Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khi đọc tác phẩm “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, chắc hẳn ai cũng nhận định rằng Thu là một đứa trẻ bướng bỉnh và ngang ngạnh nhưng lại có một tình cảm thật sâu nặng đối với người cha của mình. Thu quả là thật bướng khi nhất quyết không chịu nhận ông Sáu là cha cho dù ông đã dành trọn hết tình cảm cho Thu sau 8 năm ròng xa cách. Cũng phải thôi vì từ khi sinh ra đã bao giờ em được biết đến cha, đã bao giờ em được cha chở che, âu yếm. Có lẽ vì khoảng cách giữa tình cha con trong những tháng ngày bom đạn quá xa vời nên Thu tỏ ra thật thờ ơ và lạnh nhạt trước mọi tình cảm mà ông Sáu dành cho mình. Thu nào có hay biết những tháng ngày nơi chiến khu cha em đã nhớ về em và mong đứa con thơ cất lên gọi mình một tiếng ba, Thu nào có hay biết tâm trạng cha đau khổ bao nhiêu khi người con yêu thương, bé bỏng của mình lại thốt lên gọi mình bằng hai tiếng”người ta”, ôi sao nghe xa lạ quá. Không những thế Thu còn đành lòng hất đổ cái trứng cá to vàng mà cha gắp cho mình. Bị cha đánh nhưng Thu không hề khóc mà lẳng lặng gắp trứng cá bỏ vào chén rồi chạy sang nhà ngoại. Hôm sau biết tin ông Sáu trở về đơn vị, Thu đã khóc, em khóc nhiều lắm. Em khóc vì em đã biết ông Sáu là cha, em đã biết em đã bỏ qua tình cảm thiêng liêng giữa em và cha mà suốt 8 năm nay em hằng mong ước. Em hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên má của ba, dang hai chân câu chặt lấy ba sao cảm động và thiêng liêng quá. Các bạn thấy đấy nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng không những là một đứa bé cứng cỏi, ngang ngạnh mà còn là một cô bé có một tình cảm nồng nàn mãnh liệt đối với người cha của mình.
Tham khảo:
Sau khi đọc câu chuyện "Chuyện người con gái nam xương ", xuyên suốt câu chuyện đã cho độc giả thấy một người phụ nữ hồng nhan nhưng bạc phận, tốt đẹp biết bao nhưng cuối cùng cúng phải chết, phải tự tự để phá giải nỗi hàm oan không được quyền nói ấy. (câu ghép) Và nguyên nhân chủ yếu cũng như trực tiếp đã gây ra cái chết của Vũ Nương đó là do Trương Sinh chồng nàng là một kẻ hồ đồ, vũ phu, hay ghen, đa nghi. Dù biết vợ nết na thủy chung vẫn luôn đề phòng quá mức, trước lời nói ngây thơ của bé Đản: "Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít" mà đã vu oan, không cho Vũ Nương cơ hội giải thích, chính điều ấy đã khiến Vũ Nương phải tự tử để chứng minh sự trong sạch của mình. (câu dẫn trực tiếp) Ngoài ra thì nỗi oan ấy cũng là do chiến tranh phong kiến phi nghĩa khiến nhiều người phải rời mái ấm gia đình, chiến tranh đã chia cắt vợ chồng cha con, gây nên những hiểu lầm mà Vũ Nương phải gánh chịu, do trò đùa chỉ vào bóng của nàng và lời nói ngây thơ của bé Đản. Nếu suy xét sâu ca cho cùng thì cũng chính tại xã hội phong kiến nam quyền thối nát, bất công coi trọng quyền uy của người giàu và người đàn ông trong gia đình. Cuộc hôn nhân của Vũ Nương ngay từ đầu đã chênh lệch về giai cấp, về khoảng cách giàu nghèo, về tính cách của Vũ Nương và Trương Sinh.Và từ đó đõ tạo nên một bi kịch cho nàng, bi kịch ấy đã vượt ra khỏi bi kịch gia đình, là bi kịch của một lớp người trong xã hội. Cái chết của Vũ Nương là lời tố cáo mạnh mẽ, đanh thép với chế độ phong kiến đương thời. Qua đó thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Dữ.
Nhân vật Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ) là một phụ nữ đẹp người, đẹp nết, luôn khát khao được sống êm ấm, hạnh phúc nhưng rồi số phận lại kết cục hết sức bi thương. Cái chết của nhân vật này có một ý nghĩa phê phán rất sâu sắc, nhằm vào các đối tượng chiến tranh phong kiến,chế độ nam nữ bất bình đẳng của xã hội cũ cùn với xự ghen tuông mù quáng của người đời (cụ thể là Trương Sinh).
cảm ơn đã cho mk câu trả lời nhưng mình cần đoạn văn chi tiết và cụ thể hơn ạ
“Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ.
Mây trời lồng lộng không đếm được tình cha”.
Thực vậy, công lao của cha dành cho con cái không thể đong đo, cân đếm được, nếu mẹ luôn ân cần, chăm sóc ta từng li từng tí thì có lẽ cha là người âm thầm yêu thương chúng ta. Người không thể hiện sự quan tâm rõ ràng như mẹ, người thầm lặng, bảo vệ ta, cha là trụ cột gia đình, luôn nghiêm khắc với ta nhưng thực chất lại là người mềm lòng nhất, quan tâm ta nhất. Tuổi thơ của ai mà lại không một lần được “cưỡi” lên lưng cha, được cha dạy chơi thả diều, đạp xe. Tuy cha không hay nói chuyện, chia sẻ với ta nhiều, nhưng mỗi lời dạy của cha đều thấm thía, khắc sâu trong lòng con. Dù mai sau khôn lớn, chúng ta sẽ luôn nhớ mãi lời dặn của cha, nhớ mãi cảm giác ấm áp khi được cha ru ngủ, nhớ mãi cái xoa đầu dịu dàng của cha cùng lời động viên: “Con làm tốt lắm”. Tình phụ tử – một tình cảm thiêng liêng, sâu sắc theo ta suốt cuộc đời, phải khi trưởng thành, làm cha, làm mẹ, ta mới thấu hiểu được nỗi vất vả ấy, mới thấy yêu thương, quí trọng cha. Hãy trở thành một người con cho tròn chữ hiếu, trân trọng, quan tâm, lo lắng cho cha đừng trở thành những đứa con vô tâm, bất hiếu. Hãy nhớ “Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”.
Hiện nay, tại một số vùng và vị trí có tính chất nhạy cảm và có tranh chấp như: biển Đông, bán đảo Triều Tiên hay Syria,.... đều tiềm ẩn nguy cơ bùng nổ các cuộc chiến tranh hoặc xung đột. Vũ khí hạt nhân được con người khai thác và sáng chế để phục vụ mục đích quân sự và chính trị của chính quốc gia. Các quốc gia trang bị vũ khí hạt nhân tựa như một cuộc ráo riết trang bị và xây dựng tiềm lực quân sự của chính quốc gia mình. Tại những vùng tranh chấp đó, khả năng xảy ra những cuộc chiến tranh vũ khí hạt nhân là vô cùng lớn. Hậu quả do vũ khí hạt nhân đem đến là không thể tưởng tượng được, tựa như có thể đưa trái đất trở về trạng thái nguyên thủy như 3 tỷ năm về trước vậy. Điều phi lý chính là ở chỗ tiền của dành cho những vũ khí hạt nhân tiềm ẩn sự hủy diệt trái đất đó có thể được dùng để cứu trái đất, làm những việc có ích hơn. Vì vây, để có thể đẩy lùi chiến tranh hạt nhân, cần sự chung tay của nhân loại toàn thế giới. Hơn nữa, những mối hiểm họa của các cuộc nội chiến, hay chạy đua vũ trang cũng đến với cuộc sống người dân. Đó là sự đe dọa từng giây từng phút đến tính mạng, sự an toàn của cuộc sống người dân. Và rồi nó kéo theo biết bao những rối ren về chính trị và dân sinh khác nữa. Ta vẫn chứng kiến biết bao nhiêu làn sóng tị nạn của những người dân ở những vùng chiến tranh liên miên kéo dài. Sự rối ren, bất ổn trong cuộc sống đó đã gây nên nỗi đau, nỗi khổ của người dân vô tội và thậm chí là những cái chết thương tâm. Nạn nhân của những sự bất ổn về nền hòa bình thế giới hiện nay càng tệ hơn nếu là trẻ em, thế hệ mầm xanh của đất nước. Dẫn chứng chính là cậu bé Alan Kurdi 3 tuổi người Syria chết trên bờ biển do làn sóng tị nạn. Rõ ràng, chúng ta đều ý thức được nỗi đau khổ mà chiến tranh hạt nhân, sự bất ổn về hòa bình đem đến cho con người. Một ngày nào đó, con người đứng trước nguy cơ trái đất bị tận diệt bởi vũ khí hạt nhân, mọi sự sống trên trái đất sẽ biến mất không còn chút dấu vết như 3 tỷ năm về trước. Là một công dân, em ý thức được những việc làm của bản thân để giữ gìn được nền hòa bình thế giới.
Tham khảo:
Có thể nói mối nguy hại lớn nhất sau môi trường đối với con người trên toàn cầu hiện nay là vũ khí hạt nhân. Nhắc đến vũ khí hạt nhân ta liền nghĩ đến sự hủy diệt vô cùng ghê gớm nó. Khi đó, không một ai có thể chịu nổi sự tấn công và sức tàn phá của bom khói chiến tranh, chết chóc, tang thương sẽ xảy ra thiên nhiên và cây cối cũng hoang tàn, tất cả sẽ thành tro bụi,... Dù cho kết quả có thắng hay thua thì người chịu thiệt thòi và đau khổ nhất vẫn luôn là những người dân vô tội, đó là những con người luôn chuộng hòa bình, luôn không muốn sử dụng những phương tiện ghê tởm đó.Thật đáng đau xót! Khi mà ta không thể nào lường trước được hết mọi hiểm họa mà vũ khí hạt nhân gây ra. Do đó, vì một thế giới hòa bình, hãy chấm dứt việc sản xuất vũ khí hạt nhân.
ko đủ câu bạn à