Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“Quê hương mấy ai không nhớ” mỗi lúc đi xa, từ nỗi nhớ đó, Thi tiên - Lý Bạch đã để lại cho đời một kiệt tác bất hủ về thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt: bài thơ “Tĩnh dạ tứ”. Thưở nhỏ khi còn sống ở quê, Lí Bạch thường lên núi Nga Mi ngắm trăng và(quan hệ từ) yêu tha thiết vầng trăng quê hương ấy. Và kể từ đó mỗi lúc đi xa, đến bất cứ nơi nào, mỗi lần nhìn trăng là tác giả lại nhớ cố hương. Hai câu thơ đầu trong bài gợi tả cảnh, ánh trăng như rọi xuống đầu giường, tỏa ánh sáng lung linh huyền ảo trong đêm khiến cho thi nhân cứ ngỡ mặt đất phủ sương. Ngẩng đầu nhìn trăng bất chợt chạnh lòng nhớ về quê cũ, về một nơi mà tác giả yêu thương thắm thiết. Trên bước đường phiêu bạt, nhà thơ như cánh chim trời tung bay thỏa chí nhưng từ sâu thẳm nỗi nhớ quê vẫn trĩu nặng trong lòng. Không giống như người bạn thân của mình – Hạ Tri Chương nhớ quê trong khoảnh khắc vừa đặt chân trở về quê cũ, Lý Bạch nhớ quê khi đang ở xứ lạ quê người. Bài thơ thật ngắn chỉ vỏn vẹn hai mươi chữ nhưng chứa đầy tình cảm sâu nặng tha thiết với quê hương của người con xa xứ - Lí Bạch.
tick mk nha!
Tham khảo
Nhà thơ Lý Bạch xuất hiện giữa thi đàn của thơ Đường giống như một vị tiên thi và(quan hệ từ) thơ của ông không chỉ mang tâm hồn phóng khoáng và lãng mạn mà đôi khi đó còn là một tâm hồn nhạy cảm và giàu lòng yêu quê hương đất nước. Bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” chính là bài thơ thể hiện cho tâm hồn đó. Tình cảm sâu nặng của nhà thơ với quê hương đã được thể hiện sâu sắc trong bài thơ.
Chủ đề ngắm trăng nhớ quê là một chủ đề khá phổ biến trong thơ ca cổ, Lý Bạch cũng đã sử dụng chủ đề quen thuộc này, nhưng với tài năng và cách cảm nhận riêng của ông, bài thơ dường như có những nét đặc sắc riêng biệt về cả nội dung và nghệ thuật. Hai câu thơ đầu của bài thơ là những vần thơ miêu tả khung cảnh thiên nhiên trong đêm trăng thanh tĩnh, đẹp đẽ và huyền ảo:
“Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương”
Câu thơ làm nổi bật lên cả về không gian và thời gian, đó là đêm khuya trong không gian tĩnh lặng tràn ngập ánh trăng, ánh trăng đã len lỏi vào cả căn phòng, nơi nhà thơ đang nằm nghỉ. Người đọc có thể cảm nhận rõ không gian yên ắng, tĩnh lặng trong bức tranh ấy, cái tĩnh lặng không phải ở nhan đề bài thơ mà đã được gợi lên từ không gian chỉ có ánh trăng, không có sự xuất hiện của âm thanh, đó là một sự tĩnh lặng tuyệt đối. Trong không gian tĩnh lặng ấy, nhà thơ nhìn ra ánh trăng mà “ngỡ mặt đất phủ sương”, ánh trăng với màu trắng nhẹ in trên mặt đất khiến cho không gian thêm huyền ảo, tác giả đã từ sự cảm nhận bằng thị giác đến cảm nhận bằng xúc giác. Chính ánh trăng đẹp đẽ và không gian tĩnh lặng ấy đã là chất xúc tác để nhà thơ nhớ về nơi cố hương.
“Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương”
Sau khoảnh khắc ngỡ ngàng trước ánh trăng trong không gian, nhà thơ ngẩng mặt lên và nhìn ánh trăng sáng, ánh trăng là biểu tượng cho sự đoàn viên. Trong hoàn cảnh đêm khuya lại có một mình nơi đất khách quê người, tác giả không khỏi nhớ về nơi quê nhà, cố hương của mình. Đó chính là tức cảnh sinh tình, hai câu thơ như đối lập nhau nhưng sự đối lập đó chính là nét đặc biệt về nghệ thuật và nội dung “ngẩng - cúi”, “nhìn - nhớ”, “trăng sáng - cố hương”. Khi ngẩng đầu nhà thơ chợt bắt gặp với những điều gần gũi, thân thuộc đó chính là ánh trăng, sự đoàn viên, rồi sau đó vì những hoài niệm về quê cũ, mảnh đất cũ và những con người cũ đã bao năm không gặp lại, nhà thơ cúi đầu thể hiện nỗi xót xa khó lòng bày tỏ. Bài thơ được làm theo lối thơ cổ, không ràng buộc niêm luật chặt chẽ nhưng vẫn có kết cấu phổ biến của bài thơ Đường: hai câu đầu tả cảnh, hai câu cuối sinh tình.
“Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của tác giả Lý Bạch không chỉ vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn thể hiện được nỗi lòng và tình yêu quê hương tha thiết của một người con xa xứ.
Tham khảo
“Quê hương mấy ai không nhớ” mỗi lúc đi xa, từ nỗi nhớ đó, Thi tiên - Lý Bạch đã để lại cho đời một kiệt tác bất hủ về thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt: bài thơ “Tĩnh dạ tứ”. Thưở nhỏ khi còn sống ở quê, Lí Bạch thường lên núi Nga Mi ngắm trăng và(quan hệ từ) yêu tha thiết vầng trăng quê hương ấy. Và kể từ đó mỗi lúc đi xa, đến bất cứ nơi nào, mỗi lần nhìn trăng là tác giả lại nhớ cố hương. Hai câu thơ đầu trong bài gợi tả cảnh, ánh trăng như rọi xuống đầu giường, tỏa ánh sáng lung linh huyền ảo trong đêm khiến cho thi nhân cứ ngỡ mặt đất phủ sương. Ngẩng đầu nhìn trăng bất chợt chạnh lòng nhớ về quê cũ, về một nơi mà tác giả yêu thương thắm thiết. Trên bước đường phiêu bạt, nhà thơ như cánh chim trời tung bay thỏa chí nhưng từ sâu thẳm nỗi nhớ quê vẫn trĩu nặng trong lòng. Không giống như người bạn thân của mình – Hạ Tri Chương nhớ quê trong khoảnh khắc vừa đặt chân trở về quê cũ, Lý Bạch nhớ quê khi đang ở xứ lạ quê người. Bài thơ thật ngắn chỉ vỏn vẹn hai mươi chữ nhưng chứa đầy tình cảm sâu nặng tha thiết với quê hương của người con xa xứ - Lí Bạch.
cửm unư bạn nhièu lém