Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo
Thế giới thần linh cũng có ngôi thứ, vị thứ cao, thấp, trên, dưới, và được chia làm hai loại: phúc thần và hung thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ rất đẹp duyên, một bên là thuộc nòi Rồng, một bên thuộc dòng Tiên, một bên là trai tài có sức khỏe phi thường, nhiều phép lạ, một đằng thì xinh đẹp tuyệt trần. Lạc Long Quân lấp lánh chiến công huyền thoại: diệt Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh và tiễu trừ nhiều loài yêu quái khác từng làm hại dân lành. Lạc Long Quân còn là vị thần của lao động và sự sống. Thần đã dạy dân trồng trọt, chăn nuôi, đánh cá, săn bắn... để xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc.Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ là một cuộc tình duyên kì lạ, một diễm tình. Âu Cơ đẻ ra một cái bọc trăm trứng, nở ra đúng một trăm người con tuấn tú, khôi ngô, xinh đẹp lạ kì. Sự tích trăm trứng là một huyền thoại vô cùng kì diệu biểu lộ biết bao tự hào về nòi giống. Hai tiếng đồng bào bắt nguồn từ sự tích thiêng liêng ấy. Tình tiết năm mươi người con theo cha xuống biển, năm mươi người con theo mẹ lên núi, chia nhau đi bốn phương trời lập nghiệp, trấn giữ bờ cõi xứ sở.Truyền thuyết “Còn Rồng, cháu Tiên” đã giải thích nguồn gốc giống nòi, biểu lộ niềm tự tôn tự hào dân tộc, khơi dậy tình yêu thương đoàn kết dân tộc, khẳng định nghĩa đồng bào vô cùng cao cả thiêng liêng. Cuộc đời và chiến công của Lạc Long Quân, chuyện sinh nở kì lạ của Âu Cơ với cái bọc trăm trứng đã tạo cho truyền thuyết "Con Rồng, cháu Tiên" một màu sắc huyền thoại, diễm lệ.
Tham khảo
Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, đã có bao kẻ thù nhăm nhe xâm chiếm bờ cõi. Chúng áp bức đô hộ, khiến cuộc sống của nhân dân ta lầm than khổ cực. Thế nhưng, dân tộc ta chưa bao giờ chịu khuất phục. Những người anh hùng như Thánh Gióng luôn sẵn sàng ra trận để chiến đấu chống lại kẻ thù. Những người chủ tướng như Lê Lợi dù trải qua nhiều thất bại nhưng vẫn quyết tâm, giữ vững ý chí chiến đấu vì độc lập của dân tộc. Không những vậy, cha ông ta đã nằm gai nếm mật, vượt qua mọi gian khổ, cùng nhau đoàn kết, kiên cường chống lại kẻ thù. Điều đó được chứng minh qua chiều dài lịch sử dân tộc, là công sức của cả dân làng góp gạo thổi cơm nuôi Gióng để người anh hùng đủ sức ra trận hay dân quân cùng vượt qua mọi thất bại, cùng chung sức chung lòng chống lại giặc Minh tàn ác. Những vất vả, hi sinh xương máu của thế hệ cha anh để đến ngày nay đất nước ta được độc lập, non sông gấm vóc khiến chúng ta càng thêm trân trọng và tự hào. Vì vậy, thế hệ trẻ hôm nay cần ra sức học tập và phấn đấu để xứng đáng với bề dày truyền thống lịch sử hơn bốn nghìn năm của dân tộc Việt Nam.
Tham khảo
Từ xưa đến nay, những câu chuyện cổ tích luôn có sức hấp dẫn đặc biệt với trẻ thơ vì đó là thế giới của những điều diệu kì, những giấc mơ đẹp. Truyện mà em thích nhất là Sọ Dừa. Chàng trai Sọ Dừa sinh ra đã mang một dáng hình khác lạ, xấu xí nhưng chàng lại có nhiều tài năng, phẩm chất tốt đẹp. Vì muốn giúp đỡ mẹ, chàng đã xin đến ở nhà phú ông và chăn bò rất giỏi, con nào con nấy no căng. Không những vậy, chàng còn gặp được người con gái út của phú ông có tấm lòng nhân hậu, tốt bụng và nên duyên vợ chồng. Trải qua nhiều gian nan và thử thách, cuối cùng hai vợ chồng Sọ Dừa đã có được cuộc sống hạnh phúc. Đó là một kết thúc có hậu, phần thưởng xứng đáng cho những con người hiền lành, lương thiện. Như vậy, với truyện cổ tích Sọ Dừa, nhân dân ta đã gửi gắm ước mơ về một cuộc sống công bằng, cái thiện sẽ chiến thắng cái ác.
Các trạng ngữ:
từ xưa đến nay (trạng ngữ chỉ thời gian)vì đó là thế giới của những điều diệu kì, những giấc mơ đẹp; vì muốn giúp đỡ mẹ (trạng ngữ chỉ nguyên nhân)
Tấm Cám là một trong những truyện cổ tích mà em yêu thích nhất. Truyện kể về số phận của Tấm - một cô gái hiền lành. Mồ côi cha mẹ, Tấm phải sống cùng dì ghẻ và em gái cùng cha khác mẹ là Cám. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng vất vả nhưng vẫn bị mẹ con Cám ngược đãi. Nhưng Tấm đều được Bụt hiện lên giúp đỡ. Một lần, nhà vua mở hội. Dì ghẻ trộn thóc với gạo bắt tấm phải nhặt cho xong mới được đi hội. Tấm không biết làm thế nào liền ngồi khóc. Bụt hiện lên giúp Tấm - nhờ đàn chim sẻ nhặt thóc, có quần áo đẹp đi dự hội. Trên đường đi, Tấm đánh rơi chiếc hài. Nhà vua nhặt được, đem lòng yêu mến người mang hài, truyền cho ai đi vừa sẽ lấy làm vợ. Duy chỉ có Tấm đi vừa nên trở thành vợ vua. Những tưởng cuộc sống của Tấm sẽ được hạnh phúc, nhưng mẹ con Cám vẫn không tha cho nàng. Đến ngày giỗ cha, Tấm về nhà thì bị mẹ con Cám bày mưu giết chết. Tấm hóa thành chim vàng anh bay vào cung vua. Nhưng cũng bị Cám giết chết, từ chỗ lông chim mọc lên một cây xoan đào. Vua thấy cây tỏa bóng mát thì sai người mắc võng, hằng ngày đều nằm nghỉ dưới gốc cây. Cám thấy vậy liền chặt cây làm thành khung cửi dệt vải. Khi Cám đang dệt thì khung cửi kêu lên: “Cót ca cót két/Lấy tranh chồng chị/Chị khoét mắt cho”. Cám sợ hãi đốt khung cửi. Từ chỗ tro đó mọc lên một cây thị chỉ có duy nhất một quả. Có bà lão hàng nước đi quả thấy quả thị liền bảo: “Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà đem bà ngửi, chứ bà không ăn”. Bà lão vừa dứt lời thì quả thi rơi xuống. Kỳ lạ là từ đó, cứ mỗi lần đi chợ về, bà lão đều thầy nhà cửa sạch sẽ, cơm nước tinh tươm. Bà quyết tâm rình xem có điều gì lạ đang xảy ra thì phát hiện ra Tấm chui ra từ quả thị. Bà lão rón rén lại gần rồi xé nát vỏ quả thị. Từ đó Tấm ở với bà hàng nước. Một hôm, nhà vua đi qua ghé vào thấy miếng trầu têm cánh phượng giống của Tấm, liền gặng hỏi bà lão. Tấm và nhà vua gặp lại nhau. Khi trở về hoàng cung, Cám thấy chị xinh đẹp hơn xưa liền hỏi Tấm. Cám làm theo thì chết bỏng. Tấm sai người đem xác Cám đi làm mắm rồi đem cho dì ghẻ. Dì ghẻ biết mắm được làm từ xác của con mình thì lăn đùng ra chết. Đọc đến đây, người đọc sẽ cảm thấy hả hê khi người xấu phải chịu tội, còn người tốt thì được đến đáp. Truyện Tấm Cám giúp cho người đọc hiểu ra bài học: “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo”.
Trạng ngữ: Hằng ngày, Một lần, Một hôm
Tham khảo:
Sọ Dừa là truyện cổ tích mà em rất yêu thích. Sọ Dừa khi sinh ra đã có ngoại hình kỳ lạ không tay không chân, tròn như một quả dừa. Nhưng chàng lại có những phẩm chất tốt đẹp. Với tấm lòng hiếu thảo, Sọ Dừa đã nhờ mẹ xin vào nhà phú ông chăn bò thuê để phụ giúp mẹ. Ba cô con gái nhà phú ông thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Nhưng chỉ có cô út với tấm lòng nhân hậu là đối đãi tử tế với Sọ Dừa. Phát hiện Sọ Dừa không phải người trần, cô út đem lòng yêu mến. Hai người nên duyên vợ chồng, sống với nhau rất hạnh phúc. Sọ Dừa thi đỗ trạng nguyên, được vua cử đi xứ. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một con dao, hai quả trứng gà, dặn luôn mang bên người. Lại nói hai cô chị vì muốn thay thế em gái làm bà trạng, tính kệ hãm hại em khiến cô rơi xuống biển. Nhờ những đồ vật chồng đưa cho, cô thoát chết và chờ được ngày chồng đến cứu. Trải qua nhiều sóng gió, cuối cùng hai vợ chồng Sọ Dừa có được cuộc sống hạnh phúc. Qua truyện Sọ Dừa, nhân dân ta đã gửi gắm ước mơ về một cuộc sống công bằng, cái thiện chiến thắng cái ác. Nhân vật Sọ Dừa đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người đọc.
-Trạng ngữ: Với tấm lòng hiếu thảo, Trước khi đi, Qua truyện Sọ Dừa
Từ xưa đến nay, những câu chuyện cổ tích luôn có sức hấp dẫn đặc biệt với trẻ thơ vì đó là thế giới của những điều diệu kì, những giấc mơ đẹp. Truyện mà em thích nhất là Sọ Dừa. Chàng trai Sọ Dừa sinh ra đã mang một dáng hình khác lạ, xấu xí nhưng chàng lại có nhiều tài năng, phẩm chất tốt đẹp. Vì muốn giúp đỡ mẹ, chàng đã xin đến ở nhà phú ông và chăn bò rất giỏi, con nào con nấy no căng. Không những vậy, chàng còn gặp được người con gái út của phú ông có tấm lòng nhân hậu, tốt bụng và nên duyên vợ chồng. Trải qua nhiều gian nan và thử thách, cuối cùng hai vợ chồng Sọ Dừa đã có được cuộc sống hạnh phúc. Đó là một kết thúc có hậu, phần thưởng xứng đáng cho những con người hiền lành, lương thiện. Như vậy, với truyện cổ tích Sọ Dừa, nhân dân ta đã gửi gắm ước mơ về một cuộc sống công bằng, cái thiện sẽ chiến thắng cái ác.
Các trạng ngữ:
từ xưa đến nay (trạng ngữ chỉ thời gian)vì đó là thế giới của những điều diệu kì, những giấc mơ đẹp; vì muốn giúp đỡ mẹ (trạng ngữ chỉ nguyên nhân)
Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, em thích nhất là truyện Em bé thông minh. Truyện kể về việc một ông vua nọ muốn tìm người tài cứu nước nên đã sai viên quan đi dò la khắp nơi. Một hôm nọ, viên quan đi qua cánh đồng ở một làng kia, thấy bên vệ đường có hai cha con đang làm ruộng, viên quan liền lại gần và hỏi người cha rằng trâu của ông một ngày cày được bao nhiêu đường. Người cha chưa biết trả lời thế nào thì đứa con đã hỏi lại viên quan rằng ngựa của ông ta một ngày đi được mấy bước.......( Trong kho truyện/một hôm là trạng ngữ) cho xin 1 tick với ^^
Thế giới thần linh cũng có ngôi thứ, vị thứ cao, thấp, trên, dưới, và được chia làm hai loại: phúc thần và hung thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ rất đẹp duyên, một bên là thuộc nòi Rồng, một bên thuộc dòng Tiên, một bên là trai tài có sức khỏe phi thường, nhiều phép lạ, một đằng thì xinh đẹp tuyệt trần. Lạc Long Quân lấp lánh chiến công huyền thoại: diệt Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh và tiễu trừ nhiều loài yêu quái khác từng làm hại dân lành. Lạc Long Quân còn là vị thần của lao động và sự sống. Thần đã dạy dân trồng trọt, chăn nuôi, đánh cá, săn bắn... để xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc.Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ là một cuộc tình duyên kì lạ, một diễm tình. Âu Cơ đẻ ra một cái bọc trăm trứng, nở ra đúng một trăm người con tuấn tú, khôi ngô, xinh đẹp lạ kì. Sự tích trăm trứng là một huyền thoại vô cùng kì diệu biểu lộ biết bao tự hào về nòi giống. Hai tiếng đồng bào bắt nguồn từ sự tích thiêng liêng ấy. Tình tiết năm mươi người con theo cha xuống biển, năm mươi người con theo mẹ lên núi, chia nhau đi bốn phương trời lập nghiệp, trấn giữ bờ cõi xứ sở.Truyền thuyết “Còn Rồng, cháu Tiên” đã giải thích nguồn gốc giống nòi, biểu lộ niềm tự tôn tự hào dân tộc, khơi dậy tình yêu thương đoàn kết dân tộc, khẳng định nghĩa đồng bào vô cùng cao cả thiêng liêng. Cuộc đời và chiến công của Lạc Long Quân, chuyện sinh nở kì lạ của Âu Cơ với cái bọc trăm trứng đã tạo cho truyền thuyết "Con Rồng, cháu Tiên" một màu sắc huyền thoại, diễm lệ.