K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 9 2016

Bạn dựa vào dàn bài này rồi triển khai ý ra nhé!

Dàn bài:

MB: Giwois thiệu về ngôi trường của em và nêu vị trí lớp học của em ở trong trường. Nêu khái quát những kỉ niệm đã và đnag diễn ra trong lướp học đối với em.

TB: 
Khung cảnh xung quanh lớp học:
- Trước mặt là cây cối và sân trường rộng rãi.
- Lá vàng đã bắt đầu rơi.
...
Đó là phòng thứ mấy của trường?
Vị trí tọa lạc của nó
- Nằm ở cuối dãy hay là đầu dãy,
- Xung quanh là những lớp nào.
Vào sâu trong lớp học. 
Cái này em nên miêu tả theo trật tự khôgn gian: đi từ cửa lớn vào trong.
- Cửa lớn
- Bàn giáo viên.
- Các của sổ và bản học sinh.
- Trần nhà và sàn nhà.
giới thiệu về lớp học:
- Số học sinh
- Nam, nữ.
Khung cảnh của lớp học
- Đang chăm chú nghe giảng hay đang rộn ràng vói những bài thực hành.
- Giáo viên như thế nào?
Những giá trị tinh thần + kỉ niệm của em với lớp học. 

KB: Khái quát lại vấn đề, nêu suy nghĩ của em.

20 tháng 5 2017

Từ xưa, ông cha ta luôn có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ giáo dục con người cách sống sao cho tốt đẹp, con cái phải có hiếu với cha mẹ, học trò phải có nghĩa với thầy cô, đối với những người xung quanh thì phải sống nhẫn nhịn. Câu tục ngữ “một điều nhịn là chín điều lành” cũng dạy chúng ta cách sống đó.

Sở dĩ, xung quanh ta có rất nhiều mối quan hệ, có những mối quan hệ thân thiết và có những mối quan hệ chỉ mang tính chất xã giao. Có một thực tế là, con người ta ai cũng coi bản thân mình là nhất. Trong các cuộc thảo luận, tranh luận, ai cũng cố gắng bảo vệ ý kiến của mình bằng mọi cách, ai cũng cho rằng mình đúng, không ai nhận sai thì kết quả là buổi thảo luận không thành công, mọi người không hài lòng về nhau vì chưa đưa ra được ý kiến thống nhất. Lời khuyên dành cho chúng ta trong tình huống đó là “một điều nhịn là chín điều lành”.

Trước tiên chúng ta cần phải giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ trên. Một là một số ít đối với chín số nhiều để làm nổi bật sự trao đổi lớn hơn rất nhiều so với cái ban đầu mất đi. Cái một mất đi đó chính là điều nhịn còn cái nhiều hơn kia điều lành. Mà điều lành là những điều tốt đẹp may mắn đến với chúng ta còn điều nhịn là sự nhường nhịn mất đi cái gì đó của bản thân có thể là vật chất cũng có thể là cả tinh thần. Thế nhưng nhường nhịn đi một lần bạn sẽ được nhận lại gấp mấy lần điều tốt lành. Như vậy câu nói trên có ý nghĩa rằng hãy nên biết nhường nhịn chịu thiệt về mình để dĩ hòa vi quý nhận lại những điều tốt lành cho bản thân và những người xung quanh mình.

“Nhịn” là biểu hiện của đức tính biết nhẫn nại và khiêm tốn, những người biết nhịn là những người luôn biết lắng nghe người khác và biết nói đúng lúc, đúng chỗ. “Lành” là kết quả tốt đẹp, hài hòa, tốt cho tất cả mọi người. Chỉ một lần nhịn thôi, bạn sẽ nhận lại được rất nhiều những điều tốt đẹp, ngoài ý muốn. Ở lứa tuổi của tôi và các bạn, chúng ta đang cố gắng khẳng định cái tôi của mình rằng ta đã trưởng thành, ta đủ lớn để quyết định cuộc sống của ta. Về với gia đình, bố mẹ nhiều khi quan tâm đến ta một cách thái quá ví dụ như nói nhiều, hỏi nhiều, những lúc đó theo bản năng chúng ta có thể cãi lại lời bố mẹ để bảo vệ quan điểm của mình. Có những cuộc cãi vã làm cho mối quan hệ của bố mẹ và con cái trở nên căng thẳng, bởi vì không hiểu nhau và không ai lắng nghe ai. Lời khuyên dành cho bạn là, những lúc bố mẹ nóng giận bạn hãy nhịn, chỉ lắng nghe thôi bạn nhé! Bố mẹ nói xong, dù đúng hay sai thì hôm sau ta sẽ nói chuyện lại với họ, khi đó chắc chắn họ sẽ sẵn sàng lắng nghe bạn, mà mối quan hệ vẫn tốt đẹp.

Trên lớp, mỗi khi thầy cô nói bạn sai hoặc bạn bè của bạn không đồng ý với ý kiến của bạn, bạn hãy bình tĩnh lắng nghe và phân tích tình huống, đừng vội cãi lại hoặc tỏ thái độ không hài lòng, điều đó sẽ làm cho mối quan hệ trở nên căng thẳng và sẽ không có lợi cho bạn. Nếu bạn biết nhẫn nhịn thì mọi lời nói, hành động bạn đều có thể kiểm soát được. Từ đó, bạn sẽ làm chủ các mối quan hệ và những người xung quanh bạn sẽ nể phục và yêu mến bạn. Bởi nếu ai cũng cố gắng cho mình là nhất và cố gắng bảo vệ cái tôi của mình thì sẽ khiến mọi người căng thẳng với nhau và làm rạn nứt các mối quan hệ.

Một quốc gia một nhà nước cũng cần có sự nhường nhịn để tạo nên những mối quan hệ tốt. Đặc biệt là nước ta khi ngày xưa Mỹ, Pháp xâm lược chúng ta và đã làm những việc khiến cho ảnh hưởng đến tận ngày nay nhưng trong quan hệ đối ngoại thì ta vẫn mềm dẻo với họ. Bởi nếu không hợp tác với Mỹ thì chúng sẽ cấm vận ta và làm cho ta rơi vào thế cô lập. Không những thế thì khi hợp tác ta biết rằng đó chỉ là cái cớ để chúng thực hiện “diễn biến hòa bình” nhằm bạo loạn lật đổ nhưng vẫn phải nhịn để tìm những cơ hội đối phó sau. Sự nhịn của chúng ta khi biết tỏng cái chính sách lừa bịp của chúng như thế nhằm tạo cơ hội cho đất nước hội nhập phát triển với các nước khác.

“Một điều nhịn là chín điều lành” là một triết lý sống mà chúng ta cần phải rèn luyện từng ngày, ở mọi lúc, mọi nơi. Để học được chữ “nhịn” thì thực sự là rất khó, bởi vì bạn phải biết im lặng những lúc cần thiết, con người ta vốn thích nói hơn thích nghe, nhưng thực tế thì chúng ta có 2 cái tai và chỉ có 1 cái miệng mà thôi, điều đó có nghĩa là chúng ta phải nghe nhiều hơn nói. Nghe để thấy mình đúng và sai ở đâu để lần sau rút kinh nghiệm, nghe để người khác cảm thấy họ được tôn trọng. Nếu bạn làm được điều đó, bạn chắc chắn sẽ là người thành công!

20 tháng 5 2017

thanks bn nhaokok

1 tháng 12 2016

BÀI LÀM

Tiết trời bắt đầu se lạnh, hàng cây so đũa trước nhà lác đác trổ bông, từng chùm trắng muốt chen lẫn giữa đám lá xanh um đong đưa theo gió. Cánh hoa màu sữa mịn màng xếp chồng lên nhau. Hoa chưa nở trông giống những chiếc móc câu treo lủng lẳng. Khi nở những cánh hoa bung ra khoe nhị vàng. Phía dưới đài hoa là một điều tuyệt diệu: túi mật ngọt lịm thơm lừng ẩn chứa một sự quyến rũ đến vô cùng.

Thuở nhỏ tôi thường trèo lên cây so đũa hái hoa chỉ để hút lấy phần mật thơm ngon ấy. Lớn hơn một chút tôi biết hái hoa mang về cho mẹ nấu canh chua. Một rổ bông so đũa, ít trái đậu rồng, vài cọng rau muống và một mớ cá rô đồng. Chỉ bấy nhiêu thôi cả nhà tôi đã có bữa cơm chiều ngon miệng. Bông so đũa luộc hoặc hấp cơm thì ngon phải biết, vừa thơm, vừa dai lại vừa ngọt.

Mỗi năm cây so đũa chỉ trổ bông một lần khoảng từ tháng mười âm lịch đến sau Tết. Qua mùa hoa, trên cây chỉ toàn là trái. Những trái dài khoảng hai gang tay, trổ song song, ngay ngắn, đều đặn cứ y như người ta so đũa trước mỗi bữa ăn. Phải chăng vì thế mà cây có tên là: “so đũa”? Cũng chính nhờ hình ảnh đó mà cây có thêm một ý nghĩa đặc biệt. Những chàng trai, cô gái quê yêu nhau lấy thời điểm cây ra hoa làm hẹn ước “ra giêng rồi so đũa thành đôi”.

11 tháng 11 2016

Từ xưa đến nay, ông cha ta vẫn luôn căn dặn thế hệ mai sau cần phải “uống nước nhớ nguôn”, phải luôn ghi nhớ công lao của những người đã cho ta cuộc sống của ngày hôm nay. Bởi vậy, lòng biết ơn luôn là thái độ sống cần phải nâng niu và trân trọng.

Trong xã hội ngày nay, lòng biết ơn là truyền thống tốt đẹp từ đời xưa để lại. Mỗi người, mỗi cá nhân cần phải nhận thức được điều này để cùng nhau xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn.

Lòng biết hơn hay “uống nước nhớ nguồn” được hiểu theo nghĩa cả nghĩa đen và nghĩa bóng. “Uống nước” là hành động hằng ngày chúng ta vẫn làm đều đặn, khi chúng ta uống nước, nâng niu trên tay tài nguyên thiên nhiên quý giá thì chúng ta cần phải nhớ rằng nguồn gốc của nó từ đâu mà có, ai đã mang đến cho chúng ta uống. Còn theo hàm ý sâu xa hơn thì uống nước nhớ nguồn là nói lên lòng biết ơn, nhớ về cội nguồn của mình với tấm lòng thành kính, thiêng liêng nhất. Mỗi người chúng ta sinh ra đều có nguồn gốc, không ai tự nhiên mà sinh ra. Mỗi ngày chúng ta trưởng thành và khôn lớn, công lao dưỡng dục, sinh thành ấy rất vĩ đại. Cần phải nghĩ về họ, nghĩ về quá khứ và những gì đã qua để thấy được những nhọc nhằn vất cả mà họ đã trải qua để đổi lấy sự yên bình cho chúng ta hôm nay.

Lòng biết ơn mang giá trị nhân văn sâu sắc, là tấm lòng giữa người với người. Lòng biết ơn không chỉ là nói suông, cần thể hiện bằng hành động thì nó mới thực sự ý nghĩa.

Ngày nay, lòng biết ơn được biểu hiện trên nhiều mặt, nhiều khía cạnh. Đâu đâu chúng ta cũng thấy được lòng biết ơn luôn hiển hiện khắp nơi. Là điều mà mỗi người đều có thể nhận thức được là cần làm, cần ghi nhớ.

Hằng ngày chúng ta bưng bát cơm trắng, dẻo thơm để ăn. Chúng ta có biết rằng để làm ra hạt cơm thơm lừng, trắng tinh ấy người nông dân đã đổ ra biết bao nhiêu công sức, mồ hôi, nước mắt. Nhọc nhằn một nắng hai sương, lo lắng vụ mùa thất bát là những điều mà không phải ai cũng thấy và cảm nhận được. Nói về lòng biết ơn những người nông dân thì ông cha ta có câu:

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần

Để có một xã hội thái bình thịnh vượng như ngày hôm nay, ông cha ta đã phải trải qua hai cuộc chiến tranh xâm lược đẫm máu và nước mặt. Bao nhiêu người đã ngã xuống, bao nhiêu người còn ở lại nhưng thân thể không được lành lặn nữa. Họ – những con người đánh đổi cả tuổi trẻ, đánh đổi cả một người vì sự nghiệp thống nhất đất nước. Hằng năm vẫn có ngày lễ kỉ niệm các anh hùng thương binh liệt lỹ 27-7 với mục đích nhớ lại, biết ơn những gì mà họ đã mang lại cho chúng ta hôm nay.

Như vậy lòng biết ơn luôn hiển diện xung quanh cuộc sống của chúng ta, chỉ là chúng ta không tinh tế để nhận ra. Ai cũng có một cội nguồn để nhớ về để nâng niu và trân trọng.

Nhưng lòng biết ơn không phải ai cũng có thể làm được. Có rất nhiều người đã chà đạp lên thành quả của xã hội, không coi trọng những gì mình đang có, điều đó đồng nghĩa với việc không coi trọng thế hệ đi trước đã dựng xây và cống hiến. Ý thức ấy sẽ khiến cho họ càng ngày càng không biết nâng niu và trân trọng cuộc sống.

Đối với thế hệ trẻ này nay thì rèn luyện, bồi đắp lòng biết ơn là điều cần thiết để không quên cội nguồn, nhắc nhở bản thân trân trọng thành quả của quá khứ. Lòng biết ơn còn bồi đắp thêm lòng tự hào, tự tôn dân tộc.

Cho một tick nếu thấy hay và theo dõi nếu thấy cần nha bạn ♥~ MDia ☺☻☺

12 tháng 11 2016

Mỗi người có mặt trên trái đất này đều có một cội nguồn. Ông cha ta xưa có câu: "Uống nước nhớ nguồn" và đến tận bây giờ câu tục ngữ ấy vẫn luôn vang vọng. Vậy thế nào là "uống nước nhớ nguồn"?

Câu tục ngữ thật ngắn gọn nhưng hàm ý thật sâu xa. "Uống nước" là điều chúng ta làm mỗi ngày, nhưng hai chữ này bao gồm nhiều ý nghĩa khác nữa. "Uống nước" tượng trưng cho người hưởng thụ thành quả, "nhớ" nói đến một thái độ, một tấm lòng biết ơn, "nguồn" là nguồn cội, cội nguồn của tất cả những thành quả mà con người được hưởng, "nhớ nguồn" là nhắc nhở những người hưởng thụ phải biết tri ân, giữ gìn, phát huy những thành quả của người làm ra chúng. "Uống nước nhớ nguồn” có thể hiểu theo hai nghĩa đen: đây có thể là lời khuyên, khi nào uống nước thì phải nhớ nguồn, cũng là lời của ta tự nhủ mình rằng: uống những giọt nước này ta không thể quên từ đâu ta có nước để uống.Vậy "uống nước nhớ nguồn" thể hiện truyền thống đạo lí của con người Việt Nam rằng cần phải biết ơn, trân trọng những người đã làm ra thành quả cho ta hưởng đến ngày hôm nay.

Thật vậy, mọi sự vật đều có nguồn gốc của cải, vật chất, tinh thần đó chính là công sức do con người làm ra. Như việc bạn thưởng thức một chén cơm, bạn cảm thấy vị ngọt, nhưng với tôi chúng thật mặn, mặn vì những giọt mồ hôi mặn vì những ngày dầm mưa dãi nắng, mặn vì họ đã bỏ biết bao công sức để làm ra những hạt gạo ngày hôm nay. Bạn có thấy không sự hi sinh xương máu của các vị anh hùng dân tộc, các chiến sĩ yêu nước vì sắc áo của dân tộc để rồi xây dựng đất nước giàu đẹp phát triển đến ngày hôm nay, tạo cho ta một tinh thần vững mạnh. Việc xây dựng đền đài, lăng tẩm không chỉ để nhớ ơn những việc mà họ đã làm cho Tổ quốc mà đó còn là sự nhắc nhở ta không bao giờ được quên nguồn gốc của mình. Nguồn gốc, nguồn cội không phải dễ có, ta cần phải biết trân trọng. Nhớ về nguồn cội thôi chưa đủ, ta cần phải biết ơn vì đó là nét đẹp đạo lí làm người của con người Việt Nam. Người Việt chúng ta luôn là những người sống với lòng biết ơn, không bao giờ quên tổ tiên, nòi giống, biết bảo vệ quê hương Tổ quốc.

 

" Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba

Dù ai buôn bán gần xa

Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba thì về..."

Bốn câu lục bát mà mỗi người dân trên đất nước Việt Nam này không bao giờ quên vì đó là những lời nhắc nhở con cháu "Dòng máu lạc hồng" luôn nhớ về cội nguồn của mình. Điều đó đã góp phần tạo nên nhiều phẩm chất cao quý của dân tộc, tạo nên những giá trị tinh thần cao đẹp mà trong đạo lý "uống nước nhớ nguồn" nổi lên như một truyền thống tiêu biểu và tôn vinh những người đã sinh ra mình, những người có công với làng xóm, với quê hương, đất nước. Không những thế người Việt Nam không bao giờ quên những người đã dạy dỗ mình. Nhờ có cha mẹ, ta đã được nuôi lớn tới ngày hôm nay nhờ có thầy cô mà ta có đủ vốn kiến thức để vững tin bước vào cánh cửa tương: lai tốt đẹp. Tất cả những điều đó là biểu hiện của một con người luôn "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ người đào giếng."

Sâu kín trong tâm hồn, chúng ta không phải là những người vô ơn. Tuy nhiên, vì đời sống máy móc, bận rộn; vì những lo lắng trong cuộc sống; có khi vì mệt mỏi, chúng ta đã không còn thì giờ suy nghĩ đến những thành quả mà họ đã tạo nên. Đó là điều mà ta cần khắc phục vì không khéo, nguồn cội sẽ đi vào quên lãng khi con người chỉ biết cuốn theo thời gian mà không ngừng nghỉ. Song, ta cần phê phán những kẻ "ăn cháo đá bát", "có mới nới cũ",đó là loại người lừa thầy phản bạn, bất hiếu, là một kẻ lười học, phá hoại tài sản của đất nước như việc quên đi nguồn cội mình, coi thường nguồn gốc của mình thì đó là việc đáng trách, ta cần phải loại bỏ.

Qua câu tục ngữ trên, ta càng thầy được đạo lí tốt đẹp của con người Việt Nam. Suy nghĩ đến bốn chữ ngắn ngủi trong câu tục ngữ, "Uống nước nhớ nguồn," tôi thấy những chữ này dạy ta nhũng bài học vô cùng quý giá trong tinh thần biết ơn. Ta cần biết trân trọng, kính trên nhường dưới, sống có tình có nghĩa. Tôi và bạn hãy cố gắng học tốt để góp phần cống hiến làm nên những thành quả cho lớp người đi sau



 

30 tháng 11 2016

Ăn quả nhớ kẻ trông cây chính là khuyên răn con người chúng ta sống là phải biết ơn biết quí trọng những người những công sức đã đổ ra để đổi lại cuộc sống ấm no của chính chunsgta. Như cuộc sống hòa bình hôm nay là nhờ công ơn của những anh hùng đã đổ máu xuống dưới bom đạn ác liệtTừ những gì mà câu tục ngữ mang lại chúng ta laij càng phải biết được đâu là những cái mà chúng ta cần phải biết ơn sâu sắc. CÓ những thứ mà đánh đổi cả mạng sống con người. Câu tục ngữ này có nghĩ tương tự với câu “ Uống nước nhớ nguồn”Con người chúng ta là thế luôn luôn sống và phải biết rằng ai đã tạo ra những thứ xung quanh mình. Có biết đâu những con người như chúng ta hãy làm những việc dù là nhỏ bé nhất để cuộc đời thêm tươi đẹpĐáng tiếc thay trên đời này lại vẫn còn những con người có lối sống tha hóa. HỌ không cần biết tới ai không biết kính trên nhường dưới không biết cảm ơn hay xin lỗi về sự bất cần và vô tâm của mình.

 

1 tháng 12 2016

Câu nói này là câu tục ngữ đã để lại nhiều bài học quý báu cho dân tộc ta, nó là một bài học dậy dỗ chúng ta cần biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho chúng ta ăn và ở đây đối với những người đã trồng cây và tạo nên quả ngọt cho chúng ta chúng ta cần biết ơn và có những thái độ để bảo tồn và phát triển truyền thống đó của dân tộc, những người trồng cây đã cố gắng để tạo nên những cây tốt tươi và từ đó kết trái cho chúng ta hưởng thụ, truyền thống tốt đẹp đó đã tạo nên những điều rất tốt và mang những giá trị sâu sắc, những người cố gắng để tạo nên thành quả để cho chúng ta ăn thì chúng ta cần phát huy và tôn tạo nó một cách sinh động và hấp dẫn hơn.Câu nói này nó không chỉ dừng lại ở vấn đề người trồng và người ăn quả ý nghĩa của nó sâu rộng hơn, qua đó nó vừa là động lực để cho con người ý thức và trách nhiệm được tấm lòng biết ơn thành kính của mình, những điều đó đã tác động lớn không chỉ đến với mỗi người mà đối với toàn thể dân tộc Việt Nam, những điều đó đã tạo nên cho chúng ta rất nhiều suy nghĩ, khi cha mẹ sinh ra chúng ta đã có công lao sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta, chúng ta cần biết ơn và hiếu thảo với cha mẹ, khi thầy cô dạy cho chúng ta những bài học hay có ích chúng ta cần biết ơn thầy cô vì những bài học đó, nó góp phần không chỉ tạo ra những lòng biết ơn đơn thuần mà điều đó đã thấm nhuần tư tưởng của mỗi chúng ta.Những đạo lý đó không chỉ để lại cho chúng ta bài học quý giá mà nó còn là câu tực ngữ hay được lưu truyền rộng rãi và trở thành kim chỉ nan dậy dỗ và phát huy được những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, những truyền thống ấy mang giá trị lớn sâu sắc, nó không chỉ làm cho con người, ngày càng ý thức được niềm tin và trách nhiệm của mỗi người chúng ta. Ý nghĩa mà câu nói muốn để lại đó là lòng biết ơn sây sắc, truyền thống đó không chỉ diễn ra mới mà đó đã được đúc kết từ ngàn đời, đó là những điều kiện sống mới và chúng ta cần trùng tu và phát triển nó phù hợp với tình hình của xã hội, khi xã hội ngày càng phát triển chúng ta ngày càng phải có những giá trị đó, đó là niềm tin và là một chuẩn mực của con người.