Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:
"Trăm hay không bằng tay quen”. Người lao động xưa đã dạy lí thuyết hay không bằng thực hành giỏi. Vấn đề này luôn đúng trong mọi thời đại và được đúc kết trong câu nói: “Học đi đôi với hành”. “Học” là quá trình tiếp thu kiến thức được tích lũy trong sách vở, là trau dồi tri thức, mở mang trí tuệ, không để tụt lùi, lạc hậu. “Hành”là ứng dụng lí thuyết đã học vào thực tiễn đời sống. Trong thời đại của khoa học phát triển như vũ bão, việc “học đi đôi với hành” càng được đạt ra một cách nghiêm túc. Học ở đây không chỉ là học trong sách vở, bó hẹp trong phạm vi nhà trường mà còn phải học trong đời sống. Ở lứa tuổi nào cũng phải không ngừng học tập, học mọi lúc mọi nơi. “Học không hành” là lối học hình thức với mục đích là hòng cầu danh lợi. Đó là lối học định hướng đến những mục đích tầm thường. Bác Hồ từng khuyên thiếu niên: “Học tập tốt, lao động tốt” cũng là muốn gắn học với hành. Nếu học những điều nhảm nhí, vô bổ thì chẳng đem đến một ý nghĩa gì cho cuộc sống này. Những người biết kết hợp giữa học với hành sẽ đóng góp tài năng và đạo đức của mình để xây dựng, giữ gìn và phát triển đất nước. Qua đó ta thấy học với hành sẽ tạo nên những tri thức chân chính, tạo nên sự hòa hợp giữa nhân cách và chuyên môn. Thật đáng trách những học sinh được đi học chỉ lo quậy phá, đua đòi trong khi còn rất nhiều viên ngọc sáng ngoài kia không được mài giũa mà mỗi ngày mỗi tối đi. “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Là học sinh chúng ta phải có ý thức đúng đắn trong việc học và hành, phải có thái độ nghiêm túc, phải biết vận dụng sáng tạo vào thực hành. Có như vậy hiệu quả học tập mới được nâng cao. “Học đi đôi với hành” đã trở thành phương châm giáo dục của nhà nước và cũng là phương pháp học tập của mỗi chúng ta. Hãy cố gắng thực hiện phương pháp “học” phải “hành” để việc học tập ngày một tiến bộ hơn.
Từ xa xưa, để động viên con cháu chăm chỉ học tập góp phần xây dựng, bảo về và phát triển đất nước; ông bà ta có câu “Học đi đôi với hành”. Nhưng học và hành có mối quan hệ như thế nào? Học và hành thì việc nào quan trọng hơn?
Học và hành có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau.Vậy, mối quan hệ của chúng là gì? Chúng ta hãy cùng làm rõ. Nhưng trước tiên phãi làm làm rõ về học và hành. Học là tiếp thu kiến thức, lí thuyết từ ghế nhà trường, sách vỡ, phương tiện thông tin đại chúng và những người xung quanh. Học từ thấp đến cao, học từ dễ đến khó, học từ hẹp đến rộng. Học phải hiếu, phải suy ngẫm, mài mò. Hõ rộng, hiểu sâu và phải biết tóm gọn những gì đã học. Hành là quá trình vận chuyển, áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Nhiều người ôm cả đống kiến thức mà không thực hành thì chỉ thành công trên nền tảng lí thuyết. Và có nhiều người chỉ thực hành mà chẳng có một chút gì gọi là kiến thức thì kết quả cũng chẳng được gì. Bên cạnh đó, có nhiều người đã thực hiện cả hai việc học và hành: Các kiến trúc sư sử dụng kiến thức đã học vào việc thiết kế bản vẽ. Các nhà bác học đã áp dụng lí thuyết vào việc tạo ra sản phẩm nghiên cứu. Các bác nông dân đã vận đụng vốn hiểu biết vào đồng ruộng, trang trại của mình. Và kết quả luôn luôn lúc đầu không được hoàn thiện nhưng những lần sau họ đã được như ý muốn.Vì việc học và hành luôn đi đôi với nhau. Như ông bà đã nói, học mà không hành thì không làm được gì, hành mà không học thì cũng chẳng làm được gì cả. Học và hành luôn là hai đường thẳng song song để đi đến con đường thành công và không thể tách rời. Học và hành cũng không thể so sánh với nhau, vì học tạo nền tảng cho việc thực hành, áp dụng; còn hành thì bổ sung kinh nghiệm, kĩ năng cho việc học. Vì thế chúng ta càng thấy rõ mối quan hệ giữa học và hành. Bạn hãy thử áp dụng câu “Học đi đôi với hành” cho mình nếu bạn chưa thử; những người đã áp dụng rồi thì hãy tuyên truyền cho những người xung quanh và tin chắc một điều: chúng ta đều đạt được thành công nếu chúng ta kiên nhẫn, chịu tìm hiểu, mài mò. Giả sử, tất cả mọi người đều thông suốt việc học và hành luôn đi đôi với nhau thì mội thời gian không xa, nước ta sẽ trở thành nước công nghiệp hóa hiện đại hóa của khu vực.
2,
"Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta"Tinh thần yêu nước Việt Nam được bắt nguồn từ những tình cảm bình dị, đơn sơ của mỗi người dân. Tình cảm đó, mới đầu, chỉ là sự quan tâm đến những người thân yêu ruột. thịt, rồi đến xóm làng, sau đó phát triển cao thành tình yêu Tổ quốc. Tình yêu đất nước không phải là tình cảm bẩm sinh, mà là sản phẩm của sự phát triển lịch sử, gắn liền với một đất nước nhất định.
Tình yêu đất nước không chỉ gắn liền với quá trình xây dựng đất nước, nó còn được thể hiện rõ hơn trong quá trình bảo vệ đất nước. Trên thế giới, hầu như dân tộc nào cũng phải trải qua quá trình bảo vệ đất nước, chống xâm lăng. Nhưng có lẽ không dân tộc nào lại phải trải qua quá trình giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc nhiều và đặc biệt như ở Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ thế kỷ III TCN đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, dân tộc ta đã dành hơn nửa thời gian cho các cuộc kháng chiến giữ nước và đấu tranh chống ngoại xâm, các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc. Chính tinh thần yêu nước nồng nàn đã giúp dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi thế lực xâm lược. Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sứ mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nan là lịch sử đất tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập tử tay kẻ thù xâm lược (thời gian chống giặc ngoại xâm cộng lại lên tới trên 12 thế kỷ). Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngầm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đây.
- Đoạn Diễn dịch là câu văn chủ đề nằm ở đầu đoạn văn.
- Đoạn quy nạp là câu chủ đề nằm ở cuối đoạn.
- Đoạn song hành là Đây là đoạn văn có các câu triển khai nội dung song song nhau, không nội dung nào bao trùm lên nội dung nào. Mỗi câu trong đoạn văn nêu một khía cạnh của chủ đề đoạn văn, làm rõ cho nội dung đọan văn.
Viết 1 đoạn văn ( khoảng 10 dòng ) theo kiểu quy nạp hoặc diễn dịch khuyên các bạn học tập chăm chỉ.
Học tập là con đường nhanh nhất để đưa chúng ta đến với thành công. Đó là yếu tố quyết định tương lai của chúnǵ ta. Chỉ có học tập mới là chiếc chìa khóa mở cho chúng ta những cánh cửa thành công.Và để làm được điều đó,mỗi người chúng ta cần có sự nỗ lực thực lực ở bản thân rất nhiều, hãy xác định cho mình những gì có thể và cần làm để có được một tương lai thật tươi sáng sau này. Thời gian trôi qua và không chờ đợi ai cả. Vì thế, chúng ta hãy cố gắng ngay từ lúc này để sớm đạt được những kết quả tốt nhất và để sau này sẽ thấy thật tự hào với những thành quả của mình.
b.Quy nạp
Học tập là nền tảng quan trọng của mỗi con người. Chỉ có học tập mới là chiếc chìa khóa mở cho chúng ta những cánh cửa thành công.Và để làm được điều đó,mỗi người cần có sự nỗ lực và thực lực ở bản than rất nhiều.Nhưng vẫn còn đó nhữn người không biết phấn đấu mà chỉ biết tạo ra những điểm số hư ảo bằng việc gian lận,quay cóp trong giờ kiểm tra,giờ thi.Vậy gian lận là gì và nó có tác hại như thế nào?Gian lận là việc làm sai trái của bản thân như muốn có diểm cao, không muốn mình bị tuột hạng hay không muốn làm ba mẹ thất vọng…Chính những điều đó dã tạo cho các bạn áp lực và sẽ bất chấp mọi thứ để có được nó.Hành động dần dần tạo cho chúng ta một thói quen dựa dẫm người khác và biến mình thành kẻ lười biếng.Các biểu hiện của gian lận là sử dụng tài liệu, điện thoại dể quay cóp, trao đổi thông tin cho nhau…Ngoài ra họ còn có thể viết ra bàn, lên tay hay một manh giấy nhỏ để khỏi phải học bài.Điều đó tạo ra sự không bình đẳng lẫn nhau,giữa một người có học bài và một người không nhưng điểm số ngang nhau thì thật vô lí.Kết quả phải đúng với công sức chúng ta đã bỏ ra,người chăm chỉ xứng đáng được nhận còn người biếng nhác phải nhận lấy bài hoc cho mình.Thử nghĩ mà xem,nếu cứ tiếp tụ quay cóp như vậy,liệu có bao nhiêu kiến thức tồn đọng lại trong đầu chúng ta?Đến khi kì thi đến, chúng ta có đủ thời gian để học hay không?Lúc đó cứ mãi trach mình sao lúc đầu không học thì đã muộn rồi.thời gian sẽ không chờ đợi chúng ta đâu.Bây giờ cố gắng học,làm bài tập đầy đủ,ôn luyện trước kì thi là ta dã sẵn sàng bước vào kì thi rồi
Diễn dịch
. Trong truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng, đoạn trích:"Các bạn....nhắm mắt đi xuôi", ta đã thấy được tình cha con thiêng liêng, sâu nặng qua nhân vật ông Sáu.Nhân vật ông Sáu cũng được nhà văn miêu tả chân thực và cảm động. Đó là hình ảnh một người cha hết lòng yêu thương con và mong được sống trong tình cha con thiêng liêng sau bao năm xa cách. Từ chỗ mong được gọi một tiếng "ba" thân thương, rồi hận khi đã đánh con, và cặm cụi làm cho con chiếc lược ngà, ông Sáu đã bộc lộ rõ tình cảm của người cha thương yêu con sâu sắc. Tác giả đã thể hiện tình cảm đó bằng hàng loạt các chi tiết, sự việc xúc động và có ý nghĩa: tù giây phút đầu tiên háo hức về nhà gặp con bị hụt hẫng trước vẻ hoảng sợ của nó, đến những ngày về nghỉ phép ngắn ngủi cố vỗ về con nhưng càng vỗ về nó thì nó càng đẩy ra, mong được nghe một tiếng "ba" nhưng con chẳng bao giờ chịu gọi, cho đến bữa ăn gắp một cái trứng cá để vào chén con thì bị nó hất tung ra, và không kìm được, ông đã đánh con... Khi đã hiểu vì sao đứa con kkhong chịu gọi mình là "ba", ông lại càng ân hận vì đã đánh con và dồn hết tình cảm yêu thương vào việc cặm cụi làm chiếc lược ngà để tặng đứa con gái yêu, không phải chỉ để thỏa lòng mong ước trẻ thơ của nó, mà cái chính là để chuộc lại một phút giận dữ của mình đối với con, để cho lòng mình được thanh thản... Người cha ấy đáng trọng biết bao.
Có nhiều người bảo tôi rằng họ vỗn không thích mùa thu, tôi không biết tại sao họ lại có ý nghĩ như vây. Riêng đối với tôi, mùa thu là một mùa rất đặc biệt. Đó là mùa tựu trường, được gặp lại thầy cô và bạn bè sau bao ngày xa nhớ.Sau những ngày hè oi ả thưởng thức tiết trơi mùa thu cũng là một thú vui rất thanh tao, khi ngắm nhìn những đám mây trắng bồng bềnh trôi trên bầu trời với cái tiết trời se lạnh, lòng tôi thanh thản lạ thường. Tôi rất thích ngắm nhìn hàng cây ở phố cổ, khi gió thổi qua xào xạc lay động những chiếc lá vàng rơi xuống lòng đường tạo nên một khung cảnh đẹp khó quên. Tôi còn nhớ khi đi qua Hồ Gươm, khi nhìn xuống mặt hồ, mặt nước lĩnh lặng và xanh trong, phản chiếu cả những đám mây trắng bàng bạc trôi trên bầu trời. Mùa thu còn là mùa của lễ hội, với những đêm trung thu trăng tròn vành vạch tóa sáng trên nền trời , những mâm cỗ tươi vui và tiếng hò hét phá cỗ của bạn trẻ trong làng . những tiếng cười vui tươi của một mùa thu đầy ý nghĩa. Đối với tôi mùa thu là mùa tôi yêu thương nhất.
Cách diễn đạt : Quy nạp
# học tốt #
SGK Ngữ văn 8, tập một được ra đời từ Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. ác tác giả cuốn sách là những giáo sư, nhà nghiên cứu đầu ngành về văn chương của Việt Nam. Thuyết minh, giới thiệu về hình thức bề ngoài của sách: Cuốn sách có hình thức đơn giản, hài hòa, khổ 17x24 rất phù hợp và thuận tiện cho học sinh khi sử dụng. Bìa một của cuốn sách có tông màu nổi bật là màu lòng tôm đậm pha hồng rất bắt mắt. Trên cùng là dòng chữ “Bộ Giáo dục và Đào tạo” được in trang trọng. Dưới đó là tên cuốn sách được viết theo kiểu chữ hoa mềm mại: “Ngữ văn” màu xanh da trời. Số 8 màu trắng nhã nhặn nhưng cũng rất dễ nhìn, dễ nhận ra. Nổi bật trên bìa sách là một khóm hoa màu vàng nhạt xinh xắn. Bìa bốn của cuốn sách có biểu tượng vương miện kim cương chất lượng quốc tê quen thuộc của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Danh sách bộ SGK lớp 8 cũng được in rõ ràng, đầy đủ. Cuối trang là mã vạch và giá tiền.
Ở phần này, các nhà khoa học đã tuyển chọn các tác phẩm văn học Việt Nam, văn học nước ngoài để biên soạn, giới thiệu cho học sinh xen lẫn một lượng không nhỏ các văn bản có tính nhật dụng - một sự cải cách cần thiết cho tư duy của học sinh. Các văn bản văn học được biên soạn theo các mốc thời gian (có kèm việc đan xen thể loại). Văn bản được trích trọn vẹn hoặc một phần có kèm chú thích giới thiệu, về tác giả và phong cách cùng một phần đọc hiểu, chủ yếu để giúp học sinh tự chuẩn bị bài trước ở nhà. Các văn bản nhật dụng phong phú và đa dạng cũng được biênisoạn theo cách ở trên. Tuy nhiên, trong 34 bài học, có bài có tới hai văn bản nhưng có bài thì không có văn bản nào. Cũng có bài vãn bản được trích ra nhưng để học sinh tự học mà không được giảng.Phần này nằm ngay sau phần đọc hiểu hay phần luyện tập của các văn bản. Nội dung của phần tiếng Việt cung cấp những kiến thức cơ bản về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp... và hầu hết đều được trình bày theo hướng từ ví dụ đến ghi nhớ.Là phần quan trọng thứ ba tạo nên bố cục hoàn chỉnh cho mỗi bài học. Trong phần này, học sinh được học lí thuyết và thực hành về các kiểu bài văn như: văn tự sự, văn nghị luận... Cũng ở phần này, học sinh được tham khảo những bài mẫu và có sẵn trước các đề văn đế thực hành cho từng kiểu loại bài. Về cơ bản 34 bài học trong sách Ngữ văn 8 được biên soạn theo bố cục trên đây, tuy nhiên ở cuối của mỗi tập nhất là từ bài 31 của tập 2, sách biên soạn các bài ôn tập. Các bài ôn tập này không có phần văn bản nhưng cách sắp xếp bố cục vẫn là phần ôn về văn bản - phân môn Tiếng Việt và cuối cùng vẫn là phần làm văn.
Trong cuộc đời của mỗi người chắc hẳn ai cũng có những kỉ niệm buồn vui về thời thơ ấu của mình,tôi cũng không ngoại lệ.Kỉ niệm mà tôi nhớ nhất dù đã trải qua bao nhiêu năm tháng vẫn không thể quên được đó là ngày đầu tiên tôi đi học lớp 1.Dọa ấy tôi hãy còn ngây thơ ,dại khờ và nhút nhát làm sao!Buổi sáng hôm ấy tôi vẫn thức dậy như mọi khi trong tiếng gọi ấm áp của mẹ tôi.Tôi oằn oài tỏ vẻ làm lũng mẹ để được mẹ đỡ dậy và dỗ dành, tôi cũng không có cảm giác gì đặc biệt cho ngày đi học đầu tiên ấy. Sau khi sửa soạn mọi thứ và ăn sáng xong thì mẹ dẫn tôi đến gần chiếc xe đạp đã cũ của mẹ để đèo tôi đi học.Trên đường đi học tôi thấy biết bao là những cô,cậu bé chắc cũng chạc tuổi tôi cũng được mẹ đưa đi học,trông các cậu có vẻ hơi lo lắng và đõ cũng là tâm trạng của tôi lúc bấy giờ. Khi đến trường mẹ dẫn tôi vào lớp chào cô giáo rồi mẹ định đi về tôi nắm lấy bàn tay gầy guộc,chai sần của mẹ như không muốn rời xa. Có lẽ vì tôi cảm thấy nơi đây xa lạ nên hơi sợ. Thế nhưng cô giáo đã dỗ dành tôi và bảo tôi vào lớp học thì không hiểu sao tôi lại bỏ tay mẹ ra mẹ ra và về chỗ ngồi mà cô giáo đã sắp xếp một cách lặng lẽ.Nhưng tôi biết mẹ vẫn chưa về mà mẹ đứng ở bên cửa sổ nhìn ngám tôi một cách hồi hộp và lo lắng.Tôi dễ dàng nhập tâm vào bài học một cách nhanh chóng. Buổi học trôi qua rất nhanh và tôi lại được trở về vòng tay yêu thương của bố mẹ trong niềm hạnh phúc vô bờ bến
Không bt nếu cho đề ghi lại ấn tượng của em trong buổi hk đầu tiên các bạn sẽ làm như thế nào. Riêng mk, mk lại thích những cảnh vật hồi mới cắp sách đến trường. Hốm đó, mk thức dậy thật sớm, mà mk cx không hiểu sao lại như vậy. Mk đánh răng và ăn sáng rồi mặc chiếc cặp mới dễ thương mẹ mới mua hôm qua. Trên đường đi mk cứ suy nghĩ không bt đến đó sẽ ra sao. Vào cổng trường, tự dưng mk cảm thấy rất sợ hãi và cứ nắm chặt lấy tay mẹ. Mẹ dẫn mk vào phòng lớp 1A. Lúc đó, mk thấy cô giáo rất xinh. Cô nắm tay em và dẫn em đến một chỗ ngồi ổn định. bàn tay lúc đó thật dịu dàng và ấm áp. Rồi em dần dần đã hết sợ hãi. Mk thấy mẹ thấp thó ngoài của sổ nên bt mẹ vẫn chưa về. Rồi mk hk bài và tiếp thu bài rất nhanh, và tiết hk lại trôi qua nhanh hơn nữa. Tôi trở về cùng mẹ và tự hứa sẽ học thật giỏi để không phụ lòng mong mỏi của mọi người. Tôi cx hứa sẽ k bao giờ quên được buổi hk đầu tiên này
Mk tự làm đấy nhé
c)
Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Đi bất cứ nơi đâu trên đất nước này, bạn cũng gặp hình ảnh của Người trong cuộc sống cũng như trong tâm hồn của mỗi người dân. Bác đã hiến trọn cuộc đời cho dân tộc. Mấy chục năm gian nan thử thách ở nước ngoài, Bác đã tìm cho dân tộc con đường đi cách mạng đế rồi từ đó, nhân dân ta đòi lại được tự do. Hình ảnh Bác đẹp trong lòng của mỗi người dân Việt không phải chỉ vì Bác đã đem đến cho chúng ta cơm áo tự do mà ngay từ trong cách sống, Bác đã là tấm gương cho tất cả mọi người. Bác sống giản dị và giàu tình cảm. Tôi chưa thấy ở nơi đâu, một vị Chủ tịch nước lại giản dị như thế. Người ăn mặc bình dân, Người sống hòa mình. Người bận trăm công ngàn việc mà vẫn dành thì giờ chăm lo từ những cụ già đến các bé nhi đồng nhỏ tuổi. Người sống trọn mình cho dân tộc chẳng vướng bận chút riêng tư. Tôi xem nhiều và đọc nhiều nhưng tôi chưa thấy ở đâu người ta yêu vị lãnh tụ của mình như thế! Thế mới biết ở giữa cái cuộc sống xô bồ và hỗn độn này muôn đế lại một cái gì, con người ta ngoài tài năng còn cần có thêm một nhân cách. Bác của chúng ta đẹp và trường tồn bởi Người có nhân cách đẹp và tài năng sáng chói. Dù mọi thứ đang liên tục đổi thay nhưng tôi tin khi giang sơn đất nước này còn thì người dân Việt sẽ còn nhớ đến Người và nhắc đến Người bằng cả một niềm kính yêu và trân trọng.
b. Học tập là nền tảng quan trọng của mỗi con người. Chỉ có học tập mới là chiếc chìa khóa mở cho chúng ta những cánh cửa thành công.Và để làm được điều đó,mỗi người cần có sự nỗ lực và thực lực ở bản than rất nhiều.Nhưng vẫn còn đó nhữn người không biết phấn đấu mà chỉ biết tạo ra những điểm số hư ảo bằng việc gian lận,quay cóp trong giờ kiểm tra,giờ thi.Vậy gian lận là gì và nó có tác hại như thế nào?Gian lận là việc làm sai trái của bản thân như muốn có diểm cao, không muốn mình bị tuột hạng hay không muốn làm ba mẹ thất vọng…Chính những điều đó dã tạo cho các bạn áp lực và sẽ bất chấp mọi thứ để có được nó.Hành động dần dần tạo cho chúng ta một thói quen dựa dẫm người khác và biến mình thành kẻ lười biếng.Các biểu hiện của gian lận là sử dụng tài liệu, điện thoại dể quay cóp, trao đổi thông tin cho nhau…Ngoài ra họ còn có thể viết ra bàn, lên tay hay một manh giấy nhỏ để khỏi phải học bài.Điều đó tạo ra sự không bình đẳng lẫn nhau,giữa một người có học bài và một người không nhưng điểm số ngang nhau thì thật vô lí.Kết quả phải đúng với công sức chúng ta đã bỏ ra,người chăm chỉ xứng đáng được nhận còn người biếng nhác phải nhận lấy bài hoc cho mình.Thử nghĩ mà xem,nếu cứ tiếp tụ quay cóp như vậy,liệu có bao nhiêu kiến thức tồn đọng lại trong đầu chúng ta?Đến khi kì thi đến, chúng ta có đủ thời gian để học hay không?Lúc đó cứ mãi trach mình sao lúc đầu không học thì đã muộn rồi.thời gian sẽ không chờ đợi chúng ta đâu.Bây giờ cố gắng học,làm bài tập đầy đủ,ôn luyện trước kì thi là ta dã sẵn sàng bước vào kì thi rồi.