữ gìn tiết hạnh, không tô son điểm phấn, không bén gót chốn chơi bời hoa liễu, một mực nhớ thương và chung thuỷ với chàng. Xin chàng hãy tin thiếp, đừng nghi oan cho thiếp mà tội nghiệp…”.
Nhưng bao nhiêu lời nói chân thật cũng không làm dịu được mối nghi ngờ trong tôi. Hàng xóm thương nàng tần tạo, chăm sóc mẹ chồng con thơ chu đáo, ma chay cho mẹ làm tương tự thân sinh của chính mình nên ra sức bênh vực và biện bạch cho nàng. Nhưng tôi không nghe ai hết. Lúc đó tôi chẳng quan tâm lời ai nói, tôi mắng nhiếc không tiếc lời rồi đánh đuổi nàng đi. Cảm thấy đã không thể thuyết phục được tôi, Vũ Nương bất đắc dĩ nói trong đau đớn, xót xa, cay đắng rằng :
– Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng, vì có cái thú vui nghi gia nghi thất, có sự yên ổn được tựa bóng cây cao. Đâu ngờ ân tình tựa lá, gièm báng nên non. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa gãy cuống, kêu xuân cái én lìa màn, nước thẳm buồm xa, đâu còn thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.
Tôi đã không biết, nàng lại đi tắm gội sạch sẽ, ra bến Hoàng Giang than khóc, thề nguyền và gieo mình xuống sông tự vẫn.
Về phần tôi, mối nghi ngờ không chỉ làm hại Vũ Nương mà còn làm khổ tôi, dằn vặt tôi không phút nào yên. Tuy giận Vũ Nương thất tiết nhưng khi nàng tự vẫn, tôi cảm thấy lòng đau nhói. Tôi cố vớt thây nàng để chôn nhưng tìm mãi không được. Một đêm, tôi ngồi buồn bã trước ngọn đèn khuya. Chợt đứa con trai bật thốt: “Cha Đản lại đến kia kìa!”, rồi chỉ tay vào bóng tôi in trên vách: “Đây này!”. Tôi ngỡ ngàng và hiểu ra tất cả. Thì ra, ngày thường lúc tôi vắng nhà, Vũ Nương hay trỏ bóng mình trên tường đùa con và báo đó là cha Đản. Tôi thấu hiểu nỗi oan động trời của vợ và trách mình sao quá nhẫn tâm, nhưng mọi chuyện trót đã qua rồi, không làm sao thay đổi được nữa…
Câu chuyện của tôi, những sai lầm của tôi là có thật. Tôi đã đánh mất hạnh phúc của chính mình. Kể ra câu chuyện đau lòng này, tôi chỉ muốn mọi người đừng xử sự nông nổi, cả giận mất khôn như tôi. Hãy tin yêu con người, thực lòng yêu thương người thân để gia đình không rơi vào những bi kịch đau đớn.