Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
Sở dĩ môi trường ngày càng ô nhiễm là vì con người ko có ý thức bảo vệ môi trường . Bằng chứng là nhiều ao, hồ , sông ngòi kênh rạch đã bị ô nhiễm do những người vô ý thức đã xả rác bừa bãi .Hơn nữa giữa đời sống của chúng ta bao bì ni lông vẫn tồn tại và hơn nữa là vô cùng phổ biến ở mọi nơi. Vì bao bì ni lông có giá thành rẻ lại bền bỉ và tiện dụng nhưng những tác hại mà bao bì ni lông gây ra cho môi trường là vô cùng nghiêm trọng. Khi bao bì ni lông lẫn vào đất sẽ làm cản trở quá trình trao đổi chất của cây khiến cho cây khó sinh trưởng, bao bì ni lông bị vứt xuống nc gây tắc nghẽn đường dẫn nước. Không những tăng khả năng ngập lụt mà còn có thể cho muỗi phát sinh gây ra nhiều mầm bệnh, các thức ăn ta ăn hằng ngày nếu được đựng trg bao bì ni lông có mầu sẽ lẫn phẩm màu vào trg thức ăn và gây bênh cho chúng ta. Hiện nay đã có nhiều biện pháp xử lí bao bì ni lông nhưng vẫn chưa hiệu quả và mang tính xác thực, qua trình thưc hiện rất khó khăn trg khi điều kiện kinh tế nc ta còn kếm cỏi .Cho nên mỗi người chúng ta cần phải giảm thiểu việc sử dụng bao bì ni lông bằng cách thay bao bì ni lông bằng túi vải,dụng cụ gia dụng... Vì một môi trường xanh sạch đẹp nên mỗi người chúng ta phải chung tay góp phần giảm thiểu rác thải ni lông.
Nam Cao là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc giai đoạn 1930 – 1945, là một cây bút viết về người nông dân hết sức chân thực, có đóng góp nhiều cho sự thành công của dòng văn học hiện thực Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Nam Cao tên khai sinh là Trần Hữu Tri, sinh năm 1915, mất năm 1951, quê ở làng Đại Hoàng, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Nam Cao là cây bút luôn suy nghĩ, tìm tòi để “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”. Vì thế, đề tài của ông tuy không mới nhưng tác phẩm vẫn có những đặc sắc tâm lí. Tác phẩm của Nam Cao chủ yếu xoay quanh hai đề tài chính: người nông dân và người trí thức tiểu tư sản nghèo, ở đề tài người trí thức tiểu tư sản có những tác phẩm: Trăng sáng, đời thừa, mua nhà, nước mắt… và những truyện đáng chú ý khi ông viết về người nông dân như: Lão Hạc, Chí Phèo, Một bữa no, Lang Rận… Có thể nói dù viết về trí thức nghèo hay về người nông dân cùng khổ thì Nam Cao vẫn luôn day dứt, đau đớn trước tình trạng con người bị xói mòn về nhân phẩm, thậm chí huỷ diệt cả nhân tính trong cái xã hội phi nhân đạo đương thời. Nam Cao là người có ý thức trách nhiệm nhất về ngòi bút của mình, suốt cuộc đời lao động văn học, nhà văn luôn suy nghĩ về sống và viết.