K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 12 2016

"Tắt đèn" là cuốn tiểu thuyết tiêu biểu của Ngô Tất Tố, cây bút truyện kí tiêu biểu của văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

Tác phẩm có 26 chương mà chương XVIII là chương xảy ra xung đột cơ bản nhất của người nông dân với bọn cường hào ác bá trong làng. Qua “Tức nước vỡ bờ" (một đoạn trích của chương XVIII), Ngô Tất Tố đã vẽ lên bức tranh xã hội đương thời, một xã hội thối nát tàn bạo và bẩn thỉu ghê tởm. Cái xã hội thực dân phong kiến đã đày đoạ người nông dân đến đường cùng mà biểu hiện trong "Tức nước vỡ bờ" chính là tên cai lệ hông hách, tàn ác; bọn người nhà lý trưởng hèn yếu mà cũng dã man không kém. Chúng như những con chuột ma ranh cố mà đục, mà khoét. Từ những của cải vật chất nhỏ nhoi của người nông dân đến những người sức lực điền mạnh mẽ nay chỉ còn là những hơi tàn sức kiệt chúng vẫn không buông tha, vẫn "dai như đỉa" mà hành hạ.

Cũng qua vài trang ngắn ngủi mà đậm nét chân thực, sinh động của "Tức nước vỡ. bờ", Ngô Tất Tố đã lên án gay gắt, căm ghét tột cùng cái xã hội thực dân phong kiến tàn ác, dã man kia để cho một kết thúc chị Dậu quật ngã tên cai lệ và người nhà lý trưởng; đồng thời tác giả cũng bày tỏ một sự cảm thông sâu sắc chân thành với số phận cùng quẫn, bi thưởng của người nông dần mà cụ thể là chị Dậu. Ôi! Cái gia đình đầm ấm yên vui của chị đã bị chính sách sưu thuế ác nghiệt kia làm cho tan nát. Số phận và tiền đồ của chị thật tối tăm như bầu trời đêm 30 không trăng sao vậy.

Không chỉ lên án gay gắt xã hội thực dân phong kiến, cảm thông sâu sắc với người nông dân, Ngô Tất Tố còn đề cao những nhân phẩm cao quý của họ với những nét đẹp truyền thống tiềm tăng: phẩm chất thương yêu chồng con tha thiết của chị Dậu, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ người chồng ốm yếu; phẩm chất thanh cao "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" không hám danh lợi tiền tài của chị và đặc biệt là sức sống tiềm tàng đã ấp ủ bấy lâu trong lòng người phụ nữ nông dân đã bùng cháy đúng lúc để cứu chồng thoát khỏi nanh vuốt của lũ hùm sói cai lệ và người nhà lý trưởng. Và cuối cùng qua "Tức nước vỡ bờ" Ngô Tất Tố đã quan tâm đến vấn đề hết sức bức thiết trong cuộc sống đương thời, đó là nhu cầu được sống những ngay bình yên, được hưởng hạnh phúc trong mái ấm gia đình bình dị của người nông dân. Đặc sắc nghệ thuật trong "Tức nước vờ bờ" của Ngô Tất Tố thực sự làm chúng ta khâm phục. Nhà văn đã xây dựng một nhân vật chị Dậu điển hình, là tượng trưng cho tất cả những người phụ nữ nông dân với những phẩm chất cao đẹp, đáng quý nhất của loài người chúng ta. Và đặc biệt nhà văn đã sử dụng những lời lẽ hết sức dân dã, đời thường mà sinh động, chân thực, làm chúng ta như đang sống giữa cuộc sống bất công đương thời để chứng kiến những điều ngang trái. Và chính sự kết hợp tài tình giữa 3 phương thức: tự sự, miêu tả và biểu cảm để làm nổi bật tình huống máu thuần cơ bản của tác phẩm giữa hai giai cấp đối kháng đã thực sự thể hiện tài năng tiểu thuyết xuất chúng của Ngô Tất Tố.

"Tức nước vỡ bờ" nói riêng và "Tắt đèn" nói chung sẽ mãi là một tác phẩm đặc sắc trong nền văn học hiện đại nước ta. Nó đã có những thành công vang dội và ảnh hưởng rõ rệt đến xã hội đương thời. Song vẫn còn có những hạn chế nho nhỏ. Nhưng "Tức nước vờ bờ", "Tắt đèn'' sẽ luôn là một tuyệt tác để chúng ta khâm phục và nhớ đến Ngô Tất Tố - nhà văn hiện thực xuất sắc.


 

7 tháng 12 2016

có cóp mạng k ạ

 

24 tháng 9 2021

Em tham khảo:

Nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con. Chính hình ảnh của chị đã gợi lên trong lòng ta niềm thương xót ngậm ngùi về số phận bi thảm của chị cũng như của bao người nông dân lương thiện. Ôi! Từ đó ta lại càng căm phẫn chế độ thực dân phong kiến, căm phẫn xã hội mục nát đầy bóng tối đã đưa đẩy con người đến bước đường cùng. Chị Dậu là nhân vật chính diện trong đoạn trích. Ở chị có sự xung đột nội tâm nhưng không biến đổi theo hoàn cảnh: trước sau vẫn là người đảm đang, chung thủy, thương chồng, thương con và căm thù bọn cường hào áp bức. Sức mạnh của chị cũng là sức mạnh của người lao động. Tuy vốn hiền lành, nhẫn nhục nhưng khi bị áp bức nặng nề thì người lao động, sẵn sàng vùng lên đấu tranh. Chị là điển hình cho người phụ nữ Việt Nam. 

Trợ từ+ Thán từ: In đậm nghiêng

24 tháng 9 2021

Tham khảo:

Chị Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp của một người phụ nữ phong kiến xưa. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị không ngại hạ mình van xin, nài nỉ. Để cứu chồng, chị phải bán con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu đau đớn như đứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê" ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cả gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở chị đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng" của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình". Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Qua đó, ta thấy chị Dậu chính là hình ảnh tiêu biểu cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

 

Đọc đoạn văn dưới đây (trích tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố) và thực hiện các yêu cầu nêu sau đó:Chị Dậu vừa nói vừa mếu:- Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u.Cái Tí chưa hiểu hết ý câu của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn dưới đây (trích tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố) và thực hiện các yêu cầu nêu sau đó:

Chị Dậu vừa nói vừa mếu:

- Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u.

Cái Tí chưa hiểu hết ý câu của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:

- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?

Điểm thêm một giây nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa:

Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.

a. Nêu nghĩa hàm ẩn của những câu in đậm. Vì sao chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng câu có nghĩa hàm ẩn?

b. Nghĩa hàm ẩn trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy?

2

a. Nghĩa hàm ẩn của các câu:

- "Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi.": Đây là bữa ăn cuối cùng cuảng cái Tí ở nhà, Tí sắp phải xa nhà.

- "Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.": Chị Dậu sẽ đem cái Tí bán cho nhà cụ Nghị thôn Đoài.

Chị Dậu không dám nói thẳng với con vì chị sợ bản thân mình sẽ tổn thương đứa nhỏ sâu sắc, làm nó cảm thấy trong gia đình không ai yêu thương, không cần nó nữa. 

b. Nghĩa hàm ẩn trong câu "Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài." rõ hơn vì chị Dậu muốn cho Tí biết rõ nới mà Tí sắp đến ở.

13 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần Kiến thức ngữ văn đầu bài 4 về nghĩa hàm ẩn

Lời giải chi tiết:

a. Nghĩa hàm ẩn của các câu:

- "Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi.": Đây là bữa ăn cuối cùng của cái Tí ở nhà, Tí sắp phải xa nhà.

- "Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.": Chị Dậu sẽ đem cái Tí bán cho nhà cụ Nghị thôn Đoài.

Chị Dậu không dám nói thẳng với con vì chị sợ bản thân mình sẽ tổn thương đứa nhỏ sâu sắc, làm nó cảm thấy gia đình không cần nó nữa.

b. Nghĩa hàm ẩn trong câu "Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài." rõ hơn vì chị Dậu muốn cho Tí biết rõ nơi mà Tí sắp đến ở.

14 tháng 11 2021

Anh tham khảo nhé

Người nông dân trước cách mạng tháng 8 sống trng cảnh nghèo đói bị hoàn cảnh xô đẩy đến đến mức đường cùng nhưng họ vẫn giữ phẩm chất tốt đẹp của bản thân mình và sống với một nhân cách cao đẹp . Đại diện cho những người nông dân trước CMT8 là Lão Hạc một nhân vật đại diện cho những phẩm chất tốt đẹp của con người việt nam . Lão là một nông dân nghèo , nhưng rất trong sáng và thân thiện . Cuộc đời sinh ra lão thật chớ chêu , đẩy lão vào cảnh khó khăn , tũng quẫn .Là một nông dân chăm chỉ cần cù nhưng lõa lại không có đến một sào ruộng để cày cấy . Gia sản trong nhà chỉ có một chú chó nhỏ và một mảnh vườn để lại cho con trai . Cảnh nghèo , đã không nhương tay cho lão ,lão chịu khổ đã đành nhưng con trai lão lại liên lụy theo , vì muốn lấy được "ý trung nhân hoàn hảo " nên con trai lão đem lòng yêu một quý cô của một gia đình gia giáo , do đòi hỏi tiền thách cưới khá cao nên cảnh nghèo không cho lão dựng vợ cho con . Con trai lão vì vậy mà phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su . Lão thương con , mong muốn con con được hạnh phúc ... nhưng lão cũng không biết làm cách nào để chu toàn hạnh phúc cho con , chỉ biết khóc mà nhìn con đi . "Đồn điền cao su đi dễ khó về " lão biết chứ nhưng đâu có thể cản được ! Hằng ngày lão chỉ biết quanh quẩn bên con chó Vàng - kỉ niệm cuối cùng còn sót lại của người con trai . Lão yêu thương chăm sóc nó cẩn thận , tỉ mỉ từng miếng ăn , từng sợi lông . Lão yêu thương nó vì nó như là mối ràng buộc còn sót lại của lão và con trai lão . Lão thương con thà rằng chết đói chứ không đời nào đụng vào một sào vườn .Lão chỉ sợ khi con trai lão về không có chỗ ở , sinh sống ,lập nghiệp . Tuổi già , cô đơn và nghèo đói ! cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bờ vực thẳm , không còn cách nào khác lão đành đứt ruột nhìn con chó bị bán , để råi khi bán xong lão lại huhu khóc như một đứa trẻ . Dù nghèo đói là vậy nhưng lão không bị tội lỗi cám dỗ mặc dù luôn đc ông Giáo giúp đỡ nhưng lão lại từ chối một cách hách dịch . cảnh nghèo đến tũng quẫn lão đi tìm cái chết ; lão chết một cách bất ngờ và đột ngột lão chết vì ăn bả chó ! Lão có thể chọn cho mình cái chết nhẹ nhàng hơn nhưng lão vẫn chọn một cái chết như một con chó .. là vì lão đã hận đã lừa chết cậu vàng sao ? Kết thúc bi kịch cũng là thật sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư của Lão Hạc nhưng để lại bao suy ngẫm về số phận những con người nghèo khổ lương thiện trong Xã Hội cũ .

27 tháng 11 2021

cảm ơn ạ

 

Em tham khảo :

Đoạn thơ tái hiện cảnh đoàn thuyền trở về sau một ngày lênh đênh trên biển khơi đã để lại trong ta vô vàn xúc cảm. Những tính từ “ồn ào”, “tấp nập” đã làm sống dậy không khí đông vui, hối hả của người dân khi nhìn thấy cánh buồm ra khơi đánh cá trở về. Cảm nhận được không khí náo nức, rạo rực trong mỗi người dân vùng biển mà ta cũng vui lây trong niềm tự hào khôn cùng. Trong họ, trong mỗi người dân sinh ra và lớn lên ở vùng biển, họ biết ơn vô ngàn tới người mẹ bao la là biển khơi. Tấm lòng thành kính, sự ồn ã ấy như một sự biết ơn, sự vui mừng hạnh phúc của mỗi người dân chài nơi đây. Món quà của biển cả đẹp vô cùng! DÙ là ai, người đi đánh bắt hay người ở nhà chờ đợ thì họ đều chung một niềm mong mỏi "nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe" . Còn hạnh phúc nào lớn hơn biển êm, sóng lặng không có phong ba bão tố, không có hiểm nguy? Trên hành trình người dân chài chinh phục tự nhiên chính là con thuyền ra khơi thầm lặn. Tế Hanh tinh tế từng chút trong xúc cảm và làm nên lời thơ thật đẹp về con thuyền, về khí thế lao động hăng say và cả những con người với nhiệt thành để hiến dâng. 

14 tháng 9 2023

Bài làm tham khảo

            Câu nói kia mang ý nghĩa, con người sống trong mặt đấy nhưng vốn dĩ không có con đường, chúng ta cứ đi thì nó tạo thành con đường thôi. Câu này nghĩa bóng của nó để nói về mục đích sống, con đường đi đến tương lai của con người, mỗi chúng ta cần phải tự xác định cho mình con đường riêng, nó tạo nên một con đường đi vững chắc, dễ tin tưởng con người có thể đi tới thành công. Không có con đường vào là bằng phẳng cả, bởi vậy khi chúng ta xác định tương lai với biết bao nhiêu hoài bão, dự định và niềm tin vào cuộc sống, chúng ta sẽ có được một tương lai tươi sáng hơn, mỗi chúng ta có thể thấy được những điều đó thông qua con đường mà chúng ta đã lựa chọn trong tương lai, cuộc sống không bằng phẳng do đó mỗi chúng ta cần phải lựa chọn cho mình một con đường đi rõ ràng và cần phải có con đường đi chúng ta mới có thể vươn tới được mọi sự định của mình trong tương lai được.

13 tháng 1 2022

Tham Khảo 

Những người nông dân gặp nhiều đau khổ, bất hạnh nhưng vẫn vươn lên trong cuộc sống, giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp, là hình ảnh ta dễ dàng nhận thấy trong những tác phẩm văn học giai đoạn trước cách mạng tháng Tám. Và khi đọc những tác phẩm ấy, người đọc chắc chắn không thể nào quên hình ảnh người phụ nữ nghèo khổ, sống trong cảnh khốn cùng nhưng vẫn hết lòng yêu thương chồng con và có một sức mạnh tiềm tàng mạnh mẽ. Người phụ nữ đó chính là chị Dậu trong Tắt đèn, hay rõ nét hơn ở tính cách của chị là trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ.Người phụ nữ VN thời phong kiến là những người có tư dung phẩm hạnh tốt đẹp nhưng cuộc đời đưa đẩy họ vào con đường cùng, vào ngõ cụt của cuộc sống. Họ lâm vào cảnh bần cùng, túng thiếu nhưng trong trái tim họ vẫn tồn tại sự nhân hậu, lạc quan. Vì chiến tranh phi nghĩa, vì sự cai trị tàn bạo mà những người phụ nữ phải chịu nhiều khổ đau, gian khó, họ rơi vào tột cùng cuar sự tuyệt vọng nhưng họ vẫn không bị tha hóa, họ vẫn có ý chí, khác khao một cuộc sống tươi đẹp hơn. Với sức mạnh của tình yêu thương họ như đã vượt lên tất cả đối diện với khó khăn, không để những ng mình yêu thương phải tổn thương đau khổ.

16 tháng 9 2023

Đoạn tham khảo 

Nhân vật mà em ấn tượng nhất trong văn bản Mắt sói chính là cậu bé Phi Châu. Dù mang nhiều nỗi đau thể xác và tinh thần nhưng cậu luôn lạc quan và có tình yêu thương rất chân thành không phân biệt giống loài với các động vật xung quanh. Nhờ có tình yêu thương gắn bó với người bạn lạc đà Hàng Xén mà cậu bé đã không bị bỏ rơi trên đường đi. Nhưng cuối cùng cậu vẫn bị lão Toa buôn đem bán cho vua Dê, chia rẽ cậu với người bạn của mình. Cậu đã tìm lạc đà rất lâu, dò hỏi những người qua đường, người mua lạc đà, những cậu bé trạc tuổi cậu, và thậm chí là hỏi cả những con lạc đà khác nhưng vẫn không thấy bạn. Ở chỗ vua Dê, cậu quen thân với Báo và sau này trở thành bạn của Sói Lam, cả hai đã thấu hiểu cuộc đời và nỗi cực nhọc của nhau thông qua ánh mắt và sự cảm thông đầy chân thành. Phi Châu chính là một tấm gương đẹp đẽ về lòng lương thiện và tình yêu thương động vật.