Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Qua lời kể về cách múa khiên của Đăm Săn, người kể chuyện bày tỏ sự quý trọng, ngưỡng mộ đối với nhân vật.
Sự khác nhau của biện pháp tu từ so sánh trong 2 câu là:
- Hình thức
+ Câu 1 là so sánh kép "người của Đăm Săn" - "đông như bầy cà tong", "đặc như bầy thiêu thân", "ùn ùn như kiến như mối".
+ Câu 2 là so sánh đơn "múa kêu lạch xạch" - quả mướp khô.
- Hiệu quả nghệ thuật:
+ Biện pháp tu từ so sánh trong câu thứ nhất tô đậm sức mạnh của phe Đăm Săn. Ai cũng đồng lòng đứng về phía Đăm Săn trong cuộc chiến chính nghĩa.
+ Biện pháp tu từ so sánh trong câu thứ hai thể hiện sự mỉa mai, khinh thường Mtao Gru kém cỏi
Đoạn văn tham khảo:
Múa rối nước là một thể loại của loại hình sân khấu Việt Nam. Được sinh ra từ nền văn hóa nông nghiệp lúa nước của nông dân vùng châu thổ sông Hồng, nó mang đậm tính văn hóa phương Đông và Đông Nam Á. Từ “trò chơi” mang yếu tố diễn cướng dân gian, múa rối nước trở thành môn nghệ thuật truyền thống mang đậm sắc thái, tâm hông của người Việt, mang giá trị phản ánh sinh động, chân thực về đời sống văn hóa của người nông dân, nông thôn vùng châu thổ sông Hồng. Trong tâm thức người Việt, nước mang trong mình sức mạnh siêu linh, thành một thế lực phải tôn thờ, các tập quán sinh sống của đời sống nông nghiệp xung quanh luôn phải có ao làng. Cơ sở hình thành của múa rối nước còn có quan hệ mật thiết với nền nông nghiệp lúa nước. Đặc điểm đất tự nhiên với khí hậu quyết định phương thức sản xuất nông nghiệp lúc nước của cư dân người Việt, là tiền đề cho việc hình thành quần cư làng xã. Đất tự nhiên và cư dân châu thổ sông Hồng tác động lẫn nhau tạo thành mối quạn hệ hài hòa. Cây lúa đã tạo nên phương thức ứng xử của người Việt với đất: quý đất, tôn thờ đất và tạo ra văn hóa làng xã. Đây chính là món quà kì diệu từ đồng ruộng lúa nước Việt Nam – múa rối nước.