K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”

Bài thơ mở đầu bằng những vần thơ tự nhiên mà bình dị, thủ thỉ như kể về một câu chuyện hết sức bình thường. Người chiến sĩ trên đường hành quân mệt mỏi được dừng chân bên một xóm nhỏ, anh nghe tiếng gà gáy trưa để rồi nững cảm xúc tuổi thơ chợt ùa về. Ơ đây, điệp tử “nghe” như mở rộng về chiều sâu cảm xúc của nhân vật. Mỗi lần từ “nghe” lặp lại, âm thanh của tiếng gà như lan tỏa thêm. Đầu tiên là sự tháy đổi của ngoại cảnh “nghe xao động nắng trưa”, tiếp đến là sự thay đổi của cảm giác “nghe bàn chân đỡ mỏi” để rồi cuối cùng là sự thấm sâu vào tâm hồn “nghe gọi về tuổi thơ”. Điêp từ “nghe” cùng ẩn dụ chuyển đổi cảm xúc đã diễn tả tình tế sự thay đổi cảm xúc của nhan vật trữ tình. Tiếng gà là âm thanh của thực tại, nhưng nó lại vọng về được tận kí ức, đánh thức những xúc cảm luôn giấu kín mà tưởng như con người đã quên

10 tháng 12 2019

Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Đó là  một hồn thơ trẻ trung, sôi nổi, nhưng cũng rất chân thành, đằm thắm và tha thiết. “Tiếng gà trưa” là bài thơ xuất sắc của Xuân Quỳnh viết về tình cảm bà cháu. Đặc biệt, khổ thơ đầu tiên đã cho người đọc thấy được sự tinh tế trong nét bút của Xuân Quỳnh:

                               “Trên đường hành quân xa

                                 Dừng chân bên xóm nhỏ

                                 Tiếng gà ai nhảy ổ

                                 Cục …cục tác cục ta

                                 Nghe xao động nắng trưa

                                 Nghe bàn chân đỡ mỏi

                                 Nghe gọi về tuổi thơ”

Trong vô vàn âm thanh khác nhau của cuộc sống, người chiến sĩ chú ý đến âm thanh của tiếng gà bởi đây là âm thanh rất quen thuộc, gần gũi của làng quê, như dự báo cho những điều tốt lành. Người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà trong một hoàn cảnh đặc biệt. Trên đường hành quân, khi dừng chân bên một xóm nhỏ thanh bình, người chiến sĩ đã nghe thấy tiếng gà “nhảy ổ”. Âm thanh tiếng gà được tác giả ghi lại hết sức tự nhiên, chân thực: “Cục…cục tác cục ta”. Giọng thơ nhẹ nhàng, bâng khuâng. Tiếng gà nhảy ổ đã trở thành tiếng quê hương, tiếng hậu phương như chào đón, như vẫy gọi  người chiến sĩ, khơi gợi biết bao kỉ niệm tuổi thơ:


 

25 tháng 3 2019

tu từ ẩn dụ chuyển đỏi cảm giác

Phần I. Văn: (2 điểm)Câu 1: (1 điểm)Chép lại nguyên văn phần dịch thơ của bài: “Sông núi nước Nam” (Nam quốc sơn hà) của Lí Thường Kiệt.Câu 2: (1 điểm)Vì sao : Bài thơ  “Sông núi nước Nam” được coi như là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta? Từ bài thơ đó em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình đối với đất nước ?Phần II. Tiếng Việt...
Đọc tiếp

Phần I. Văn: (2 điểm)

Câu 1: (1 điểm)

Chép lại nguyên văn phần dịch thơ của bài: “Sông núi nước Nam” (Nam quốc sơn hà) của Lí Thường Kiệt.

Câu 2: (1 điểm)

Vì sao : Bài thơ  “Sông núi nước Nam” được coi như là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta? Từ bài thơ đó em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình đối với đất nước ?

Phần II. Tiếng Việt : (2 điểm)

Câu 1: (1 điểm)

Điệp ngữ là gì?

Câu 2: (1 điểm)

Tìm và chỉ ra tác dụng của  phép điệp ngữ trong đoạn thơ sau:

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

Cục cục tác cục ta

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ.

( Trích Tiếng gà trưa” – Xuân Quỳnh)

Phần III. Tập làm văn: (6 điểm)                                   

Đề bài : Cảm nghĩ về bà (bà nội hoặc bà ngoại) của em.

0
2 tháng 3 2021

answer-reply-image

Đây là bài mik làm lần trước bạn tham khảo nhé

6 tháng 12 2016

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

“Cục… cục tác cục ta”

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

Bài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ nghe cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.

6 tháng 12 2016
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bèn xóm nhỏ
Tiếng gà cũ nhảy ổ
Cục… cục tác cục ta
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đờ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
 
 
 
 
Quê nhà hiện lên rõ nét trong tâm tưởng và những kỉ niệm tuổi thơ lần lượt sống dậy qua những hình ảnh thân thương. Tiếng gà trưa nhắc nhớ đến ổ rơm hồng những trứng của mấy chị mái mơ, mái vàng xinh xắn, mắn đẻ. Tiếng gà trưa khiến người cháu xa nhà nhớ đến người bà kính yêu một đời tần tảo. Thương biết mấy là cảnh đứa cháu tò mò xem gà đẻ, bị bà mắng : Gà đẻ mà mày nhìn, Rồi sau này lang mặt. Chẳng hiểu hư thực ra sao nhưng cháu tin là thật: Cháu về lấy gương soi, Lòng dại thơ lo lắng. Giờ đây, đứa cháu đã trường thành ao ước trở về thời bé bỏng để lại được nghe tiếng mắng yêu của bà, được thấy bóng dáng quen thuộc của bà khum tay soi trứng, chắt chiu từng mầm hi vọng sẽ có được một đàn gà con đông đúc.
 
Suốt một đời lam lũ, lo toan, bà chẳng bao giờ nghĩ đến bản thân mà chỉ lo cho cháu, bởi đứa cháu đối với bà là tất cả. Bà thầm mong đàn gà thoát khỏi nạn dịch mỗi khi mùa đông tới: Để cuối năm bán gà, Cháu được quần áo mới. Ao ước của đứa cháu có được cái quần chéo go, Cái áo cánh chúc bầu còn nguyên vẹn lần hồ sột soạt và thơm mùi vải mới được nhân lên gấp bội trong lòng bà yêu cháu. Hạnh phúc gia đình giản dị, đầm ấm mà rất đỗi thiêng liêng cùng bao khát vọng tuồi thơ dường như gói gọn cả trong tiếng gà trưa
20 tháng 12 2018

qua hay

20 tháng 12 2018

Hay rất cảm động và sâu sắc(ko noi dối, Anh/chị viet thơ hay đó :D )

15 tháng 12 2016

Xuân Quỳnh là một nữ nhà thơ nổi tiếng với những vần thơ giàu xúc cảm trong tình yêu. Nhưng khi viết về tình cảm gia đình, thơ Xuân Quỳnh lại rất nhẹ nhàng, lắng đọng, khơi gợi cho ta bao cảm xúc. “Tiếng gà trưa” là một bài thơ đặc sắc của Xuân Quỳnh được viết năm 1968 với những hình ảnh bình dị mà gần gũi nhưng thấm đượm tình bà cháu. TRong khổ thơ đầu :

"Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

“Cục… cục tác cục ta”

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ"

Những vần thơ mở đầu bằng bối cảnh hết sức bình dị, khi người chiến sĩ đi qua một xóm nọ, ngồi nghĩ chân đang lúc nắng trưa mỏi mệt,bỗng từ đâu cất lên những âm thanh quen thuộc, đó là tiếng gà nhảy ổ” cục tác cục ta”.mọi cảm xúc kỉ niệm của tuổi thơ cứ theo âm thanh đó mà vang vọng về người chiến sĩ, nó không chỉ gợi ra hình ảnh tuổi thơ đẹp đẽ, mà còn xóa tan nỗi mệt nhọc trên con đường hành quân. Cảm xúc của người chiến sĩ có sự chuyển biến theo cường độ ngày một tăng dần. Đầu tiên là với thứ âm thanh quen thuộc, khi phát hiện được âm thanh đó, anh cảm thấy nó bắt đầu làm thay đổi không khí xung quanh anh” xao động nắng trưa” rồi đến bàn chân đỡ mỏi , và sức lay động mãnh liệt nhất dó chính là “ gọi về tuổi thơ”.

15 tháng 12 2016

Ôn tập ngữ văn lớp 7Ôn tập ngữ văn lớp 7

28 tháng 12 2021

Đoạn thơ trên mở đầu bằng những vần thơ tự nhiên mà bình dị, thủ thỉ như kể về một câu chuyện hết sức bình thường. Người chiến sĩ trên đường hành quân mệt mỏi được dừng chân bên một xóm nhỏ, anh nghe tiếng gà gáy trưa để rồi nững cảm xúc tuổi thơ chợt ùa về. Ở đây, điệp từ “nghe” như mở rộng về chiều sâu cảm xúc của nhân vật. Mỗi lần từ “nghe” lặp lại, âm thanh của tiếng gà như lan tỏa thêm. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh “nghe xao động nắng trưa”, tiếp đến là sự thay đổi của cảm giác “nghe bàn chân đỡ mỏi” để rồi cuối cùng là sự thấm sâu vào tâm hồn “nghe gọi về tuổi thơ”. Điêp từ “nghe” cùng ẩn dụ chuyển đổi cảm xúc đã diễn tả tình tế sự thay đổi cảm xúc của nhân vật trữ tình. Tiếng gà là âm thanh của thực tại, nhưng nó lại vọng về được tận kí ức, đánh thức những xúc cảm luôn giấu kín mà tưởng như con người đã quên. 
CHÚC BẠN HỌC TỐT!

13 tháng 12 2020

Tham khảo nhé !

a, Câu thơ gợi cho tôi nhiều cảm xúc nhất là câu " Cục...cục tác cục ta". Khiến cho chúng ta không thể không nhớ đến tiếng gà trưa mỗi lần cất lên là một kỉ niệm gọi về. Tiếng gà gọi về những giấc mơ của người lính trẻ. Âm thanh của tiếng gà trưa rất bình dị nhưng mà thiêng liêng vô cùng, nó gợi tình cảm đẹp trong lòng người chiến sĩ hành quân ra trận. Đó còn chính là âm thanh của quê hương, đất nước. Tiếng gà trưa cứ vậy mà kéo những đòn hồi ức của người lính về tuổi thơ, là những kí ức tươi đẹp, trong sáng đã theo cháu suốt một đời. Đoạn thơ đầy dịu dàng mà xúc động thiêng liêng vì nó gắn với tình bà cao cả. 

b, "Tiếng gà trưa" là tác phẩm nói về bà cháu. Tác giả đẫ đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Dựa vào đó, tâm hồn người chiến sĩ cũng được nhấn mạnh. Tâm hồn yêu nước, yêu xóm làng, yêu bà, yêu tiếng gà,.... Tác giả là một người lính trẻ yêu tổ quốc, khi bước đến bên một xóm nhỏ thì nghe thấy tiếng gà, tác giả đã nhớ ngay đến những lần ngắm gà, những lần bà mắng,.... Ký ức của người lính trẻ rất phong phú, tuy đã lớn đến chừng ấy tuổi rồi nhưng cậu vẫn còn nhớ những kỉ niệm bên người bà, bên ổ trứng gà này. Đó chính là tình cảm yêu thương quê hương, yêu thương gia đình mình, một cách quý trọng và tôn thờ.

Câu 2:

Không biết tự bao giờ tôi lại cảm thấy yêu tiếng trống trường. Âm thanh quen thuộc ấy đã gắn bó với tôi trong năm tháng học trò. Chỉ vang lên ba tiếng và đôi khi kết hợp một hồi dài, tiếng trống trường đã đem đến cho học sinh chúng tôi bao cảm xúc khó tả. Tiếng trống vào học, mỗi người đều hăm hở vào lớp chuẩn bị đón nhận những điều thú vị, kiến thức bổ ích. Giờ ra chơi, tiếng trống lại vang lên, những phút giây thư giản thoải mái bắt đầu. Và như thế, âm thanh ấy cứ vang lên trong suốt tuổi học trò hồn nhiên thơ mộng. Những ngày hè, thiếu tiếng trống trường, không hiểu sao trong lòng tôi lại có cảm giác buồn buồn, nhớ nhớ. Mai này xa rời trường lớp, làm sao tôi có thể quên âm thanh quen thuộc ấy trong suốt cuộc đời mình.