Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
cj tra mạng thấy tên thơ là : Lời ru có phải không
bài thơ này này:
Ru em em ngủ ngoan nè!
Mẹ còn trên rẫy chưa về với em
Ru em em ngủ ngoan hiền
Mẹ còn cuốc cỏ bên triền ngô xanh
Ru em em ngủ ngoan lành
Mẹ còn tưới một luống hành nữa thôi
Ru em em ngủ à ơi!
Mẹ còn ghé chợ mua vôi cho bà
Ru em em ngủ ơi à!
Mẹ còn chọn lựa mua quà cho em
Ru em giấc ngủ êm đềm
Hình như gót mẹ chạm thềm... à ơi!
đúng khôg e
Bài thơ Ru em của Nguyễn Lam Thắng mang một cảm xúc nhẹ nhàng, sâu lắng, như lời thì thầm của tình yêu thương và sự chở che. Từng câu thơ là những lời ru dịu dàng, vỗ về tâm hồn, đưa người đọc trở về với ký ức tuổi thơ, nơi vòng tay mẹ ấm áp và những lời ru ngọt ngào vang vọng. Hình ảnh trong thơ vừa mộc mạc, gần gũi, vừa đong đầy ý nghĩa, như chiếc nôi nhỏ đong đưa dưới ánh trăng hiền hòa. Đọc bài thơ, tôi cảm nhận được sự an ủi và bình yên, như thể mọi gánh nặng trong cuộc sống tạm thời tan biến, chỉ còn lại giây phút yên tĩnh giữa đất trời. Nguyễn Lam Thắng đã khéo léo truyền tải tình cảm qua từng chữ, khiến bài thơ không chỉ là lời ru, mà còn là một bản nhạc của yêu thương và gắn kết.
REFER
Thơ Trương Nam Hương thường lung linh những hình ảnh về mẹ, về quê hương và tuổi thơ. Như nhà thơ từng tâm sự: Tôi nhớ về mẹ, về quê hương, về những miền đất, về những năm tháng gian nan nghèo khó, đã cưu mang nuôi dưỡng mình. Đẹp, buồn và trong trẻo biết bao …
Học sinh có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu được những ý cơ bản như sau:
Đoạn thơ bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của tác giả về người mẹ. Hình ảnh mái tóc mẹ bạc trắng vì thời gian làm cho ta xúc động đến nôn nao. Ý đối lập trong hai câu thơ “ Lưng mẹ cứ còng dần xuống / Cho con ngày một thêm cao” Như muốn bộc lộ suy nghĩ về lòng biết ơn của tác giả đối với mẹ.
Mẹ đem đến cho con cả “cuộc đời” trong lời hát, mẹ chắp cho con “đôi cánh” để lớn lên con sẽ bay xa. Những cảm xúc, suy nghĩ của tác giả về người mẹ thật đẹp đẽ biết bao ! HS cần cảm nhận về ý nghĩa tiếng hát của mẹ đối với con, nhờ tiếng hát của mẹ mà con hiểu cuộc đời, đặc biệt là hiểu được sự vất vả và tình yêu thương mà mẹ dành
Chính lời ru của mẹ đã chắp cho con đôi cánh, đã cho con ước mơ, niềm tin, và nghị lực để con bay cao bay xa. Mẹ chính là động lực là cuộc sống của con.
tham khảo :
Thơ Trương Nam Hương thường lung linh những hình ảnh về mẹ, về quê hương và tuổi thơ. Như nhà thơ từng tâm sự: Tôi nhớ về mẹ, về quê hương, về những miền đất, về những năm tháng gian nan nghèo khó, đã cưu mang nuôi dưỡng mình. Đẹp, buồn và trong trẻo biết bao …
Học sinh có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu được những ý cơ bản như sau:
Đoạn thơ bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của tác giả về người mẹ. Hình ảnh mái tóc mẹ bạc trắng vì thời gian làm cho ta xúc động đến nôn nao. Ý đối lập trong hai câu thơ “ Lưng mẹ cứ còng dần xuống / Cho con ngày một thêm cao” Như muốn bộc lộ suy nghĩ về lòng biết ơn của tác giả đối với mẹ.
Mẹ đem đến cho con cả “cuộc đời” trong lời hát, mẹ chắp cho con “đôi cánh” để lớn lên con sẽ bay xa. Những cảm xúc, suy nghĩ của tác giả về người mẹ thật đẹp đẽ biết bao ! HS cần cảm nhận về ý nghĩa tiếng hát của mẹ đối với con, nhờ tiếng hát của mẹ mà con hiểu cuộc đời, đặc biệt là hiểu được sự vất vả và tình yêu thương mà mẹ dành
Chính lời ru của mẹ đã chắp cho con đôi cánh, đã cho con ước mơ, niềm tin, và nghị lực để con bay cao bay xa. Mẹ chính là động lực là cuộc sống của con.
Có biết bao nhiêu cảm nhận trong lòng của những người con về lời ru của mẹ. Tiếng mẹ à ơi ngọt ngào là những gì tha thiết nhất luôn vỗ về con từ thưở lọt lòng đến khi những bước chân con đã đi đến được những nẻo đường đời, mà ta vẫn không đi hết được lời ru của mẹ. Tình mẹ qua những lời ru thiết tha ấy là bao điều ta nghĩ suy, chẳng bao giờ vơi cạn để cho ta tạc dạ ghi lòng.
Tuổi thơ của tôi trong lời ru của mẹ là cả 10 năm trời lời ru đơn côi, 10 năm trời cha đi đánh giặc. Còn một mình mẹ với năm đứa con ngơ ngác, nhỏ dại trong một thời đất nước có chiến tranh. Hình ảnh mẹ hao gầy như những đêm trăng khuyết, trên vai mẹ phải gánh bao gánh nặng nhọc, khổ đau. Nhưng lời ru của mẹ cho con là cả một vầng trăng tròn. Con đường ra trận của cha vào chiến trường miền Nam ngày càng xa hun hút, 10 năm trời đằng đẵng lòng mẹ tái tê. Nhưng lời ru của mẹ cho con là một mùa xuân ấm áp và hương thơm nồng của một mùa quả chín mẹ trao gửi cho con. Hình ảnh mẹ tôi tất tả bước chân trên những khúc đê quanh co của miền quê Phú thọ, tà áo mỏng manh của mẹ càng mỏng manh hơn trong mỗi chiều ngược gió. Thế nhưng đằng sau đó mẹ vẫn tìm về những lời ru bình yên cho con, mẹ vẫn tìm về những lời ru với cả một mùa hoa thơm trái ngọt. Lời ru đong đầy hạnh phúc và niềm tin sáng tươi trên mỗi nẻo đường đời. Tôi hiểu được mẹ tôi trong lời ru ấy và điều tôi hiểu được hơn rằng mẹ tôi chỉ là một hình ảnh rất nhỏ trong kỳ tích của dân tộc mà bao bà mẹ Việt Nam của chúng ta đã làm nên. Những kỳ tích về những chiến công của dân tộc đã dựng lên một bức tượng đài về mẹ Việt Nam đẹp như một huyền thoại.
Lời ru của mẹ cho chúng ta lớn lên, cho ta viết được bao vần thơ tặng mẹ, đi dọc những lời ru tha thiết ấy cho ta hiểu được lòng mẹ dành cho con dài rộng biết chừng nào. Trong lời ru của bao bà mẹ, khổ đau đắng cay mẹ giấu vào lòng để cho con hưởng trọn một lời ru ngọt ngào thênh thang hạnh phúc. Để cho con biết qua khổ đau khó nhọc sẽ có một ngày tươi đẹp ở đường đời. Để cho con biết thương những vầng trăng khuyết như dáng mẹ hao gầy năm xưa. Lời ru của mẹ thăm thẳm thiết tha theo suốt cuộc đời con:
“À ơi… đi suốt cuộc đời
Vẫn nghiêng cánh võng những lời mẹ ru…
Mẹ gom cả thế gian này
Tình yêu hạnh phúc trao tay con cầm
Nẻo xưa nước mắt âm thầm
Đường gần trái ngọt con cầm trên tay.”
(Đi dọc lời ru – Chu Thị Thơm)
“ Ta đi trọn kiếp con người
Vẫn không đi hết mấy lời mẹ ru.”
(Nguyễn Duy)
Câu thơ ấy là tấm lòng thành kính của chúng con dâng mẹ và nặng lòng biết ơn mẹ, trong suốt cuộc đời mỗi chúng con lời ru của mẹ lúc nào cũng vấn vương tha thiết ở trong lòng.
Lời ru của mẹ vấn vương suốt cuộc đời mỗi chúng ta, ta viết sao cho đủ lòng mẹ qua lời ru thiết tha ấy, để cho ta đi hết cuộc đời này vẫn không đi hết được những lời ru của mẹ .
cái này tham khảo nha !
Tham Khảo
Mỗi người chúng ta đều được sinh ra, lớn lên và trưởng thành trong những đùm bọc yêu thương và đặc biệt là bên những tiếng ru của mẹ. Lời ru thân thương ấy có vai trò vô cùng quan trọng với việc hình thành nhân cách con người trong xã hội hiện đại. Lời ru chính là những câu hát của bà, của mẹ. Lời ru ấy phần lớn là cải biên rất mộc mạc từ những câu chuyện cổ tích, những bài ca dao, hò vè trong trẻo. Sở dĩ lời ru ấy có thể tác động và hình thành nhân cách con người vì những bài học đạo lí trong những câu hát giản đơn. Tiếng ru ầu ơ không chỉ đưa ta vào giấc ngủ mà từ khi ta bé thơ, tiếng ru ấy là những âm thanh đầu tiên ta được nghe và nó thấm sâu trong tâm hồn ta lúc nào chẳng hay. Nhưng có lẽ sau mỗi lời ru đó còn là hi vọng của mẹ cha mong con lớn lên khỏe mạnh, trở thành người tốt trong cuộc đời này. Trẻ thơ ngây dại sẽ không bao giờ quên tiếng hát về con cò lộn cổ xuống ao cũng như lời thị rơi bị bà. Ở đó, những phẩm chất đạo đức tốt đẹp như yêu thương con người, đồng cảm, sẻ chia cho số phận luôn được gửi gắm để mọi lứa tuổi luôn dễ cảm, dễ yêu tiếng ru ấy. Xã hội hiện đại với ồn ã phố phường làm tiếng ru mờ nhòa dần đi nhưng không bao giờ có thể tan biến. Những câu chuyện về đạo đức, về lòng thương yêu, chỉ có hòa điệu trong tiếng ru mới có thể trở thành nơi chắp cánh cho những yêu thương và đạo đức của con người. Mọi thứ âm nhạc trong cuộc đời này đều có thể bị vùi lấp hoặc lãng quên, nhưng tiếng ru kia, mộc mạc giản dị mà thấm đẫm yêu thương thì vẫn đang ngày ngày bồi đắp những tâm hồn, trái tim và đưa con người về miền cổ tích. Tiếng ru đong đầy của xúc cảm và chuyên chở con người đến với thế giới diệu kì của bài học nhân cách, bài học lẽ sống ở đời mãi dõi theo và đồng hành bên ta.
Những câu thơ đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về khoảng cách giữa hai thế hệ - thế hệ trước (ông cha) với thế hệ sau (con cháu). Với hình ảnh so sánh độc đáo mà giàu tính biểu tượng - “con sông” và “chân trời”. Nhưng dù khoảng cách có là vậy thì nhờ có “chuyện cổ” mà “tôi” đã hiểu thêm về phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của thế hệ đi trước. Điều đó khiến cho “tôi” cảm thấy tự hào hơn, cũng như yêu mến “chuyện cổ nước mình”. Khổ thơ tuy ngắn gọn nhưng lại gửi gắm một bài học sâu sắc đến con người.
Bài thơ Ru em của Nguyễn Lam Thắng mang một cảm xúc nhẹ nhàng, sâu lắng, như lời thì thầm của tình yêu thương và sự chở che. Từng câu thơ là những lời ru dịu dàng, vỗ về tâm hồn, đưa người đọc trở về với ký ức tuổi thơ, nơi vòng tay mẹ ấm áp và những lời ru ngọt ngào vang vọng. Hình ảnh trong thơ vừa mộc mạc, gần gũi, vừa đong đầy ý nghĩa, như chiếc nôi nhỏ đong đưa dưới ánh trăng hiền hòa. Đọc bài thơ, tôi cảm nhận được sự an ủi và bình yên, như thể mọi gánh nặng trong cuộc sống tạm thời tan biến, chỉ còn lại giây phút yên tĩnh giữa đất trời. Nguyễn Lam Thắng đã khéo léo truyền tải tình cảm qua từng chữ, khiến bài thơ không chỉ là lời ru, mà còn là một bản nhạc của yêu thương và gắn kết.