K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nguyễn Trãi (1380 – 1442), vị anh hùng dân tộc, "tấm lòng sáng tựa sao Khuê" (lời vua Lê Thánh Tông) dù trong bất kì hoàn cảnh nào cũng không nguôi tâm nguyện hướng về dân về nước. Ngay cả khi bị nghi kị, phải lui về quê ngoại Côn Sơn, ông vẫn bộc bạch nỗi lòng tha thiết cháy bỏng trong cuộc sống tưởng như chỉ biết vui vầy cùng mây núi cỏ cây. Nỗi lòng ấy bộc lộ rõ nét trong chùm thơ 61 bài Bảo kính cảnh giới. Đặc biệt, bài thơ số 43 chan chứa bao khát vọng hướng đến cuộc đời, nhân dân.

    Bảo kính cảnh giới (Gương báu răn mình) lấy những bài học từ thiên nhiên vĩ đại để nhà thơ soi chiếu lòng mình. Ta không chỉ gặp tấm lòng yêu thiên nhiên của một nghệ sĩ lớn mà còn thấu hiểu tâm sự của người anh hùng luôn canh cánh bên lòng nỗi niềm "ưu quốc ái dân". Suy ngẫm và cảm xúc của nhà thơ giúp chúng ta hình dung một nhân cách lớn.

Bài thơ bắt đầu bằng hoàn cảnh hưởng nhàn bất đắc dĩ:

Rồi hóng mát thuở ngày trường.

    Nhịp thơ thật lạ lùng như kéo dài cảm giác của một ngày "ăn không ngồi rồi": tạo điểm nhấn ở một nhịp đầu tiên, sau đó là năm chữ nối thành một hơi thơ như tiếng thở dài. Rõ ràng nhà thơ nói về việc hóng mát mà không hề đem lại cảm nhận nhàn tản thật sự. Hai chữ ngày trường lại hiện ra bao nỗi chán chường của một ngày dài vô vị. Hưởng nhàn mà không hề thư thái! Có thể đó sẽ là khởi nguồn cho bao nỗi bực dọc trút ra của con người bất đắc chí. Thế nhưng, tất cả tâm tư đã được nén lại khi nhà thơ đối diện với một thiên nhiên mành liệt đầy sức sống:

Hoè lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.

     Ba câu thơ đem lại một bức tranh thiên nhiên nhiều màu sắc, cùng những hình ảnh đặc trưng của không gian mùa hè. Trước hết, đó là hoè buông sắc lục như một chiếc lọng khổng lồ bao trùm lên cảnh vật, tạo cảm giác về một không gian xanh. Cái nhìn thiên nhiên của Nguyễn Trải luôn có sức bao quát, vừa gợi sức sống của không gian trong động từ "đùn đùn" vừa gợi cảm giác phóng khoáng trong một chữ "rợp". Tầm nhìn trải từ gần ra xa, theo quy luật đăng đối ở hai câu tả thực, khéo léo đan cài sắc đỏ của thạch lựu trước hiên nhà cùng sắc hồng của ao sen. Câu trên tả sắc, câu dưới gợi hương. Thiên nhiên ấy cũng chứa chan bao cảm xúc, lúc dịu nhẹ lan tỏa lúc bừng bừng phun trào. Để rồi cuối cùng đọng lại cảm giác man mác tiếc nhớ làn hương thanh thoát của sen hồng lúc cuối hè. Phải là một người có tâm hồn tinh tế mới cùng một lúc diễn tả được nhiều cảm giác trong chỉ vài ba câu thơ cô đọng. Giữa khung cảnh thiên nhiên ấy, nhà thơ dường như cũng nguôi ngoai bao nỗi niềm bực dọc, để lòng mình hòa cùng thiên nhiên đầy sức sống.

    Không chỉ nhìn bằng mắt mà Nguyễn Trãi còn trải lòng lắng nghe những thanh âm muôn vẻ của thiên nhiên:

Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.

     Có một sự chuyển đổi cảm xúc trong cách lắng nghe những âm thanh của cuộc sống. Giờ đây, những thanh âm lại được cảm nhận từ xa đến gần, từ "lao xao" đến "dắng dỏi". Thiên nhiên không hề tĩnh lặng u trầm trong thời điểm chiều buông mà trái lại rất sôi động và gần gũi với tấm lòng thiết tha yêu sự sống của nhà thơ. "Lao xao" là âm thanh gợi rõ cuộc sống thanh bình của những người dân chài, cảnh mua bán tấp nập mà khòng quá ồn ào để khuấy động không gian hương nhàn của nhà thơ. Dường như Nguyên Trãi đã chủ động hướng lòng mình về với chợ cá, làng ngư phủ để thấy bản thân không cách xa với đời thường. Âm vang cuộc sống thực ấy tạo thành mối dây liên hệ giữa nhà thơ với nhân dân, mang lại niềm vui xôn xao trong một buổi chiều để tạo cho nhà thơ nỗi buồn. Cấu trúc đăng đối đã tạo nên sự hòa điệu giữa con người với thiên nhiên trong sự cân xứng làng ngư phủ – bóng tịch dương mang đậm sắc thái trang trọng cổ điển. Nghệ thuật tương phản tạo nên một cảm hứng hết sức mới mẻ trong thơ Nguyễn Trãi khi ấn tượng ám ảnh nhà thơ không phải ánh tịch dương ảm đạm mà lại là âm thanh dắng dỏi cầm ve. Sự liên tưởng bất ngờ và độc đáo này đã chứng tỏ rõ phẩm chất nghệ sĩ của Nguyễn Trãi. Tiếng ve đặc trưng của mùa hè đến thơ Nguyễn Trãi lại như một bản đàn mạnh mẽ, rạo rực hối hả nhịp sống căng tràn của thiên nhiên. Bức tranh thiên nhiên sống động ấy đã hàm chứa một nội dung thông điệp thẩm mỹ đánh động tâm tư của nhà thơ. Bản thân ông có muốn lánh đời thoát tục, ngắm ánh tịch dương, giam mình trong lầu kín cũng không thể không nghe, không thấy bao vẻ đẹp thiên nhiên tươi tắn rộn rã xung quanh. Thiên nhiên ấy xôn xao hay chính tấm lòng của nhà thơ cũng đang náo nức muốn hòa cùng niềm vui sự sống? Cuộc sống của ông không phải của một ẩn sĩ lánh đời mà chính là phản chiếu của tâm hồn yêu đời thiết tha, vẫn đón nhận thưởng thức được niềm vui cuộc sống thanh bình để quên đi nỗi riêng tư sầu muộn.

    Thiên nhiên đã đem lại một bài học lớn, lay thức khát vọng mãnh liệt muốn trở lại với đời của nhà thơ. Thiên nhiên ấy đã thổi bùng khát vọng của người anh hùng đầu bạc mà vẫn vẹn tấm lòng son:

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương

     Còn gì giản dị, thanh cao, súc tích hơn những lời thơ mộc mạc chân thành ấy! Giữa thiên nhiên tuyệt đẹp, Nguyễn Trãi không hề mong muốn hưởng thụ thú nhàn tản cho riêng mình. Ông không phải con người chỉ chăm chăm giữ lấy sự trong sạch cho riêng mình theo triết lí nhà Nho "độc thiện kì thân". Ở sâu thẳm tâm hồn ông vẫn là nỗi niềm "ưu quốc ái dân", là khát khao hành động của một con người trọn đời vì lợi ích của nhân dân. Tinh thần Nguyễn Trãi vẫn không hề nhụt giảm, vẫn còn nung nấu hoài bão cống hiến cho đất nước thái bình thịnh trị như thời Đường Ngu - xã hội thịnh trị lí tưởng theo quan niệm nho gia. Giản dị thay và cũng cao cả thay sáu chữ đúc kết tấm lòng Nguyễn Trãi hướng về nhân dân. Quả thật, riêng ông trong hoàn cảnh bấy giờ có nhiều nỗi buồn, nhưng bản chất tâm hồn Nguyễn Trãi luôn "trong sáng và đầy sức sống" (lời cố thủ tướng Phạm Văn Đồng). Tâm hồn ấy chỉ cháy bỏng niềm mong ước đem lại cho nhân dân cuộc sống giàu đủ. Niềm mong mỏi nhân dân "khắp nơi không một tiếng hờn giận oán sầu" chính là minh chứng cho nhân cách trong sáng tuyệt vời của Nguyễn Trãi.

12 tháng 8 2021

Tham khảo:

A. Mở bài

Giới thiệu cảm xúc về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn các nhà thơ qua Bài ca Côn Sơn (Nguyễn Trãi) và Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh)

B. Thân bài

Trình bày những cảm xúc, liên tưởng,tưởng tượng và suy ngẫm của mình về cảnh sắc thiên nhiên ở 2 bài thơ:Đọc bài thơ bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi ta như lạc vào một nơi thiên nhiên đep đẽ, nên thơ,khoáng đạt, dịu mát,cảnh đẹp như một bức tranh sơn thủy hữu tình;ta như được thưởng thức âm thanh trầm bổng,du dương của tiếng đàn cầm là tiếng suối chảy rì rầm....Cảnh Côn Sơn thiên nhiên kỳ thú và nên thơ làm sao!Cảnh sắc thiên nhiên là suối,đá,thông,trúc nhưng sao ta thấy gần gũi và thân thương đến thế! Nó là tiếng đàn muôn điệu,là nơi con người gần gũi giao hòa với thiên nhiên,thả hồn mình với những vần thơ (dẫn chứng)Đến với bài thơ Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh ta cũng đến với đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng cảnh cũng thật đẹp, thơ mộng;ta cũng được thưởng thức cảnh đêm trăng xuân đầy sức sống.Nó cũng làm cho tâm hồn ta thư thái.Cảnh núi rừng ở đây không có đá ,rêu,thông,trúc nhưng ta được thưởng ngoạn ánh trăng từ sông nước trời mây.Thiên nhiên ở đây không chỉ làm cho con người thư thái, thảnh thơi như trong bài Bài ca Côn Sơn mà còn làm đẹp cho những người chiến sĩ đang hoạt động vì dân,vì nước (dẫn chứng)Trình bày những cảm xúc,liên tưởng,tưởng tượng và suy ngẫm của mình về tâm hồn các nhà thơ qua 2 bài thơ:Bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình về tâm hồn của nhà thơ ,nhà thi sĩ Nguyễn Trãi:chủ động đến với thiên nhiên hòa mình với thiên nhiên,yêu nhiên nhiên tha thiết nhưng cũng đầy khí phách,bản lĩnh kiên cường,phong thái ung dung tự tại.Ta chân trọng tâm hồn trong sạch,thanh cao qua cách xưng hô,giọng điệu, hành động,và hình ảnh thiên nhiên (dẫn chứng)Bộc lộ cảm xúc,suy nghĩ của mình về tâm hồn nhà thơ,chiến sĩ Hồ Chí Minh trong bài Rằm tháng giêng:đó là tình yêu thiên nhiên,lòng yêu quê hương thiết tha.Cái đẹp trong tâm hồn Người không phải chỉ là tâm hồn thanh cao, trong sạch của một ẩn sĩ như Nguyễn Trãi mà càng say mê yêu mến cảnh Việt Bắc bao nhiêu thì người càng lo lắng viêc quân sự,sự nghiệp kháng chiến bấy nhiêu.Hai nét tâm trạng ấy thống nhất trong con người Bác (dẫn chứng)

C. Kết bài

Nhấn mạnh lại cảm xúc và suy nghĩ của mình về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn các nhà thơ.

12 tháng 8 2021

chị viết thành bài được ko ạ

 

13 tháng 8 2021

Tham khảo:

A. Mở bài

Giới thiệu cảm xúc về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn các nhà thơ qua Bài ca Côn Sơn (Nguyễn Trãi) và Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh)

B. Thân bài

Trình bày những cảm xúc, liên tưởng,tưởng tượng và suy ngẫm của mình về cảnh sắc thiên nhiên ở 2 bài thơ:Đọc bài thơ bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi ta như lạc vào một nơi thiên nhiên đep đẽ, nên thơ,khoáng đạt, dịu mát,cảnh đẹp như một bức tranh sơn thủy hữu tình;ta như được thưởng thức âm thanh trầm bổng,du dương của tiếng đàn cầm là tiếng suối chảy rì rầm....Cảnh Côn Sơn thiên nhiên kỳ thú và nên thơ làm sao!Cảnh sắc thiên nhiên là suối,đá,thông,trúc nhưng sao ta thấy gần gũi và thân thương đến thế! Nó là tiếng đàn muôn điệu,là nơi con người gần gũi giao hòa với thiên nhiên,thả hồn mình với những vần thơ (dẫn chứng)Đến với bài thơ Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh ta cũng đến với đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng cảnh cũng thật đẹp, thơ mộng;ta cũng được thưởng thức cảnh đêm trăng xuân đầy sức sống.Nó cũng làm cho tâm hồn ta thư thái.Cảnh núi rừng ở đây không có đá ,rêu,thông,trúc nhưng ta được thưởng ngoạn ánh trăng từ sông nước trời mây.Thiên nhiên ở đây không chỉ làm cho con người thư thái, thảnh thơi như trong bài Bài ca Côn Sơn mà còn làm đẹp cho những người chiến sĩ đang hoạt động vì dân,vì nước (dẫn chứng)Trình bày những cảm xúc,liên tưởng,tưởng tượng và suy ngẫm của mình về tâm hồn các nhà thơ qua 2 bài thơ:Bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình về tâm hồn của nhà thơ ,nhà thi sĩ Nguyễn Trãi:chủ động đến với thiên nhiên hòa mình với thiên nhiên,yêu nhiên nhiên tha thiết nhưng cũng đầy khí phách,bản lĩnh kiên cường,phong thái ung dung tự tại.Ta chân trọng tâm hồn trong sạch,thanh cao qua cách xưng hô,giọng điệu, hành động,và hình ảnh thiên nhiên (dẫn chứng)Bộc lộ cảm xúc,suy nghĩ của mình về tâm hồn nhà thơ,chiến sĩ Hồ Chí Minh trong bài Rằm tháng giêng:đó là tình yêu thiên nhiên,lòng yêu quê hương thiết tha.Cái đẹp trong tâm hồn Người không phải chỉ là tâm hồn thanh cao, trong sạch của một ẩn sĩ như Nguyễn Trãi mà càng say mê yêu mến cảnh Việt Bắc bao nhiêu thì người càng lo lắng viêc quân sự,sự nghiệp kháng chiến bấy nhiêu.Hai nét tâm trạng ấy thống nhất trong con người Bác (dẫn chứng)

C. Kết bài

Nhấn mạnh lại cảm xúc và suy nghĩ của mình về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn các nhà thơ.

14 tháng 8 2021

Bạn tham khảo nhé :

Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca) là một bài thơ chữ Hán nổi tiếng. Có lẽ Nguyễn Trãi viết bài thơ này trong thời kì ông cáo quan về ở ẩn ở Côn Sơn để giữ cho tâm hồn được thanh cao, trong sạch.

        Đối với Nguyễn Trãi, Côn Sơn là một miền đất có sức hút kì lạ. Chẳng thế mà hai lần cáo quan về ở ẩn, ông đều tìm về với Côn Sơn. Và núi rừng Côn Sơn thanh vắng đã trở thành một thế giới riêng đầy thân thương gắn bó với thi nhân. Tại Côn Sơn, Nguyễn Trãi được sống với chính mình. Dường như thiên nhiên đã trở thành cứu cánh cho tâm hồn ông- một tâm hồn đớn đau vì nhân tình thế thái. Tại Côn Sơn, mọi vật đối với ông trở nên có tình, có nghĩa, như bầu bạn, như tri âm:

Núi láng giềng, chim bầu bạn

 Mây khách khứa, nguyệt anh tam

                                      (Thuật hứng - Bài 19)

        Cảnh trí Côn Sơn thanh tĩnh, rộng mở, để cho tâm hồn Nguyễn Trãi hoá thân tìm về, ùa vào đó mà quên đi mọi nỗi ưu phiền:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

Côn Sơn có đá rêu phơi

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm

Trong ghềnh thông mọc như nêm,

Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.

Trong rừng có bóng trúc râm,

Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.

                                             (Trích Côn Sơn ca).

        Đoạn mở đầu bài Côn Sơn ca đem đến cho người đọc bao cảm nhận mới mẻ về tâm hồn thi sĩ của Ức Trai. Trong cảm xúc của ông, cảnh trí Côn Sơn hiện ra thật thơ mộng và lãng mạn: có tiếng suối chảy rì rầm, có đá rêu phơi êm ái, có rừng thông mọc rậm, dày, có rừng trúc xanh mát..., vừa có cái hoang dã của thiên nhiên, vừa có hơi ấm của cuộc sống đầy ắp tình người. Hơn nữa, trong con mắt thi nhân, thiên nhiên không chỉ là cảnh, mà đã trở thành nhà. Ngôi nhà thiên nhiên ấy thật đặc biệt: suối là đàn, rêu là chiếu, bóng thông làm giường, bóng tre trúc là nơi ngâm vịnh thơ ca. Thật là tuyệt thú! Và trong ngôi nhà thiên nhiên ấy, ông để tâm hồn mình giao hoà với cảnh và vẽ lại nó bằng một ngọn bút tài hoa.

        Bức tranh thiên nhiên được chấm phá bằng âm thanh rì rầm của tiếng suối được cảm nhận như tiếng đàn:

Côn Sơn suối chảy rì rầm,

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

        Một hình ảnh so sánh thật độc đáo và gợi cảm. Suối đang chảy hay thi nhân đã thả hồn mình vào tiếng suối, làm rung lên cung đàn diễn tả nỗi khát khao yêu cuộc sống?

        Năm trăm năm sau, thi sĩ Hồ Chí Minh cũng có chung cảm nhận ấy:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

        Phải chăng những tâm hồn nghệ sĩ đã tìm về với nhau?

        Sau những giây phút thả hồn mình cùng tiếng suối, thi nhân lặng đến ngồi bên những phiến đá mà thời gian đã rêu phong bao phủ. Ông ngồi chơi ngắm cảnh, hay ngồi đánh cờ một mình? Có lẽ là cả hai. Trên nhân gian này, không ít người đã từng ngồi trên đá, nhưng làm sao họ cảm nhận được như thi nhân?

Côn Sơn có đá rêu phơi,

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.

        Một hình ảnh so sánh liên tưởng đầy thú vị khiến ta không khỏi ngỡ ngàng. Nguyễn Trãi trở về Côn Sơn không phải là để ẩn dật theo đúng nghĩa của cách sống ẩn dật, mà ông trở về Côn Sơn với nỗi hân hoan đầy tự do của một con người trở về nhà mình (Hoàng Phủ Ngọc Tường). Và trong ngôi nhà ấy, ông không những được tha hồ nghe nhạc rừng, ngồi trên đá đánh cờ, mà còn được nằm dưới bóng thông râm mát, được ngâm thơ nhàn dưới bóng trúc xanh. Một cuộc sống mà người và cảnh gắn bó với nhau, hoà nhập vào nhau. Lòng Ức Trai thanh thản đến lạ kì.

        Chưa bao giờ mà tâm hồn thi sĩ của Ức Trai lại được bộc lộ đầy đủ, sâu sắc và đầm thắm đến thế!

        Cũng tại Côn Sơn này, hồn thơ Ức Trai còn tiếp tục rộng mở để đón nhận thiên nhiên, chở thiên nhiên về chất đầy kho:

Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc

Thuyền chở yến hà nặng vay then

                                        (Thuật hứng - Bài 24)

        Tình yêu thiên nhiên sâu nặng đến mức thi nhân sợ bóng hoa tan mà không dám quét nhà:

Hé cửa, đêm chờ hương quế lọt,

Quét hiên, ngày đợi bóng hoa tan

                                                 (Quốc Âm thi tập - Bài 160)

        Nhân cách thanh cao và tâm hồn thi sĩ của nguyễn Trãi thực sự là tấm gương sáng để ta soi vào.

3 tháng 11 2019

Nguyễn Trãi đã viết rất nhiều về Côn Sơn, quê hương của ông. Côn Sơn không chỉ là quê hương mà còn là nguồn cảm hứng lớn, không bao giờ vơi cạn của hon thơ Ức Trai. Chính vì vậy, bao nhiêu bài thơ về Côn Sơn là bấy nhiêu xúc động, bấy nhiêu tâm trạng, tâm tình… Côn Sơn ca (Bài ca Côn Sơn) là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ thanh nhàn, hòa thắm với thiên nhiên và tấm lòng tha thiết yêu mến cuộc đời của thi hào Nguyễn Trãi.

Văn bản là phần đầu của bài thơ Côn Sơn ca (12 câu) được dịch sang thể thơ lục bát (8 câu), rút từ tập thơ chữ Hán Ức Trai thi tập của Nguyễn Trãi. Bài Côn Sơn ca có thể được Nguyễn Trãi sáng tác trong thời gian ông bị hiềm hiềm khích, chèn ép, đành phải cáo quan về sống ở Côn Sơn.

Con sơn xa la tiêtgs nói tam tình của nhà thơ trước cuộc đời vạn khó. Vẻ đẹp Côn Sơn thật sống động, tươi tắn, đầy sức sống, được gợi lên qua sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ. Cảnh vật được nhà thơ cảm nhận cả bằng thính giác, thị giác và xúc giác:

Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm.
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có bóng trúc râm,
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.

Cảnh trí Côn Sơn là nơi thiên nhiên khoáng đạt, thanh tĩnh, nên thơ, giàu sức sống. Nơi đây có suối chảy rì rầm, có đá rêu phơi, có rừng trúc xanh mát, là nơi sơn thủy hữu tình gợi cho Nguyễn Trãi nguồn thi hứng dạt dào tuôn chảy.

Giữa cảnh thiên nhiên êm ái, thanh tĩnh và nên thơ ấy hiện lên hình ảnh nhân vật “ta”. Nhân vật “ta” chính là tác giả Nguyễn Trãi đang hoà mình vào cảnh rừng suối Côn Sơn tươi đẹp, ấm áp. Tại Côn Sơn, Nguyễn Trãi có cảnh sống hết sức thanh bạch, giản dị và hoà đồng, gắn bó với thiên nhiên. Trong đoạn thơ “Bài ca Côn Sơn”, nhân vật “ta” và cảnh vật thiên nhiên luôn lồng ghép, sóng đôi với nhau. Cấu trúc sóng đôi đã thể hiện sự hoà hợp, gắn bó mật thiết giữa ta và thiên nhiên rộng rớn.

Tại Côn Sơn, Nguyễn Trãi sống cùng suối rừng, vui cùng vẻ đẹp của thiên nhiên mà xa lánh chốn quan trường. Dù sống ẩn dật nhưng nhà thơ vẫn hết sức vui vẻ, lạc quan, tâm hồn thanh thản, phong thái ung dung và tự tại, cốt cách thanh cao như một tiên ông. Ức trai Nguyễn Trãi sống với tâm trạng “an bần lạc đạo”, sống vô tư nơi cảnh vắng lâm sơn, lánh đục tìm trong, tránh xa cuộc sống bon chen lợi danh, phú quý.

Nhiều danh sĩ xưa, khi gặp phải cảnh đời trái ngang, nhiều điều chướng tai, gai mắt cũng đã chọn cảnh sống vui thú điền viên (thú ruộng vườn) hoặc thú lâm tuyền (thú vui được sống giữa cảnh núi cao, suối sâu) để giữ vững khí phách, di dưỡng phẩm đức của mình. Qua văn bản “Bài ca Côn Sơn”, ta thấy được sự giao hoà, gắn bó của Nguyễn Trãi với thiên nhiên, với tạo vật. Bài thơ còn giúp ta thấy được sự cảm nhận tinh tế của Nguyễn Trãi cũng như tình yêu thiên nhiên sâu sắc và tâm hồn, nhân cách thanh cao, giản dị của ông.

Trong bài thơ, tác giả dã gợi tả cảnh trí Côn Sơn qua nhiều hình ảnh như: suối, đá, ghểnh… Nhưng đặc biệt là qua hình ảnh “thông mọc như nêm” vả “bóng trúc râm”. Theo quan niêm của người xưa, cây thông, cây trúc là hai loại cây tượng trưng cho những phẩm chất cao quý của người quân tử, là những loại cây gợi sự thanh cao. Cảnh Côn Sơn với “thông mọc như nêm” và “bóng trúc râm” đã gợi lên sự thanh cao, trong lành.

“Bài ca Côn Sơn” là bài ca ca ngợi cảnh đẹp Côn Sơn và thể hiện niềm vui được sống giữa thiên nhiên trong lành, tươi đẹp. Chỉ với 6 câu thơ nhưng đã khắc hoạ được toàn bộ thần thái của cảnh Côn Sơn một cách sống động và nên thơ. Điều này đã thể hiện sự cảm nhận tinh tế, tình yêu thiên nhiên và tâm hồn đẹp đẽ của Nguyễn Trãi – một nhà thơ, một cư sĩ, một nhà “hiền triết” tài danh của dân tộc.

Nhà thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh để miêu tả cảnh vật, đã tái hiện được những nét đặc sắc của thiên nhiên phong cảnh một cách sinh động, giàu sức gợi. Những hình ảnh so sánh, liên tưởng vừa đặc sắc, vừa chân thực đã thể hiện sự cảm nhận tinh tế, chính xác của tác giả. Biện pháp điệp từ, giọng điệu thơ nhẹ nhàng, thảnh thơi đã góp phần gợi lên hình ảnh ung dung, nhàn nhã, thư thái của nhân vật “ta”. Côn Sơn được gợi lên vói vẻ đẹp sống động, đầy ắp âm thanh, đậm đà màu sắc bởi cảnh vật được cảm nhận qua tâm hồn Ức Trai, một tâm hồn giàu “chất nhạc”, “chất hoạ”, “chất thơ”…

'Viết Bài ca Côn Sơn, Nguyễn Trãi đâu chỉ để vịnh cảnh một cách đơn thuần. Côn Sơn không chỉ là tiến gọi của quê hương mà còn là tiếng vọng của vũ trụ thôi thúc ông trở về di dưỡng tinh thần, hoà nhập với tự nhiên. “Quy khứ lai” với Ức Trai không phải là mong ước được nghỉ ngơi, cũng không đơn thuần là tránh vòng danh lợi. Trúc Côn Sơn tiết cứng thẳng ngay, lòng chẳng bén tục không phải chỉ vì xa chốn bụi trần nơi phồn hoa đô hội mà còn vì được sống giữa trời nước bao la, thở hít cái không khí tự nhiên của vũ trụ.

13 tháng 9 2021

Bn tham khảo tại đây nha:

https://loigiaihay.com/con-nguoi-nguyen-trai-qua-tho-van-cua-ong-c34a1612.html

1 tháng 11 2017

Tình bạn cao cả vượt qua mọi vật chất của cụ Nguyễn Khuyến qua bài thơ ''Bạn đến chơi nhà'' em cảm thấy tình bạn là tình cảm trong sáng và quý giá thể hiện qua một tình huống khó xử là nhà của cụ cái gì cũng có nhưng chúng đều không sử dụng được để bạn thông cảm cho hoàn cảnh của mình rồi hạ một câu kết "Bác đến chơi đây, ta với ta" để ngụ ý rằng người bạn của Nguyễn Khuyến đến đây để chơi với tác giả, khẳng định tình bạn là cao cả, là trên hết  vượt qua mọi vật chất. Tác giả đề cao tình bạn chân thành qua một cùm từ nhưng nó chứa đựng  một tình bạn đậm đà của cụ Nguyễn Khuyến đối với người bạn lâu ngày đến thăm. Qua bài thơ đó, em đã biết tình bạn là thứ không có gì có thể thay thế được.

1 tháng 11 2017

-  Trong kho tàng văn học Việt Nam có biết bao bài thơ nói về tình bạn nhưng tiêu biểu và chân thành sâu sắc nhất có lẽ chính là “Bạn đến chơi nhà” của Tam Nguyên Yên Đổ - Nguyễn Khuyến.

-       Người ta thường nói “Yêu nhất là tình cảm của mẹ, mạnh mẽ là tình cảm của cha, thân thiết là tình cảm anh em và thiêng liêng, bền chặt, lâu dài nhất vẫn là tình bạn”.

-       Là một nhà thơ chân chất nghĩa tình sống giàu tình cảm, Nguyễn Khuyến thật sự đã để lại cho đời những minh chứng hùng hồn về tình bạn đẹp bất hủ.

-       Bài thơ kể một tình huống trớ trêu không có gì đãi bạn pha lẫn nét hóm hỉnh, tác giả bày tỏ về cảm xúc của mình với một người bạn quen nhau chốn quan trường, nay tình cờ gặp lại nơi thôn quê thanh bình – nơi chôn rau cắt rốn của ông.

-       Từng câu từ trong bài giản dị mà thanh cao, thể hiện tình cảm thắm thiết, gắn bó, mặn mà, đầy chất nhân văn và kết thúc bằng cụm từ “ta với ta”, nói lên sự hòa hợp giữa hai tâm hồn tri âm tri kỉ, tình bạn đẹp vượt lên trên tất cả những của cải vật chất tầm thường.

-       Bài thơ của cụ “Tam Nguyên” đã giúp cho ta nhìn nhận nhiều điều mà bấy lâu nay ta chưa hiểu hết.

-       Vẫn biết tình bạn đã giúp ta vượt qua những khó khăn, chia sẽ bao buồn vui, hạnh phúc, bạn là người đến bên ta lúc ta cần nhất.

-       Thế nhưng, đã mấy ai đôi lần tự hỏi: “Ta có trân trọng cái “tình” cao đẹp ấy chưa?”

-       Bạn hãy nhớ “Tình bạn giống như cát nằm trong lòng bàn tay, nếu ta buông lơi hay siết chặt quá thì cát sẽ rơi ra ngoài”.

-       Vì thế, chúng ta hãy hết sức nâng niu gìn giữ để không đánh mất món quà mà cuộc sống đã ban tặng cho mình – Tình bạn!

2 tháng 12 2016

A. Mở bài

Giới thiệu cảm xúc về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn các nhà thơ qua Bài ca Côn Sơn (Nguyễn Trãi) và Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh)

B. Thân bài

  • Trình bày những cảm xúc, liên tưởng,tưởng tượng và suy ngẫm của mình về cảnh sắc thiên nhiên ở 2 bài thơ:
    • Đọc bài thơ bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi ta như lạc vào một nơi thiên nhiên đep đẽ, nên thơ,khoáng đạt, dịu mát,cảnh đẹp như một bức tranh sơn thủy hữu tình;ta như được thưởng thức âm thanh trầm bổng,du dương của tiếng đàn cầm là tiếng suối chảy rì rầm....Cảnh Côn Sơn thiên nhiên kỳ thú và nên thơ làm sao!Cảnh sắc thiên nhiên là suối,đá,thông,trúc nhưng sao ta thấy gần gũi và thân thương đến thế! Nó là tiếng đàn muôn điệu,là nơi con người gần gũi giao hòa với thiên nhiên,thả hồn mình với những vần thơ (dẫn chứng)
    • Đến với bài thơ Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh ta cũng đến với đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng cảnh cũng thật đẹp, thơ mộng;ta cũng được thưởng thức cảnh đêm trăng xuân đầy sức sống.Nó cũng làm cho tâm hồn ta thư thái.Cảnh núi rừng ở đây không có đá ,rêu,thông,trúc nhưng ta được thưởng ngoạn ánh trăng từ sông nước trời mây.Thiên nhiên ở đây không chỉ làm cho con người thư thái, thảnh thơi như trong bài Bài ca Côn Sơn mà còn làm đẹp cho những người chiến sĩ đang hoạt động vì dân,vì nước (dẫn chứng)
  • Trình bày những cảm xúc,liên tưởng,tưởng tượng và suy ngẫm của mình về tâm hồn các nhà thơ qua 2 bài thơ:
    • Bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình về tâm hồn của nhà thơ ,nhà thi sĩ Nguyễn Trãi:chủ động đến với thiên nhiên hòa mình với thiên nhiên,yêu nhiên nhiên tha thiết nhưng cũng đầy khí phách,bản lĩnh kiên cường,phong thái ung dung tự tại.Ta chân trọng tâm hồn trong sạch,thanh cao qua cách xưng hô,giọng điệu, hành động,và hình ảnh thiên nhiên (dẫn chứng)
    • Bộc lộ cảm xúc,suy nghĩ của mình về tâm hồn nhà thơ,chiến sĩ Hồ Chí Minh trong bài Rằm tháng giêng:đó là tình yêu thiên nhiên,lòng yêu quê hương thiết tha.Cái đẹp trong tâm hồn Người không phải chỉ là tâm hồn thanh cao, trong sạch của một ẩn sĩ như Nguyễn Trãi mà càng say mê yêu mến cảnh Việt Bắc bao nhiêu thì người càng lo lắng viêc quân sự,sự nghiệp kháng chiến bấy nhiêu.Hai nét tâm trạng ấy thống nhất trong con người Bác (dẫn chứng)

C. Kết bài

Nhấn mạnh lại cảm xúc và suy nghĩ của mình về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn các nhà thơ.

 
 
16 tháng 12 2016

bài này tuy dài nhưng hay lắm

13 tháng 12 2018

Đoạn mở đầu bài Côn Sơn ca đem đến cho người đọc bao cảm nhận mới mẻ về tâm hồn thi sĩ của Ức Trai. Trong cảm xúc của ông, cảnh trí Côn Sơn hiện ra thật thơ mộng và lãng mạn: có tiếng suối chảy rì rầm, có đá rêu phơi êm ái, có rừng thông mọc rậm, dày, có rừng trúc xanh mát..., vừa có cái hoang dã của thiên nhiên, vừa có hơi ấm của cuộc sống đầy ắp tình người. Hơn nữa, trong con mắt thi nhân, thiên nhiên không chỉ là cảnh, mà đã trở thành nhà. Ngôi nhà thiên nhiên ấy thật đặc biệt: suối là đàn, rêu là chiếu, bóng thông làm giường, bóng tre trúc là nơi ngâm vịnh thơ ca. Thật là tuyệt thú! Và trong ngôi nhà thiên nhiên ấy, ông để tâm hồn mình giao hoà với cảnh và vẽ lại nó bằng một ngọn bút tài hoa.

Bức tranh thiên nhiên được chấm phá bằng âm thanh rì rầm của tiếng suối được cảm nhận như tiếng đàn:

Côn Sơn suối chảy rì rầm,

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

Một hình ảnh so sánh thật độc đáo và gợi cảm. Suối đang chảy hay thi nhân đã thả hồn mình vào tiếng suối, làm rung lên cung đàn diễn tả nỗi khát khao yêu cuộc sống?

Năm trăm năm sau, thi sĩ Hồ Chí Minh cũng có chung cảm nhận ấy:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Phải chăng những tâm hồn nghệ sĩ đã tìm về với nhau?

Sau những giây phút thả hồn mình cùng tiếng suối, thi nhân lặng đến ngồi bên những phiến đá mà thời gian đã rêu phong bao phủ. Ông ngồi chơi ngắm cảnh, hay ngồi đánh cờ một mình? Có lẽ là cả hai. Trên nhân gian này, không ít người đã từng ngồi trên đá, nhưng làm sao họ cảm nhận được như thi nhân?

Côn Sơn có đá rêu phơi,

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.

Một hình ảnh so sánh liên tưởng đầy thú vị khiến ta không khỏi ngỡ ngàng. Nguyễn Trãi trở về Côn Sơn không phải là để ẩn dật theo đúng nghĩa của cách sống ẩn dật, mà ông trở về Côn Sơn với nỗi hân hoan đầy tự do của một con người trở về nhà mình (Hoàng Phủ Ngọc Tường). Và trong ngôi nhà ấy, ông không những được tha hồ nghe nhạc rừng, ngồi trên đá đánh cờ, mà còn được nằm dưới bóng thông râm mát, được ngâm thơ nhàn dưới bóng trúc xanh. Một cuộc sống mà người và cảnh gắn bó với nhau, hoà nhập vào nhau. Lòng Ức Trai thanh thản đến lạ kì.

Chưa bao giờ mà tâm hồn thi sĩ của Ức Trai lại được bộc lộ đầy đủ, sâu sắc và đầm thắm đến thế!

Cũng tại Côn Sơn này, hồn thơ Ức Trai còn tiếp tục rộng mở để đón nhận thiên nhiên, chở thiên nhiên về chất đầy kho:

Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc

Thuyền chở yến hà nặng vay then