Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
Niềm tin là một điều vô cùng quan trọng vủa con người trong cuộc sống. Hiểu một cách đơn giản, niềm tin là sự tin tưởng, kì vọng vào một điều gì đó trong cuộc sống. Không có niềm tin, cuộc đời này trở nên vô nghĩa. Niềm tin, đặc biệt là niềm tin vào chính mình tạo động lực, sức mạnh cho con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Niềm tin thôi thúc con người không ngừng kì vọng vào ngày mai, hướng con người đến những điều tốt đẹp. Một khi có niềm tin, ta sẽ luôn tin tưởng bản thân mình, cho rằng mình có thể làm được và vì thế mà cố gắng hết mình, không bỏ cuộc giữa chừng. Ngay lúc con người mệt mỏi và chán nản nhất, niềm tin sẽ thúc đẩy con người thoát khỏi tình trạng buồn chán, bi quan để tiếp tục hi vọng vào những điều tốt đẹp. Thật đau khổ và bất hạnh cho những ai đang phải sống trong buồn chán, luẩn quẩn, bế tắc khi sống thiếu đi niềm tin. Mất niềm tin là con người mất đi tất cả, mất ý chí, mất hi vọng và mất cả tương lai. Vì thế, mỗi người cần học cách sống lạc quan và yêu đời hơn. Hãy luôn hi vọng vào những điều tốt đẹp vì cuộc đời này suy cho cùng còn rất nhiều điều đáng để ta trân trọng và ước mơ.
1. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý thức đối với sự thành công.
2. Thân đoạn:
- Ý thức là gì?
- Ý thức đối với sự thành công được thể hiện qua những khía cạnh nào?
- Ý thức của mỗi người có tác động thế nào với sự thành công của người đó?
- Nếu không có ý thức đối với sự thành công thì sẽ ra sao?
- Minh chứng.
3. Kết bài: Khái quát lại vấn đề nghị luận: ý thức đối với sự thành công; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.
Tham Khảo
Nhân dân ta từ xưa đến nay có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta . Ngày trước, khi đất nước rơi vào sự kìm kẹp với những thế lực lăm le xâm lược bờ cõi, nhân dân ta với tất cả lòng yêu nước của mình đã anh dũng đứng lên chống lại quân thù xâm lược. Biết bao người anh hùng đã ngã xuống nơi biên cương, trận mạc , biết bao nấm mồ vô danh đã được dựng lên bên kia đường. Vi vậy, những cái chết không làm dân ta nao lúng. Bằng tất cả tình yêu nước, lòng sục sôi căm thù giặc và ý chí kiên cường, nhân dân ta đã dũng cảm đứng lên đánh phá quân thù xâm lược, giành lại tự do cho nước nhà. Ngày nay, khi mà bờ cõi đã được yeen ổn, hòa bình, tinh thần yêu nước ấy vẫn không hề bị giảm sút. Nhân dân ta tiếp tục sản xuất, tăng gia, tạo ra những của cải , vật chất phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt của cộng dồng. Không những vậy, những người dân trong xóm làng còn đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, cùng nhau phấn đấu xây dựng gia đình, thôn xã ngày một giàu mạnh. Đặc biệt là thế hệ thanh niên - những mầm xanh của đất nước, ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình với non sông, thanh niên ngày càng sôi nổi hơn trong những phong trào của đoàn thế. Các thế hệ trẻ đã ra sức cống hiến, học tập và không ngừng trau dồi, hoàn thiện bản thân để phát triển mình và phục vụ được nhiều hơn cho tổ quốc. Có biết bao cái tên khiên người ta tự hào như Nguyễn Thị Ánh Viên, anh em Quốc Cường, Quốc Bảo ,.... Họ đã mang tên tuổi của Việt Nam vươn tầm thế giới. Đó quả thực là những tấm gương tiêu biểu cho lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc của nhân dân ta . Họ đã làm được, vậy tại sao chúng ta lại không thể ? Thiết nghĩ, mỗi cá nhân hãy không ngừng phấn đấu, học tập và rèn luyện để ngày càng phát triển mình. Một khi đã thực sự tài năng , ta hoàn toàn có thể cống hiến nhiều hơn cho tổ quốc và thể hiện lòng yêu nước nồng nàn của mình với non sông. Đó cũng chính là cách mà người Việt Nam chứng minh cho Thế Giới thấy tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc mình.
Thiên địa nhân hòa. Hãy thử tưởng tượng một cuộc sống mà ta luôn đón nhận được những điều ta mong muốn hay một cuộc sống mà ta luôn đánh mất những hoài bão, ước mơ của mình, thì lúc đó, cái xã hội này sẽ như thế nào. Mọi thứ trong cuộc sống đều tương quan, đều dung hòa với nhau. Chính vì thế, đôi khi được cũng không phải là hay và đôi khi mất cũng không phải là thiệt thòi.
Nói đến được – mất có lẽ nhiếu người sẽ nghĩ về sự đối lập toàn diện của hai khái niệm này. “Được” tức là có những gì mình mong muốn và “mất” là lúc những điều mong muốn không còn. Nhưng thực ra không phải vậy, ngược lại chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không thể tách rời. Trong cái ta “được” có những cái chúng ta “mất”. Và những lúc “mất” sẽ là những lúc “được” hơn cả. Trong cuộc sống, có mấy ai đã đạt được vinh quang, mà không phải trải qua những lần vấp ngã. Hay đối với những học sinh chúng ta, ai có thể học giỏi được mà lại không chịu mất đi thời gian, mất đi công sức rèn luyện. Cứ nghĩ trên đời này cứ được toàn diện và mất toàn diện thì làm sao sẽ có sự cầu tiến, làm sao mà xã hội có thể văn minh, tiến bộ hơn được. Có “mất” thì chúng ta mới phấn đấu để “được”. Và khi có cái “được” rồi thì chúng ta mới thấy được giá trị của cái “mất” kia. Như ông cha ta xưa nay đã nói “Được cái này thì mất cái kia” hay “Trong cái rủi còn có cái may”, hai điều này luôn song hành thì mới đến được thanh công cho cuộc sống, hơn nữa nhận thức được vấn đề này thì con người mới có sự tương quan với nhau, mới biết giúp đỡ nhau và gần gũi nhau hơn.
2.Gia đình là nơi để ta tiếp thu, giữ gìn và lưu truyền các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Thông qua các câu chuyện cổ tích, ca dao, tục ngữ, cha mẹ, ông bà là những người thầy đầu tiên dạy dỗ, nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển tư duy và từng bước giáo dục hình thành nhân cách cho mỗi con người. Qua lao động, qua việc xử lý các mối quan hệ hằng ngày, gia đình đã truyền thụ cho con trẻ những nét đẹp của truyền thống gia đình, dòng họ, truyền thống văn hóa dân tộc. Từ đó mỗi cá nhân hình thành và bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tình cộng đồng, lòng nhân ái, tinh thần tự lực, tự cường, anh hùng trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình, chăm chỉ cần cù trong lao động sản xuất... Gia đình cũng giữ vai trò đặc biệt quan trọng tới số lượng, chất lượng dân số và cơ cấu dân cư của quốc gia.