Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ đã được thể hiện vô cùng chân thực và sâu sắc qua hồi thứ 14 của Hoàng Lê nhất thống chí. Nét nổi bật của người anh hùng chí cao tâm sáng này là sự hành động mạnh mẽ, quyết đoán. Trong suốt văn bản, Nguyễn Huệ luôn là con người hành động xông xáo, mau lẹ, có chủ đích và rất quyết đoán. Nghe tin giặc đã chiếm đến Thăng long, ông vẫn không hề nao núng, định thân chinh cầm quân đi ngay. Sau đó, chỉ trong vòng hơn một tháng, Nguyễn Huệ đã làm bao việc lớn: lên ngôi hoàng đế, đốc suất đại binh ra Bắc, gặp người cống sĩ La Sơn, tuyển thêm người, phủ dụ quân lính, mở cuộc duyệt binh, hoạch định kế hoạch hành quân, đánh giặc và kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau này. Thứ hai, ông cũng là người có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén. Trước hết là sáng suốt trong việc nhận định tình hình địch ta, thể hiện rõ trong lời phủ dụ quân lính ở Nghệ An. Lời phủ dụ giống như một bài hịch ngắn: khẳng định chủ quyền của ta, nêu lên dã tâm của giặc, tố cáo hành động xâm lược phi nghĩa của giặc, nhắc lại truyền thống đánh giặc của ông cha, và kêu gọi toàn thể binh lính đánh giặc cũng như ra kỷ luật nghiêm minh. Thứ ba, ông còn là người có ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng. Vua Quang Trung luôn tin ở mình, tin ở chính nghĩa của dân tộc, tin tưởng và khẳng định chắc chắn vào chiến thắng. Người anh hùng chí lớn ấy đang lo việc đánh giặc đã tính sẵn kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau này, ông còn tìm cách ngoại giao để có thể dẹp việc binh đao, vì hòa bình và sự phát triển lâu dài của dân tộc. Đặc biệt, ông còn là bậc kỳ tài về quân sự. Nhà vua thân chinh cầm quân, tự mình đốc suất việc quân, tổ chức chiến dịch với cuộc hành quân thần tốc nổi tiếng trong lịch sử. Phải chăng dưới tài chỉ huy của vua, quân đội ta là đội quân dũng mãnh, đánh đâu thắng đó đều rất nhanh, chớp nhoáng? Nổi bật là hình ảnh của vua Quang Trung lẫm liệt trên lưng voi, chỉ huy các trận đánh, dũng mãnh tài ba chính là linh hồn của chiến công vĩ đại của dân tộc. Đây là hình ảnh người anh hùng trong chiến tranh rất đẹp trong văn học hiện đại Việt Nam.
Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ đã được thể hiện vô cùng chân thực và sâu sắc qua hồi thứ 14 của Hoàng Lê nhất thống chí. Nét nổi bật của người anh hùng chí cao tâm sáng này là sự hành động mạnh mẽ, quyết đoán. Trong suốt văn bản, Nguyễn Huệ luôn là con người hành động xông xáo, mau lẹ, có chủ đích và rất quyết đoán. Nghe tin giặc đã chiếm đến Thăng long, ông vẫn không hề nao núng, định thân chinh cầm quân đi ngay. Sau đó, chỉ trong vòng hơn một tháng, Nguyễn Huệ đã làm bao việc lớn: lên ngôi hoàng đế, đốc suất đại binh ra Bắc, gặp người cống sĩ La Sơn, tuyển thêm người, phủ dụ quân lính, mở cuộc duyệt binh, hoạch định kế hoạch hành quân, đánh giặc và kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau này. Thứ hai, ông cũng là người có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén. Trước hết là sáng suốt trong việc nhận định tình hình địch ta, thể hiện rõ trong lời phủ dụ quân lính ở Nghệ An. Lời phủ dụ giống như một bài hịch ngắn: khẳng định chủ quyền của ta, nêu lên dã tâm của giặc, tố cáo hành động xâm lược phi nghĩa của giặc, nhắc lại truyền thống đánh giặc của ông cha, và kêu gọi toàn thể binh lính đánh giặc cũng như ra kỷ luật nghiêm minh. Thứ ba, ông còn là người có ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng. Vua Quang Trung luôn tin ở mình, tin ở chính nghĩa của dân tộc, tin tưởng và khẳng định chắc chắn vào chiến thắng. Người anh hùng chí lớn ấy đang lo việc đánh giặc đã tính sẵn kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau này, ông còn tìm cách ngoại giao để có thể dẹp việc binh đao, vì hòa bình và sự phát triển lâu dài của dân tộc. Đặc biệt, ông còn là bậc kỳ tài về quân sự. Nhà vua thân chinh cầm quân, tự mình đốc suất việc quân, tổ chức chiến dịch với cuộc hành quân thần tốc nổi tiếng trong lịch sử. Phải chăng dưới tài chỉ huy của vua, quân đội ta là đội quân dũng mãnh, đánh đâu thắng đó đều rất nhanh, chớp nhoáng? Nổi bật là hình ảnh của vua Quang Trung lẫm liệt trên lưng voi, chỉ huy các trận đánh, dũng mãnh tài ba chính là linh hồn của chiến công vĩ đại của dân tộc. Đây là hình ảnh người anh hùng trong chiến tranh rất đẹp trong văn học hiện đại VN
Tham khảo nha em:
Nguyễn Huệ — người anh hùng áo vải ở đất Tây Sơn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Với thiên tài quân sự của mình, đã đánh tan hai mươi chín vạn quân Thanh xâm lược, khiến cho bọn bán nước cầu vinh ê chề nhục nhã. Có thể nói Hồi thứ mười bốn trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của nhóm Ngô gia văn phái đã phản ánh khá đầy đủ chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ. Càng đọc chúng ta càng khâm phục tài năng xuất chúng của người anh hùng áo vải đất Tây Sơn ấy. Qua đó người đọc có thể hình dung được chân dung của người anh hùng áo vải Quang Trung không chỉ là nhà quân sự thiên tài “xuất quỷ, nhập thần" mà còn là một tướng quân giàu lòng yêu nước, có ý thức dân tộc hết sức sâu sắc. Ông là hình ảnh đối lập với những tên vua bán nước, hèn nhát. Đối với nhân dân, Quang Trung mãi mãi được nhân dân kính phục, yêu mến.
Câu chứa thành phần khởi ngữ+ câu rút gọn: In đậm nghiêng
Tham khảo;
Nguyễn Huệ - người anh hùng áo vải ở đất Tây Sơn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam Người anh hùng áo vải ấy với thiên tài quân sự của mình đã đánh tan ba mươi vạn quân Thanh xâm lược, khiến cho bọn bán nước cầu vinh ê chề nhục nhã. Có thể nói hồi thứ mười bốn trong tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” của nhóm Ngô gia văn phái đã phán ánh khá đầy đủ chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ. Càng đọc chúng ta càng khâm phục tài năng xuất chúng của người anh hùng áo vải đất Tây Sơn ấy.Chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ, trước hết được miêu tả gián tiếp qua lời người con gái hầu hạ trong cung vua, tâu với bà Hoàng Thái hậu. Mặc dù vẫn xem Nguyễn Huệ là “giặc”, gọi Nguyễn Huệ bằng “hắn” nhưng người cung nhân ấy cũng không giấu được sự thán phục của mình trước tài năng xuất chúng của Nguyễn Huệ. Đây là một đoạn trong lời tâu của cung nhân: "... Nguyễn Huệ là một tay anh hùng lão luyện dũng mãnh lại có tài cầm quân. Xem hắn ra Bắc vào Nam ẩn hiện như quỷ thần không ai có thể lường hết. Hắn bắt Hữu Chính như đứa trẻ con, giết Văn Nhậm như giết con lợn...” Trong khi nói những lời ấy chắc người cung nhân đã chọn lời lẽ vừa phải, thích hợp chưa dám bộc lộ hết ý nghĩ của mình về Nguyễn Huệ, nhưng một người vốn xem Nguyễn Huệ là “giặc” thán phục đến như thế đủ biết Nguyễn Huệ tài năng đến mức nào.
Ở mỗi hoàn cảnh Vũ Nương lại thể hiện những vẻ đẹp khác nhau:
(1) Khi mới lấy chồng, trong cuộc sống hôn nhân:
Biết Trương Sinh vốn có tính đa nghi, nên nàng luôn “giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa”. Nàng chưa bao giờ dám vượt khuôn phép để giữ cho tình cảm gia đình đầm ấm, yên vui.
(2) Khi tiễn chồng đi lính:
- Buổi tiễn chồng đi lính, Vũ Nương rót chén rượu đầy, dặn dò chồng những lời tình nghĩa, đằm thắm, thiết tha: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, …”. Với những người vợ, việc chồng được vinh quy bái tổ là niềm tự hào, niềm hi vọng cả cuộc đời của họ. Nhưng Vũ Nương là người phụ nữ khác biệt, nàng chẳng mong ngày chồng về áo gấm vinh quy, cũng chẳng ham cái cảnh “Võng anh đi trước, võng nàng theo sau”, sự trở về an toàn của chòng là điều duy nhất nàng nguyện ước để vợ chồng con cái có thể sum họp.
- Nàng thấu hiểu những chông gai trong chặng đường phía trước mà chồng nàng phải trải qua: “Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường.Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến thiếp ôm nỗi quan hoài, mẹ già triền miên lo lắng.” Một người phụ nữ chân yếu tay mềm, chưa từng ra chiến trận để đối diện với sinh tử nhưng nàng thấu hiểu rằng nơi chồng mình sắp đến là nơi nguy hiểm trùng trung, sự sống cái chết trong gang tấc.
- Qua lời nói dịu dàng, nàng cũng bộc lộ nỗi khắc khoải nhớ chồng của mình: “Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, …”. Người xưa từng có câu nói “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, quãng thời gian chờ chồng đằng đẵng của nàng cũng là quãng thời gian nhìn vật nhớ người, ngắm cảnh mà hoài cố nhân. Tâm hồn người phụ nữ giàu lòng trắc ẩn, biết đợi chờ để yên lòng người đi xa, thật đáng trân trọng biết bao!
xem thêm tại https://toploigiai.vn/soan-van-9-chuyen-nguoi-con-gai-nam-xuong
Hoàng Lê nhất thống chí là văn bản viết về những sự kiện lịch sử, mà nhân vật chính tiêu biểu – anh hùng Quang Trung (Nguyễn Huệ). Ông là một vị anh hùng dân tộc trong chiến công đại phá quân thanh, với sự dũng mãnh, tài trí, tầm nhìn xa trông rộng thì Quang Trung quả là một hình ảnh đẹp trong lòng dân tộc Việt Nam. Một con người có hành động mạnh mẽ và quyết đoán, Nguyễn Huệ luôn luôn là người hành động một cách xông xáo mạnh mẽ, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết. nghe tin giặc đã chiếm thành Thăng Long, mất cả một vùng đất đai rộng lớn mà ông không hề nao núng, “ định thân chinh cầm quân đi ngay”. Rồi trong vòng chỉ một tháng, Nguyễn Huệ đã làm bao nhiêu việc lớn: “ tế cáo trời đất”, “lên ngôi hoàng đế”, “ đốc suất đại binh’’ ra Bắc gặp gỡ “người cống sĩ ở huyện La Sơn”, tuyển mộ quân lính và mở các cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An, phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân, đánh giặc và kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng. Hình ảnh Quang Trung lẫm liệt trong chiến trận: Hoàng đế Quang Trung thân chinh cầm quân đánh giặc không phải chỉ trên danh nghĩa. Ông là một tổng chỉ huy chiến dịch thật sự hoạch định phương lược tiến đánh, tổ chức quân sĩ, tự mình thống lĩnh mũi tên tiến công, cưỡi voi đi đốc thúc, xông pha trước hòn tên mũi đạn, bày mưu tính kế…Đội quân của vua Quang Trung không phải là đội quân thiện chiến, lại vừa trải qua những ngày hành quân cấp tốc, không có thì giờ nghỉ ngơi, vậy mà dưới sự lãnh đạo tài tình của vị chỉ huy này đã đánh những trận thật đẹp, thắng áp đảo kẻ thù ( bắt sống hết quân do thám của địch ở phú Xuyên, giữ được bí mật để tạo thế bất ngờ, vây kín làng Hạ Hồi…) trận đánh Ngọc Hồi cho ta thấy rõ tài trí về chiến lược phong thái lẫm liệt của vua Quang Trung Từ đoạn trích trên ta thấy hiện về trong lịch sử một nhân vật xuất chúng: lẫm liệt oai phong, văn võ song toàn đã ghi vào trang lịch sử vẻ vang của dân tộc, làm sáng ngời truyền thống dân tộc, ngàn đời sau vẫn nhắc tên người anh hùng áo vải Quang Trung.
không giúp gì nhau thì thôi lại còn cười:))