Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
REFER
Trước cách mạng tháng 8, nhà văn Nguyễn Tuân chìm đắm trong dư âm dư ảnh của “một thời vang bóng” với tư tưởng duy mỹ và vị nghệ thuật có phần tiêu cực về cái đẹp, cái tài: bất kỳ ai, dù làm nghề gì, chỉ cần nhuần nhuyễn và thành thục trong nghề nghiệp của mình thì đều có tư cách của tài hoa, nghệ sĩ. Và vì như thế, văn chương và đời sống nghệ thuật Nguyễn Tuân lúc đó có đủ mọi thành phần “tử tù nghệ sĩ”, “đao phủ nghệ sĩ”, “đạo chích nghệ sĩ”...trong đó, dĩ nhiên, có cả những “đào nương nghệ sĩ” mà ca nương Quách Thị Hồ là một ví dụ kinh điển cho quan niệm cái đẹp độc đáo ấy của Nguyễn Tuân.
Hồ “Vạn Thái” (biệt danh của Quách nghệ nhân trong giới ca trù, ám chỉ “địa điểm” hành nghề về thành danh của bà - làng Vạn Thái, tức khu Bạch Mai ngày nay), Phúc Hậu (nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Thị Phúc), Bích Thạch Hồn, Trương Bảy, Chu Thị Bốn, Chu Thị Năm, Ba Thỉnh… là những danh ca bậc nhất đương thời mà theo Nguyễn Tuân: “tiếng róc phách của họ đủ khiến cho người nằm thiên cổ phải tung nắp ván thiên ngồi nhổm dậy”. Hồ “Vạn Thái” (1909 – 2001, quê gốc tại Bắc Ninh) nổi tiếng trong giới ca trù bấy giời với những “ngón nghề” đã đi vào văn học, được miêu tả là: “giỏi chữ nho, nổi tiếng với những bài Tương tiến tửu và Tiền hậu Xích Bích phú” (Đinh Hùng, Giai thoại một chầu hát không tiền khoáng hậu – Thạch Lam thẩm âm)
Những biến động của lịch sử và xã hội sau năm 1945 đã vô tình phủ vào ca trù cùng số phận những ca nương một lớp trầm tích của rất nhiều những định kiến ấu trĩ để buộc thứ nghệ thuật hàn lâm uyên bác này phải “im hơi” ngót nửa thế kỷ. Các danh ca, danh cầm phải lần lượt mai danh ẩn tích và giấu kín thân phận vì những mặc cảm trong quá khứ. Và trong bối cảnh ấy, chỉ có cụ Quách Thị Hồ dõng dạc tuyên bố rằng: “Tôi sẵn sàng đeo biển trước ngực đi trên phố để nói tôi là người hát Ca trù”
Niềm tự hào và đức tin mãnh liệt về nghề Tổ cùng kỹ thuật âm nhạc trác tuyệt đã đưa tiếng hát của NSND Quách Thị Hồ đến với thế giới và lập tức được quốc tế ghi nhận bằng những giải thưởng hết sức cao quý: Năm 1978, Hội đồng Âm nhạc Quốc tế của UNESCO và Viện Nghiên cứu Quốc tế về Âm nhạc đã trao tặng bà bằng danh dự cho công lao "gìn giữ một di sản nghệ thuật truyền thống quý báu của Việt Nam, một vốn quý của nhân loại". Năm 1983, băng ghi âm tiếng hát của bà đại diện cho Việt Nam đã được xếp hạng nhất tại Liên hoan Quốc tế Âm nhạc Truyền thống châu Á ở Bình Nhưỡng. Những sự kiện này không chỉ khẳng định tài năng của lão nghệ sĩ mà còn góp phần thay đổi cái nhìn đầy định kiến của xã hội về ca trù, mở ra những hi vọng cho quá trình phục dựng loại hình nghệ thuật bác học này.
Với những cống hiến to lớn của mình cho sự nghiệp văn hóa của dân tộc, bà được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân năm 1988 – đây là danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân duy nhất của loại hình ca trù. Cho đến hôm nay, giọng hát của cố nghệ sĩ Quách Thị Hồ vẫn mãi là đỉnh cao của ca trù Việt Nam. Một giọng ca huyền thoại: “đẹp và tráng lệ như một tòa lâu đài nguy nga, lộng lẫy…. Tiếng hát ấy vừa cao sang bác học, vừa mê hoặc ám ảnh, diễn tả ở mức tuyệt đỉnh nhất các ý tứ của các văn nhân thi sĩ”. Một giọng ca như rót mật đổ vàng, liêu trai, ma mị và có uy quyền “đến mức hiếp đáp được người nghe”. Một giọng ca làm vẻ vang cho nghệ thuật truyền thống nước nhà !
Chỉ còn vài phút nữa là hết giờ làm bài kiểm tra chất lượng giữa học kì. Đây là thời điểm chộn rộn nhất của tiết học. Mọi người vội vã nộp bài lên bàn cô giáo rồi trật tự trở về chỗ ngồi, mặt ngóng ra, sân trường, đợi chờ tiếng trống. Bỗng Tùng…! Tùng…! Tùng…! ba tiếng trống vang lên rộn rã làm bể vụn khối không gian tĩnh lặng, báo hiệu giờ giải lao đã đến.
“Chọc thủng hậu vệ! Chọc thủng hậu vệ!”
Như được truyền thêm sức mạnh và bằng sự tài trí lanh lợi của mình, Thành hất nhẹ bóng vào đối phương, bóng dội lại vào chân Thành. Bằng một động tác luồn lách rất đẹp, Thành đưa bóng qua hàng hậu , vệ. Và bất ngờ Thành tung một cú sút chân trái lắt léo. Quả bóng như một chiếc lá vàng bay vào khung thành đội bạn, gỡ hòa cho đội mình. Một lần nữa, tiếng reo hò như làm rung chuyển cả sân trường: “Hoan hô Đức Thành! Hoan hô Đức Thành!”
Ở giữa sân trường, dưới những gốc phượng tán lá xum xuê, những bạn gái tụm năm tụm bảy chơi trò banh đũa, nhảy dây… Nhìn những sợi dây tung lên lượn xuống nhịp nhàng theo những đôi chân thoăn thoắt của các bạn, mới thấy hết vẻ điệu nghệ của những “cây nhảy 1 lành nghề”. Thật là một trò chơi bổ ích và hấp dẫn. Trên hành lang của lớp học, các thầy cô giáo trong những bộ trang phục chỉnh tề với màu sắc trang nhã, đi lại ngắm nhìn những học trò thân yêu của mình đang nô đùa bay nhảy giữa sân trường mà lòng rộn lên bao niềm vui cùng tuổi thơ… Hai nhịp trống bỗng vang lên. Không gian như ngưng đọng lại trong giây lát, rồi lại rộn rã bởi muôn ngàn bước chân vội vẩ đi về hướng của lớp mình. Hai mươi phút giải lao giữa giờ kết, thúc.
Tùng, tùng, tùng…, một hồi trống ngắn vang lên báo hiệu đã đến giờ ra chơi sau tiết hai. Từ các cửa lớp, học sinh ùa ra như ong vỡ tổ. Sân trường đang vắng vẻ, lặng lẽ, phút chốc đã rộn rã tiếng nói tiếng cười của mấy trăm học sinh đang tung tăng chạy nhảy.
Một hồi trống dài thôi thúc, báo hiệu tiết mục thể dục giữa giờ bắt đầu. Chúng em nhanh nhẹn xếp thành hàng đúng theo vị trí quen thuộc, mỗi người cách nhau một sải tay. Theo tiếng trống, từng động tác được thực hiện nhịp nhàng đều đặn. Những tấm thân mềm mại quay trái, quay phải và bao gương mặt hồn nhiên tươi rói dưới ánh nắng mai.
“Khỏe, khỏe!” Tiếng hô đồng thanh vang động cả sân trường làm cho mấy chú chim sâu, chim sẻ sợ hãi bay vút lên cao.
Tiếp sau đó là giờ chơi của chúng em. Mỗi nhóm tìm đến một góc sân để chơi những trò quen thuộc như: nhảy dây, đuổi bắt, kéo co… Dưới gốc cây bàng già, bốn bạn nữ Thu, Ngọc, Lan, Hương đang chụm dầu vào nhau, không biết kể chuyện gì mà cùng cười rúc rích. Cách đó không xa, tốp nam lớp 6C đá cầu. Trái cầu làm bằng những vòng cao su tròn nhiều màu, ở giữa cắm mấy chiếc lông ngỗng trắng, vun vút bay đi bay lại. Tiếng bàn tán nổi lên, xen lẫn tiếng cười nói thật là vui nhộn, ổn ào nhất là đám kéo co. Mỗi bên có tới hàng chục người, người này ôm ngang lưng người khác. Đứng đầu hai bên là Nam và Đức, hai bạn đều to khỏe ngang nhau. Sau tiếng hô dõng dạc của trọng tài Hoàng, hai bên cong lưng, xoãi chân, bậm môi, ra sức kéo. Một hồi lâu vẫn chưa phân thắng bại. Bất chợt, Nam buông tay làm cho các bạn té ngửa, nằm chồng lên nhau ngổn ngang dưới đất. Những tràng vỗ tay, reo hồ vang động.
Giờ chơi trôi qua nhanh chóng. Tiếng trống báo giờ vào học đã điểm. Chúng em nhanh nhẹn trở về lớp, gương mặt ai nấy đều toát lên vẻ vui tươi, rạng rỡ thật đáng yêu. Thời gian ra chơi tuy ngắn nhưng đã đem lại cho chúng em sự thoải mái về mặt thể chất và tinh thần để chúng em tiếp tục học tập được tốt hơn.
Sau khi giết chết tên vua tham lam, độc ác, Mã Lương về quê. Làng quê giờ đã khá hơn xưa. Mọi người hân hoan đón chào em. Một ông già rẽ đám đông đến bên Mã Lương:
– Cháu ơi! Cháu hãy vẽ cho già một con bò và một cái giếng để già đỡ vất vả.
Mã Lương đến nhà ông cụ, chỉ qua vài nét vẽ, một con bò béo múp míp, lông vàng mượt và một cái giếng nước trong leo lẻo hiện ra. Mọi người nhảy quanh con bò reo hò. Nó sợ quá, chạy lung tung chẳng may đâm sầm vào Mã Lương, hất cây bút em đang cầm trong tay ra xa. Mọi người vội vã tìm kiếm. Tìm mãi, tìm mãi, ngày này qua ngày khác mà vẫn không thấy. Tất cả những thứ Mã Lương vẽ trước đây đều biến mất. Làng quê lại xác xơ, tiêu điều như xưa. Nhiều người bỏ quê đi nơi khác sinh sống. Mã Lương lên kinh đô. Ở nơi phồn hoa đó, Mã Lương đã không giữ được ý chí thời thơ bé của mình, em trở nên chán nản, biếng lười,… Ít lâu sau, em ốm rồi mất. Dân làng vẫn nhớ ơn em, lập đền thờ. Trong đền có tượng Mã Lương cầm cây bút thần, đang vẽ.
Cây bút thần từ lâu đã không được dùng đến. Hôm nay, nhân buổi đại tiệc mừng chiến thắng, nhà vua mới mang ra vẽ để thần dân trăm họ được thưởng thức. Nhà vua anh minh ấy không ai khác chính là cậu bé Mã Lương thuở nào. Sau khi trừng trị tên vua gian ác, cậu đã được nhân dân tôn sùng làm hoàng đế đứng lên trị vì đất nước.Thuở nhỏ, Mã Lương là cậu bé mồ côi cha mẹ từ sớm. Mã Lương rất thích học vẽ và vẽ rất đẹp, tưởng như mọi thứ em vẽ đều thành sự thật. Nhưng vì nhà nghèo, em không mua nổi một cây bút. Niềm mơ ước giản dị ấy đã thấu đến các vị thần linh. Vì thế, em đã được tặng một cây bút thần. Cây bút này quả là kì diệu. Vẽ con chim, con chim tung cánh bay lên trời, vẽ con cá, con cá trườn xuống sông bơi lội... Thếlà từ đó em dùng cây bút thần vẽ giúp cho mọi người dân nghèo trong làng. Ai thiếu gì em cũng vẽ cho nhưng chỉ vẽ những công cụ dùng để sản xuất. Mã Lương tuy nhỏ nhưng có tấm lòng thật nhân ái. Mọi nguời trong làng đều biết ơn em.Rồi câu chuyện về cây bút lọt đến tai tên địa chủ gian ác. Hắn bắt Mã Lương phải vẽ theo ý muốn của hắn. Nhưng không chịu phục tùng trước cải xấu, em đã kiên quyết chiến đấu đến cùng. Bằng tài năng và trí thông minh của mình, em thoát khỏi tay tên địa chủ ấy... Trốn đến một thị trấn nhỏ, Mã Lương vẽ tranh để bán ở phố. Tranh em vẽ rất đẹp nhưng bao giờ cũng thiếu một bộ phận nào đó. Do một lần sơ ý em làm lộ bí mật và bị tố giác với vua. Những gì Mã Lương được nghe, được thấy về tên vua tàn ác này đã khiến em rất căm giận. Những gì vua mong muốn em đều không làm theo mà cố ý vẽ khác đi. Nhà vua tức giận, cướp cây bút thần của Mã Lương. Nhà vua đâu biết rằng chỉ có tài năng như Mã Lương, có tấm lòng nhân ái, bao dung như em mới có thể sử dụng được cây bút thân Bút thần chính là sứ giả được phái đến bên em, để em giúp đỡ những người nghèo khổ Với những kẻ tham lam, độc ác như tên địa chủ và bây giờ là nhà vua thì cây bút thần thành cây bút trừng trị. Nhà vua không thể điều khiển nó theo ý mình.Biết không thể làm gì nếu thiếu Mã Lương, hắn dụ dỗ em nhiều điều danh lợi. Mã Lương vờ như đồng tình để tìm cách trừng phạt hắn. Nhà vua muốn dạo chơi bằng thuyền trên biển. Mã Lương vẽ ngay một biển cả mênh mông, xanh biếc, không một gợn sóng. Trên con thuyền buồm lớn, đầy đủ vua quan, hoàng hậu, công chúa và hoàng tử. Mã Lương bắt đầu cho những cơn gió đầu tiên thổi lên nhè nhẹ. Nhưng nhà vua lại muốn những con gió lớn hơn, ngay tức khắc, em đáp ứng yêu cầu. Gióthổi mạnh lên, biển động, thuyền lắc lư nghiêng ngả. Nhà vua sợ hãi kêu Mã Lương đừng cho gió to nữa.
Nhưng mặc những lời kêu than, em tiếp tục đưa những nét bút thành những đường cong lớn làm cho gió to, sóng xô vào thuyền hết đợt này đến đợt khác. Mã Lương tranh thủ cơ hội này trừng trị thích đáng tên vua và những tên tham quan làm hại dân chúng. Nỗi căm giận ấy khiến em vẽ những cơn gió to hơn. Và cuối cùng, sóng biển nổi lên như những trái núi khổng lồ ập đến nuốt chửng con thuyền. Con thuyền chờ vua quan, hoàng tộc đã vĩnh viễn nằm sâu dưới đáy biển cùng tội ác của chúng.Câu chuyên Mã Lương trừng phạt vua quan độc ác đã lan truyền khắp nơi. Ai cũng biết ơn và ca tụng em. Còn Mã Lương, sau chuyện đó đã cùng cây bút thần đi đâu không biết. Nhân dân cá nước đều đồng tình tôn em làm nhà vua mới bởi một người tài năng, đức độ như Mã Lương sẽ giúp cho dân chúng thoát khỏi cơ cực, lầm than. Tất cả mọi người đều đi tìm Mã Lương... Cuối cùng mọi người đã tìm thấy khi Mã Lương đang vẽ, nhưng không phải bằng bútthần mà bằng chính cây bút em mua được do lao động. Trước tấm lòng của nhân dân, Mã Lương đồng ý về cung làm hoàng thượng. Đúng như mong mỏi của nhân dân, Mã Lương là vị vua anh minh, sáng suốt và nhân hậu, lúc nào cũng vì dân chúng. Cũng từ khi làm vua, Mã Lương không dùng đến cây bút thần nữa Nhà vua muốn bằng chính tài năng của mình mà trị vi đất nước và cũng muốn rằng, con dân của mình dựa vào sức mạnh của mình mà đi lên...Hôm nay, nhà vua cho mở đại tiệc mừng đoàn quân chiến thắng trở về. Trong khôngkhí vui mừng của ngày hội lớn, nhà vua lấy cây bút thần ra vẽ, tặng cho dân chúng một món quà. Đã lâu không dùng đến bút thần nhưng nhà vua vẫn vẽ rất đẹp. Và ai cũng thấy, đó chính là cậu bé Mã Lương ngày nào.
Lượm là một bài thơ hay. Hình ảnh Lượm đã để lại trong em cảm nghĩ sâu sắc. Nhà thơ Tố Hữu đã vẽ lên trước mặt người đọc hình ảnh một thiếu nhi Việt Nam trong những ngày đầu kháng chiến:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.
Hình ảnh Lượm thật đẹp. Lượm còn bé lắm, bé “loắt choắt” nhưng đã tham gia cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Lượm đã mang “cái xắc xinh xinh” lên đường đi công tác. Và cậu bé này đã vô cùng tự hào vì được nhập vào dòng người kháng chiến. Chân cậu bước “thoăn thoắt”, còn đầu thì “nghênh nghênh”.
Lượm là hình ảnh tiêu biểu cho những chú bé Việt Nam sinh ra trong đói nghèo. Cậu nhỏ bé, gầy gò nhưng toát lên từ dáng dấp đó là sự lanh lẹn, vui tươi. Lượm vui vì cuộc cách mạng đã đem lại tự do, bình đẳng cho người nghèo. Đối với Lượm, cách mạng là một ngày hội lớn:
Vui lắm chú à
Thích hơn ở nhà.
Hình ảnh Lượm để lại trong em niềm vui, sự luyến tiếc: Giá như em cũng được tham gia cuộc kháng chiến như Lượm thì sung sướng biết bao. Nhà thơ tiếp tục gợi lên vẻ đẹp của Lượm:
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng
Hình ảnh con “đường vàng” gợi em nghĩ đến một con đường rộng dài vô tận, con đường nhuộm ánh nắng mùa thu của ngày Cách mạng tháng Tám.
Trên con đường đó, Lượm như một con chim nhỏ đang nhảy nhót. Thật đẹp, thật đáng yêu. Nhưng đó chỉ là vẻ đẹp hồn nhiên của chú bé Lượm trong cuộc sống đời thường. Trong chiến đâu,
Lượm còn mang vẻ đẹp của người chiến sĩ dũng cảm. Khi có lệnh, Lượm đã thể hiện tinh thần của người lính:.
Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề: Thượng khẩn
Sợ chi hiểm nghèo
“Đạn bay vèo vèo" nhưng Lượm vẫn lao “vụt” lên. Lượm không sợ “hiểm nghèo” bởi thư đề: "Thượng khẩn”, Lúc này chỉ chậm giây phút là có thể trả giá đắt bằng xương máu của các anh bộ đội thân yêu. Là người liên lạc Lượm phải thực hiện ngay lệnh cấp trên, phải “vụt” lên để truyền đạt tin tức dù phải hy sinh cũng không được chậm trễ.
Và, đau xót thay, đạn địch “bay vèo vèo" như thế thì làm sao thoát được, nên Lượm đã ngã xuống:
Nhà thơ nghẹn ngào. Và em cùng không cầm được nước mắt. Chú bé đáng yêu đó đã vĩnh viễn ra đi.
Em nghĩ đến cậu bé làng Gióng, Trần Quốc Toảán, Kim Đồng Trong cuộc kháng chiến củ dân tộc, biết bao thiếu nhi Việt Nam ta đã ngã xuống, Họ là những tấm gương sáng cho muôn đời sau.
Thánh Gióng bay lên trời. con Lượm thì:
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng.
Cho đến lúc hy sinh, Lượm vẫn mang vẻ đẹp trọn vẹn. Người con của làng quê lúc chết vẫn gắn bó với quê hương, vẫn "nằm trên lúa và bàn tay vẫn "nắm chặt” bông lúa. Lượm ra đi thanh thản. Lượm nằm xuống trên cánh đồng lúa đang “thơm mùi sữa". Và đứa con yêu của quê hương vần còn mãi với ruộng đồng:
Hồn bay giữa đồng
Và Lượm lại hiện lên thật đáng yêu trong khổ cuối:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh ..
Lượm đã tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp. Thời gian từ đó đến nay đã gần nửa thế kỷ nhưng hiện lên trước mắt em là người bạn cùng trang lứa. Những con người như Lượm không già, những con người đó trẻ mãi với thời gian, sống nguyên vẹn trong lòng hậu thế.
Hình ảnh Lượm để lại trong em nhiều xúc động, gợi em suy nghĩ về nghĩa vụ đối với đất nước
Hình ảnh Lượm để lại trong em nhiều xúc động, gợi em suy nghĩ về nghĩa vụ đối với đất nước, chiến tranh không còn nữa nhưng công cuộc xây dựng đất nước còn khó khăn. Em phải đóng góp như thế nào để đáng là cháu ngoan Bác Hổ.
Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc. Ông đã để lại một khối lượng tác phẩm đô sộ. Mỗi một lứa tuổi ông đều dành những trang thơ của mình để viết về mọi lới tuổi và cũng như thế mỗi một lứa tuổi lại biết đến những bài thơ khác nhau của ông. Đối với lứa tuổi học sinh chúng ta thì chắc hẳn không ai không biết đến bà thơ Lượm do ông sáng tác Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một em bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Mở đầu bài thơ hình tượng nhân vật Lượm được tác giả miêu tả hết sức rõ nét và chi tiết.
“Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.
Ca nô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Con chim chích
Nhảy trên đường vàng. . . ”
Hình ảnh Lượm thật đẹp. Lượm còn rất bé và được nhà thơ miêu tả là một cậu bé loắt choắt. Cậu mang bên mình cái xắc xinh xinh lên đường để đi công tác đi làm nhiệm vụ phục vụ kháng chiến phục vụ cách mạng. Cậu bé dường như rất vui thích rất tự hào khi mình đã được phục vụ kháng chiến khi chỉ là một cậu bé rất nhỏ. Chẳng thế mà nhìn cậu lúc này xem cậu đi thoăn thoắt cái đầu cậu lại nghênh nghênh với chiếc mũ ca nô đặc trưng của các chiến sĩ liên lạc nhưng lại được chú đội lệch sang hắn một bên thể hiện Lượm là một cậu bé rất tinh nghịch rất trẻ trung yêu đời và chắc hẳn cạu cũng đang nhảy chân sáo trên đường vàng. Những câu văn vô cùng ngắn gọn nhưng lại rất chi tiết của tác giả khiến ta cảm nhận được chú bé lượm được hiện len hết sức chi tiết. Cậu bé toát lên là một chú bé rất nhỏ nhắn xinh xắn rất dễ thương nhưng ở cậu vẫn toát lên một sự nhanh nhẹn hoạt bát đến kì lại ở một độ tuổi còn quá trẻ. Bước vào chiến trận,tuy cậu chỉ được giao nhiệm vụ là đưa thư nhưng trong chiến tranh thì tất cả mọi hoạt động từ nhỏ đến lớn đều rất nguy hiểm. Vậy mà hãy nhìn cậu bây gio mà xem cậu thật sự rất vui vẻ thậm chí còn rất sung sướng khi được cách mạng giao cho nhiệm vụ,hình ảnh cậu bé khiến chúng ta thật cảm thấy ngưỡng mộ và cần phải học hỏi từ cậu Lượm hồn nhiên kể chuyện:
“Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà”
Bấy giờ, cái gian khổ của kháng chiến trường kì chưa tới. Mọi người đang sống trong không khí phấn khởi hào hứng của độc lập, tự do sau Cách mạng tháng Tám. Cái vui của Lượm bắt đầu từ niềm vui của đất nước, của dân tộc. Lượm vui trong lòng, vui ngoài nét mặt, dáng điệu, cử chỉ, lời nói. Tưởng chừng cái xắc cũng vui lây, cũng nhún nhảy theo nhịp chân của chú bé. Đeo xắc là dấu hiệu của người làm cán bộ. Lượm thấy oai lắm, ra vẻ lắm nên tỏ ra rất tự hào. Giống như các bạn cùng lứa tuổi, Lượm rất hiếu động. Đặc điểm này đã được hướng vào những công việc có ích cho kháng chiến. Hình ảnh Lượm lúc chia tay tác giả thật đẹp và đầy sức sống:
“ Cháu cười híp mí
Má đỏ bồ quân”
Cả câu: Thôi chào đồng chí! cũng mang dấu ấn của niềm vui. Lượm chào chú bằng đồng chí, rất tinh nghịch, dí dỏm, mà cùng rất nghiêm túc, bởi Lượm đã tham gia kháng chiến. Đoạn thơ dùng thể thơ bốn chữ, nhịp nhanh, cùng nhiều từ láy (loắt choắt, thoăn thoát, nghênh nghênh) góp phần thể hiện hình ảnh Lượm – một em bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi) say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu.
Câu chuyện của Lượm trong chuyến đi liên lạc cuối cùng được kể qua lời của người kể với những cảm xúc đau xót, tiếc thương, tự hào được biểu hiện trực tiếp và qua cả cách nhìn, cách miêu tả. Khi nghe tin Lượm hi sinh, tác giả đau đớn thốt lên:
Ra thế Lượm ơi!…
Kỉ niệm về cuộc gặp gỡ với chú bé liên lạc còn tươi nguyên trong lòng nhà thơ thì bỗng dưng có tin chẳng lành. Câu thơ bình thường bỗng nhiên bị ngắt làm đôi. Ám hiệu ngập ngừng và dấu chấm than thể hiện tâm trạng ngạc nhiên và xúc động đến bàng hoàng. Và để tưởng nhớ người chiến sĩ liên lạc ấy thì cuối bài thơ hình ảnh chú bé Lượm tinh nghịch hồn nhiên lại một lần nữa được hiện lên trong khổ cuối bài thơ.
Chú bé loắt choắt
“Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng. . . ”
Hai khổ thơ cuối láy lại khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ ba như một điệp khúc để khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi với quê hương đất nước, sống mãi trong lòng tác giả. Bài thơ hết nhưng ý thơ lại mở ra vẫn còn tiếp nối mãi trong lòng người đọc hình ảnh một chú bé liên lạc hồn nhiên mà dũng cảm, đáng yêu và đáng cảm phục. Lượm vẫn còn công mãi trong lòng chúng ta như bài ca bất diệt về tuổi thơ trong sáng đã hiến dâng đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc.
Bài thơ gợi cho chúng ta thật nhiều suy nghĩ ,đó là hình ảnh một cậu bé liên lạc còn rất nhỏ nhưng những hành động sự dũng cảm hi sinh không tiếc thân mình và cả sự đáng yêu hồn nhiên trong tâm hồn cậu sẽ còn là những kỉ niệm sâu sắc không thể nào quên được của người đọc đối với cậu bé Lượm
Bất chợt, một chiếc lá vàng rụng, thật nhẹ nhưng cũng đủ để bạn cảm nhận sự chuyển mình của đất trời, để được tận hưởng cái nắng nồng nàn đong đầy trong những làn gió dịu nhẹ. Đúng rồi, hè đang về. Những ngọn gió giao mùa rủ nhau về hong ấm từng vạt mưa ẩm ướt, làm những nỗi muộn phiền ngơ ngác chợt bốc hơi, lẩn khuất đâu đó rồi tan nhanh dưới vòm trời xanh đầy gợi cảm. Cái nắng đầu hè cũng thật lạ, nhưng thật đẹp. Không phải là cái nắng run rẩy nép mình trong cái se lạnh của mùa xuân nữa, nắng cũng chưa tới mức chói chang gay gắt, nắng làm phô thêm vẻ lẳng lơ, khiêu gợi của những chùm phượng rực đỏ, và tôn lên vẻ đằm thắm, sâu lắng của sắc tím bằng lăng. Dường như có một làn hương dịu dàng len nhẹ giữa thời gian mang theo chút hồn quê phảng phất đâu đây, để lòng ta lại xốn xang với bao cảm xức bộn bề về một điều gì đó chẳng thể gọi thành tên…
Và rồi bạn thấy nhớ, nhớ cái hương vị quê nhà, nhớ hương lúa ngọt mát, nét thanh bình, yên ả, không chút ồn ào, vội vã. Bạn nhớ hương cau, hương bưởi thoang thoảng mỗi buổi sớm thức dậy. Nhớ lắm cái hương thơm ngào ngạt của cánh đồng lúa trổ bông mà mỗi sáng vẫn đạp xe tới trường trên con đường đê. Nhớ cả những chiều cùng lũ bạn thả diều, đánh đáo, nhớ cả những tiếng kẽo kẹt, tiếng gió đưa xào xạc nơi những gốc tre già… Và bạn nhớ tới bố mẹ, nhớ ông bà, nhớ căn nhà nơi tôi đã gắn bó cả một thời tuổi thơ …
Quê hương là gì hả mẹ?
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hả mẹ?
Mà ai đi xa cũng nhớ nhiều".
Đúng là, đã bao lần, khi bước đi trong dòng đời hối hả, ta bỗng thấy chồn chân mỏi gối, thấy nhớ quê và muốn trở về. Phải rồi, quê hương nơi in dấu tháng ngày thơ ấu luôn dang rộng vòng tay đón ta như một người mẹ hiền ôm đứa con thơ vào lòng, cho ta một cảm giác bình yên và êm đềm thuở nào. Đó như một bến đỗ để tâm hồn ta tìm về. Ta bỗng mong được là đứa trẻ và được thấy mình hồn nhiên vui đùa giữa mùa hè quê hương.
Lâu lắm rồi tôi mới lại có được những cảm giác rạo rực khi hè về, hè về trong đất trời, hè về trên quê hương. Thích thú biết nhường nào những buổi sáng mùa hè, sau cơn mưa, được ngắm thảm lúa vàng mênh mông như bỗng chợt rùng mình giũ sạch những giọt nước mưa còn bám lại trên lá, được thả hồn cùng những làn gió mát long lanh rạng rỡ nắng mai. Yêu lắm hình ảnh của những đứa trẻ chăn trâu, yêu cái cảm giác thanh bình, yên ả khi nghe tiếng bước chân của đàn trâu nện xuống nền đất đều đều. Thấy nhớ quá cái vẻ tần ngần của những bụi tre bên đường, nhớ tiếng gọi gà văng vẳng đâu đây. Tiếng nước giếng khơi dội ào ào. Nhớ tiếng bát đũa, tiếng lũ trẻ con nô đùa vang xa trong xóm.
Và kìa, những chú ve con vừa lột xác, bắt đầu vang lên những khúc ca mùa hè dài bất tận, ngân nga khắp không gian. Bạn sẽ thấy yêu cả những tiếng chẫu chuộc, tiếng ếch kêu râm ran bên ao bèo khi chiều muộn và suốt đêm khuya, tiếng côn trùng kêu rỉ rả, nỉ non hoà lẫn trong tiếng gió vi vu. Thật yên bình biết bao khi được ngồi ngắm sao trời hằng hà sa số, lại được nghe những âm thanh quen thuộc của những ngày ấu thơ mà suốt những năm tháng học tập và làm việc xa nhà bạn không cảm nhận được. Và rồi, bạn sẽ chợt nhận thấy mình bé lại khi văng vẳng đâu đây tiếng dỗ con của người mẹ trẻ, tiếng ru ầu ơ ngọt ngào trên cánh võng đong đưa. Tất cả hoà âm lại thành một bản giao hưởng rộn rã, vui tươi của tự nhiên, của đất trời như một đặc ân của tạo hoá chỉ ban tặng riêng cho mùa hạ quê mình.
Có thể mọi thứ vẫn lặng lẽ diễn ra bình yên như ngàn đời vẫn thế. Có thể tất cả chỉ còn là hoài niệm bởi mọi việc đã thay đổi quá nhiều. Nhưng những âm thanh trong trẻo của mùa hè thì vẫn còn đây, đầy đủ và nguyên vẹn như khi tôi ấu thơ, và rồi đến tận khi xa quê hương, tôi mới thực sự nhận ra, tất cả đều đã ở trong tim mình tự bao giờ.
“Quê tôi sớm tinh mơ tiếng gà gọi, cha vác cuốc ra đồng
Ai đem nắng đong đầy đôi vai, cháy những giọt mồ hôi..
Quê tôi có cánh diều vi vu, xa xa luỹ tre làng
Trưa trưa dưới mái đình rêu phong, là bóng mát ngày thơ
Quê tôi có cánh đồng bao la, thơm hương lúa lên đòng
Liêu xiêu mái tranh nghèo đơn xơ, trở về nhé tuổi thơ tôi…”
"Muốn nhìn thấy cầu vồng, bạn phải biết chịu đựng cơn mưa"
chị ơi xin lỗi nhé em đọc bài này rùi sách j văn em cũng có sao chị lại làm trong văn mẫu làm j .chị k thấy em ghi chữ ***** đứa nào mà sách giải thì kasc biết mặt với tao đấy !xin lỗi nhé sai rùi biết thì đừng làm
Kỳ nghỉ hè vừa qua, em được mẹ cho về thăm quê ngoại. Lần đầu tiên em được chứng kiến cảnh mặt trời mọc trên quê hương em thật huy hoàng, rực rỡ biết bao.
Trời mới hửng đông, bà đã đánh thức em dậy. Tiếng gà gáy rộn rã trong ngoài thôn báo hiệu một ngày mới bắt đầu với rộn ràng công việc. Em theo bà và mẹ bước ra sân. Đêm chưa tan hẳn. Làng xóm còn chìm trong những màn sương mỏng mờ mờ như khói. Gió sớm mát rượi lùa vào mặt làm cho em tỉnh hẳn người. Không khí trong lành ở thôn quê thật khác xa với chốn thị thành đầy bụi bặm
Nhà bà ngoại em ở lưng chừng ngọn đồi Câu Lậu, trên đỉnh đồi là ngôi chùa Tây Phương nổi tiếng với những vị La Hán. Cảnh mặt trời mọc trên quê hương em thật kì diệu. Từ sân nhà nhìn về hướng Đông, em thấy bầu trời đang chuyển dần từ màu trắng sữa sang màu hồng nhạt. Mặt trời dường như còn e ấp, giấu mình sau đám mây dày nhưng những tia sáng hình rẻ quạt len lỏi qua những đám mây báo hiệu mặt trời đã thức giấc. Chỉ một lát sau, mặt trời như một quả bóng khổng lồ màu đỏ đang từ từ nhô lên, nhuộm chân trời một màu hồng rực. Gió sớm thổi vi vu thoang thoảng, xua tan tàn dư của bóng đêm. Bầu trời như được đẩy lên, thoáng đãng và cao vời vợi.
Mặt trời lên rất nhanh, tỏa muôn ngàn ánh sáng sưởi ấm cho muôn loài. Vạn vật như bừng tỉnh, hân hoan chào đón nắng mai. Thấp thóang đâu đó còn một vài giọt sương đêm đọng trên lá cây ngọn cỏ, lấp lánh dưới ánh mặt trời. Khung cảnh quê em đã hiện rõ ra trước mắt. Cánh đồng lúa mênh mông, thẳng cánh cò bay như một tấm thảm vàng trải rộng. Xa xa, ngọn Sài Sơn sừng sững in hình trên nền trời biếc. Uốn lượn quanh co là dòng sông Đáy – Một dải lụa mềm vấn vít uốn quanh. Mặt sông lung linh ánh nắng sớm mai tinh khiết. Những con thuyền nhỏ bồng bềnh xuôi dòng. Tất cả vạn vật như tạo nên một vẻ đẹp lạ lùng, kì ảo như trong cổ tích. Trên đường làng đã rậm rịch bước chân. Tiếng cười, tiếng nói của các bà, các chị ra đồng thăm lúa hòa trong bao âm thanh khác của làng quê thân thuộc. Cảnh mặt trời mọc trên quê hương em là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp được vẽ bằng ngọn bút của một họa sĩ tài hoa, để lại trong em một ấn tượng sâu đậm, không thể phai nhòa
Cứ mỗi năm đến kì nghỉ hè là em lại được bố mẹ cho về quê ngoại chơi. Gần nhà bà ngoại là một bãi biển thật là đẹp. Mỗi sáng sớm bình minh cảnh mặt trời mọc trên quê hương em thật huy hoàng, rực rỡ, làm cho con người có một cảm giác êm đềm, sảng khoái của một buổi sớm hè.
Trời mới tảng sáng, em đã lò dò ra khỏi giường vì háo hức đi ngắm cảnh bình minh. Tiếng gà gáy vọng ra từ phía trong thôn như báo hiệu một ngày mới sắp bắt đầu bắt đầu. Em theo bà và mẹ đi dạo bên bãi biển ngắm mặt trời lên. Đêm chưa tan hẳn, làng xóm vẫn như chìm trong làn sương mờ mờ ảo ảo. Xa rời chốn thị thành náo nức, ồn ào về với làng quê yên tĩnh thật tuyệt vời biết bao.
Nhà ngoại em ở gần cửa biển Cửa Tùng, đứng trên sân thượng nhà bà là có thể phóng tầm mắt nhìn bao quát cả một vùng biển rộng, mặt biển mang trọn một màu lam biếc. Tiếng sóng biển vỗ bờ rì rào như bài ca bất tận ca ngợi vẻ đẹp, giàu có của thiên nhiên vùng biển này. Những con sóng bạc đầu nối đuôi nhau đùa giỡn tạo nên những âm thanh, những khúc hát du dương mang đặc trưng của biển. Từ phía xa xa mặt trời như một quả cầu lửa vĩ đại từ từ đội biển nhú dần lên. Đến lúc mặt trời nhô lên khỏi chân trời thì cũng là lúc “ông” nở một nụ cười rạng rỡ, tươi tắn, đem những tia nắng sớm mai chào đón một ngày mới. Những tia nắng vàng được ban phát đi khắp nơi nơi. “Các cô ấy” tan chảy trên bờ cát trắng, tô hồng thêm những khuôn mặt rạng ngời đang chờ những đoàn thuyền đánh cá cập bến. Nắng vỡ òa trong gió, nâng cả bầu trời lên cao hơn, xanh hơn. Nắng nhảy nhót trên sóng nước hòa cùng bài ca bất tận của biển cả. Dọc bờ biển, bãi cát sau một đêm uống sương mai nhuộm màu nâu sẫm. Phải chăng vì lưu luyến những người con quê hương yêu dấu nên cát đã lưu giữ, in hình những đôi bàn chân trần của ai đó đã từng đi qua nơi đây. Những hạt cát như còn đang ngái ngủ bị sóng đánh thức bỗng giật mình chuyển động rồi vươn vai thức dậy dưới ánh nắng bình minh. Những hạt cát nhỏ li ti, long lanh, vàng óng như kim sa được xây thành một lâu đài lung linh, lộng lẫy. Vừng đông đã thực sự hiện ra rực rỡ giữa màu mây trắng, chiếu những tia sáng kì diệu xuống vạn vật. Lúc này mặt biển lóe lên một màu trắng bạc. Ánh sáng ấy phủ lên mặt biển, lan tỏa rất đẹp. Màu xanh của trời, màu xanh của nước hòa lẫn với màu sắc của mặt trời tạo nên một màu sắc kì ảo trên biển. Cảnh biển lúc này như một bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ !
em-hay-viet-bai-van-ta-canh-mat-troi-moc-tren-que-huong-em-o-ma-em-da-co-dip-quan-sat-ki-binh-minh
Trong ánh sáng dịu dàng trong buổi bình minh, những tiếng nói, tiếng cười vang rộn cả bãi biển xôn xao bàn luận về những đoàn thuyền ra khơi. Ngoài xa xa, sóng sau khi đã vỗ bờ để về với biển cũng trở nên phẳng lặng hơn. Phải chăng sóng cũng đang chạnh lòng, buồn bã vì không còn được đùa giỡn với đám trẻ nhỏ. Hiểu được điều đó những con sóng nối tiếp sau khi lan vào bờ đã ca lên bản nhạc muôn thuở của biển khơi. Đoàn thuyền đánh cá bắt đầu rẽ màn sương bạc ra khơi. Bỗng tháp thoáng những con thuyền giữa muôn ngàn sóng nước làm náo nức, xôn xao cả mặt biển. Những cánh buồm vút cao thon thả nhìn từ trên cao chẳng khác gì những con chim cổ trắng đang rướn cao như muốn cất tiếng hót. Chúng được nắng chiếu vào hồng rực lên trông như những đàn bướm đang múa lượn giữa trời xanh. Xa xa đâu đó thấp thoáng những đôi tình nhân, khuôn mặt rạng ngời, nở một nụ cười tươi tắn, đang dắt tay nhau dạo trên bãi biển để tâm sự, chuyện trò và trao nhau những tình cảm thiết tha nhất của tuổi thanh xuân.
Những ngày nghỉ ở quê ngoại bên bãi biển Cửa Tùng trôi qua thật mau nhưng cảnh mặt trời mọc trên quê hương em luôn mãi mãi in sâu vào tâm trí, không bao giờ em quên – Một vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kiêu kì muôn màu muôn sắc ấy do mây, trời, ánh sáng tạo nên.Trong mắt tôi, mỗi buổi bình minh trên biển trở nên thật hiền hòa, là một kỉ niệm đẹp của tuổi thơ em.
Bao mùa thu đi qua
Gói hành trang thêm nặng
Mái đầu thầy bạc trắng
Hòa trong nắng thời gian
Những vất vả gian nan
Ơn thầy, sao đếm được?
Mênh mông như biển nước
Cao lớn tựa núi non
-)Vì tia nắng hay gay gắt , rất hay " trốn mẹ đi chơi " , rất đúng với tính cách của những bạn trai nên tia nắng được ví vs nét tinh nghịch bn trai
-)Vì hạt mưa hay đến bất chợt , những giọt mưa lun trong sáng , dịu mát y hệt như b nụ cười xinh bn gái nên hạt mưa được ví như nụ cười xinh bn gái
Chúc bn học tốt
Có sai ko trách mk nha bn
Mk chỉ làm theo ý hiểu thôi
tham khảo :
Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...