Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
refer
Trong văn bản Sống chết mặc bay của nhà văn Phạm Duy Tốn, em đặc biệt ấn tượng với nhân vật viên quan phụ mẫu. Nhân vật này được đặt trong thế đối lập và tương phản với những người dân nghèo, qua đó bộc lộ được bản chất xấu xa, độc ác của hắn. Là một viên quan phụ mẫu, đáng nhẽ ra hắn phải yêu thương và chăm sóc những người dân như con cái của mình. Thế nhưng không, hắn ta chỉ biết chăm chăm vào hưởng lạc cho riêng mình mà bỏ bê cái gọi là sứ mệnh. Trong khi người dân ngụp lặn trong biển mưa để hòng níu giữ chút của cải cuối cùng trước khi đê vỡ. Thì tên quan phụ mẫu lại ở trên đình cao, hút thuốc phiện, uống chè yến và đánh tổ tôm. Đỉnh điểm, là tiếng cười ré lên sung sướng khi ù một ván bài của tên độc ác ấy, đã át đi cả tiếng la hét đau đớn của bao sinh mạng dưới chân đồi khi đê vỡ. Niềm sung sướng độc ác ấy, đã khiến hắn cam tâm chửi rủa những người lính tội nghiệp, đòi bỏ tù họ chỉ vì dám báo tin chẳng tốt lành khi hắn đang vui. Chao ôi, biết bao sinh linh nhỏ bé bị vùi dập trong cơn mưa bão lại chẳng bù vào được một giây phút ù tổ tôm của tên quan phụ mẫu. Đó chính là một kẻ máu lạnh cần được lên án mạnh mẽ. Và qua hình mẫu nhân vật ấy, tác giả đã phê phán cả một hệ thống quan lại vô nhân tính lúc bấy giờ. Bởi những tên quan phụ mẫu độc ác không chỉ có một mà có rất nhiều. Cũng như có vô vàn những số phận nhỏ bé bị vùi dập dưới bàn tay chúng.
Viên quan phụ mẫu trong văn bản Sống chết mặc bay là một viên quan xấu xa và độc ác. Hắn ta mang danh là quan cha quan mẹ của nhân dân nhưng lại hành xử không xứng đáng với danh hiệu đó dù chỉ một chút. Trong khi nhân dân phải ngụp lặn trong màn mưa, nước lũ thì hắn lại thích chí ngồi trên đình cao mà hút thuốc phiện, uống chè yến, đánh tổ tôm. Trong khi người dân đau khổ, tuyệt vọng vì phải chịu mất trắng tất cả khi đê vỡ, thì hắn lại tập trung vui vẻ tận hưởng ván tổ tôm sắp ù. Tột đỉnh của sự căm phẫn, là tiếng gào thét đau đớn của người dân khi cơn lũ cuốn trôi tất cả cũng bị tiếng hét ù sung sướng của viên quan phụ mẫu. Biện pháp tương phản rõ rệt đã làm bật lên được lòng dạ độc ác, bạc bẽo đến đáng sợ của tên quan phụ mẫu kia. Qua đó, tác giả lên án và tố cáo mạnh mẽ những kẻ làm quan lại chỉ biết hưởng lạc mà không biết lo cho dân. Hình mẫu tên quan phụ mẫu độc ác trong truyện Sống chết mặc bay chính là tiêu biểu cho hằng hà những tên quan xấu xa như vậy trong xã hội hiện thực. Thật đáng buồn thay!
Tham khảo
Qua truyện ngắn Sống chết mặc bay, nhà văn Phạm Duy Tốn đã khắc họa thành công chân dung một viên quan phụ mẫu độc ác, sa đọa và vô nhân tính. Quan phụ mẫu, danh xưng đó được gọi nên từ bao yêu thương của con dân, với kì vọng vào một vị quan liêm minh công chính, thương dân như con. Thế nhưng, sự thật là gì? Khi muôn dân oằn mình dưới mưa bão, lũ lụt, quan cha mẹ lại ngồi trong đình cao đánh bài, hút thuốc phiện. Khi muôn dân đau đớn đến van nài, tìm kiếm sự giúp đỡ, thì quan cha mẹ can tâm đánh đuổi đi để tiếp tục tập trung cho việc quan trọng hơn là đánh đề. Khi muôn dân mất trắng tất cả dưới dòng nước lũ tàn độc, đến tính mạng cũng khó dữ, thì quan cha mẹ lại sung sướng vỡ òa khi được ù ván bài. Thông qua sự tương phản tuyệt vọng ấy, hình ảnh viên quan phụ mẫu đã được khắc họa rõ nét, với sự vô lương tâm và độc ác (Câu bị động). Một kẻ như thế, lại được gọi bằng cái tên “quan phụ mẫu”, thật mỉa mai thay, thật đắng cay thay cho biết bao số phận tội nghiệp(C)/ đang chìm nổi(V) ở ngoài kia (Câu đơn mở rộng thành phần vị ngữ).
Qua tác phẩm "Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn , dường như tác giả đã khắc họa thành công và rõ nét nhất bản chất xấu xa , bỉ ổi của tên quan phụ mẫu trước sinh mạng của người dân hộ đê khốn khổ. Bằng sự khéo léo trong việc vận dụng kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật , "Sống chết mặc bay" đã lên án tên quan phụ mẫu "lòng lang dạ thú". Khi con dân mình đang "chân lấm tay bùn , trăm lo nghìn sợ , đem thân hèn yếu mà đối với sức nước" thì quan phụ mẫu lại đang say sưa trong ván bài. Mưa gió và sinh mạng hàng ngàn con người không được chú ý bằng một trăm hai mươi lá bài đen đỏ. Quan chễm chệ ngồi trong đình , đèn thắp sáng trưng , đình cao vững chãi , kẻ hầu người hạ đi lại nhộn nhịp. Bên cạnh quan , bát yến hấp đường phèn , hai bên nào đồng hồ vàng , nhiều vật quý sang trọng khác. Quan như không hề hay biết đến tình cảnh thảm thương của dân chúng. Xây dựng hình ảnh quan phụ mẫu , Phạm Duy Tốn muốn tố cáo bản chất ích kỉ , tàn nhẫn , không có trách nhiệm với nhân dân. Qua đây , ta thấy "Sống chết mặc bay" đã lên án thái độ vô trách nhiệm , bàn quan của tên quan phụ mẫu , đồng thời thấy được niềm cảm thông sâu sắc của tác giả đối với người dân khốn khổ lúc bấy giờ.
Tham khảo:
Quan phụ mẫu là người quản lí, chăm lo cho cuộc sống của những người nông dân, ngay chính cái tên "phụ mẫu" đã nói lên được vai trò, trách nhiệm to lớn ấy. Tuy nhiên, trong "Sống chết mặc bay"( Trạng ngữ ), thái độ và hành động của những viên quan phụ mẫu lại mang đến cho độc giả những cảm nhận vô cùng khác biệt. Đó không phải những vị quan biết chăm lo cho nhân dân mà là những kẻ máu lạnh, tàn nhẫn đến đáng sợ. Trước nguy cơ vỡ đê, khi nhân dân đang phải cong mình chống lũ thì những kẻ tự xưng là cha mẹ của nhân dân lại chìm đắm trong thú vui bài bạc. Thậm chí, khi có người bẩm báo về tình trạng đê điều khẩn cấp, chúng không những không quan tâm mà còn lớn tiếng chửi bới, đe dọa "Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng , thời ông bỏ tù .....! Có biết không?". Có thể nói Sống chết mặc bay đã mang đến cho người đọc những cảm nhận chân thực về nỗi khổ cực của người dân nghèo cũng như bộ mặt tàn nhẫn, vô lương tâm của giai cấp thống trị.
Trong truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” của nhà văn Khánh Hoài, nhân vật Thủy được xây dựng rất thành công, là một đứa con hiếu thảo, ngoan hiền và thương anh nhưng số phận của Thủy cũng như số phận của hai anh em lại vô cùng éo le, bất hạnh.
Trước hết ta có thể thấy Thủy là một người em rất ngoan ngoãn, hiếu thảo, rất yêu thương anh của mình và có tấm lòng chan chứa sự vị tha, nhân hậu. Từng cử chỉ, việc làm của Thủy đều thể hiện sự quan tâm tới anh, trong một lần Thành chơi đá bóng bị rách áo, Thủy đã ra sân vận động vá áo cho anh để anh không bị mẹ mắng. Thật là một cô bé vừa thương anh, thông minh lại còn khéo tay.
Chúng ta thường thấy trong gia đình, người em hay được chiều hơn nên đâm ra luôn tranh giành đòi phần hơn với người anh, người chị. Nhưng không, Thủy lại là một người rất biết nhường nhịn, khi hai anh em bắt buộc phải xa nhau, phải chia đồ chơi, nhưng Thủy muốn giành tất cả cho anh, hai anh em cứ đẩy qua đẩy lại cho nhau. Hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ như là hai anh em Thành và Thủy, cả hai anh em đều yêu quý chúng và hàng ngày cho chúng quàng tay nhau, ghé đầu vào nhau thân thiết. Để chúng không phải xa nhau Thủy đã hi sinh con búp bê yêu quý của mình vì lo cho anh, em đã vì người khác mà quên đi những niềm vui của riêng mình. Và mặc dù đau lòng trước cảnh bố mẹ chia tay, hai anh em phải chia tay nhưng Thủy chỉ khóc và vâng lời mẹ, em không hề cãi lại khi bị mẹ mắng, em vẫn mong chờ bố về để chào bố trước khi chia tay, một cô bé thật ngoan ngoãn và rất hiếu thảo.
Ngỡ tưởng một cô bé ngoan ngoãn, hiền thảo như vậy sẽ cùng anh của mình lớn lên trong yêu thương và che chở, nhưng thật đáng tiếc khi số phận của Thủy lại éo le và bất hạnh đến vậy. Hai anh em Thành và Thủy vốn có cuộc sống rất đầm ấm và vô cùng thân thiết, quấn quýt “chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện”. Thủy chỉ biết khóc và người đọc cũng cảm thấy xót xa trước hoàn cảnh chia lìa, mất mát của em. Rồi em có mỗi một con búp bê yêu quý cũng phải xa lìa, em chọn để lại cho anh mặc dù em có thể buồn và cô đơn, giờ đây, ta thấy nhân vật Thủy trong hoàn cảnh thật đáng thương.
Đã phải chia tay bố, chia tay anh trai, Thủy còn phải chia tay cô giáo, bạn bè và trường lớp, em phải tới một nơi xa, nơi đó không còn mái trường gắn bó với em hàng ngày. Đây cũng là đoạn truyện gây xúc cảm nhất, thấm đẫm nước mắt của các nhân vật cũng như người đọc. Thủy khóc, cô giáo khóc, các bạn cũng đều khóc, khóc vì Thủy sẽ mãi mãi phải xa trường lớp, thay vào đó là phải đi bán ổi ở chợ, đọc tới đây chúng ta mới cảm thấy xót xa biết bao, sẽ không biết rằng với cuộc sống như vậy rồi cuộc đời và tương lai của em sẽ đi về đâu.
Nhân vật Thủy được dựng lên quá đỗi chân thật và tự nhiên, có sức truyền cảm và khơi gợi nhiều suy ngẫm cho người đọc về giá trị và vai trò của mái ấm gia đình. Chúng ta cần phải trân trọng những tình cảm trong gia đình, coi gia đình là thứ thiêng liêng vô giá, và hãy luôn cùng nhau gìn giữ, bảo vệ tổ ấm của mình.
Trong truyện ngắn " Sống chết mặc bay:, tác giae Phạm Duy Tốn đã khắc họa nhân vật quan phụ mẫu-một tên quan vô trách nhiệm, lòng lang dạ thú. Với vai trò là cha là mẹ của dân, đáng lẽ là khi dân chúng trong cảnh hộ đê lấm láp, vất vả thì quan phụ mẫu phải ra chỗ con đê xung yếu để cùng dân hộ đe. Mà đằng này quan lại ở trong đình cao, vững chaĩ, đi hộ đê nhưng lại mang các đồ dùng sinh hoạt sang trọng , đắt tiền như: ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, cau đậu, rễ tía... Kẻ hầu người hạ đi lại rộn ràng như ngày hội. Đối lập với cảng dân đang hộ đê là cảnh quan ung dung chơi tổ tôm, ham mê với nước cờ đen đỏ, chỉ lăm le người khác bốc trúng quân mình rồi hạ. Khi có người chạy vào báo đê vỡ,quan lại lớn tiếng quát, đe dọa cách cổ, bỏ tù, và đuổi họ ra ngoài xong lại tiếp tục ván bài đang dang dở của mình. Chính những chi tiết ấy đã khắc họa một tên quan phụ mẫu kaf kẻ vô nhân tính, táng tận lương tâm. Chính sự thói thờ ơ, vô trách nhiệm, bỏ mặc dân chúng trong cảnh nghìn sầu muôn thảm, tác giả đã bày tỏ niềm thương xót trước người dân và lên án phê phán tên quan phụ mẫu lòng lang dạ thú.
Phép liệt kê: ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, cau đậu, rễ tía.... đây là phép liệt kê không tăng tiến.
Học tốt :D
Với cách kết hợp tài tình giữa phép tương phản và tâng cấp, Phạm Duy Tốn đã thể hiện rõ thái độ vô trách nhiệm, bàn quan của tên quan phụ mẫu trong tác phẩm "Sống chết mặc bay" - một tên "lòng lang dạ sói". Hãy thử tưởng tượng mà xem, khi lũ con dân của mình đang "chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân yếu hèn mà đối với sức mưa to nước lớn, để bảo thủ lấy tính mạng gia tài" thì quan phụ mẫu lại đang say sưa trong ván bài. Với hắn, có lẽ những ván bài đỏ đen còn quan trọng gấp vạn lần tính mạng con dân. Ôi thôi, liệu cái ván bài đó có đáng để hi sinh hơn mấy trăm mạng ngươi chứ! Thật là một tên vô lại! Mà ấy còn chưa hết, thậm chí khi "đứa con" của ngài chạy vào nói: "Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi!", hắn còn quát vào mặt, đe doạ: "....Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng , thời ông bỏ tù …..! Có biết không?..." rồi đuổi ra.Thật đúng là kẻ vô lương tâm, độc ác! Liệu cái xã hội có đầy rẫy nhưng kẻ như vậy sẽ ra sao đây! Phải nói rằng, tác phẩm "Sống chết mặc bay" quả là một tác phẩm tuyệt vời!
Trong tác phẩm "Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn, tác giả đãmiêu tả rất chân thực để lại cho em ấn tượng sâu sắc. Khi đi hộ đê, quan phụ mẫu mang những đồ vật như: ống thuốc bạc, dao chuôi ngà,... Đó là những đồ vật không cần thiết và không phù hợp vói nhiệm vụ hộ đê, mục đích chỉ để khoe giàu có và vô tình khoe luôn cả tính kém hiểu biết của mình. Kẻ hầu, người hạ nhiều vô kể. Khi nghe tin lính báo tin đê sắp vỡ, quan coi như không có chuyện gì xảy ra, vẫn cố tình chơi tiếp ván bài với thái độ hết sức điềm nhiên. Trời ơi, tại sao những người nông dân đói nghèo, vất vả luôn phải lo lắng cho cuộc sống của mình thì lại còn những người vô trách nhiệm như ông quan kia? Và cho đén lúc những âm thanh thảm thiết do đê vỡ gây nên, quan nhận được tin báo thì đỏ mặt tía tai, quát, dọa người báo tin. Hắn còn đổ trách nhiệm của mình gây nên rồi tiếp tục chơi bài mặc cho bao nhiêu người đang bị cuốn đi. Qua đó, chúng ta mới thấy được hình ảnh tên viên quan phụ mẫu vô lương tâm, lòng lang dạ thú.