K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 11 2021

 Tham khảo 

Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, đã có bao kẻ thù nhăm nhe xâm chiếm bờ cõi. Chúng áp bức đô hộ, khiến cuộc sống của nhân dân ta lầm than khổ cực. Thế nhưng, dân tộc ta chưa bao giờ chịu khuất phục. Những người anh hùng như Thánh Gióng luôn sẵn sàng ra trận để chiến đấu chống lại kẻ thù. Những người chủ tướng như Lê Lợi dù trải qua nhiều thất bại nhưng vẫn quyết tâm, giữ vững ý chí chiến đấu vì độc lập của dân tộc. Không những vậy, cha ông ta đã nằm gai nếm mật, vượt qua mọi gian khổ, cùng nhau đoàn kết, kiên cường chống lại kẻ thù. Điều đó được chứng minh qua chiều dài lịch sử dân tộc, là công sức của cả dân làng góp gạo thổi cơm nuôi Gióng để người anh hùng đủ sức ra trận hay dân quân cùng vượt qua mọi thất bại, cùng chung sức chung lòng chống lại giặc Minh tàn ác. Những vất vả, hi sinh xương máu của thế hệ cha anh để đến ngày nay đất nước ta được độc lập, non sông gấm vóc khiến chúng ta càng thêm trân trọng và tự hào. Vì vậy, thế hệ trẻ hôm nay cần ra sức học tập và phấn đấu để xứng đáng với bề dày truyền thống lịch sử hơn bốn nghìn năm của dân tộc Việt Nam.

7 tháng 11 2021

mình xin cảm ơn bạn nhiều nha

 

 

25 tháng 3 2022

REFER
Trước cách mạng tháng 8, nhà văn Nguyễn Tuân chìm đắm trong dư âm dư ảnh của “một thời vang bóng” với tư tưởng duy mỹ và vị nghệ thuật có phần tiêu cực về cái đẹp, cái tài: bất kỳ ai, dù làm nghề gì, chỉ cần nhuần nhuyễn và thành thục trong nghề nghiệp của mình thì đều có tư cách của tài hoa, nghệ sĩ. Và vì như thế, văn chương và đời sống nghệ thuật Nguyễn Tuân lúc đó có đủ mọi thành phần “tử tù nghệ sĩ”, “đao phủ nghệ sĩ”, “đạo chích nghệ sĩ”...trong đó, dĩ nhiên, có cả những “đào nương nghệ sĩ” mà ca nương Quách Thị Hồ là một ví dụ kinh điển cho quan niệm cái đẹp độc đáo ấy của Nguyễn Tuân.
Hồ “Vạn Thái” (biệt danh của Quách nghệ nhân trong giới ca trù, ám chỉ “địa điểm” hành nghề về thành danh của bà - làng Vạn Thái, tức khu Bạch Mai ngày nay), Phúc Hậu (nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Thị Phúc), Bích Thạch Hồn, Trương Bảy, Chu Thị Bốn, Chu Thị Năm, Ba Thỉnh… là những danh ca bậc nhất đương thời mà theo Nguyễn Tuân: “tiếng róc phách của họ đủ khiến cho người nằm thiên cổ phải tung nắp ván thiên ngồi nhổm dậy”. Hồ “Vạn Thái” (1909 – 2001, quê gốc tại Bắc Ninh) nổi tiếng trong giới ca trù bấy giời với những “ngón nghề” đã đi vào văn học, được miêu tả là: “giỏi chữ nho, nổi tiếng với những bài Tương tiến tửu và Tiền hậu Xích Bích phú” (Đinh Hùng, Giai thoại một chầu hát không tiền khoáng hậu – Thạch Lam thẩm âm)
Những biến động của lịch sử và xã hội sau năm 1945 đã vô tình phủ vào ca trù cùng số phận những ca nương một lớp trầm tích của rất nhiều những định kiến ấu trĩ để buộc thứ nghệ thuật hàn lâm uyên bác này phải “im hơi” ngót nửa thế kỷ. Các danh ca, danh cầm phải lần lượt mai danh ẩn tích và giấu kín thân phận vì những mặc cảm trong quá khứ. Và trong bối cảnh ấy, chỉ có cụ Quách Thị Hồ dõng dạc tuyên bố rằng: “Tôi sẵn sàng đeo biển trước ngực đi trên phố để nói tôi là người hát Ca trù”
Niềm tự hào và đức tin mãnh liệt về nghề Tổ cùng kỹ thuật âm nhạc trác tuyệt đã đưa tiếng hát của NSND Quách Thị Hồ đến với thế giới và lập tức được quốc tế ghi nhận bằng những giải thưởng hết sức cao quý: Năm 1978, Hội đồng Âm nhạc Quốc tế của UNESCO và Viện Nghiên cứu Quốc tế về Âm nhạc đã trao tặng bà bằng danh dự cho công lao "gìn giữ một di sản nghệ thuật truyền thống quý báu của Việt Nam, một vốn quý của nhân loại". Năm 1983, băng ghi âm tiếng hát của bà đại diện cho Việt Nam đã được xếp hạng nhất tại Liên hoan Quốc tế Âm nhạc Truyền thống châu Á ở Bình Nhưỡng. Những sự kiện này không chỉ khẳng định tài năng của lão nghệ sĩ mà còn góp phần thay đổi cái nhìn đầy định kiến của xã hội về ca trù, mở ra những hi vọng cho quá trình phục dựng loại hình nghệ thuật bác học này.
Với những cống hiến to lớn của mình cho sự nghiệp văn hóa của dân tộc, bà được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân năm 1988 – đây là danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân duy nhất của loại hình ca trù. Cho đến hôm nay, giọng hát của cố nghệ sĩ Quách Thị Hồ vẫn mãi là đỉnh cao của ca trù Việt Nam. Một giọng ca huyền thoại: “đẹp và tráng lệ như một tòa lâu đài nguy nga, lộng lẫy…. Tiếng hát ấy vừa cao sang bác học, vừa mê hoặc ám ảnh, diễn tả ở mức tuyệt đỉnh nhất các ý tứ của các văn nhân thi sĩ”. Một giọng ca như rót mật đổ vàng, liêu trai, ma mị và có uy quyền “đến mức hiếp đáp được người nghe”. Một giọng ca làm vẻ vang cho nghệ thuật truyền thống nước nhà !

25 tháng 3 2022

ngắn thôi bạn ơi

 

24 tháng 1 2017
Các phó từ in đậm nha bn
Thế là mùa xuân mong ước đã đến. Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức. Trong không khí không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo mà bây giờ đầy hương thơm và ánh sáng mặt trời. Cây hồng bì đã cởi bỏ hết những cái áo lá già đen thủi. Các cành cây đều lấm tấm màu xanh. Những cành xoan khẳng khiu đương trổ lá lại sắp buông toả ra những tàn hoa sang sáng, tim tím. Ngoài kia, rặng râm bụt cũng sắp có nụ.
Mùa xuân xinh đẹp đã về! Thế là các bạn chim đi tránh rét cũng sắp về!
24 tháng 1 2017

Mùa đông về cùng với cái lạnh buốt của gió. Bây giờ ngoài đường mọi hoạt động ít hẳn. Cái rét bao trùm một không khí lạnh lên mọi vật. Những cái cây chỉ còn lơ xơ vài chiếc lá. Chim chóc chẳng còn hứng thú để ca hát líu lo như mọi ngày. Con người hoạt động ít hẳn. Dường như mọi vật đang ngủ để chuẩn bị cho mùa xuân tươi đẹp.

Mùa đông về cùng với cái lạnh buốt của gió. Bây giờ ngoài đường mọi hoạt động ít hẳn. Cái rét bao trùm một không khí lạnh lên mọi vật. Những cái cây chỉ còn lơ xơ vài chiếc lá. Những chiếc lá này như chưa muốn rời khỏi ruột thịt của mình, đi khỏi thế gian này. Cây cối ủ rủ như sắp tàn.Chim chóc chẳng còn hứng thú để ca hát líu lo như mọi ngày. Con người hoạt động ít hẳn. Dường như mọi vật đang ngủ để chuẩn bị cho mùa xuân tươi đẹp.

15 tháng 2 2017

Nhung là môt người ban thân của tôi, phải nói như thế vì tôi không có nhiều bạn và bạn ấy cũng vậy. Nhung hầu như chỉ chơi thân với tôi bởi có lẽ tôi là người chịu được cái tính ít nói của cô, còn cô bạn ấy thì nhất quyết là người duy nhất chịu được cái tính nói liên hồi của tôi. Thật thú vị là tôi và Nhung không chỉ khác nhau về tính cách mà còn khác nhau cả về hình dáng bên ngoài. Trái với cái vẻ còm nhom như xác ve của tôi là một thân hình béo tròn, đầy đặn trông rất dễ thương của Nhung. Nhung có đôi mắt to và nâu, một màu nâu hạt dẻ xinh đẹp, khuôn mặt tròn trắng trẻo thường hồng lên mỗi khi bị tôi trêu chọc. Cặp lông mày sâu róm khi tức giận lại nhăn lên trông thật ngộ. Đặc biệt, bạn hay mỉm cười khi nghe tôi nói chuyện nên tôi chưa bao giờ có cảm giác mình đang độc thoai cả.

15 tháng 2 2017

... luôn vui vẻ, hoà nhã với bạn bè, bạn luôn giúp đỡ những bạn học yêu trong lớp. ..... rất chăm học, ở trường cũng như ở nhà. Bạn giỏi đều các môn, xuất sắc nhất là môn Toán. Trong lớp, ...... luôn chăm chỉ nghe cô giáo giảng bài, chỗ nào chưa hiểu bạn xin cô giảng lại. Bạn làm tất cả các bài tập hôm nay và các bài tập chuẩn bị cho tiết học hôm sau. Vì thế trong lớp, ....hay giơ tay phát biểu ý kiến. ...... được phân công làm lớp trưởng. Bạn tỏ ra rất gương mẫu, đi đầu về mọi mặt để làm gương cho các hạn trong lớp noi theo. Mỗi buổi có 15 phút truy bài đầu giờ, ..... đều dõi nhắc nhở các bạn. ..... muốn rằng trong lớp ai cũng học giỏi cả......không những là người trò giỏi mà còn là người con ngoan vì ở nhà pn thường giúp mẹ nấu cơm, rửa chén, quét nhà. giặt quần áo .

5 tháng 3 2017

Lượm là một bài thơ hay. Hình ảnh Lượm đã để lại trong em cảm nghĩ sâu sắc. Nhà thơ Tố Hữu đã vẽ lên trước mặt người đọc hình ảnh một thiếu nhi Việt Nam trong những ngày đầu kháng chiến:

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh.

Hình ảnh Lượm thật đẹp. Lượm còn bé lắm, bé “loắt choắt” nhưng đã tham gia cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Lượm đã mang “cái xắc xinh xinh” lên đường đi công tác. Và cậu bé này đã vô cùng tự hào vì được nhập vào dòng người kháng chiến. Chân cậu bước “thoăn thoắt”, còn đầu thì “nghênh nghênh”.

Lượm là hình ảnh tiêu biểu cho những chú bé Việt Nam sinh ra trong đói nghèo. Cậu nhỏ bé, gầy gò nhưng toát lên từ dáng dấp đó là sự lanh lẹn, vui tươi. Lượm vui vì cuộc cách mạng đã đem lại tự do, bình đẳng cho người nghèo. Đối với Lượm, cách mạng là một ngày hội lớn:

Vui lắm chú à

Thích hơn ở nhà.

Hình ảnh Lượm để lại trong em niềm vui, sự luyến tiếc: Giá như em cũng được tham gia cuộc kháng chiến như Lượm thì sung sướng biết bao. Nhà thơ tiếp tục gợi lên vẻ đẹp của Lượm:

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng

Hình ảnh con “đường vàng” gợi em nghĩ đến một con đường rộng dài vô tận, con đường nhuộm ánh nắng mùa thu của ngày Cách mạng tháng Tám.

Trên con đường đó, Lượm như một con chim nhỏ đang nhảy nhót. Thật đẹp, thật đáng yêu. Nhưng đó chỉ là vẻ đẹp hồn nhiên của chú bé Lượm trong cuộc sống đời thường. Trong chiến đâu,

Lượm còn mang vẻ đẹp của người chiến sĩ dũng cảm. Khi có lệnh, Lượm đã thể hiện tinh thần của người lính:.

Vụt qua mặt trận

Đạn bay vèo vèo

Thư đề: Thượng khẩn

Sợ chi hiểm nghèo

“Đạn bay vèo vèo" nhưng Lượm vẫn lao “vụt” lên. Lượm không sợ “hiểm nghèo” bởi thư đề: "Thượng khẩn”, Lúc này chỉ chậm giây phút là có thể trả giá đắt bằng xương máu của các anh bộ đội thân yêu. Là người liên lạc Lượm phải thực hiện ngay lệnh cấp trên, phải “vụt” lên để truyền đạt tin tức dù phải hy sinh cũng không được chậm trễ.

Và, đau xót thay, đạn địch “bay vèo vèo" như thế thì làm sao thoát được, nên Lượm đã ngã xuống:

Nhà thơ nghẹn ngào. Và em cùng không cầm được nước mắt. Chú bé đáng yêu đó đã vĩnh viễn ra đi.

Em nghĩ đến cậu bé làng Gióng, Trần Quốc Toảán, Kim Đồng Trong cuộc kháng chiến củ dân tộc, biết bao thiếu nhi Việt Nam ta đã ngã xuống, Họ là những tấm gương sáng cho muôn đời sau.

Thánh Gióng bay lên trời. con Lượm thì:

Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng.

Cho đến lúc hy sinh, Lượm vẫn mang vẻ đẹp trọn vẹn. Người con của làng quê lúc chết vẫn gắn bó với quê hương, vẫn "nằm trên lúa và bàn tay vẫn "nắm chặt” bông lúa. Lượm ra đi thanh thản. Lượm nằm xuống trên cánh đồng lúa đang “thơm mùi sữa". Và đứa con yêu của quê hương vần còn mãi với ruộng đồng:

Hồn bay giữa đồng

Và Lượm lại hiện lên thật đáng yêu trong khổ cuối:

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh ..

Lượm đã tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp. Thời gian từ đó đến nay đã gần nửa thế kỷ nhưng hiện lên trước mắt em là người bạn cùng trang lứa. Những con người như Lượm không già, những con người đó trẻ mãi với thời gian, sống nguyên vẹn trong lòng hậu thế.

luom-1

Hình ảnh Lượm để lại trong em nhiều xúc động, gợi em suy nghĩ về nghĩa vụ đối với đất nước

Hình ảnh Lượm để lại trong em nhiều xúc động, gợi em suy nghĩ về nghĩa vụ đối với đất nước, chiến tranh không còn nữa nhưng công cuộc xây dựng đất nước còn khó khăn. Em phải đóng góp như thế nào để đáng là cháu ngoan Bác Hổ.

5 tháng 3 2017

Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc. Ông đã để lại một khối lượng tác phẩm đô sộ. Mỗi một lứa tuổi ông đều dành những trang thơ của mình để viết về mọi lới tuổi và cũng như thế mỗi một lứa tuổi lại biết đến những bài thơ khác nhau của ông. Đối với lứa tuổi học sinh chúng ta thì chắc hẳn không ai không biết đến bà thơ Lượm do ông sáng tác Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một em bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Mở đầu bài thơ hình tượng nhân vật Lượm được tác giả miêu tả hết sức rõ nét và chi tiết.

“Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.
Ca nô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Con chim chích
Nhảy trên đường vàng. . . ”

Hình ảnh Lượm thật đẹp. Lượm còn rất bé và được nhà thơ miêu tả là một cậu bé loắt choắt. Cậu mang bên mình cái xắc xinh xinh lên đường để đi công tác đi làm nhiệm vụ phục vụ kháng chiến phục vụ cách mạng. Cậu bé dường như rất vui thích rất tự hào khi mình đã được phục vụ kháng chiến khi chỉ là một cậu bé rất nhỏ. Chẳng thế mà nhìn cậu lúc này xem cậu đi thoăn thoắt cái đầu cậu lại nghênh nghênh với chiếc mũ ca nô đặc trưng của các chiến sĩ liên lạc nhưng lại được chú đội lệch sang hắn một bên thể hiện Lượm là một cậu bé rất tinh nghịch rất trẻ trung yêu đời và chắc hẳn cạu cũng đang nhảy chân sáo trên đường vàng. Những câu văn vô cùng ngắn gọn nhưng lại rất chi tiết của tác giả khiến ta cảm nhận được chú bé lượm được hiện len hết sức chi tiết. Cậu bé toát lên là một chú bé rất nhỏ nhắn xinh xắn rất dễ thương nhưng ở cậu vẫn toát lên một sự nhanh nhẹn hoạt bát đến kì lại ở một độ tuổi còn quá trẻ. Bước vào chiến trận,tuy cậu chỉ được giao nhiệm vụ là đưa thư nhưng trong chiến tranh thì tất cả mọi hoạt động từ nhỏ đến lớn đều rất nguy hiểm. Vậy mà hãy nhìn cậu bây gio mà xem cậu thật sự rất vui vẻ thậm chí còn rất sung sướng khi được cách mạng giao cho nhiệm vụ,hình ảnh cậu bé khiến chúng ta thật cảm thấy ngưỡng mộ và cần phải học hỏi từ cậu Lượm hồn nhiên kể chuyện:

“Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà”

Bấy giờ, cái gian khổ của kháng chiến trường kì chưa tới. Mọi người đang sống trong không khí phấn khởi hào hứng của độc lập, tự do sau Cách mạng tháng Tám. Cái vui của Lượm bắt đầu từ niềm vui của đất nước, của dân tộc. Lượm vui trong lòng, vui ngoài nét mặt, dáng điệu, cử chỉ, lời nói. Tưởng chừng cái xắc cũng vui lây, cũng nhún nhảy theo nhịp chân của chú bé. Đeo xắc là dấu hiệu của người làm cán bộ. Lượm thấy oai lắm, ra vẻ lắm nên tỏ ra rất tự hào. Giống như các bạn cùng lứa tuổi, Lượm rất hiếu động. Đặc điểm này đã được hướng vào những công việc có ích cho kháng chiến. Hình ảnh Lượm lúc chia tay tác giả thật đẹp và đầy sức sống:

“ Cháu cười híp mí
Má đỏ bồ quân”

Cả câu: Thôi chào đồng chí! cũng mang dấu ấn của niềm vui. Lượm chào chú bằng đồng chí, rất tinh nghịch, dí dỏm, mà cùng rất nghiêm túc, bởi Lượm đã tham gia kháng chiến. Đoạn thơ dùng thể thơ bốn chữ, nhịp nhanh, cùng nhiều từ láy (loắt choắt, thoăn thoát, nghênh nghênh) góp phần thể hiện hình ảnh Lượm – một em bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi) say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu.

Câu chuyện của Lượm trong chuyến đi liên lạc cuối cùng được kể qua lời của người kể với những cảm xúc đau xót, tiếc thương, tự hào được biểu hiện trực tiếp và qua cả cách nhìn, cách miêu tả. Khi nghe tin Lượm hi sinh, tác giả đau đớn thốt lên:

Ra thế Lượm ơi!…

Kỉ niệm về cuộc gặp gỡ với chú bé liên lạc còn tươi nguyên trong lòng nhà thơ thì bỗng dưng có tin chẳng lành. Câu thơ bình thường bỗng nhiên bị ngắt làm đôi. Ám hiệu ngập ngừng và dấu chấm than thể hiện tâm trạng ngạc nhiên và xúc động đến bàng hoàng. Và để tưởng nhớ người chiến sĩ liên lạc ấy thì cuối bài thơ hình ảnh chú bé Lượm tinh nghịch hồn nhiên lại một lần nữa được hiện lên trong khổ cuối bài thơ.

Chú bé loắt choắt
“Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng. . . ”

Hai khổ thơ cuối láy lại khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ ba như một điệp khúc để khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi với quê hương đất nước, sống mãi trong lòng tác giả. Bài thơ hết nhưng ý thơ lại mở ra vẫn còn tiếp nối mãi trong lòng người đọc hình ảnh một chú bé liên lạc hồn nhiên mà dũng cảm, đáng yêu và đáng cảm phục. Lượm vẫn còn công mãi trong lòng chúng ta như bài ca bất diệt về tuổi thơ trong sáng đã hiến dâng đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc.

Bài thơ gợi cho chúng ta thật nhiều suy nghĩ ,đó là hình ảnh một cậu bé liên lạc còn rất nhỏ nhưng những hành động sự dũng cảm hi sinh không tiếc thân mình và cả sự đáng yêu hồn nhiên trong tâm hồn cậu sẽ còn là những kỉ niệm sâu sắc không thể nào quên được của người đọc đối với cậu bé Lượm

8 tháng 2 2017

Vốn tính nghịch ranh, vừa nhìn thấy chị Cốc, Dế Mèn đã nghĩ ngay ra mưu trêu chị. Bị chọc giận, chị Cốc bèn giáng ngay tai hoạ lên đầu Dế Choắt. Bởi lúc này, Choắt ta vẫn đang loay hoay ở phía cửa hang. Sự việc diễn ra bất ngờ và nhanh quá, Choắt trở tay không kịp, thế là đành thế mạng cho trò nghịch tai quái của Mèn.

- Các phó từ trong đoạn văn là những từ in đậm.

- Tác dụng của các phó từ:

+ Các từ vừa, ngay, đã, vẫn đang: chỉ quan hệ thời gian.

+ Cụm từ ở ngay phía cửa hang: chỉ hướng.

+ Các từ bất ngờ, quá: chỉ mức độ.

+ Từ không kịp: chỉ khả năng.

Bạn có chép trên mạng ko ???

9 tháng 4 2017

bn thi hoc snh gioi cap huyen ak

9 tháng 4 2017

bạn thi hsg môn gì(hoặc thích) để mình tìm ý viết cho

26 tháng 2 2017

Từ những ngày đầu tiên đi học tôi đã được dạy dỗ với bàn tay dịu hiền của các thầy,cô. Năm nay là năm đầu tiên tôi đặt chân vào môi trường cấp Hai. Cô giáo chủ nhiệm của tôi là một người vô cùng hiền hậu. Hằng ngày, tôi và người mẹ ấy luôn được ngồi cùng trong một lớp học nhỏ. Cô lá một giáo viên chăm chỉ. Bồn bông của chúng tôi dược cô chăm sóc. Chúng vui vẻ ca hát khi nhìn thấy cô.Không chỉ tôi và các bạn trong lớp yêu quý cô mà cả những thầy cô trong trường cũng yêu quý cô. Tôi nghĩ hình ảnh người mẹ này sẽ chẳng bao giờ phôi phai trong tâm trí tôi.

27 tháng 9 2017

hihithanks