Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bầy chim đã bay lên, tôi thấy mặt trời như lên nhanh hơn mọi ngày và mưa đã đột ngột tạnh hẳn. Bỗng một con chim đuối sức, rơi xuống như một chiếc lá. Tôi và anh Mên hết sức lo lắng, hồi hộp. Nhưng rồi khi đôi chân mảnh dẻ và run rẩy của con chim non chạm vào mặt sông thì đôi cánh của nó đập một nhịp quyết định, tấm thân bé bỏng của nó vụt bứt ra khỏi dòng nước và bay lên cao. Tôi im lặng như nín thở, chỉ có tiếng đập cánh quyết liệt của bầy chim non. Chúng đã thực hiện xong chuyến bay đầu tiên quan trọng nhất trong đời. Cuối cùng chúng đã hạ xuống bên một lùm dứa dại bờ sông, hai anh em tôi vẫn đứng không nhúc nhích.
Người kể chuyện qua các phần là:
+ Phần (1) người kể chuyện là người họa sĩ đồng hương với An-tư-nai
+ Phần (2), (3) người kể chuyện là An-tư-nai
+ Phần (4) người kể chuyện là người họa sĩ đồng hương với An-tư-nai
- Ngôi kể trong cả 4 phần đều sử dụng ngôi thứ nhất xưng “tôi”.
Phó từ hãy xuất hiện nhiều lần (6 lần) trong phần kết của văn bản Người thầy đầu tiên, việc lặp lại phó từ này đứng trước động từ có tác dụng bổ sung ý nghĩa cầu khiến, thuyết phục, động viên làm việc gì đó.
Đoạn văn nói đến những suy tư, trăn trở của người kể chuyện. Câu chuyện xúc động về người thầy đầu tiên - thầy Đuy-sen đã thôi thúc người kể chuyện muốn được sáng tác, muốn được vẽ lại một chi tiết trong câu chuyện hay vẽ chân dung người thầy đặc biệt này để tỏ lòng biết ơn, yêu mến, kính trọng.
Tác dụng của cách mở đầu văn bản bằng việc kể lại câu chuyện có tính chất ngụ ngôn giúp lôi cuốn người đọc vào văn bản và suy nghĩ về ý nghĩa của câu chuyện ngụ ngôn. Từ đó khơi gợi hứng thú đọc văn bản ở người đọc.
“Cũng như các dân tộc khác, người khmer có một nền văn hóa đậm đà bản sắc, phong phú và đa dạng."
- "Nếu đây đúng là một chiếc tàu thì nhất định phải có máy móc làm nó chuyển động và người điều khiển chứ!"
- "Chắc là như vậy! [...] Nhưng tôi đứng trên hòn đảo di động này đã ba tiếng đồng hồ mà chẳng thấy một dấu hiệu nào của sự sống cả."
- "Chính chúng ta đã biết rõ hơn ai hết tốc độ con tàu này! Muốn đạt tốc độ đó cần có máy móc; muốn điều khiển máy móc, phải có thợ. Từ đó tôi kết luận rằng... chúng ta đã thoát chết!"
- "Thế là tính mạng chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn của những người điều khiển con tàu này! Họ cho tàu lặn xuống là chúng tôi toi mạng ngay! Còn nếu họ không làm như vậy thì tôi chẳng nghi ngờ gì khả năng đặt quan hệ với họ. Nếu họ không chế tạo dưỡng khí bằng phương pháp hóa học thì thỉnh thoảng họ cũng phải cho tàu nổi lên mặt biển để dự trữ không khí mới. Như vậy, phải có một lỗ thủng nào đó để lấy không khí vào trong tàu."
- Câu chuyện được kể từ góc độ của một người trong cuộc khiến cho câu chuyện trở nên chân thật hơn. Người kể chuyện lúc này không phải là người kể chuyện toàn tri, biết tất cả mọi việc. Người đọc được dẫn dắt theo sự hiểu biết của nhân vật trong cuộc, cũng khám phá như nhân vật trong cuộc, bất ngờ như nhân vật trong cuộc.
- Người kể chuyện ngôi thứ nhất là một nhà khoa học sẽ cho người đọc có những suy luận cùng văn bản một cách lô-gíc hơn. Câu chuyện được kể lại từ một nhân vật có hiểu biết, điềm tĩnh, dễ đi vào lòng người đọc hơn so với các nhân vật khác.
Chúng tôi đã nhìn thấy con cá kình. Nó bơi nhanh ngoài sức tưởng tượng của tất cả những người trên tàu cộng lại. Trong vòng một giờ, tàu chiến của chúng tôi không tiến gần vào nó được lấy một sải! Thật là nhục nhã cho chiếc tàu chạy nhanh nhất của hạm đội Mỹ. Chúng tôi còn có thể làm gì hơn ngoài chuyện bực tức? Chúng tôi có thể làm gì hơn ngoài đợi nó đi ngủ và tóm cổ nó?!
- Mạch lạc và liên kết của đoạn văn:
+ Các câu văn được sắp xếp theo mạch đuổi bắt cá kình và tâm trạng, suy nghĩ của những người đuổi bắt cá kình.
+ Hình thức: Sử dụng phép thế: "nó" thay cho "con cá kình"; "chiếc tàu chạy nhanh nhất của hạm đội Mỹ" thay cho "tàu chiến của chúng tôi".
a. Hình ảnh thầy Đuy-sen hiện lên qua lời kể, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật An-tư-nai
b. Những chi tiết tiêu biểu được nhà văn sử dụng để khắc họa nhân vật thầy Đuy-sen:
- Ngôn ngữ đối thoại: trò chuyện, thuyết phục các em nhỏ đi học; động viên, khích lệ An-tư-nai,...
- Hành động: một mình sửa sang nhà kho cũ thành lớp học; bế các em nhỏ qua suối giữa mùa đông buốt giá; kiên trì dạy chữ cho các em bất chấp hoàn cảnh thiếu thốn, khắc nghiệt, khắc nghiệt, sự đơn độc; mơ ước về một tương lai tươi sáng cho học trò
- Cảm xúc, suy nghĩ của An-tư-nai về thầy: cảm nhận về lòng nhân hậu, tình yêu thương của thầy; mong ước thầy là người ruột thịt của mình…
c. Đặc điểm tính cách nhân vật thầy Đuy-sen: có mục đích sống cao đẹp, cương nghị, kiên nhẫn, nhân hậu, vị tha… trong đó, nổi bật nhất là tình cảm yêu thương, hết lòng vì học trò.
Đoạn văn tham khảo:
Mùa thu năm ngoái, người họa sĩ nhận được một bức thư điện từ làng gửi đến mời ông về dự buổi khánh thành ngôi trường mới. Ông sẽ về làng dạo quanh, ngắm cảnh và vẽ ít bức kí họa. Ở đó ông gặp bà An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va. Bà đã viết cho ông một bức thư khi ông trở về thành phố. Bà An-tư-nai đã nhờ người họa sĩ kể lại câu chuyện cuộc đời bà cho mọi người, nhất là lứa tuổi trẻ. Và ông đã quyết định sẽ kể câu chuyện đó.