K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 11 2021

Em tham khảo nhé:

Tâm trạng nhân vật trữ tình thể hiện trong hai bài thơ " hồi hương ngẫu thư" của Hạ Tri Chương và "Trở lại An Nhơn " của Chế Lan Viên đã gợi ra trong lòng người bao xúc cảm. Trong Hồi hương ngẫu thư, đó là nỗi nhớ của con người xa quê lâu ngày mà nay mới trở về quê hương. Sự xúc động trong lòng tác giả là nỗi hoài vọng của con người xa quê lâu ngày. Và nay, mọi thứ đều đã và đang đổi thay. Lòng người xa quê bao giờ cũng mang vấn vương. Hạ Tri Chương vấn vương, chua xót vô cùng khi ông chỉ còn là người khách lạ trên quê hương dẫu cho giọng quê không đổi. Tác động từ đám trẻ nhỏ khiến lòng nhà thơ càng thêm u sầu khi trở thành khách trên chính quê hương mình. Xúc động nghẹn ngào trong lòng Chế Lan Viên là nỗi xúc động vô cùng vô tận. Khi trở lại quê hương mọi thứ đổi thay, cảnh mất, người mất. Và lòng của con người cao tuổi ấy lại càng thêm những vấn vương thuở xưa. 

7 tháng 11 2021

Em tham khảo nhé:

Tâm trạng nhân vật trữ tình thể hiện trong hai bài thơ " hồi hương ngẫu thư" của Hạ Tri Chương và "Trở lại An Nhơn " của Chế Lan Viên đã gợi ra trong lòng người bao xúc cảm. Trong Hồi hương ngẫu thư, đó là nỗi nhớ của con người xa quê lâu ngày mà nay mới trở về quê hương. Sự xúc động trong lòng tác giả là nỗi hoài vọng của con người xa quê lâu ngày. Và nay, mọi thứ đều đã và đang đổi thay. Lòng người xa quê bao giờ cũng mang vấn vương. Hạ Tri Chương vấn vương, chua xót vô cùng khi ông chỉ còn là người khách lạ trên quê hương dẫu cho giọng quê không đổi. Tác động từ đám trẻ nhỏ khiến lòng nhà thơ càng thêm u sầu khi trở thành khách trên chính quê hương mình. Xúc động nghẹn ngào trong lòng Chế Lan Viên là nỗi xúc động vô cùng vô tận. Khi trở lại quê hương mọi thứ đổi thay, cảnh mất, người mất. Và lòng của con người cao tuổi ấy lại càng thêm những vấn vương thuở xưa. 

31 tháng 8 2016

I: MỞ BÀI

Cách 1: Giới thiệu tác giả – dẫn dắt vào tác phẩm

(VD: Có thể nói Hồ Xuân Hương là một trong hai nhà thơ nữ nổi tiếng nhất của nền thơ trung đại Việt Nam. Bà không chỉ chiếm giữ vị trí bà chúa thơ Nôm mà còn là một đỉnh cao của của trào lưu nhân đạo thời kì này. Hầu hết sáng tác của bà tập trung tái hiện số phận nhiều cay đắng đâu khổ của người phụ nữ trong XHPK. Bà đã cất lên tiếng nói đồng cảm trân trọng họ với tư cách một người trong cuộc. Tiêu biểu cho cảm hứng nhân đạo ấy là bài thơ Tự tình II.)

 

Cách 2 : Giới thiệu đề tài người phụ nữ _ liệt kê những tác giả tác phẩm tiêu biểu ( vd như Nguyễn Dữ, Nguyễn Du..) _ nhấn mạnh đóng góp riêng của Hồ Xuân Hương với chùm thơ Tự tình _ trong đó bài Tự tình II để lại nhiều sâu sắc….

Tham khảo: Soạn bài Tự tình // Đọc hiểu bài thơ Tự Tình

II: THÂN BÀI

Giải thích nhan đề Tự tình:

1, Câu 1 : Câu thơ mở ra với khoảng thời gian không gian đặc biệt;

– Đêm khuya: lúc nửa đêm về sáng, khi vạn vật chìm trong bóng tối
– Trên nền không gian ấy nổi bật âm thanh tiếng trống điểm canh
+ “văng vẳng” từ láy tượng thanh _ những âm thanh nhỏ từ xa vọng đến _ càng gợi cái im vắng của không gian ( lấy động tả tĩnh)
+ “dồn” đối lập tương phản _ âm thanh dồn dập gấp gáp như hối thúc, dội vào lòng người.

2, Câu 2

– Cấu trúc đảo ngữ đc nhà thơ sử dụng để nhấn mạnh:
+ cảm giác lẻ loi trơ chọi
+ nỗi bẽ bàng trơ chẽn
– ” Cái hồng nhan” cụm từ ngữ mang sắc thái trai ngược
+”cái” suồng sã
+”hồng nhan” trang trọng
– ” Với nước non” gợi cốt cách cứng cỏi, tư thế kiêu hãnh của người phụ nữ cô đơn buồn tủi..
3, Hai câu 3, 4
Người phụ nữ lẻ loi cô độc ấy muốn kiếm tìm cho tâm hồn mình một điểm tựa nhưng ko thể
– Chén rượu: nỗi cô đơn buồn tủi chồng chất – phải tìm đến chén rượu – mong có sự khuây khoả…nhưng kết cục ” say lại tỉnh” – lúc tỉnh ra thì nỗi cô đơn buồn tủi lại càng trĩu nặng
– Hướng đến vầng trăng mong tìm thấy một người bạn tri ân giữa đất trời nhưng:

+ mảnh trăng khuyết mỏng manh
+ lại còn bóng xế – đang tà đang lặn – càng thêm mờ nhạt xa vời
==>Con người chới với giữa một thế giới mênh mông hoang vắng _ bất lực trước nỗi cô đơn trơ trọi của chính mình.

4, Hai câu 5, 6

Nhưng người phụ nữ đó không hề đắm chìm trong tuyệt vọng mà cất lên tiếng nói bi phẫn – tràn đầy tinh thần phản kháng
– Tác giả đã sử dụng các yếu tố tương phản để gợi lên thân phận người phụ nữ xưa
+ “rêu từng đám; đá mấy hòn” – ít ỏi nhỏ nhoi trên nền không gian rộng lớn mênh mông của chân mây mặt đất
+ Ẩn dụ cho thân phận lẻ loi cô đơn của chủ thể trữ tình
– Nhưng người phụ nữ này đã ko chịu khuất phục – trái lại dũng cảm đấu tranh – tinh thần phản kháng mạnh mẽ quyết liệt
+ tinh thần ấy đc diễn tả bằng cấu trúc đảo ngữ với những động từ mang sắc thái mạnh “xiên ngang; đâm toạc”…
+ khát vọng “nổi loạn” : phá tung đạp đổ tất cả những trói buộc đang đè nặng lên thân phận mình…

5, Hai câu cuối

Tiềm ẩn trong tâm hồn người phụ nữ ấy là niềm khát khao đc hạnh phúc
– Câu 1:
+ “ngán” – tâm sự chán trường, bất mãn
+ xuân đi: tuổi trẻ của con người cứ trôi qua – thời gian không chờ đợi
+xuân lại lại: vòng tuần hoàn của thời gian vô tận _ sự trớ trêu: cứ mỗi mùa xuân đến cũng là lúc tổi xuân của con người mất đi, quy luật khắc nhiệt của tạo hoá.
=>Bộc lộ ý thức của con người về bản thân mình với tư cách cá nhân – có ý thức về giá trị của tuổi thanh xuân và sự sống.
– Câu 2: Đời người hữu hạn, tuổi xuân ngắn ngủi mà cơ hội có hạnh phúc lại quá mong manh
+ ” mảnh tình”: chút tình cảm nhỏ nhoi – lại còn phải san sẻ – cuối cùng chỉ còn là ” tí con con” – chút nhỏ nhoi không đáng kể
+ câu thơ in đậm dấu ấn tâm trạng nhà thơ – Hồ Xuân Hương là người phụ nữ xinh đẹp tài hoa – nhưng lỡ làng duyên phận – từng chịu cảnh làm lẽ – thấm thía hơn ai hết nỗi cay đắng bẽ bàng hờn tủi của cảnh ngộ mảnh tình san sẻ…
==> Ẩn sâu trong những dòng thơ này là niềm khát khao hạnh phúc tình yêu – một tình yêu nồng thắm một hạnh phúc trọn vẹn đủ đầy.

III: KẾT BÀI

– Bày tỏ một cách chân thành sâu sắc những tâm tư tình cảm,, tác giả đã cất lên tiếng nói đồng cảm sâu sắc với thân phận người phụ nữ…đống thời nhà thơ thể hiện tinh thân phản kháng mạnh mẽ và khát vọng hạnh phúc tha thiết -> tràn đầy giá trị nhân đạo.
– Bài thơ cũng tiêu biểu cho phong cách thơ Nôm của HXH
+ngôn từ hình ảnh bình dị dân dã mà giàu sức gợi
+ thể thơ Đường luật đc Việt hoá ……

31 tháng 8 2016

Làm đoạn văn mình có cần phân tích thơ ra k ạ!!!

11 tháng 10 2016

Cao Bá Quát là một trong những nhà thơ nối tiếng sống trong một xã hội coi trọng người Nam hơn người Bắc. Chính điều này đã gây nên nhiều điều bất bình xảy ra trong nhà Nguyễn. Ông là người có bản lĩnh, có cá tính trong cuộc sống thời ấy. Bài thơ “Bài ca ngắn đi trên bãi cát có thể được tác giả làm trong khi đi thi Hội, là thời điểm ông rất muốn thi thố tài năng, thực hiện ý chí của mình. Nó biểu lộ sự chán ghét cũa một người trí thức đối với con đường danh lợi tầm thường đương thời và niềm khao khát thay đổi cuộc sống.

Bãi cát lại bãi cát dài,

Đi một bước như lùi một bước

Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,

Lữ khách trên đường nước mắt rơi.

Không học được tiên ông phép ngủ,

Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!

Xưa nay, phường danh lợi,

Tất tả trẽn đường đời.

Đầu gió hơi men thơm quán rượu,

Người say vô số, tỉnh bao người?

Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!

Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,

Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?

Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”,

Plúa bắc núi Bắc, núi muôn trùng,

Phía nam núi Nam, sóng dào dạt.

Anh đứng làm chi trên bãi cát?

Mới vào bài thơ ta thấy cụm từ “bãi cát” được lặp lại hai lần: “Bãi cát lại bãi cát dài". Bãi cát ớ đây là hình ảnh được tác giả tả thực gợi lên một không gian khó khăn, dài thăm thẳm. Thông thường chúng ta đi trên cát rất khó, không giống như đi trên đường đất bình thường, chân bước tới cứ bị trượt về sau. Trên bãi cát ấy là một con đường rộng lớn, mờ mịt, rất khó mà xác định phương hướng như đứng ớ bên này nhìn qua bên kia chân trời. Đó không chỉ là ruột con đường thực, mà là con đường hiểu theo nghĩa tượng trưng cho một con đường xa xôi, mờ mịt. Để tìm được chân lí, tìm được cái đích thực sự có ý nghĩa cho cuộc đời thì con người phải vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ đầy thử thách.

Trên bãi cát ấy có hình ảnh một con người (tác giả), người đi trên bãi cát. Một con người nhỏ bé, lẻ loi, cô độc đi trên một bãi cát rộng, dài bao la, quanh quanh hình ảnh con người ấy. Bước chân của người đi cát rất khó khăn, như giậm chân tại chỗ “Đi một bước như lùi một bước”. Ta thấy được nỗi chán nản, bất mãn của tác giả khi thấy mình hành hạ thân xác để theo đuổi con đường công danh.

“Bãi cát lại bãi cát dài,

Đi một bước như lùi một bước

Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,

Lữ khách trên đường nước mắt rơi.“

Người đi trên bài cát ở đây lòng ai oán vì con đường công danh của mình mãi chưa tới đích, không đành lòng làm một kẻ “ngủ quên” để có cớ mà rời bỏ đường di.

Không học được tiên ông phép ngủ,

Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!

Xưa nay, phường danh lợi,

Tất cả trên dường đời.

Đầu gió hơi men thơm quán rượu,

Người say vô số, tỉnh bao người?

Tác giả còn nói đến sự cám dỗ của công danh đối với người đời. Nhận định mang tính khái quát về những kẻ ham danh lợi đều phải chạy ngược chạy xuôi, hình ảnh đó được tác giả minh hoạ bằng những hình ảnh thực tế của cuộc sống là ở đâu có quán rượu ngon người nhậu đều đổ xô đến, có được máy ai tỉnh táo để thoát ra khỏi sự cám dỗ của rượu. Từ đó tác giả cũng muốn liên tường đến người đọc vấn đề danh lợi cũng là một thứ rượu dễ làm thay đổi lòng người. Ông khinh bỉ những phường danh lợi tầm thường kia, nhưng cũng nhận ra sự cô độc của mình. Phải chăng, con đường mà ông dấn thân vào, lí tưởng mà ông đeo đuổi, chỉ là điều vô ích, chẳng ai thèm để ý, quan tâm. Ông không có người ủng hộ, đồng hành. Niềm xúc động ấy đã đưa tác giả trở về với hiện thực. Điều này chuẩn bị cho kết luận của ông đó là cần phải thoát ra khỏi cơn say danh lợi vô nghĩa. Nếu đi tiếp thì rất có thể ông cũng chỉ là một trong phường danh lợi mà ông từng khinh miệt, phê phán. Nhưng nếu dừng lại, ông cũng không biết mình sẽ đi đâu. về đâu. Có cả một khối mâu thuẫn đang đè nặng lên tâm hồn của tác giả lúc này. Sự dằn vặt ấy là sự nuối tiếc vì đường đau khổ, mờ mịt nhưng lại quá đẹp đè, cao sang. Thôi thì đành đứng chôn chân trên bãi cát vậy.

Người đi trên cát bỗng nhiên dừng lại.

Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!

Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,

Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?

Hãy nghe ta hút khúc “đường cùng”,

Phía bắc núi Bắc, núi muốn trùng,

Phía nam núi Nam, sóng dào dạt.

Anh đứng làm chi trên bãi cát?

Nỗi băn khoăn choáng váng lấp đầy tâm hồn. Và lần đầu tiẽn, người đã phân vân tự hỏi, vậy là thế nào, có nên đi tiếp, hay từ bỏ nó “Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt". Nếu đi tiếp, cũng không biết phải đi như thế nào. Bởi vì, “Đường bằng thì mờ mịt - Đường ghê sợ thì nhiều!” vì thế, có lẽ đã đến bước đường cùng? Nỗi bế tắc và tuyệt vọng phù trùm lên cả người đi, cả bãi cát dài. Người đi chỉ còn có thể cất lên tiếng hát về con đường cùng của mình, về sự tuyệt vọng của mình.

Tóm lại bài thơ “Bài ca ngắn đi trên cát" được thể hiện theo cách đa chiều. Khi thì được miêu tả như một khách thể, khi thì lại như một người đối thoại. Thậm chí tác giả còn cho ẩn chủ thể. Mục đích là nhằm có những tâm trạng khác nhau, thái độ khi đứng trước những hoàn cảnh khác nhau. Nó biểu lộ sự chán ghét của một người trí thức đối với con đường danh lợi và niềm khao khát thay đổi cuộc sống.


 

17 tháng 10 2016

Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,
Phía nam núi Nam, sóng dào dạt
Anh đứng làm chi trên bãi cát ?

Cao Bá Quát là một nhà nho nổi tiếng học giỏi và viết chữ đẹp nhưng rất lận đận về đường công danh. Sống trong cảnh chính quyền phong kiến hà khắc, chuyên chế, áp bức dân lành, ông cũng như những người khác thuộc tầng lớp trí thức, dù có tài nhưng cũng không được coi trọng. Khí phách, bản lĩnh và hoài bão lớn lao của ông đã khiến ông trở nên chán ghét những khuôn khổ bó hẹp của chế độ phong kiến hủ bại. Các tác phẩm của ông thể hiện sự bất mãn đối với những bất công, ngang trái trong cuộc đời và đối với chế độ đương thời. “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” là một tác phẩm được sáng tác sau khi tác giả đi qua miền Trung, nhìn những bãi cát dài trắng chạy dài vô tận. Đó là bãi cát – hay cũng chính như cuộc đời, như đương công danh mà những người trí thức lúc bấy giờ vẫn đang theo đuổi, nhọc nhằn, mờ mịt.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh người đi khó nhọc trên bãi cát:
“Bãi cát lại bãi cát dài,
Đi một bước như lùi một bước.”

Những bãi cát dài cứ nối tiếp nhau không bao giờ ngững nghỉ, tựa như chẳng thấy điểm kết thúc. Bốn bề đều là một màu cát trắng, núi và biển. Chỉ thấy màu nắng, màu cát mà thôi. Trong khung cảnh vắng lặng ấy, có một người đang lê từng bước khó nhọc, “đi một bước như lùi một bước”. Giữa thiên nhiên mênh mông, giữa bốn bề cát trắng, con người thật nhỏ bé, cô độc biết bao.

“Mặt trời đã lặn, chưa dừng được

Lữ khách trên đường nước mắt rơi”

Mặt trời đã lặn, nhưng làm sao có thể dừng bước vì giữa biển cát, biết tìm đâu ra chỗ ngủ cho đêm nay. Một con đường đi, cứ đi, đi mãi mà chẳng thể dừng lại, mà tiếp cũng chẳng biết bao giờ sẽ tới nơi.

Hình ảnh con đương trên cát bất tận, hình ảnh người lữ khách nhỏ bé bất lực giữa thiên nhiên, hay đó chính là con đường công danh mà Cao Bá Quát, cũng như rất nhiều những trí sĩ đương thời đang dấn thân vào. Một con đường đầy gian nan, thử thách, cay đắng, mệt nhọc. Ngay chính nhà thơ, cũng rất lận đận với con đường thi cử, công danh, rất nhiều lần bị đánh tụt hạng, đánh trượt trong các khoa thi nhưng cũng chỉ biết chấp nhận.

Bất lực, bế tắc, nhà thơ chỉ biết tự oán:

“Không học được tiên ông phép ngủ,
Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!
Xưa nay, phường danh lợi,
Tất tả trên đường đời.
Đầu gió hơi men thơm quán rượu,
Người say vô số, tỉnh bao người ?”

Nhà thơ chỉ tiếc mình không thể học được phép ngủ của tiên ông, cứ sống mà mặc kệ mọi danh lợi, mọi oán hận của thế gian. Mắt không thấy thì tâm không đau. Nhìn người, nhìn mình. Biết con đường công danh là gian nan, là phải “tất tả” ở nơi phường  danh lợi, thế nhưng vẫn cứ dấn thân vào. Rồi càng đi vào, càng thấy hoang mang, không biết lối ra cũng chẳng thể dừng lại. Vì công danh phải vất vả. Vì công danh phải cố bước. Bởi công danh như hơi men rượu, lôi cuốn, hấp dẫn người ta, như hơi men trong gió từ quán rượu, cũng đủ làm người ta say trong mê muội. Vô số người tìm đến rượu, bị rượu hấp dẫn, rồi say trong đó không biết lối ra. Có biết bao người say, có được bao nhiêu người tỉnh táo để không bị cái danh lợi mê hoặc? Nhà thơ tỉnh, nhưng rồi tỉnh vói nỗi băn khoăn không biết con đường này có nên đi tiếp hay không?

Người đi trên bãi cát đã quá cùng cực, chán ngán, tuyệt vọng:

Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!
Tính sao đây ? Đường bằng mờ mịt,
Đường ghê sợ còn nhiểu, đâu ít ?
Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”

Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,

Phía nam núi Nam, sóng dào dạt

Anh đứng làm chi trên bãi cát ?”
Người lữ khách loay hoay, cô độc, chỉ biết hỏi nơi bãi cát vô tri xem phải tính sao với con đường khó khăn này. Đường bằng thì mờ mịt, mà đường gập ghềnh ghê sợ thì cũng đâu phải ít. Đường công danh là thế, biết bao chông gai, cạm bẫy luôn rình rập. Làm thế nào để được sống như mình muốn trên con đường ấy đây? Một cảm giác tuyệt vọng, bất lực trào dâng trong lòng người khách độc hành, chỉ biết cất lên khúc hát “đường cùng” để bày tỏ tâm trạng.

Nhìn bốn bề, chỉ thấy sóng, thấy núi, chưa có một con đường nào để người lữ khách có thể bước đi cả. Nhưng chẳng lẽ đứng mãi nơi cồn cát ấy? Anh còn đứng làm gì trên bãi cát ấy. Hãy đi đi, băng qua núi, băng qua biển, có gian truân, có vất vả nhưng có lẽ sẽ không còn mờ mịt như việc anh đi cứ hoài trên bãi cát kia. Câu hỏi cuối, như dự báo một hành động dứt khoát lựa chọn rời khỏi đường công danh, mà lựa chọn một con đường, một lí tưởng cho riêng mình.

Bài thơ là lời tâm sự, băn khoăn của một trí thức có tư tưởng, có hoài bão lớn, không cam chịu bó buộc trong những gò bó của chế độ phong kiến bất công, đồng thời cũng là báo hiệu cho sự thức tỉnh của một con người, một thế hệ.

Bạn tham khảo nha!

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1 2024

- Tâm sự và khát vọng của nhân vật trữ tình trong bài thơ: Nhân vật trữ tình là một người có tâm hồn đa sầu, đa cảm khát khao hạnh phúc, sống hết mình với sự thủy chung son sắt. Nhân vật trữ tình luôn mong tình yêu của mình sẽ đến ngày đơm hoa, kết trái, có kết quả như ý sau những tháng ngày xa cách. Từ đó cũng gửi gắm đến một thông điệp về khát khao hạnh phúc, tình yêu đôi lứa của nhân vật trữ tình.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1 2024

- Đọc hiểu bài thơ:

+ Đề tài: tình yêu.

+ Chủ đề: mượn hình tượng sóng để diễn tả hình tượng tình yêu của con người.

+ Nhân vật trữ tình: người con gái đang yêu, là sự hóa thân của cái tôi trữ tình.

+ Thể thơ: thơ năm chữ

+ Nhịp điệu bài thơ Sóng: câu thơ được ngắt nhịp linh hoạt, mô phỏng cái đa dạng của nhịp sóng: 2/3; 3/1/1; 3/2.

+ Các biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ, đối, ẩn dụ.

+ Thông điệp bài thơ: Dù tình duyên trắc trở thì hãy vẫn mạnh mẽ và vẫn khát khao như Xuân Quỳnh để đến được bến bờ tình yêu.

- Tác giả Xuân Quỳnh: (1942 – 1988) tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh.

+ Quê quán xã La Khê, thị xã Hà Đông, Tỉnh Hà Đông, nay thuộc Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội. Bà là một trong những nhà thơ nữ Việt Nam với nhiều những tác phẩm thơ nổi tiếng và được nhiều người biết đến. 

+ Xuân Quỳnh được xem là một trong nữ thi sĩ nổi tiếng với nhiều những bài thơ đã đi vào lòng của biết bao nhiêu thế hệ như: Thuyền và Biển, Sóng, Tiếng gà trưa, Thơ tình cuối mùa thu,…

+ Nhà thơ đã được nhà nước phong tặng Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh về những thành tựu bà đã làm cho nền văn học của nước nhà.
- Hoàn cảnh sáng tác bài Sóng: được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi công tác vùng biển Diêm Điền. Trước khi Sóng ra đời, Xuân Quỳnh đã phải nếm trải những đổ vỡ trong tình yêu. Đây là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ và phong cách thơ Xuân Quỳnh. Tác phẩm được in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).

30 tháng 3 2021

Bạn tham khảo nhé:

Câu 2:

Trong thời kì hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, vấn đề giữ gìn, bảo tồn di sản văn hóa dân tộc của thanh niên, học sinh là một trong những việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Vậy di sản văn học dân tộc là gì và tại sao chúng ta phải bảo vệ nó, coi nó như "của quý". Di sản văn hóa dân tộc chính là những giá trị văn hóa tốt đẹp, là tinh hoa của đất nước được đúc kết qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữa nước. Bảo vệ nó chính là bảo vệ cái cốt lõi, nền tảng của Tổ quốc. Thực tế trong cuộc sống hiện nay cho chúng ta thấy có rất nhiều bạn trẻ đang nỗ lực thực hiện trách nhiệm cao cả này. Các bạn không những gìn giữ nó mà còn tuyên truyền, giới thiệu di sản văn hóa dân tộc cho thế giới. Tuy nhiên, cạnh đó vẫn còn có những kẻ chà đạp lên giá trị của dân tộc. Đây là một hành động đáng bị xã hội lên án. Thật vậy, bảo vệ gìn giữ di sản văn hóa dân tộc là một trong những việc thiết yếu, nếu đánh mất đi nó thì nước ta sẽ không có điểm riêng biệt với nước bạn. Có lẽ vì vậy, hãy chung tay cùng nhau bảo vệ nó, hãy nhớ rằng "ta hòa nhập nhưng không hòa tan".