Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Đoạn thơ mà em yêu thích nhất trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người là đoạn thơ viết về sự ra đời của mẹ. Từ những dòng thơ mà tác giả viết, người đọc có thể hình dung được sự ra đời của người mẹ đó chính là dành cho trẻ con tình yêu thương, chăm sóc và những lời ru tiếng hát. Những lời ru tiếng hát ấy mở ra cho trẻ con sự hiểu biết về thế giới xung quanh, từ cành hoa, cánh cò cho đến vị nguồn, cơn mưa. Tác giả đã liệt kê hình ảnh, hương vị, màu sắc mà người mẹ đem đến cho trẻ con. Và ý nghĩa của chính sự xuất hiện của mẹ đó chính là đem đến cho trẻ con tình yêu thương và chăm sóc. Nhờ giọng thơ vui vẻ, người đọc có thể hình dung được ý nghĩa của người mẹ đối với trẻ con một cách kỳ diệu, thiêng liêng và tràn ngập màu sắc.
Tham Khảo:
Nhân dịp kỷ niệm bảy mươi lăm năm ngày Quốc khánh mùng 2 tháng 9, em được bố mẹ cho ra thăm thủ đô Hà Nội. Đây là một chuyến đi rất bổ ích và ý nghĩa.
Mẹ đã chuẩn bị đầy đủ mọi đồ dùng cần thiết cho chuyến đi từ mấy hôm trước. Sáng hôm sau, đúng bảy giờ, cả gia đình xuất phát. Từ quê em ra thủ đô Hà Nội mất khoảng hơn một tiếng. Ngồi trên xe, em ngắm nhìn cảnh vật xung quanh. Đường phố ở Hà Nội thật đông đúc, những hàng quán bên đường rất đẹp. Nơi đầu tiên gia đình em sẽ ghé thăm chính là lăng Bác.
Khi đến lăng Bác, em cảm nhận được bầu không khí vô cùng trang nghiêm. Mọi người đến viếng lăng rất đông. Từng dòng người nối nhau chờ để vào được viếng Bác. Họ đến từ khắp nơi trên mọi miền tổ quốc này. Dù bên ngoài khá nắng, nhưng em vẫn cảm thấy vô cùng háo hức. Em và bố mẹ cũng xếp hàng để được vào trong lăng. Khoảng một tiếng sau, gia đình của em mới vào được trong lăng. Bên trong lăng Bác khá lạnh. Các chú bộ đội ai cũng đứng gác rất nghiêm trang. Đây rồi, Bác Hồ đang nằm đó. Khuôn mặt Bác mới hiền từ làm sao. Chòm râu dài, mái tóc bạc phơ. Vầng trán cao và rộng. Đôi môi thì như đang mỉm cười. Nhìn Bác nằm đó mà lòng em cảm thấy vô cùng kính trọng, tự hào.
Sau khi thăm lăng Bác, em còn được đi thăm hồ Gươm. Hồ nằm ở trung tâm của thành phố. Diện tích hồ khá rộng. Nước hồ trong xanh, phẳng lặng. Thỉnh thoảng những làn gió thổi khiến mặt hồ lăn tăn gợn sóng. Bao bọc xung quanh hồ là những hàng cây cổ thụ đã được trồng từ lâu. Xung quanh hồ còn có đền Ngọc Sơn, tháp Rùa, đài Nghiên mang vẻ cổ kính. Cầu Thê Húc được sơn màu đỏ, cong cong như con tôm. Qua cầu Thê Húc là đến đền Ngọc Sơn cổ kính, uy nghiêm. Trước cổng đền là cây đa cổ thụ đã nhiều năm tuổi. Ở giữa hồ là Tháp Rùa với kiến trúc rất độc đáo.
Sau chuyến đi này, em cảm thấy thêm yêu và tự hào về đất nước mình. Em mong rằng sẽ có thêm nhiều chuyến đi cùng với bố mẹ nhiều hơn.
Tham Khảo:
Nhân dịp kỷ niệm bảy mươi lăm năm ngày Quốc khánh mùng 2 tháng 9, em được bố mẹ cho ra thăm thủ đô Hà Nội. Đây là một chuyến đi rất bổ ích và ý nghĩa.
Mẹ đã chuẩn bị đầy đủ mọi đồ dùng cần thiết cho chuyến đi từ mấy hôm trước. Sáng hôm sau, đúng bảy giờ, cả gia đình xuất phát. Từ quê em ra thủ đô Hà Nội mất khoảng hơn một tiếng. Ngồi trên xe, em ngắm nhìn cảnh vật xung quanh. Đường phố ở Hà Nội thật đông đúc, những hàng quán bên đường rất đẹp. Nơi đầu tiên gia đình em sẽ ghé thăm chính là lăng Bác.
Khi đến lăng Bác, em cảm nhận được bầu không khí vô cùng trang nghiêm. Mọi người đến viếng lăng rất đông. Từng dòng người nối nhau chờ để vào được viếng Bác. Họ đến từ khắp nơi trên mọi miền tổ quốc này. Dù bên ngoài khá nắng, nhưng em vẫn cảm thấy vô cùng háo hức. Em và bố mẹ cũng xếp hàng để được vào trong lăng. Khoảng một tiếng sau, gia đình của em mới vào được trong lăng. Bên trong lăng Bác khá lạnh. Các chú bộ đội ai cũng đứng gác rất nghiêm trang. Đây rồi, Bác Hồ đang nằm đó. Khuôn mặt Bác mới hiền từ làm sao. Chòm râu dài, mái tóc bạc phơ. Vầng trán cao và rộng. Đôi môi thì như đang mỉm cười. Nhìn Bác nằm đó mà lòng em cảm thấy vô cùng kính trọng, tự hào.
Sau khi thăm lăng Bác, em còn được đi thăm hồ Gươm. Hồ nằm ở trung tâm của thành phố. Diện tích hồ khá rộng. Nước hồ trong xanh, phẳng lặng. Thỉnh thoảng những làn gió thổi khiến mặt hồ lăn tăn gợn sóng. Bao bọc xung quanh hồ là những hàng cây cổ thụ đã được trồng từ lâu. Xung quanh hồ còn có đền Ngọc Sơn, tháp Rùa, đài Nghiên mang vẻ cổ kính. Cầu Thê Húc được sơn màu đỏ, cong cong như con tôm. Qua cầu Thê Húc là đến đền Ngọc Sơn cổ kính, uy nghiêm. Trước cổng đền là cây đa cổ thụ đã nhiều năm tuổi. Ở giữa hồ là Tháp Rùa với kiến trúc rất độc đáo.
Sau chuyến đi này, em cảm thấy thêm yêu và tự hào về đất nước mình. Em mong rằng sẽ có thêm nhiều chuyến đi cùng với bố mẹ nhiều hơn.
Tham khảo nha em:
Đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng nghệ thuật liệt kê với sự xuất hiện hàng loạt các hình ảnh , hiện tượng tự nhiên : bão tháng bảy , mưa tháng ba , và cả giọt mồ hôi thấm đất của những người nông dân một nắng hai sương trên cánh đồng . Như vậy hạt gạo bé nhỏ -hạt ngọc đát trwoif được kết tinh từ những hương vị ngọt ngào , vị phù sa màu mỡ của đất trời ,.....đã cằn mình lên chống chọi với thiên nhiên cũng là bài ca lao động . Đó không phải chỉ là sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần , chứa đựng cả những nỗi nhọc nhằn vất vả cũng như sự gắn bó vói ruộng đồng của con người quê hương . Ngoài ra tác giả còn sử dụng điệp từ " có "đứng đầu 2 dòng thơ cũng góp phần chứng minh điều đó . Với ngôn ngữ thơ giản dị ,giọng thơ vừa yêu thương tự hào Trần Đăng Khoa đẫtí hiện hình ảnh hạt gạo - hạt vàng ,là tinh túy của đất trời , kết đọng nét văn hóa 4000 năm mưa nắng nhọc nhằn ,vất vả .Từ đó lời thơ nhắn nhủ với mọi nhười : Hãy quý trọng hạt gạo và biết ơn những người lao động :
"Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần "
Tham khảo :
Đoạn thơ tập trung thể hiện những “ đắng cay ”mới có được hạt gạo dẻo thơm. Trong một bài ca dao ông cha đã từng nhắc nhở: “Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo ngon một hạt đắng cay muôn phần”. Vị đắng cay mà Trần Đăng Khoa muốn nói đến là nỗi vất vả trong khắc phục thiên tai để sản xuất của người nông dân. Những bão lụt, hạn hán dồn dập… Điệp từ “có” kết hợp với số từ “bảy”, “ba”, “sáu”, nhà thơ đã thể hiện được sự tàn phá ghê gớm của thiên nhiên. Bài thơ ca ngợi ý chí vượt khó của mẹ, của bà con nông dân trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên .