K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 12 2019

Qua các bài văn hay,mk đã sàng lọc,chọn lọc,lừa đảo đc 1 bài hay nhất (xàm xíu) bài đó đây nà

Bác Hồ kính yêu của chúng ta không chỉ là một vị lãnh tụ tuyệt vời, không chỉ là nhà quân sự tài ba, không chỉ là vị cha già của dân tộc. Mà Bác còn là một người nghệ sĩ tài năng. Một tâm hồn yêu văn chương nghệ thuật, mặc dù Bác từng nói:

"Ngâm thơ ta vốn không ham". Đó là một hồn thơ yêu thiên nhiên, yêu đát trời vạn vật. Qua bài "Nguyên tiêu" - "Rằm tháng giêng" ta sẽ hiểu rõ hơn điều ấy.

Bài thơ nguyên âm được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt đường luật chữ Hán, được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1948. Bài thơ là những cảm nhận của nhân vật trữ tình về thiên nhiên đất trời ngày rằm tháng giêng, đúng như những gì mà nhan đề tác giả đặt

Mở đầu bài thơ là hai câu thiên miêu tả bức tranh cảnh đêm rằm tháng giêng.

"Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên"

Dịch:

"Rằm xuân lồng lộng ánh trăng soi
Sông xuân tiếp lẫn màu trời thêm xuân"

Một khung cảnh đêm xuân thi vị mở ra trước mắt. Trên cao là bầu trời đêm xuân, cao và trong với ánh trăng vàng "lồng lộng", thu tầm mắt nhìn xuống là dòng sông xuân trong vắt in bóng bầu trời. Đảo lát từ tượng hình "lồng lộng" nhấn mạnh vẻ đẹp rạng rỡ của ánh trăng vàng lung linh huyền diệu. Dường như ánh trăng ấy là đường nối giữa mặt sông và bầu trời. Chỉ một từ "tiếp" mà làm sáng bừng cả câu thơ. Câu thơ như sống động hẳn, có hồn hơn. Mùa xuân và ánh trăng bao trùm lên cả bầu trời và dòng sông. Dòng sông và bầu trời như nối liền với nhau. Tác giả có sự liên tưởng thật độc đáo từ một sự thực, tác giả có những tưởng tượng thật đẹp đẽ về thiên nhiên. Không gian dài hơn, rộng hơn, cao hơn và tràn đầy sức sống. Từ đó ta cảm nhận được tâm hồn của thi nhân đang hoà cùng cảnh sắc đất trời, sông nước mùa xuân với một tình yêu tha thiết, nồng nàn.

Trên nền bức tranh thiên nhiên đêm rằm tháng giêng, con người xuất hiện thật thi vị.

"Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền."

Dịch:

"Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền."

Một hình ảnh con người đầy lãng mạn. "Bàn việc quân" giữa dòng sông xuân. Một khung cảnh hữu tình và một công việc liên quan đến vận mệnh của đất nước. Ở hai câu thơ, cái thực và cái ảo đan xen, hài hòa: "Yên ba thâm xứ" là ảo, "đàm quân sự" là thực, "nguyện chính viên" là thực; nhưng "nguyệt mãn thuyền" là ảo. Song cái ảo đó chính là chất lãng mạn, chất trữ tình trong thơ Bác. Sau hội nghị quan trọng, quyết định những vấn đề liên quan đến vận mệnh của Đảng, của đất nước; con thuyền, con người hòa quyện với thiên nhiên, thấm đẫm, tràn trề lai láng. Con thuyền lướt nhẹ nhàng thư thái trên dòng sông sương khói phủ mờ, thể hiện như hư ảo của không gian thời gian và cảnh vật thiên nhiên. Tác giả đã vẽ lên một bức tranh hữu tình thể hình sự thi sĩ, một chiến sĩ sau khi bàn bạc việc quân việc nước đã trở về trên dòng sông thơ mộng với tâm trạng thư thái, hy vọng về tương lai tươi đẹp, độc lập tự do. Ánh trăng tràn vào mạn thuyền đó không chỉ là ánh trăng thực trên cao mà đó còn là ánh trăng Cách mạng, ánh trăng của niềm tin tưởng vào tương lai hoà bình. Từ ấy ta không chỉ thấy một tâm hồn lãng mạn, trữ tình mà còn thấy cả một trái tim nhiệt huyết, tin tưởng vào Cách mạng vào chiến thắng gần kề.

Bằng biện pháp điệp từ; với những hình ảnh ẩn dụ đặc sắc, ngôn từ giàu nhạc điệu, gợi cảm cùng phong cách thơ vừa cổ điển vừa hiện đại, kết hợp miêu tả và biểu cảm, Hồ Chí Minh đã khắc hoạ lại bức tranh trăng trên sông nước bát ngát, tràn đầy sắc xuân. Qua đó ta thấy được tâm hồn rộng mở trước thiên nhiên và phong thái ung dung, lạc quan của người chiến sĩ, người thi sĩ để chất chiến sĩ hoà vào chất thi sĩ.

Qua bài thơ đã giúp em cảm nhận đc cảnh đêm  trăng nguyên tiêu thơ mộng mak còn giúp em hiểu thêm về bác hồ,vị cha già kính yêu của dân tộc ta

15 tháng 12 2019

mik ko yêu cầu hay đâu. mik yêu cầu ngắn

2. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc. Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị. Bác mãi là tấm gương để chúng ta học tập noi theo.

Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ có vài ba món đơn gián, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô…..là những đồ vật giản dị gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,… mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng.

Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giẳn dị của mình. Việc gì làm được thì Bác không cần ai giúp đỡ nên số người giúp việc cũng ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ nhũng công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước.

Không những vậy trong quân hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong lần về quê, khi mọi người kéo đến rất đông Bác đã cùng mọi người ngồi trước cửa nhà nói chuyện. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời mà luôn gần gũi thân thiết.

Trong lời nói và bài viết Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo nên Bác đã nói rất giản dị về những điều lớn lao, chân chính như:"Không có gì quý hơn độc lập tự do" hay để kêu gọi tinh thần đoàn kết Bác đã nói:

“Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết

Thành công thành công đại thành công"

Và rất nhiều những lời nói, bài văn, bài thơ rất giản dị của Bác mà chúng ta có thể biết, sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chúng ta phải học tập và noi theo.

6 tháng 1 2022

Tham khảo!
Trong truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” của nhà văn Khánh Hoài, nhân vật Thủy được xây dựng rất thành công, là một đứa con hiếu thảo, ngoan hiền và thương anh nhưng số phận của Thủy cũng như số phận của hai anh em lại vô cùng éo le, bất hạnh.

Trước hết ta có thể thấy Thủy là một người em rất ngoan ngoãn, hiếu thảo, rất yêu thương anh của mình và có tấm lòng chan chứa sự vị tha, nhân hậu. Từng cử chỉ, việc làm của Thủy đều thể hiện sự quan tâm tới anh, trong một lần Thành chơi đá bóng bị rách áo, Thủy đã ra sân vận động vá áo cho anh để anh không bị mẹ mắng. Thật là một cô bé vừa thương anh, thông minh lại còn khéo tay.

Chúng ta thường thấy trong gia đình, người em hay được chiều hơn nên đâm ra luôn tranh giành đòi phần hơn với người anh, người chị. Nhưng không, Thủy lại là một người rất biết nhường nhịn, khi hai anh em bắt buộc phải xa nhau, phải chia đồ chơi, nhưng Thủy muốn giành tất cả cho anh, hai anh em cứ đẩy qua đẩy lại cho nhau. Hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ như là hai anh em Thành và Thủy, cả hai anh em đều yêu quý chúng và hàng ngày cho chúng quàng tay nhau, ghé đầu vào nhau thân thiết. Để chúng không phải xa nhau Thủy đã hi sinh con búp bê yêu quý của mình vì lo cho anh, em đã vì người khác mà quên đi những niềm vui của riêng mình. Và mặc dù đau lòng trước cảnh bố mẹ chia tay, hai anh em phải chia tay nhưng Thủy chỉ khóc và vâng lời mẹ, em không hề cãi lại khi bị mẹ mắng, em vẫn mong chờ bố về để chào bố trước khi chia tay, một cô bé thật ngoan ngoãn và rất hiếu thảo.

Ngỡ tưởng một cô bé ngoan ngoãn, hiền thảo như vậy sẽ cùng anh của mình lớn lên trong yêu thương và che chở, nhưng thật đáng tiếc khi số phận của Thủy lại éo le và bất hạnh đến vậy. Hai anh em Thành và Thủy vốn có cuộc sống rất đầm ấm và vô cùng thân thiết, quấn quýt “chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện”. Thủy chỉ biết khóc và người đọc cũng cảm thấy xót xa trước hoàn cảnh chia lìa, mất mát của em. Rồi em có mỗi một con búp bê yêu quý cũng phải xa lìa, em chọn để lại cho anh mặc dù em có thể buồn và cô đơn, giờ đây, ta thấy nhân vật Thủy trong hoàn cảnh thật đáng thương.

 

Đã phải chia tay bố, chia tay anh trai, Thủy còn phải chia tay cô giáo, bạn bè và trường lớp, em phải tới một nơi xa, nơi đó không còn mái trường gắn bó với em hàng ngày. Đây cũng là đoạn truyện gây xúc cảm nhất, thấm đẫm nước mắt của các nhân vật cũng như người đọc. Thủy khóc, cô giáo khóc, các bạn cũng đều khóc, khóc vì Thủy sẽ mãi mãi phải xa trường lớp, thay vào đó là phải đi bán ổi ở chợ, đọc tới đây chúng ta mới cảm thấy xót xa biết bao, sẽ không biết rằng với cuộc sống như vậy rồi cuộc đời và tương lai của em sẽ đi về đâu.

Nhân vật Thủy được dựng lên quá đỗi chân thật và tự nhiên, có sức truyền cảm và khơi gợi nhiều suy ngẫm cho người đọc về giá trị và vai trò của mái ấm gia đình. Chúng ta cần phải trân trọng những tình cảm trong gia đình, coi gia đình là thứ thiêng liêng vô giá, và hãy luôn cùng nhau gìn giữ, bảo vệ tổ ấm của mình.

27 tháng 9 2020

Chu Văn An sinh năm 1292 tại xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là làng Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Ông là nhà giáo, thầy thuốc, đại quan dưới triều Trần. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Chu Văn An "tính cương nghị, thẳng thắn, sửa mình trong sạch, không cầu lợi lộc". Ông ở nhà đọc sách, học vấn tinh thông, nổi tiếng gần xa, "học trò đầy cửa, thường có kẻ đỗ đại khoa".

Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam viết Chu Văn An là thầy giỏi nhưng nghiêm khắc, trọng tài năng của học trò và ghét những người cậy giàu ham chơi. Học trò của ông có nhiều người giỏi, có công giúp nước như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát, hai quan lớn của triều Trần. Sinh thời, ông được dân chúng tôn là "Vạn thế sư biểu", nghĩa là người thầy chuẩn mực muôn đời của Việt Nam. 

Ở thời Chu Văn An, trường học còn rất hiếm. Cả nước chỉ có một trường quốc lập là Quốc Tử Giám ở kinh đô dành cho con vua, con quan, sau mở rộng cho những người tài trong nhân dân theo học. Tư Thiện Đường, Toát Trai Đường ở Thiên Trường (Nam Định) chỉ dành cho con em tôn thất nhà Trần. Trường Yên Tử (Quảng Ninh) hay Hương Sơn (Hà Tây cũ) dành riêng cho nhà chùa.

Bởi trường lớp quá ít, con em nhân dân phần lớn thất học, Chu Văn An đã mở trường Huỳnh Cung tại quê nhà (Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội ngày nay) để dạy học. "Trường có lớp, thư viện.... Học trò đến học ở trường Huỳnh Cung khá đông, đến 3.000", tác giả Trần Lê Sáng viết trong cuốn Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Thiếp - ba bậc thầy của giáo dục Việt Nam.

Thời kỳ dạy học ở Huỳnh Cung, Chu Văn An chuyên truyền đạt kinh điển Nho giáo, mục đích cao nhất của ông không ngoài "giáo kính, giáo trung, giáo văn", nghĩa là dạy sự cung kính, trung hậu và văn nhã. Học trò ở trường Huỳnh Cung cũng chịu ảnh hưởng của thầy Chu rất lớn.

Trong khoa thi năm 1314, hai học trò của ông đỗ Thái học sinh, tương đương học vị tiến sĩ. Việc này gây tiếng vang lớn trong giới sĩ tử đương thời. Thầy giáo Chu Văn An và trường Huỳnh Cung được cả nước biết đến. Trường Huỳnh Cung trở thành mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của nền giáo dục Việt Nam. Kể từ đây, bên cạnh trường quốc lập, các trường dân lập phát triển, đông đảo con em nhân dân có nơi học tập, sự nghiệp giáo dục nước nhà mở rộng hơn trước.

Trở thành Hiệu trưởng trường Quốc Tử Giám

Sau khi danh tiếng của Chu Văn An và trường Huỳnh Cung được cả nước biết tới, ông được vua Trần Minh Tông mời ra làm Tư nghiệp (hiệu trưởng) trường Quốc Tử Giám, trông coi việc học cho cả nước. Dù được phong chức Tư nghiệp trường Quốc Tử Giám, những năm đầu, Chu Văn An chỉ có trách nhiệm chính là kèm cặp thái tử Trần Vượng, đào tạo vua mới cho nước nhà.

Sau khi Trần Vượng (tức vua Trần Hiến Tông) lên ngôi năm 1329, Chu Văn An mới thực sự chuyên tâm vào công việc ở trường Quốc Tử Giám. Ông cho mở mang trường, viết Tứ thư thuyết ước, tóm tắt bốn bộ sách lớn là Luận ngữ, Mạnh tử, Đại học và Trung dung, làm giáo trình dạy học. Kể từ thời Chu Văn An trở về sau, Quốc Tử Giám mỗi ngày được củng cố, mở rộng.

Thời gian làm hiệu trưởng trường Quốc Tử Giám đem đến cho Chu Văn An nhiều vinh quang mới, nhưng cũng khiến ông gặp đầy sóng gió. Vua Hiến Tông, học trò của ông ở ngôi được hai năm thì qua đời, công lao hơn mười năm đào tạo khó nhọc và hy vọng củng cố nhà Trần của thầy trò tiêu tan.

Lúc này, vua Trần Dụ Tông lên thay, triều chính đất nước rối ren. Vua ham mê tửu sắc, nóng nảy, nông cạn. Trong triều, quyền gian liên kết hoành hành, bên ngoài giặc giã dấy lên cướp bóc. Thấy chính sự bê bối, nhà giáo Chu Văn An phẫn nộ. Ông đã viết Thất trảm sớ, đòi chém 7 kẻ nịnh thần, đều là người quyền thế được vua yêu. Dù bị vua Dụ Tông phớt lờ, tấu sớ của hiệu trưởng trường Quốc Tử Giám gây chấn động dư luận bởi theo quy chế lúc bấy giờ, chỉ quan Ngự sử mới được quyền can gián vua.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, sau khi dâng Thất trảm sớ nhưng không được vua trả lời, Chu Văn An rời kinh thành về vùng đất Chí Linh (Hải Dương) mở trường tiếp tục dạy học. Dù là nơi thâm sâu cùng cốc, số học trò đến với thầy Chu vẫn đông. Lúc này, Chu Văn An lấy hiệu là Tiều Ẩn, chỉ lấy việc dạy học, làm thơ cho vui.

Từ khi Chu Văn An về, Chí Linh dấy lên phong trào học tập, nhiều người học giỏi nổi tiếng. Đặc biệt, ở đời nhà Mạc, huyện này có bà Nguyễn Thị Duệ thi đỗ tiến sĩ, là nữ tiến sĩ đầu tiên và duy nhất của Việt Nam thời phong kiến. Ngoài ra còn có Nguyễn Phong, mới 14 tuổi đã cùng cha thi đỗ kỳ thi Hương, 26 tuổi đỗ tiến sĩ.

Những ngày dạy học ở Chí Linh, Chu Văn An còn trồng cây thuốc, nghiên cứu y học, giúp người dân chữa bệnh. Dù ở xa, nhiều học trò cũ đã làm quan vẫn về thăm ông. Đại Việt sử ký viết khi học trò về thăm, ai làm điều gì chưa đúng phép, ông vẫn nghiêm khắc dạy bảo. Điều này khiến học trò càng thêm kính mến.

Cuối đời, Chu Văn An sống thanh thản trong cảnh nghèo, vui với lớp học, văn chương. Triều đình nhiều lần mời về nhưng ông nhất định từ chối. Thế nhưng lòng ông vẫn hướng về nhà Trần. Sau khi vua Trần Nghệ Tông dẹp yên loạn Dương Nhật Lễ, lấy lại được ngôi vua, Chu Văn An dù tuổi cao vẫn về triều chúc mừng. Việc làm đó của ông khiến nhân dân và sĩ phu đương thời quý trọng.

Trở lại Chí Linh, Chu Văn An lúc bấy giờ gần 80 tuổi, ốm nặng. Tháng 11/1370, ông trút hơi thở cuối cùng. Sau khi mất, triều đình đã đưa Chu Văn An vào thờ ở Văn Miếu, xem ông ngang hàng với những bậc thánh hiền ngày xưa. 

"Suốt cuộc đời mình, Chu Văn An không lúc nào sao nhãng sự nghiệp giáo dục... Điểm nổi bật trong công lao đóng góp của ông là việc sáng lập nên trường học trong nhân dân; việc học và dạy có kết quả lớn. Trường Huỳnh Cung đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch trình phát triển sâu rộng của nền giáo dục nước ta", tác giả Trần Lê Sáng khẳng định.

Năm 2018, Việt Nam đã xây dựng hồ sơ khoa học về danh nhân Chu Văn An để đề nghị UNESCO phối hợp tổ chức kỷ niệm 650 năm ngày mất của ông vào năm 2020. Phó chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia Đặng Văn Bài khẳng định Chu Văn An có ảnh hưởng lớn tới nền giáo dục Việt Nam. Tư tưởng nổi bật của ông là tự học, tự lập, học tập suốt đời và là tấm gương tôn sư trọng đạo.

Để tưởng nhớ Chu Văn An, nhiều đường phố, trường học khắp cả nước được đặt theo tên ông. Gần đây nhất, trường Bưởi - Chu Văn An vừa kỷ niệm 110 năm thành lập. Giữa khoảng sân của ngôi trường cổ kính, tượng đài Chu Văn An đứng sừng sững như biểu tượng nhắc nhở thầy trò phải phấn đấu học tập. Vào những dịp như năm học mới hay ngày 20/11, nhiều thầy cô, học sinh, cựu học sinh tới trường Chu Văn An để thắp nén hương tưởng nhớ ông.

27 tháng 9 2020

nêu cảm nhận về thầy Chu Văn An mà bạn

8 tháng 11 2016

Quê hương em rất thanh bình và yên tĩnh,có những cánh đồng thẳng cánh cò bay chạy theo những con đươngd làng quanh co. Những buổi sáng mùa xuân đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi sóng lúa nhấp nhô từng đợt đuổi nhau ra xa tít. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Đầu làng có con sông nước xanh ngắt, trong lành. Vào những buổi dân làng đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên những câu hò, câu hát vang trời. Gần cánh đồng có cây đa to để mọi người ngồi nghỉ sau những buổi lao động mệt nhọc. Mùa lúa chín, trong biển lúa vàng ánh lên màu đen nhánh của những cái liềm của người dân đi gặt. Rải rác khắp cánh đồng là những chiếc nón trắng của người đi gặt nhấp nhô lên xuống.
- Những từ trái nghĩa là: thẳng >< quanh co; đứng >< ngồi; trắng >< đen; gần >< xa; lên >< xuống.

Ai sinh ra trên đời cũng đều quê hương của mình , quê hương gắn bó với tôi suốt một thời thơ ấu . Lớn lên phải học nhiều , tôi không còn được rong chơi , được chạy nhảy tung tăng trên nhưng ngả đường đất nâu như trước nữa . Tôi chỉ tìm thấy những kí ức xưa hiện về trong từng giấc mơ ngắn ngủi . Tôi bỗng nhớ tha thiết cái cảm giác được hòa mình vào gió , được đứng giữa cánh đồng lúa xanh rì mà đuổi bắt chuồn chuồn . Đến mùa lúa chín , tôi đã từng được thưởng thức hương cốm thơm ngây ngất , được nếm vị ngon ngọt của thức quà quê . Những xúc cảm ấy vẫn luôn trong tôi không gì xóa mờ được . Giờ đây tuy xa quê hương nhưng tâm hồn của tôi vẫn hướng về nó , vẫn luôn bên nó như chưa từng có sự chia ly bởi vì quê hương là nơi đã sinh thành , xây dựng biết bao tổ ấm gia đình , bao thế hệ con người . Đối với tôi , quê hương không chỉ là người cha , người mẹ mà còn là nơi mà mỗi chúng ta ai đi xa cũng phải nhớ về . Quê hương tôi rất thanh bình khác hẳn với những thành phố ồn ào , náo nhiệt . Tôi yêu quê hương của tôi nhiều lắm !

- Cặp từ trái nghĩa : có >< không ; đi >< về ; thanh bình >< náo nhiệt

25 tháng 11 2023

Người thân là một phần quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống này. Trong số những người thân, có một người đặc biệt, người mà em luôn gọi là "bà nội." Bà nội là một người phụ nữ nhỏ nhắn với mái tóc bạc phơ nhưng sức mạnh và tình yêu của bà thì không giới hạn.

Bà nội luôn ở bên em từ khi em còn bé. Bà đã trải qua nhiều khó khăn trong cuộc đời nhưng vẫn luôn tỏ ra mạnh mẽ và kiên định. Bà dạy cho em rằng tình yêu gia đình là quan trọng nhất. Mỗi lần em có vấn đề hoặc cần sự hỗ trợ, bà nội luôn sẵn sàng lắng nghe và giúp đỡ.

Bà nội còn là một người thợ may giỏi. Từ những mảnh vải cũ, bà có thể tạo ra những bộ quần áo đẹp và ấm áp cho chúng em. Bà dạy em cách may đồ và tạo ra những sản phẩm tự tay làm với tình yêu và sự kiên nhẫn.

Em rất tự hào và biết ơn. Bà nội không chỉ là người thân của em mà còn là người bạn đồng hành trung thành và nguồn động viên vĩ đại nhất trong cuộc đời.

25 tháng 12 2024

Người thân là một phần quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống này. Trong số những người thân, có một người đặc biệt, người mà em luôn gọi là "bà nội." Bà nội là một người phụ nữ nhỏ nhắn với mái tóc bạc phơ nhưng sức mạnh và tình yêu của bà thì không giới hạn.

Bà nội luôn ở bên em từ khi em còn bé. Bà đã trải qua nhiều khó khăn trong cuộc đời nhưng vẫn luôn tỏ ra mạnh mẽ và kiên định. Bà dạy cho em rằng tình yêu gia đình là quan trọng nhất. Mỗi lần em có vấn đề hoặc cần sự hỗ trợ, bà nội luôn sẵn sàng lắng nghe và giúp đỡ.

Bà nội còn là một người thợ may giỏi. Từ những mảnh vải cũ, bà có thể tạo ra những bộ quần áo đẹp và ấm áp cho chúng em. Bà dạy em cách may đồ và tạo ra những sản phẩm tự tay làm với tình yêu và sự kiên nhẫn.

Em rất tự hào và biết ơn. Bà nội không chỉ là người thân của em mà còn là người bạn đồng hành trung thành và nguồn động viên vĩ đại nhất trong cuộc đời.

25 tháng 12 2023

tk:🎄

Đối với tôi, mẹ là người thân quan trọng nhất. Mẹ của tôi là một người phụ nữ dịu dàng, đảm đang nhưng cũng rất nghiêm khắc. Công việc dạy học ở trường rất bận rộn nhưng mẹ vẫn luôn quan tâm, chăm sóc mọi người trong gia đình. Tôi còn nhớ hồi bé mình rất nghịch ngợm. Đôi lúc, tôi đã gây ra những lỗi lầm khiến mẹ rất buồn lòng. Nhưng mẹ không trách mắng mà chỉ nhẹ nhàng khuyên bảo. Những lúc tôi bị ốm, mẹ ở bên chăm sóc cho tôi. Khi rảnh rỗi, mẹ còn dạy cho tôi cách nấu ăn, rửa bát hay giặt quần áo. Mẹ đã dạy cho tôi rất nhiều bài học bổ ích. Tôi và mẹ cũng đã có những kỉ niệm đẹp đẽ. Bất kể chuyện gì, tôi cũng có thể chia sẻ cho mẹ. Nhiều lúc thấy mẹ vất vả, tôi thấy thương mẹ thật nhiều. Tôi lại cố gắng giúp đỡ mẹ việc nhà nhiều hơn. Tình yêu của mẹ dành cho tôi thật vĩ đại. Tôi cảm thấy biết ơn và trân trọng điều đó.

25 tháng 12 2024

Người thân là một phần quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống này. Trong số những người thân, có một người đặc biệt, người mà em luôn gọi là "bà nội." Bà nội là một người phụ nữ nhỏ nhắn với mái tóc bạc phơ nhưng sức mạnh và tình yêu của bà thì không giới hạn.

Bà nội luôn ở bên em từ khi em còn bé. Bà đã trải qua nhiều khó khăn trong cuộc đời nhưng vẫn luôn tỏ ra mạnh mẽ và kiên định. Bà dạy cho em rằng tình yêu gia đình là quan trọng nhất. Mỗi lần em có vấn đề hoặc cần sự hỗ trợ, bà nội luôn sẵn sàng lắng nghe và giúp đỡ.

Bà nội còn là một người thợ may giỏi. Từ những mảnh vải cũ, bà có thể tạo ra những bộ quần áo đẹp và ấm áp cho chúng em. Bà dạy em cách may đồ và tạo ra những sản phẩm tự tay làm với tình yêu và sự kiên nhẫn.

Em rất tự hào và biết ơn. Bà nội không chỉ là người thân của em mà còn là người bạn đồng hành trung thành và nguồn động viên vĩ đại nhất trong cuộc đời.Người thân là một phần quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống này. Trong số những người thân, có một người đặc biệt, người mà em luôn gọi là "bà nội." Bà nội là một người phụ nữ nhỏ nhắn với mái tóc bạc phơ nhưng sức mạnh và tình yêu của bà thì không giới hạn.

Bà nội luôn ở bên em từ khi em còn bé. Bà đã trải qua nhiều khó khăn trong cuộc đời nhưng vẫn luôn tỏ ra mạnh mẽ và kiên định. Bà dạy cho em rằng tình yêu gia đình là quan trọng nhất. Mỗi lần em có vấn đề hoặc cần sự hỗ trợ, bà nội luôn sẵn sàng lắng nghe và giúp đỡ.

Bà nội còn là một người thợ may giỏi. Từ những mảnh vải cũ, bà có thể tạo ra những bộ quần áo đẹp và ấm áp cho chúng em. Bà dạy em cách may đồ và tạo ra những sản phẩm tự tay làm với tình yêu và sự kiên nhẫn.

Em rất tự hào và biết ơn. Bà nội không chỉ là người thân của em mà còn là người bạn đồng hành trung thành và nguồn động viên vĩ đại nhất trong cuộc đời.Người thân là một phần quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống này. Trong số những người thân, có một người đặc biệt, người mà em luôn gọi là "bà nội." Bà nội là một người phụ nữ nhỏ nhắn với mái tóc bạc phơ nhưng sức mạnh và tình yêu của bà thì không giới hạn.

Bà nội luôn ở bên em từ khi em còn bé. Bà đã trải qua nhiều khó khăn trong cuộc đời nhưng vẫn luôn tỏ ra mạnh mẽ và kiên định. Bà dạy cho em rằng tình yêu gia đình là quan trọng nhất. Mỗi lần em có vấn đề hoặc cần sự hỗ trợ, bà nội luôn sẵn sàng lắng nghe và giúp đỡ.

Bà nội còn là một người thợ may giỏi. Từ những mảnh vải cũ, bà có thể tạo ra những bộ quần áo đẹp và ấm áp cho chúng em. Bà dạy em cách may đồ và tạo ra những sản phẩm tự tay làm với tình yêu và sự kiên nhẫn.

Em rất tự hào và biết ơn. Bà nội không chỉ là người thân của em mà còn là người bạn đồng hành trung thành và nguồn động viên vĩ đại nhất trong cuộc đời.Người thân là một phần quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống này. Trong số những người thân, có một người đặc biệt, người mà em luôn gọi là "bà nội." Bà nội là một người phụ nữ nhỏ nhắn với mái tóc bạc phơ nhưng sức mạnh và tình yêu của bà thì không giới hạn.

Bà nội luôn ở bên em từ khi em còn bé. Bà đã trải qua nhiều khó khăn trong cuộc đời nhưng vẫn luôn tỏ ra mạnh mẽ và kiên định. Bà dạy cho em rằng tình yêu gia đình là quan trọng nhất. Mỗi lần em có vấn đề hoặc cần sự hỗ trợ, bà nội luôn sẵn sàng lắng nghe và giúp đỡ.

Bà nội còn là một người thợ may giỏi. Từ những mảnh vải cũ, bà có thể tạo ra những bộ quần áo đẹp và ấm áp cho chúng em. Bà dạy em cách may đồ và tạo ra những sản phẩm tự tay làm với tình yêu và sự kiên nhẫn.

Em rất tự hào và biết ơn. Bà nội không chỉ là người thân của em mà còn là người bạn đồng hành trung thành và nguồn động viên vĩ đại nhất trong cuộc đời.Người thân là một phần quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống này. Trong số những người thân, có một người đặc biệt, người mà em luôn gọi là "bà nội." Bà nội là một người phụ nữ nhỏ nhắn với mái tóc bạc phơ nhưng sức mạnh và tình yêu của bà thì không giới hạn.

Bà nội luôn ở bên em từ khi em còn bé. Bà đã trải qua nhiều khó khăn trong cuộc đời nhưng vẫn luôn tỏ ra mạnh mẽ và kiên định. Bà dạy cho em rằng tình yêu gia đình là quan trọng nhất. Mỗi lần em có vấn đề hoặc cần sự hỗ trợ, bà nội luôn sẵn sàng lắng nghe và giúp đỡ.

Bà nội còn là một người thợ may giỏi. Từ những mảnh vải cũ, bà có thể tạo ra những bộ quần áo đẹp và ấm áp cho chúng em. Bà dạy em cách may đồ và tạo ra những sản phẩm tự tay làm với tình yêu và sự kiên nhẫn.

Em rất tự hào và biết ơn. Bà nội không chỉ là người thân của em mà còn là người bạn đồng hành trung thành và nguồn động viên vĩ đại nhất trong cuộc đời.

20 tháng 8 2021

tham khảo nhó, vì đây là bài văn nêu cảm nghĩ nên bắt buộc phải dài á cậu :3

Nguyễn Trãi- anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới để lại sự nghiệp văn chương vô cùng phong phú. Trong giai đoạn từ quan về ở ẩn, Nguyễn Trãi đã sáng tác "Bài ca Côn Sơn" (Côn Sơn ca- trích), đoạn thơ đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, hữu tình và vương vấn lòng người.

Bài ca Côn Sơn ra đời khi nhà thơ bị chèn ép phải cáo quan về sống ở Côn Sơn. Địa danh Côn Sơn thuộc thôn Chi Ngại, xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, đây cũng là nơi nhà thơ đã từng sinh sống nên cảnh vật tái hiện cũng thật gần gũi, tự nhiên khiến người đọc nghe cũng có cảm giác quen thuộc. Bài thơ đã khắc họa tinh tế một bức tranh tứ bình hài hòa, độc đáo nhưng cũng chân thật, trữ tình. Mở đầu bài thơ, Nguyễn Trãi viết:

Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

Thiên nhiên được gợi ra bắt đầu từ âm thanh của tiếng suối. Tuy được gợi từ âm thanh nhưng tiếng suối ấy lại gợi ra hình ảnh. Cảnh núi rừng rộng lớn, từ đâu đó là tiếng suối chảy rì rầm, róc rách đồng vọng với tiếng của núi ngàn. Đó là không gian của sự thanh tĩnh, nơi chốn lý tưởng của các bậc hiền nhân xưa luôn muốn tìm về. Tiếng suối rì rầm đó được tác giả so sánh như tiếng đàn cầm, du dương, êm dịu, trong trẻo góp phần làm thanh tĩnh tâm hồn của thi nhân khi trở về với thiên nhiên. Khi ví von tiếng suối đó với âm thanh tiếng đàn, ắt hẳn, tác giả đã thực sự hòa vào bản nhạc của rừng núi. Nguyễn Trãi lại hòa vào vẻ đẹp của Côn Sơn qua hai câu thơ tiếp theo:

Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.

Bức tranh phong cảnh được miêu tả qua hình ảnh "đá rêu phơi" thật đẹp và tràn sức sống. Đá cằn cỗi, rêu vẫn chen chúc để sinh tồn và phát triển. trong cái khắc nghiệt của hoàn cảnh, rêu vẫn bám trụ bền bỉ và thể hiện sức sống mãnh liệt. Ngồi trên phiến đá rêu phơi ấy khiến tác giả như ngồi chiếu êm ắt hẳn đó phải là manh chiếu êm ái, mềm mại. Dường như, thi nhân đã thực sự hòa mình vào thiên nhiên nơi thâm sơn cùng cốc. Phiến đá cằn cỗi ấy mang trên mình một sức sống bất diệt mặc kệ phong ba bão táp. Hai câu lục bát tiếp theo, Nguyễn Trãi đã thể hiện sự bức phá ngoạn mục mà hùng vĩ của thiên nhiên:

Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.

Thiên nhiên được người hiền triết cảm nhận tỉ mỉ và tinh tế. Hình ảnh của cây thông mang sức sống và thể hiện sự hùng tráng của núi rừng được tác giả so sánh với hình ảnh giản dị "như nêm" giúp ta nhận ra được sức sống tiềm tàng nơi núi rừng mặc mưa sa nắng đổ. Dù trải qua biết bao khắc nghiệt của cuộc đời, cây thông ấy vẫn đứng "giữa trời mà reo" . Đọc đến đây, ta nhận ra, tác giả chọn về với thiên nhiên để hòa vào sự thoáng đãng, tuôn trào và rộng mở của vạn vật, để được nằm trên nơi có bóng mát kì diệu của tạo hóa. Đón nhận những gì ban sơ, trong lành nhất, nơi này thật không hoài phí để tác giả chọn để được sống nhàn . Kết thúc đoạn thơ, Nguyễn Trãi đã khép lại bằng hai câu thơ:

Trong rừng có bóng trúc râm,
Trong màu xnh mát ta ngâm thơ nhàn.

Hình ảnh tre, trúc thật quen thuộc và bình dị đối với hồn quê Việt. Trúc trong rừng làm nên bóng râm, mát lành và rậm rạp. Hòa vào sự nguyên sơ ấy là tâm hồn thi nhân khao khát sống nhàn giữa vùng sơn cước. Màu xanh tươi mát của núi rừng và sự thanh tịnh trong tâm hồn Nguyễn Trãi tạo nên sự tổng hòa bức tranh Côn Sơn hoang dã.

Cảnh đẹp Côn Sơn được Nguyễn Trãi cảm nhận qua nhiều giác quan: thính giác (tiếng suối), xúc giác (chiếu êm), thị giác (màu xanh của trúc) thật tươi mát và hài hòa. Khao khát sống của Nguyễn Trãi khiến ta nhận ra bức tranh ấy thật đẹp, đó là nơi gửi gắm của xúc cảm, đồng điệu của tâm hồn và hòa hợp với núi rừng. Đây là nơi trong lành, nhàn nhã, thanh bình thì thi nhân mới rũ bỏ hết mọi toan tính, muộn phiền để là một nho sĩ với lối sống bình dị.

Thiên nhiên trong Bài ca Côn Sơn thật đẹp, mang cả thanh và sắc, tạo nên sự hài hòa của khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, thanh nhàn. Qua bài thơ, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn cao quý của Nguyễn Trãi với lối sống giản dị mà thanh cao.

13 tháng 12 2018

Trăng là nguồn cảm hứng bất tận của biết bao nhiêu thi nhân từ xưa cho đến nay, ánh trăng không chỉ mang lại vẻ đẹp cho thiên nhiên đất nước mà hơn thế có những lúc ánh trăng còn trở thành người bạn tri kỉ để mỗi có thể chia sẻ buồn vui, có lúc trăng như dòng suối mát làm tan đi những ưu phiền, mệt mỏi sau những giờ phút căng thẳng bác Hồ của chúng ta sau những giờ phút vất vả cũng tìm đến trăng để tạm quên đi những vất vả. Biết bao nhiêu công việc bề bộn. Thế nhưng khi đọc bài thơ Cảnh Khuya của Bác, ta vẫn thấy hiện lên một bức tranh thiên nhiên đẹp. Bài thơ cho em hiểu rõ hơn về bác, đó là một con người không chỉ có tình yêu đối với nhân loại mà còn có một tình yêu sâu đậm với thiên nhiên. Bài thơ hiện lên như một bức tranh:

"Tiếng  suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".

Càng đọc bài thơ “Cảnh khuya”, em càng thấy Bác là người yêu thiên nhiên, có tâm hồn nghệ sĩ và Bác cũng là người chiến sĩ cách mạng luôn lo lắng cho vận mệnh đất nước. "Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa." Cảnh thiên nhiên bỗng trở nên gần gũi, thân thiết với con người hơn nhờ biện pháp so sánh tài tình và độc đáo: tiếng suối trong như tiếng hát xa. Ta nghe như thấy âm thanh trong trẻo, du dương của tiếng suối. Và phải chăng suối cũng như một con người nên tiếng suối mới trong trẻo như tiếng hát? Tiếng suối làm nổi bật cảnh tĩnh lặng, sâu lắng trong đêm khuya, ánh trăng làm cho cảnh vật thơ mộng: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Trăng chiếu lên vòm cổ thụ, nhưng như lồng vào đó ánh sáng mát dịu của mình. Trăng rọi qua kẽ lá in xuống mặt đất tạo thành muôn vàn đốm sáng lung linh như hoa. Hoa sáng của ánh trăng lồng vào hoa trên mặt đất đang mở cánh uống sươn đêm. Cảnh vừa thực nhưng lại vừa ảo, mà nghiêng về ảo. Trăng sáng, cây cổ thụ, bóng hoa và hoa trên mặt đất tuy ở ba tầng bậc khác nhau mà như gắn bó, đan xen vào nhau, tôn vẻ đẹp của nhau. Sự gắn bó ấy chính là từ “lồng” nối trăng với cổ thụ, nối bóng cổ thụ với hoa. “Cảnh khuya như vẻ người chưa ngủ” Mới đọc đến câu thơ thứ ba thì ai cũng đoán Bác chưa ngủ, Bác không ngủ được vì cảnh đẹp. Bác chỉ so sánh cảnh như “vẽ”. Như vẽ là thế nào, mỗi người đọc tự tưởng tượng. Nhưng như vẽ có nghĩa là rất đẹp, cũng giống như trong ca dao ví cảnh “như tranh họa đồ”. Tuy thế, câu thơ thứ tư Bác cho biết: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Hóa ra không phải Bác thức khuya để ngắm cảnh đẹp. Bác thức khuya vì lo nỗi nước nhà. Đã bao đêm Bác thao thức. Đêm nay Bác cũng thức khuya để lo việc nước, nhưng chợt gặp cảnh thiên nhiên tươi đẹp, lòng người xúc động mà bật ra những vần thơ của bài “Cảnh khuya” chứ không phải Bác ngắm cảnh để làm thơ. Bác bận trăm công ngàn việc, lo lắng vì vận mệnh đất nước, nhưng trong khoảnh khắc, Người vẫn cảm nhận được sự tươi đẹp, thơ mộng của thiên nhiên. Người nghệ sĩ và người chiến sĩ trong Bác luôn luôn gắn bó. Điều này khiến cho em hay bất cứ ai đọc thơ đều yêu kính, khâm phục tâm hồn của Bác, tấm lòng của Bác.

Mặc dù câu thơ chỉ có bốn câu, hai câu đầu tả cảnh, hai câu sau nói lên tâm trạng Bác nhưng trọng tâm vẫn là nói về tâm trạng Bác, câu thơ cuối nói lên nguyên nhân “người chưa ngủ” ở câu trên, “vì lo nỗi nước nhà” Bác không có thời gian nghỉ ngơi cho chính mình. Bài thơ Cảnh khuya đã cho thấy sự cảm nhận thiên nhiên tinh tế, nhạy cảm và nỗi niềm của một vị lãnh tụ vĩ đại. Bác vẫn luôn là con người giản dị, yêu thiên nhiên và lo lắng cho vận mệnh của nước nhà.Và ... Bác còn bao nhiêu đêm thao thức, Bác còn bao nhiêu đêm không ngủ vì “thương đoàn dân công”, vì “lo nỗi nước nhà”?
 

13 tháng 12 2018

Trăng là nguồn cảm hứng bất tận của biết bao nhiêu thi nhân từ xưa cho đến nay, ánh trăng không chỉ mang lại vẻ đẹp cho thiên nhiên đất nước mà hơn thế có những lúc ánh trăng còn trở thành người bạn tri kỉ để mỗi có thể chia sẻ buồn vui, có lúc trăng như dòng suối mát làm tan đi những ưu phiền, mệt mỏi sau những giờ phút căng thẳng bác Hồ của chúng ta sau những giờ phút vất vả cũng tìm đến trăng để tạm quên đi những vất vả. Biết bao nhiêu công việc bề bộn. Thế nhưng khi đọc bài thơ Cảnh Khuya của Bác, ta vẫn thấy hiện lên một bức tranh thiên nhiên đẹp. Bài thơ cho em hiểu rõ hơn về bác, đó là một con người không chỉ có tình yêu đối với nhân loại mà còn có một tình yêu sâu đậm với thiên nhiên. Bài thơ hiện lên như một bức tranh:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bong lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Hai câu thơ đầu:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bong lồng hoa.

Đọc hai câu thơ này ta cảm nhận được một không gian tĩnh lặng, đó là vào một đêm khuya trong khu rừng của chiến khu Việt Bắc, nơi đang diễn ra một cuộc kháng chiến vô cùng ác liệt của quân và dân ta trong 9 năm chống quân Pháp xâm lược. Giữa bề bộn công việc ấy,Bác Hồ của chúng ta vẫn dành một khoảng thời gian để tìm đến với thiên nhiên hiện lên như một bức tranh phong cảnh thật đẹp. Ta có thể thấy tất cả như đang chìm đắm say sưa trong khung cảnh thiên nhiên của đất trời. Cảnh vật như ngừng lặng, chỉ nghe đâu đây tiếng suối chảy rì rầm và nghe văng vẳng như tiếng hát cất lên nhẹ nhàng trong trẻo, lan toả, ngân vang khắp núi rừng. Đặc biệt là âm thanh càng trở nên nhẹ nhàng, ngân vang khi nó được cất lên dưới ánh trăng vàng. Ánh trăng sang chiếu vào lá và hoa tạo nên vẻ đẹp lấp lánh. Hoa lá nghiêng bong trên mặt đất tạo nên những bức tranh lấp loá, lúc ẩn lúc hiện. Hoa lá cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau, trăng đan vào cậy cổ thụ, trăng tràn vào hoa. Hình ảnh trăng lồng hoa này khiến ta gợi nhớ đến câu thơ trong Chinh Phụ Ngâm Khúc:

Hoa giãi nguyệt,nguyệt in một tấm,

Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông

Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng Thế nhưng bức tranh của thơ xưa đọc lên ta thấy đượm buồn và không thể hiện được rõ nét vẻ đẹp thơ mộng, trong trẻo của thiên nhiên. Và có một sự khác biệt nữa là bức tranh của Bác Hồ có sức sống hơn hơn khi giữa khung cảnh đó ta còn nghe tiếng suối chảy như tiếng hát xa vọng lại. Tiếng hát khiến cho không gian của đêm khuya vắng lặng như chợt tỉnh, ở đây Bác Hồ đã sử dụng nghệ thuật lấy động để tả tĩnh, lấy tiếng suối để gợi tả sự yên tĩnh, vắng lặng của đêm khuya ở chiến khu Việt Bắc.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Đọc câu thơ ta nghe văng vẳng như âm vang của tiếng suối chảy ở Côn Sơn mà sáu chăm năm về trước Nguyễn Traĩ đã từng nghe thấy:

Côn sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai Chỉ có 2 câu thơ ngắn gọn nhưng khi đọc lên chúng ta như thấy hiện ra 1 bức tranh tuyệt đẹp. Ở đó có dòng suối chảy, hơn thế còn có cả tiếng suối chảy róc rách. Và tất cả như đang ẩn hiện dưới bóng cây loang loáng ánh trăng. Ánh trăng trong veo, vàng dịu toả khắp cánh rừng tạo nên 1 khung cảnh đẹp, lung linh huyền bí. Bài thơ gồm 4 câu thơ vậy mà Bác đã dành 1 nửa để miêu tả thiên nhiên, nên mới đọc qua ta tưởng Bác đang thả tất cả tâm hồn của mình với thiên nhiên và ta có cảm giác như vẻ đẹp thiên nhiên khiến tâm hồn Bác thật sự thanh thản, tạo quên đi những khó khăn vất vả của cuộc kháng chiến đang diễn ra gay go, quyết liệt. Nhưng chúng ta thấy nếu ở 2 câu thơ đầu Bác chỉ miêu tả về thiên nhiên thỳ đến 2 câu thơ cuối ta chợt nhận thấy đó là 1 tâm hồn đang trằn trọc “chưa ngủ” vì 1 lẽ rất cao cả “lo nỗi nước nhà”:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Hai câu thơ cuối gíup ta thấy rõ hơn con người của Bác. Một con người yêu thiên nhiên tha thiết nhưng cũng chính vì yêu thiên nhiên mà luôn lo cho sự nghiệp của đất nước. Đây chính là nỗi lòng, là tâm tình của thi nhân, của vị lãnh tụ. Đồng thời ta cũng có thể thấy Bác Hhồ của chúng ta dẫu bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn dành thời gian để chiêm nghưỡng thiên nhiên. Có lẽ thiên nhiên chính là người bạn giúp Bác khuây khoả, bớt đi sự vất vả mà hàng giò hàng phút Bác phải chăng chở suy tư. Từ đây ta nhân thấy Bác là một người luôn biết hài hoà giữa công việc với tình yêu thiên nhiên.Và càng yêu thiên nhiên thì trách nhiệm đối với công việc càng cao bởi ta có thể nhận thấy đằng sau hình ảnh người ung dung ngắm trăng đó là một nõi khao khát về một đất nứơc thanh bình, để ngày ngày con người đc sống tự do, hạnh phúc. Dương như trong Bác luôn xoáy sâu câu hỏi: Biết đến bao giờ đất nứơc mới đc tự do để con người thoả sức ngắm trăng? Đọc đến đây ta càng hiểu rõ hơn con người của Bác đó là một người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo vì dân vì nước.Vì đất nước Bác có thể hi sinh tất cả.Đối với trẻ thơ Bác Hồ cũng luôn dành tình yêu thương nhất:

Trung Thu trăng sáng như gương

Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đông.

Sự hi sinh của Bác đã được đền đáp, đất nước chúng ta đẫ thanh bình,tự do, hạnh phúc. Chúng ta có thể thả sức ngắm trăng và dưới ánh trăng lung linh huyền ảo ấy ta vẫn như thấy đâu đây hình ảnh Bác ung dung,thanh thản,mỉm cười dưới ánh trăng.



hok tốt

nhớ k mk