Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo
Qua truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa", Nguyễn Thành Long đã xây dựng thành công nhân vật anh thanh niên với đầy đủ phẩm chất của một con người. Trước tiên anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình. Trong lời giới thiệu với ông hoạ sỹ già và cô gái, bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian”(lời dẫn trực tiếp). Đã mấy năm nay anh “sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m bốn bề chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo”(lời dẫn trực tiếp).. Vậy mà anh rất yêu công việc của mình. Công việc vất vả, có những đóng góp quan trọng cho đất nước nhưng người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn. Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường, nhỏ bé so với bao người khác. Bởi thế anh ngượng ngùng khi ông hoạ sỹ già phác thảo chân dung mình vào cuốn sổ tay anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi “thèm người ”, (Câu ghép) lòng hiếu khách đến nồng nhiệt và sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo. Ngay từ những phút gặp gỡ ban đầu , lòng mến khách, nhiệt tình của anh đã gây được thiện cảm tự nhiên đối với người hoạ sỹ già và cô kỹ sư trẻ
Bức tranh đẹp về tình đồng chí.
“Đêm nay rừng hoang sương muối.
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới.
Đầu súng trăng treo.”
Người lính phải chiến đấu trong một hoàn cảnh vô cùng khó khăn, thử thách, các anh phải đứng gác giữa đêm khuya trong rừng hoang không một dấu chân người dưới thời tiết sương muối lạnh đến buốt sương. Câu thơ mở đầu đoạn thơ chỉ có 6 tiếng mà tiếng nào cũng gợi lên bao gian khổ, gian khổ chồng chất gian khổ, khó khăn tiếp nối khó khăn. Nếu như ở đoạn thơ trên là những khó khăn về vật chất thì ở đoạn này là những thử thác của thiên nhiên không cách nào khắc phục được. Nhưng bất chấp mọi thử thách, người lính vẫn đứng hiên ngang bất chấp với mọi khó khăn gian khổ chờ giặc tới. Câu thơ với cách điệp ý “đứng cạnh” là gần nhau về mặt khoảng cách địa lý, còn “bên nhau” là sự gần gũi về mặt tình cảm. Tình đồng chí đã tiếp thêm cho người lính sức mạnh.
Tk mk n
tham khảo
Chuyện người con gái Nam Xương" đã khác hoạc nhân vật Vũ Nương với những phẩm chất đẹp đẽ nhưng lại phải chịu số phận oan khuất. Trước hết, đặt vào hoàn cảnh cuộc sống vợ chồng, nàng là một người vợ chu đáo, giàu đức tính hy sinh, yêu thương chồng, chung thủy. Biết Trương Sinh có tính hay ghen nên nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không lúc nào phải xảy ra thất hòa. Khi xa chồng, nỗi buồn nhớ chồng dài theo năm tháng “mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi thì nỗi buồn ngăn được”. Đó còn là khoảng thời gian Vũ Nương phải một mình chăm con nhỏ, chăm sóc mẹ già tận tình, chu đáo. Khi chồng vắng nhà, nàng đã một mình sinh con, chăm sóc con và yêu thương hết mực. Hằng đêm, chỉ cái mình trên tường để dỗ dành con nói đấy là cha của nó. Với mẹ chồng, nagf là người con dâu hết mực hiếu thảo, “Nàng hết sức thuốc thang lấy lời khôn khéo khuyên lơn”. Đặc biệt, hoàn cảnh éo le xảy ra- Trương Sinh đi lính về, do hiểu lầm về lời nóicon trẻ mà đã đánh đuổi Vũ Nương đi. Nàng hết lời phân trần nhưng chống không nghe. Cuối cùng, nàng đã chọn cái chết để giữ gìn phẩm giá của mình, lời nói của nàng ở bến Hoàng Giang “Kẻ bạc mệnh phỉ nhổ”. Lời thề ai oán và phẫn uất, quyết lấy cái chết để chứng minh cho sự oan khuất và sự trong sạch của mình. Thật ai oán biết mấy! Như vậy, Vũ Nương, một người phụ nữ Xinh đẹp, nết na, hiền thục, lại đảm đang, tháo vát, thờ kính mẹ chồng, rất mực hiếu thảo, một dạ thuỷ chung với chồng, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình, song lại phải chết một cách oan uổng, đau đớn.
em thấy hơi lạc đề