Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trái Đất giờ đây đang đứng trước nguy cơ của việc biến đổi khí hậu do con người gây ra . Vì thế , việc bảo vệ môi trường là việc làm vô cùng cần thiết của toàn nhân loại ở khắp quốc gia . Việc làm để bảo vệ môi trường là , bỏ rác vào thùng , dọn dẹp vệ sinh nơi , phải trồng cây xanh , hạn chế khí thải từ các nhà máy , hạn chế sử dụng năng lượng không tái chế và sử dụng những nguồn năng lượng sạch mới ... . Ngoài ra , chúng ta cần phải xem xét , ý thức với chính bản thân mình trong việc bảo vệ môi trường và đồng thơi tham gia các hoạt động như Mùa hè Xanh , Giờ Trái Đất ... Có như vậy , Trái Đất , ngôi nhà chung của chúng ta , sẽ trở nên xanh sạch đẹp .
Có lẽ trong trái tim của mỗi con người đều có một ngăn nhỏ dành cho quê hương thân yêu. Đúng vậy! quê hương dù là gì đi nữa thì cx là nơi ta sinh ra, lớn lên và có những kỉ niệm đẹp ở đây. Quê hương là những ngày vui đùa bên bạn bè thân thương. Là người mẹ thứ 2 chăm sóc ta khôn lớn từng ngày, là đường dẫn lối ta tới trường. Yêu sao những hình ảnh bình dị mà thân thương ấy. Yêu lắm, quê hương ơi!
Treo biển
Một cửa hàng bán cá làm cái biển đề mấy chữ to tướng:
"Ở ÐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI"
Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo:
- Nhà này xưa nay quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ lại phải đề là "cá tươi"!
Truyen cuoi, Nhà hàng nghe nói, xoá ngay chữ "tươi" đi. Hôm sau, có người đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo:
- Người ta chẳng nhẽ đến hàng hoa mua cá hay sao mà phải đề là: "Ở đây"!
Nhà hàng nghe có lý, xóa hai chữ "Ở đây" đi.
Cách vài hôm, lại có một người khách đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo:
- Ở đây chẳng bán cá thì bày cá ra để khoe hay sao mà phải đề là "có bán"!
Nhà hàng nghe nói, lại bỏ ngay hai chữ "có bán" đi. Thành ra trên biển chỉ còn có mỗi chữ "cá"! Anh ta nghĩ bụng chắc từ bây giờ không ai còn bắt bẻ gì nữa. Vài hôm sau, người láng giềng sang chơi, nhìn cái biển nói:
- Chưa đi đến đầu phố đã ngửi thấy mùi tanh, đến gần nhà thì đã thấy đầy những cá, ai mà chẳng biết là bán cá, còn đền biển làm gì nữa!
Thế là nhà hàng cất nối cái biển.
Đất nước ta bốn mùa đều có rất nhiều loại quả, trong đó em rất thích quả dưa hấu. Dưa hấu có rất nhiều loại: quả tròn, quả hình bầu dục, có quả vỏ màu xanh sẫm bóng loáng nhưng cũng có quả sọc trắng sọc xanh nhạt rất đẹp. Cuống nó nhỏ nhưng rất cứng. Bổ quả dưa ra em thấy đẹp, trong ruột là một màu đỏ hồng, có các hạt đen nhánh xen lẫn, cắn miếng dưa là nước chảy vào miệng ngọt lịm thơm mát, miếng dưa như có lớp cát mịn tan ngọt dần đầu lưỡi. Những buổi trưa hè nóng bức, oi ả được ăn miếng dưa hoặc uống sinh tố dưa hấu thì thật là tuyệt vời.
Vào sáng chủ nhật hàng tuần, em cùng bố mẹ đi dọc theo bờ biển, hít thở không khí trong lành để thư giãn cho một tuần làm việc, học tập mệt mỏi. Những tiếng sóng biển rì rào nghe thật vui tai. Lá cây dừa đung đưa theo gió như đang chào ngày mới. Cơn sóng nhấp nhô trên mặt biển, tung bọt trắng xóa. Những chú chim hải âu đang dang đôi cánh của mình bay lượn trên bầu trời mênh mông. Những tia nắng chiếu xuống mặt biển lấp lánh như tấm thảm màu ngọc bích
* Những từ ngữ đã học :
Từ Láy: lấp lánh, rì rào, nhấp nhô, mênh mông.
Từ ghép: mệt mỏi, đung đưa, trong lành.
“Lá lành đùm lá rách” là một trong những truyền thống đạo lí đẹp đẽ của dân tộc ta. Ngày nay, truyền thống đó lại được phát huy mạnh mẽ. Hằng năm, cứ vào dịp cuối năm là cả nước ta lại chung tay góp sức ủng hộ người nghèo. Từ các quan chức cấp cao của nhà nước đến các công nhân viên chức bình thường, từ những doanh nhân thành đạt cho đến những nông dân lao động một nắng hai sương, từ những cụ già tóc bạc cho đến những nhi đồng trẻ thơ, từ các chiến sĩ ngoài hải đảo cho đến những kiều bào ở nước ngoài... Những cử chỉ cao quý đó tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giông nhau ở tấm lòng tương thân, tương ái, ở sự sẻ chia đối với những cảnh đời còn cơ cực nghèo khổ. Những việc làm đó, đã góp phần làm cho xã hội ngày càng văn minh, giàu mạnh.
mình lấy trên mạng nên ko biết đúng bài bạn ko, nếu sai mong bạn thông cảm
a) trên các hè phố , trước cổng các cơ quan , trên mặt đường nhựa từ khắp năm cua o trở vào , / hoa sấu / vẫn nở vẫn vương vãi khắp...
TN CN VN
b) vì sợ rét / hồng / cắt lá chuối khô che kín chuồng gà
TN CN VN
c) trong lớp / cô giáo / giúp đỡ bạn Nam nhiều nhất
TN CN VN
d) trưa / nước biển / xanh lơ và / khi chiều tà / biển / đổi sang màu xanh lục
TN1 CN1 VN1 TN2 CN2 VN2
e) tren nen cat trang tinh , noi nguc co mai ti xuong don duong bay cua giac , / moc lên những bông hoa tim
TN VN
- tác dụng của trạng ngữ : bổ sung thông tin cho câu , xác định hoàn cảnh , điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu , góp phần làm cho nội dung câu được dầy đủ , chính xác
~ học tốt ~
Nguyệt quế! Ôi loài cây thân thương! Chắc mọi người ai cũng thắc mắc tại sao tôi lại coi nó như một loài cây thân thương đúng không? Vì đây là loài cây có ý nghĩa với tôi rất nhiều. Cây nguyệt quế được trồng ở đầu ngõ là kỉ niệm của nội tôi. Nguyệt quế thân gỗ, to bằng ngón chân cái có nhiều cành to bằng chiếc đũa, hoặc chỉ to bằng cọng rơm màu nâu xám. Mỗi nhánh cây bằng chiếc tăm dài có từ bảy đến chín lá hình thoi màu xanh thẫm mượt bóng, nhất là sau một đêm mưa. Cành lá sum sê, xoè tán rất đẹp trông cứ như một chiếc ô xanh xinh xinh căng lên. Đến mùa hoa nở, từng chùm hoa trắng phau tỏa hương thơm ngào ngạt dưới ánh trăng rằm. Khi còn bé, mỗi khi qua nhà nội chơi là tôi và lũ em đều chạy lại và ngắm nghía cây một cách say sưa và nói về đủ thứ chuyện trên trời dưới đất. Có khi chúng tôi lại lặng yên ngồi bên cây nghe nội tôi kể về những kỉ niệm của nội về thời chiến tranh khốc liệt. Giờ nội tôi cũng không còn nữa nhưng nguyệt quế vẫn còn đó và luôn gợi nhớ chúng tôi về nội mãi.
Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng, quê ở thôn Nà Mạ, xã Xuân Hòa (nay là Trường Hà), Hà Quảng, Cao BằngAnh là một trong 5 đội viên đầu tiên của Đội nhi đồng Cứu quốc thôn Nà Mạ và cũng là tổ chức Đội đầu tiên của Đội ta được thành lập khi mặt trận Việt Minh ra đời (1941).Trong buổi thành lập Đội, Kim Đồng được bầu làm tổ trưởng.Kim Đồng là con trai út của một gia đình nông dân nghèo. Bố mất sớm. Anh trai tham gia cách mạng và hy sinh khi còn trẻ.Từ năm 1940, ở quê Dền đã có phong trào cách mạng. Dền được anh trai và anh cán bộ như anh Đức Thanh giác ngộ cách mạng. Dền đã theo các anh làm các công việc: canh gác, chuyển thư từ, nghe nói chuyện về tội ác của quân giặc… nhờ đó Dền đã sớm giác ngộ cách mạng và trở thành một liên lạc viên tin cậy của tổ chức Đảng. Dền đã mau chóng làm quen với cách thức làm công tác bí mật, nhiều lần đưa, chuyển thư từ, đưa đường cho cán bộ lọt qua sự bao vây, canh gác của địch.Năm 1941, Bác Hồ về Pắc Pó, Kim Đồng từng được gặp Bác ở căn cứ cách mạng.Bước sang năm 1943, bọn địch khủng bố, đánh phá dữ dội vùng Pắc Pó. Trong một lần đi liên lạc về, giữa đường gặp lính địch phục kích gần nơi có cán bộ của ta, Kim Đồng đã nhanh trí nhử cho bọn địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin.Hôm ấy là ngày 11 tháng giêng Âm lịch năm 1943, Anh vừa tròn 14 tuổi.Ngày nay, mộ của Kim Đồng đã được đội viên cả nước góp phần xây dựng tại nơi anh ngã xuống. Ngày 15-5-1986, nhân kỷ niệm lần thứ 45 ngày thành lập Đội, mộ của Anh và tượng người đội viên liệt sĩ anh hùng Kim Đồng đang tung con chim sáo bay lên đã được khánh thành. Từ đó đến nay nơi đây đã trở thành khu di tích Kim Đồng chào đón các thế hệ thiếu nhi Việt Nam đến nơi thành lập Đội TNTP, với người đội trưởng đầu tiên của mình, đến với quê hương cách mạng có suối Lê-nin, có núi Các Mác và hang Pắc Pó mãi mãi khắc sâu trong tâm trí của thiếu nhi Việt Nam.
Võ Thị Sáu (1933-1952) là một nữ du kích trong kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam, người nhiều lần thực hiện các cuộc mưu sát nhắm vào các sĩ quan Pháp và những người Việt cộng tác đắc lực với chính quyền thực dân Pháp tại miền Nam Việt Nam.
Do bị chỉ điểm, cô bị quân Pháp bắt được và bị tòa án binh Quân đội Pháp xử tử hình khi chưa đến 18 tuổi.
Chính quyền Việt Nam xem cô như một biểu tượng liệt nữ anh hùng tiêu biểu trong cuộc Kháng chiến chống Pháp và đã truy tặng cho cô danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1993[1]. Chuc bn hoc tot