K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 2 2022

Tham khảo:

Ở Nguyễn Tất Thành, ý chí và nghị lực được hình thành, phát triển trong môi trường sống và điều kiện, hoàn cảnh lịch sử của đất nước, từ những tố chất cá nhân của Người và thừa hưởng từ cha mẹ, gia đình, quê hương. Người sinh ra và lớn lên khi đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, nhân dân bị lầm than đói khổ. Quê hương Người là Nghệ An, vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống yêu nước với những tên tuổi lớn như: Mai Thúc Loan, Nguyễn Biểu, Đặng Dung, Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu… Người xuất thân trong một gia đình nhà Nho nền nếp, mang những nét đặc trưng của xã hội Việt Nam thời phong kiến. Cha của Người là ông Nguyễn Sinh Sắc đã đỗ Phó bảng trong kỳ thi Hội năm 1901 nhưng nhiều năm liền trì hoãn việc làm quan bởi với ông: “Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ” (nghĩa là: Làm quan là nô lệ trong đám nô lệ, lại càng nô lệ hơn). Mẹ của Người là bà Hoàng Thị Loan, một người phụ nữ Việt Nam điển hình, làm nghề nông và dệt vải, tần tảo nuôi chồng con ăn học. Được nuôi dưỡng bởi những truyền thống tốt đẹp của quê hương xứ Nghệ; của ý chí học tập và sự kiên nhẫn của người cha, của tâm hồn và tình cảm của người mẹ hiền, Nguyễn Tất Thành và anh chị em của mình ngay từ khi còn nhỏ tuổi đã biết nói những điều hay, làm những việc tốt, giàu lòng vị tha, nhân ái, chan hòa trong nghĩa cử đồng bào.

Bản thân Người, ngay từ thuở nhỏ đã có tố chất thông minh, ham học hỏi và thích khám phá những điều mới lạ. Được cha gửi đến học chữ Hán với các thầy giáo có tư tưởng yêu nước tiến bộ, Nguyễn Tất Thành dần hiểu được thời cuộc và sự day dứt, bế tắc của các bậc cha chú trước cảnh nước mất nhà tan. Lớn lên, càng tiếp cận với nền văn minh Pháp qua sách vở học ở nhà trường, Nguyễn Tất Thành càng muốn tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của Tây Âu. Những điều thầy dạy ở trường khác xa với cuộc sống, với thân phận của người dân mà Người phải chứng kiến hằng ngày. Rồi thực tiễn thất bại của các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX đã đặt ra nhiều câu hỏi và tác động đến chí hướng của Nguyễn Tất Thành, để rồi Người tự xác định mục đích cho hành động và định hướng hoạt động của mình: Rời Tổ quốc, sang phương Tây tìm đường cứu nước, cứu dân. Như chính Người đã xác nhận trong cuộc trả lời phỏng vấn nhà báo Nga Osip Mandelstam năm 1923: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Đối với chúng tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế. Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy… Tôi quyết định tìm cách đi ra nước ngoài”(1).

Ý chí và nghị lực của Nguyễn Tất Thành còn thể hiện sâu sắc ở sự khắc phục những khó khăn, gian khổ, không chỉ vượt qua khó khăn, gian khổ mà còn vượt qua cả những cám dỗ để vững vàng, kiên định với lý tưởng, mục đích của mình. Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, những năm còn nhỏ Nguyễn Tất Thành đã trải qua cuộc sống khó khăn, thiếu thốn. Và nỗi đau mất mát lớn nhất đầu tiên tác động đến tình cảm, ý chí và nghị lực trong cuộc đời Nguyễn Tất Thành là vào năm 1900. Mới 11 tuổi Người đã mất mẹ và em trai nhỏ, phải thay cha, thay anh chị, nhờ sự giúp đỡ của bà con hàng xóm ở Huế để lo tang cho mẹ. Hoàn cảnh khó khăn cùng với nỗi đau và sự mất mát đã tiếp thêm cho Nguyễn Tất Thành ý chí và nghị lực để vượt qua những thử thách, gian khổ trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Người sau này.

Thời điểm đầu thế kỷ XX, với Nguyễn Tất Thành và phần đông người Việt Nam lúc bấy giờ, thế giới Đông - Tây vẫn còn khép kín, tách biệt. Con đường đi sang phương Tây của tầng lớp lao động chỉ rộng mở hơn nếu họ có quan hệ với ngành hàng hải, thương mại. Nghĩ đến cuộc hành trình lênh đênh trên biển hàng vạn dặm, không phải Nguyễn Tất Thành không có băn khoăn. Người nói về quyết định của mình, bày tỏ những băn khoăn của mình với một người bạn, “đi một mình, thật ra cũng có điều mạo hiểm, ví như khi đau ốm…”, đồng thời bày tỏ nguyện vọng khuyên người bạn cùng đi. Và khi người bạn không dám mạo hiểm ra đi, Người đã quyết tâm ra đi bằng đôi bàn tay trắng, với ý chí “sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi”(2).

Cả cuộc hành trình 30 năm tiếp theo đó, Nguyễn Tất Thành phải đối mặt và vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách. Những ngày khó khăn, cực nhọc đầu tiên đó là những ngày Người làm phụ bếp trên tàu Latouche Tréville: Mỗi ngày phải làm từ bốn giờ sáng, quét dọn sạch sẽ nhà bếp lớn trên tàu, tối đốt lửa trong các lò, đi khuân than, xuống hầm lấy rau, thịt cá, nước đá... Công việc khá nặng nhọc vì dưới bếp rất nóng và trong hầm rất rét, nhất là khi vừa phải vác một bao nặng vừa leo lên những bậc thang trong khi tàu tròng trành, thậm chí có lần suýt chết đuối vì biển nổi sóng to... Nhiều lúc tưởng chừng như Người không vượt qua nổi thử thách đầu tiên. Nhưng ý chí và nghị lực kiên cường, càng gian khổ, khó khăn sức chịu đựng của Người ngày càng rắn rỏi. Công việc quen dần, nỗi vất vả như lùi lại phía sau mỗi hải lý con tàu vượt qua. Những năm tháng đặt chân đến Anh, Pháp, Mỹ, Nguyễn Tất Thành tiếp tục trải qua những tháng ngày lao động gian khổ với nhiều nghề vất vả khó khăn để kiếm sống và nuôi chí lớn tìm con đường cứu nước.

Những ngày trên đất nước Mỹ (năm 1912), Nguyễn Tất Thành làm thuê ở quận Brooklyn (ngoại vi thành phố New York) rồi làm thợ bánh và phụ giúp đầu bếp nấu những món ăn Pháp ở khách sạn Omni Parker House (Boston). Tại nước Anh (năm 1913), Người từng làm các công việc nặng nhọc như cào tuyết ở trường học, đốt lò ở hầm, làm phụ bếp ở khách sạn Drayton Court, làm dọn dẹp và rửa bát đĩa ở khách sạn Carlton trước khi được đầu bếp huyền thoại người Pháp Escosffier chuyển Người lên khu vực làm bánh và “truyền nghề” cho để Người có số lương cao hơn và có thì giờ hơn để học tiếng Anh. Những ngày trở lại Pháp (năm 1917) cuộc sống hết sức khó khăn, Nguyễn Tất Thành làm thuê cho một cửa hàng ảnh, công việc bấp bênh, thu nhập thấp. Người còn làm nhiều nghề khác như: Làm đồ giả cổ, vẽ quạt, lọ hoa, chao đèn… Mùa đông giá rét, mỗi buổi sáng trước khi đi làm, Người đều để một viên gạch vào bếp lò của bà chủ nhà. Đến chiều, Người lại lấy viên gạch ra, bọc trong những tờ báo cũ rồi để trên giường cho đỡ rét. Ăn uống thiếu thốn cùng với lao động và hoạt động vất vả, sức khoẻ của Nguyễn Tất Thành giảm sút, nhưng nhờ vào ý chí nghị lực rèn luyện Người đã vượt qua những khó khăn về sức khoẻ để tiếp tục tham gia vào những hoạt động chính trị.

Không chỉ gặp khó khăn, thiếu thốn về vật chất trong cuộc sống, mà trong cuộc hành trình suốt 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành luôn bị kẻ thù rình rập, theo dõi, giám sát, hăm dọa và tìm mọi thủ đoạn hãm hại. Bản án tử hình vắng mặt (năm 1929) và những ngày bị thực dân Anh bắt giam tại Nhà ngục Victoria, Hồng Kông (năm 1931) mà Người đã trải qua và tất cả những khó khăn gian khổ đó không làm Nguyễn Tất Thành chùn bước. Ngược lại, những thử thách đó càng tiếp thêm cho Người nghị lực, ý chí và sức mạnh để cổ vũ Người vượt qua, kiên định lập trường của mình là tìm con đường cứu nước cho nhân dân Việt Nam. Dù chịu cảnh tù đày nghiệt ngã trong dãy xà lim “bề rộng chỉ vừa một người nằm xiên xiên” nhưng sau này khi viết lại những năm tháng ấy, Người chỉ nói đến tâm tư của mình “khi bị bắt giam, trong tâm trạng chỉ có một điều là lo, không phải là lo cho số phận của mình sau này sẽ ra sao… lo là lo những công việc mình làm xong, ai sẽ tiếp tục làm thay?”.

Có thể nói, ý chí và nghị lực là tố chất rất quan trọng đối với mỗi một con người, giúp con người xác định mục đích và đưa ra những quyết định cho hướng hoạt động của mình và giúp con người vượt qua những khó khăn, thử thách nhằm đạt được mục đích. Ở Nguyễn Tất Thành ý chí và nghị lực mang tính nhân văn sâu sắc và được thể hiện ở một tầm cao mới, định hướng cho lý tưởng, cho mục đích cao cả trọn cuộc đời của Người: “nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”, giúp Người vượt qua tất cả những khó khăn gian khổ trong hành trình suốt 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước.

28 tháng 4 2020

dễ mà bạn 

18 tháng 5 2022

BN THAM KHẢO NHA!

Giản dị là một trong những lối sống đáng quý của người Việt Nam. Bác Hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Bác hiểu phong cách và tập quán của người Việt Nam và Bác muốn hòa mình vào tập quán ấy. Nó được thể hiện ở nhiều mặt trong đời sống của Bác, từ nơi ở, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc… Mỗi bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Lúc Bác ăn không để rơi vãi một hạt cơm nào, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn thì được sếp rất tươm tất. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Bác mặc một bộ đồ kaki sẫm màu, đầu đội mũ, chân đi dép cao su. Lời nói của Bác dễ hiểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Ngoài ra Bác còn nuôi cá, làm vườn… Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị và hòa hợp với thiên nhiên biết mấy. Chính vì sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu mến và kính trọng.

7 tháng 3 2022

Em tham khảo:

Bác Hồ là một trong những biểu tượng về lối sống giản dị mà thanh bạch. Lối sống giản dị được thể hiện trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong công việc. Đối với việc ăn uống hết, món ăn toàn là: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa… Vào những dịp lễ tết(Trạng ngữ chỉ thời gian), có món gì ngon lạ, ngon Bác đều mời anh chị phục vụ ăn cùng. Những thức ăn còn lại Bác sắp xếp tươm tất, Bác không muốn để người khác ăn phần thừa của mình. Ngay cả trong công việc hay trong quan hệ với mọi người cũng sống vô cùng giản dị (Câu rút gọn). Xung quanh đều có rất ít người giúp việc. Những công việc có thể tự làm, Bác không để ai phải giúp đỡ. Đối với nhân dân, Bác luôn quan tâm và yêu quý như người thân trong gia đình. Có thể kể đến những việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến… Cách sống giản dị của Bác khiến mỗi người dân Việt Nam không khỏi ngưỡng mộ và tự hào. Mỗi người dân hãy cố gắng học tấm và làm theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Tham khảo :

Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, là người đã in dấu đậm vào lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại. Dù đã mãi mãi đi xa nhưng những tư tưởng đạo đức mà người để lại luôn là bài học bổ ích cho nhân dân trên toàn thế giới. Đặc biệt là lối sống giản dị vô cùng thanh bạch trong con người Bác. Đối với Người, đức tính giản dị thể hiện trong từng cái ăn, cái mặc, trong cách làm việc, cách đối xử với mọi người xung quanh; và cả trong cách nói lẫn cách viết. Bữa cơm của Bác chỉ vài ba món đơn giản cũng giống như bữa cơm của nhân dân. Ăn mặc thì cũng chỉ có bộ quần áo kaki đã sờn phai và đôi dép cao su mộc mạc. Đó là cái ăn, cái mặc hằng ngày còn cách làm việc hay đối xử với mọi người càng giản dị hơn cả. Không giống như những người chức cao quyền trọng khác, căn phòng làm việc của Bác chỉ vài món đồ, đơn sơ mà rộng rãi, thoáng mát. Với người dân Bác là một tấm gương đáng để noi theo, dù bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn dành thời gian cho nhân dân, thỉnh thoảng Bác viết thư thăm hỏi những người dân vùng sâu vùng xa, đến thăm hỏi những gia đình có hoàn cảnh khó khăn và hơn nữa là viết thư cho các em nhỏ trong ngày tết thiếu nhi. Không những trong cuộc sống hằng ngày mà lối sống giản dị đó còn bộc lộ rõ trong cách nói và cách viết. Trong những lời phát biểu hay trong những tác phẩm văn thơ Bác luôn luôn có cách viết giản dị, chân thật vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Chính vì lối sống giản dị đó đã làm Hồ Chủ tịch cần thêm gần gũi với nhân dân, thấu hiểu bao khó nhọc để đưa con thuyền Cách mạng Việt Nam đến bến bờ thắng lợi. Và chính đức tính giản dị ấy mãi là tấm gương cho nhân dân VN và cả trên thế giới; điều đó càng làm ta thêm nể phục và kính yêu vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

24 tháng 3 2020

Lên gogle là biết ngay

24 tháng 3 2020

Quân ơi, ko có đâu 

26 tháng 12 2021

Tham khảo:

Sau bao năm bôn ba nước ngoài, Người được trở về với dân tộc Việt Nam. Bác chọn quê hương Cao Bằng, nơi rừng núi hoang vu để làm nơi sống và hoạt động cách mạng. Bài thơ đã khắc họa cuộc sống của người nơi đây với nhịp sống đều đặn (sáng ra – tối vào) và chan hòa với thiên nhiên: bờ suối, hang đá, bẹ, rau măng, bàn đá. Cuộc sống của Người nơi núi rừng khó khăn, thiếu thốn trăm bề, Bác chỉ ăn những thức sẵn từ núi rừng và ngủ trong hang đá lạnh tối. Nhưng Người không cảm nhận đó là sự thiếu thốn, gian truân, câu thơ với nhịp thơ nhịp nhàng gợi ra một tâm thế ung dung, Người hài lòng với cuộc sống hiện tại. Đằng sau cuộc sống mộc mạc, giản dị ấy là công việc lớn lao mà Bác đang theo đuổi, là phong trào cách mạng đang cần sự chỉ đạo sáng suốt của Người. Bên bờ suối Lê- nin nước chảy róc rách, cạnh đó là chiếc bàn đá và quyển sách, hình ảnh Bác Hồ hiện lên như một yếu tố quan trọng đưa bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy từ tĩnh sang động. Và với người chiến sĩ cách mạng, cuộc đời ấy “thật là sang”, đó là cái sang về mặt tinh thần. Được hoạt động cách mạng, được phấn đấu cho lí tưởng độc lập cho dân tộc là con đường mà cả cuộc đời Người theo đuổi. Niềm vui lớn của Người không phải "thú lâm tuyền" đơn điệu mà trước hết là niềm vui vô hạn của người chiến sĩ yêu nước vĩ đại sau 30 năm xa tổ quốc được trở về sống giữa lòng đất nước yêu dấu, trực tiếp lãnh đạo phong trào. Qua Tức cảnh Pác Bó, ta thấy được một nếp sống giản dị, thanh cao và phong thái ung dung, lạc quan, tin tưởng vào tương lai cách mạng của Bác.

26 tháng 12 2021

Bạn ơi viết một đoạn văn ngắn

Trong cuộc sống của chúng ta, có biết bao khó khăn mà ta cần phải vượt qua. Những khó khăn đó như một định luật tự nhiên để ta có thể phát triển và thăng tiến. Nhưng để có thể vượt qua được những khó khăn đó đòi hỏi chúng ta phải có sự kiên trì, bền bỉ. Và Nguyễn Bá Học đã có câu châm ngôn: "Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông." Vậy bây giờ chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu câu nói này của ông!Đường đi ở đây có nghĩa là con đường mà chúng ta phải đi, phải vượt qua để tiến về phía trước. Trên đường đi của chúng ta chắc chắn sẽ phải có nhiều những con sông, những ngọn núi làm cho chúng ta khó có thể vượt qua. Nhưng con đường đó dù có bao nhiêu sông, bao nhiêu núi, nếu chúng ta không; ngại ngùng, lo âu, sợ hãi hay chán nản, chùn bước, buông xuôi thì ta vẫn có thể vượt qua được nó một cách dễ dàng. Nhìn chung, qua câu nói này, Nguyễn Bá Học muốn ngụ ý cho chúng ta rằng con đường đi cho dù khó mấy thì ta cũng vẫn có thể vượt qua, điều quan trọng là tâm ý của ta có kiên định để vượt qua những khó khăn mà con đường đó mang tới cho ta hay không? Nói sâu hơn thì con đường mà Nguyễn Bá Học muốn nói tới đó là đường đời, chúng ta phải dùng chính sức của mình để vượt qua nó, nếu chỉ biết dựa dẫm, nhờ vả mà không nỗ lực thì sẽ không tài nào vượt qua được.Cuộc sống luôn là một bức tranh muôn màu muôn vẻ, còn biết bao nhiêu điều đang chờ đợi ta phía trước. Vì thế hãy dám nghĩ, dám quyết định và lựa chọn con đường đi cho chính bản thân mình, đừng nên chần chừ và do dự. Kiến thức, niềm tin, lòng nhiệt huyết và sự quyết tâm kiên trì vượt khó sẽ là những người bạn đồng hành không thể thiếu của mỗi người chúng ta trên con đường đời ấy.

( tham khao nha, chuc hc tot)

17 tháng 3 2021

cảm ơn

 

17 tháng 3 2021

Thamkhao

Trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, Bác Hồ là một người rất giản dị, giản dị từ lời nói , văn viết đến giao tiếp với mọi người.Trong ăn mặc, sinh hoạt thường ngày, Bác Hồ giản dị thế nào ta hằng biết và truyền tụng. Ăn thì vẫn cà pháo, tép đồng kho, rau muống luộc; hạt cơm vô ý rơi vãi thì nhặt bỏ vào mâm... Mặc thì, đại lễ có bộ ka-ki, ngày thường bộ bà ba mầu nâu lụa Hà Ðông, đi guốc gỗ hay dép cao-su. Tiện nghi thì rất ít, đơn sơ: giường gỗ, màn cá nhân, chiếc quạt nan, ở trong ngôi nhà gỗ cất khiêm nhường tại một góc vườn. Trên bàn làm việc, Bác không bày biện nhiều đồ, chỉ là tiện nghi tối thiểu để đọc, viết. Với văn chương Bác rất giản dị ở sự nhìn nhận, đánh giá bản thân. "Ngâm thơ ta vốn không ham", ấy là lời Bác nói rõ rằng mình không lấy sáng tác văn chương làm lẽ sống, mặc dầu chúng ta biết Bác rất yêu quý nghệ thuật, quý trọng người làm nghệ thuật. Người là nhà thơ, nhà văn lớn. Bác chưa một lần nhận mình là nhà thơ, nhà văn. Bác là một vị chủ tịch nhưng nơi Bác sống và làm việc thì khác hoàn toàn với các vị chủ tịch khác. Bạn không sống trong dinh thự mà Bác sống với ngôi nhà lợp mái lá, sống gần gũi với quê nhà để tiện hỏi thăm và hiểu nhân dân hơn.Tại sao Bác giản dị đến nhường ấy? Bởi con người Bác dồn tụ nhiều nền văn hóa. Bác làm chủ hoàn toàn được mình về trí tuệ, tình cảm, bởi Bác sống "như trời đất của ta", hiểu được lẽ Trời Ðất, thiên mệnh, sống hòa nhịp với con người, với thời gian hiện tại nhưng lại hướng về tương lai, nghĩa là Người là biểu tượng của nhân loại ở thời kỳ "từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của Tự do"