K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 8 2018

Quê hương! Hai tiếng ấy cất lên thật thiêng liêng trong lòng mỗi con người. Quả đúng như vậy, hình bóng quê hương yêu dấu thanh bình, yên ả đã hằn sâu vào kí ức tuổi thơ em. Càng lớn khôn trưởng thành em càng thấy quê hương mình có nhiều vẻ đẹp. Nhưng có lẽ thích nhất là được ngắm nhìn phong cảnh quê em vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời.

Khi tiếng gà gáy râm ran vang vọng khắp xóm làng như xé tan bầu không khí yên tĩnh của buổi sớm mai, gọi mọi vật tỉnh giấc sau một đêm dài yên lặng. Làn sương mùa xuân mỏng manh như tấm khăn voan khổng lồ bao trùm khắp không gian. Gió vẫn nhè nhẹ thổi. Những ngôi sao trên bầu trời thức dậy muộn hối hả chạy trốn. Từ trong các bếp ánh lửa bập bùng, ngọn khói lan xa. Đâu đó tiếng chó sủa văng vẳng, tiếng vo gạo sàn sạt, tiếng xoong nồi va vào nhau loảng xoảng vọng ra từ các gia đình. Tiếng gọi nhau dậy đi học, đi làm í ới. Em cũng đã trở dậy ăn sáng rồi chuẩn bị đến trường. Vừa bước chân ra đến đầu làng em đã thấy một bầu không khí trong lành và dễ chịu. Chao ôi! Tiết trời mùa xuân thật là đẹp từ phía đằng đông ông mặt trời từ từ nhô lên chiếu muôn vàn ánh hào quang xuống trần gian. Từ trong vòm cây vải, cây nhãn trong vườn nhà ông Tư đầu làng những anh chích choè đang luyện giọng hoà cùng muôn điệu tiếng chim khác tấu lên khúc nhạc không lời chào bình minh tươi đẹp. Em khoan khoái dạo bước trên con đường quen thuộc cùng các bạn trong xóm đến trường. Trên đường tấp nập, nhộn nhịp những bước chân, tiếng trò chuyện của người đi làm, đi chợ, tiếng các bạn học sinh cười nói vui vẻ, ríu ran...

Phóng tầm mắt ra xa nhìn cánh đồng quê hương trong buổi ban mai mới thấy sức sống mùa xuân đang dâng trào mãnh liệt. Cánh đồng lúa mượt mà như một tấm thảm bằng nhung xanh trải dài xa tít. Nắng sớm dìu dịu, làn gió mơn man làm cho cánh đồng hệt như một bức tranh thêu của một nghệ nhân khéo léo. Những giọt sương mai còn đọng trên lá cây ngọn cỏ láp lánh. Một đàn cò trắng bay ngang rồi đậu xuống một bờ cỏ xanh mượt. Hương lúa nồng nàn lan toả theo chiều gió, sóng lúa nhấp nhô, rì rào.

Xa xa là dòng sông quê hương hiền hoà chảy. Sông tốt bụng lắm, xin bao nhiêu nước cũng cho. Hai bên bờ những bãi dâu, vườn chuối xanh um. Vài con thuyền chầm chậm xuôi dòng. Tiếng máy hút cát trên thuyền xình xịch vang động mặt sông. Trên triền đê mấy chú bò thung thăng gặm cỏ. Luỹ tre ven đê vẫn đu mình trong gió, xanh biếc một màu xanh quê hương. Mặt trời đã lên cao, nắng vàng lan toả khắp muôn nơi. Em cùng các bạn đã đến trường từ lúc nào không biết. Em bước vào lớp học trong lòng trào dâng một cảm xúc khó tả.

Quê hương thật thân quen giản dị. Quê hương đã lưu giữ bao kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu. Dù có đi đâu xa, em cũng chẳng thể nào quên được vẻ đẹp của quê mình vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời. Bởi đó là những gì thiêng liêng thơ mộng nhất của tuổi thơ em.

viết bài văn tả quê hương em

ai nhanh mik cho, cảm ơn các bạn nhìu

14 tháng 8 2018

Bài làm : 

Quê hương tôi có dòng sông xanh mát, nơi đã in dấu hồn tôi và tắm mát cho những kí ức tuổi thơ ngọt ngào, trong trẻo mà thời gian chẳng thể xóa nhòa. Có thể nói, trong trái tim tôi, dòng sông quê hương chính là một mảnh tâm hồn tôi, là cảnh đẹp tôi yêu thích nhất.

Quê hương tôi đẹp như một bức tranh thủy mặc buồn, thơ mộng, với nét hiền hòa, yên ả, là nơi tôi tìm về để ẩn náu bình yên. Mỗi lần nhớ về quê hương, về những cảnh đẹp quê hương, tôi không sao quên được hình ảnh dòng sông quê hương dịu dàng, đằm thắm. Từ xa nhìn lại dòng sông như một dải lụa trắng hiền hòa với những đường cong tuyệt đẹp, quyến rũ, kiêu sa. Lại gần, những làn nước tươi mát, nước sông trong xanh như lòng chiếc gương dài khổng lồ để những hàng cây bên đường soi bóng. Hai bên dòng sông là hàng liễu thướt tha với mái tóc dài, dịu dàng thỉnh thoảng soi tóc xuống dòng sông. Vậy là dòng sông quê hương đã thành dòng hợp lưu của muôn vàn cái đẹp nên thơ, thuần khiết, trong trắng, tinh khôi. Trên mặt sông, có những đám lục bình tim tím, một màu tím thủy chung đang lững lờ trôi theo dòng nước. Nhịp nhàng mà lẵng lẽ, dòng sông hiền hòa ấy đã gắn bó với quê hương thân thuộc của tôi bao đời nay. Con sông quê gợi nhớ chút niềm thân mật, là nơi hò hẹn của bao nhiêu lứa đôi, là nơi ríu rít tiếng chim truyền cành trên bờ sông. Có lẽ dòng sông quê hương đã trở thành nơi hò hạn, giao duyên, xe kết của biết bao tấm lòng non trẻ.

Những chiều hè nắng nóng, lũ trẻ con tụi tôi liền rủ nhau ra tắm sông. Nước sông trong xanh và mát dịu, những làn nước như đang vỗ về, đùa nghịch cùng chúng tôi, tưới mát, xoa dịu đi cái nắng hè oi ả, gắt gay. Có lần tôi đã suýt bi chết đuối vì tập bơi ở con sông này. Vậy nên, với nó tôi vừa cảm thấy gần gũi, vừa thấy có chút lo âu vì sự mênh mông sâu hút của nó. Nhưng chưa bao giờ, con sông ấy làm tôi thấy vọng, cái dáng vẻ yêu kiều, hiền hòa như tấm voan mỏng, khổng lồ đã làm duyên, làm mê đắm trái tim của bao đứa trẻ thơ non nớt như tôi đây. Để rồi, chỉ còn lại cảm giác thân thương, hiền hòa mỗi lần nghịch ngợm. Con sông cũng là một nguồn cung cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu cho bà con trong làng, xã. Nó mang những nét rất xưa cũ, rất chân quê, rất mộc mạc của người dân lao động mà hợp thành chảy vào tiềm thức của bao người. Để nhớ về quê hương với những cảnh đẹp như cánh đồng, cây đa, giếng nước, sân đình còn là hình ảnh dòng sông thân thương, dòng sông của hai tiếng “quê hương” chảy mãi muôn đời.

Ôi con sông quê, con sông quê. Con sông đã tắm mát cho tuổi thơ êm đềm, trong trẻo của tôi. Nơi cho tôi hiểu thế nào là nét đẹp của phong cảnh quê hương.

10 tháng 8 2019

Quê hương em không trù phú, giàu có nhưng luôn yên ả, thanh bình với những khung cảnh quen thuộc mà rực rỡ, tươi đẹp.Trời tờ mờ sáng. Màn sương giăng mắc nơi đầu thôn ngõ xóm. Sương đọng lại trên những vòm lá xanh, long lanh như hạt ngọc. Trên trời từng vệt sao li ti vẫn tỏa sáng lấp lánh. Thỉnh thoảng có cơn gió nhẹ thổi qua lay động cả hàng tre đầu làng. Tiếng xào xạc, vi vu như tấu lên bản hòa ca ca ngợi vẻ đẹp của quê hương. Xa xa, vẫn thấy thấp thoáng ánh đèn vàng mờ ảo chưa tắt trong chiếc chòi nhỏ ven sông. Đâu đây đã nghe thấy tiếng gà gáy “Ò...ó…o” gọi mọi người thức dậy, chào đón một ngày mới. Bà em hay bảo, gà có tính hiếu thắng. Trong xóm, chỉ cần có một con cất tiếng gáy là tất cả các con còn lại đồng loạt gáy theo. Chúng cứ gân cổ lên mà gáy, vỗ cánh phành phạch để khoe chất giọng nội lực của mình. Người dân trên quê hương em vốn hay lam hay làm, cần cù, chịu khó, nên trời chưa sáng hẳn mà các bác, các cô, các dì đã thức dậy. Người vác cuốc ra đồng, người quẩy gánh hàng rong ra chợ bán. Tiếng cười nói rôm rả, tiếng gọi nhau í ới, tiếng xe kéo lộc cộc, tiếng giục trâu đi cày rậm rịch làm rộn rã cả xóm làng. Nhịp sống cứ thế chậm trôi, làm nên bản sắc quê hương Việt Nam.

 

tham khảo

- Đoạn văn mẫu:

   Mỗi lần về quê, cảm giác khiến tôi thoải mái nhất là ra thăm cánh đồng vào buổi sáng. Ôi! Cánh đồng mới rộng làm sao. Nắng sớm trải đầy khắp không gian. Những bông lúa non nghiêng nghiêng theo chiều gió. Mùi lúa non quyện với mùi đất, mùi nước tạo nên một thứ cảm giác thật tuyệt vời sảng khoái. Xa xa, từng đàn cò trắng bay lên trời rồi lại đậu xuống, cứ dập dình dập dình như những chiếc bập bênh. Loáng thoáng, mấy người nông dân đang ra đồng thăm lúa, trên mặt ai cũng rạng rỡ, tràn đầy năng lượng. Khung cảnh đồng lúa buổi sớm bình dị là thế, đến mãi sau này khi đã đi xa nơi này tôi vẫn mãi không thể nào quên. Tôi yêu quê tôi!

 

28 tháng 10 2017

Lên mạng 

26 tháng 8 2021

Mình viết 1 câu được ko

Hồi hương ngẫu thư” là 1 trong 2 bài thơ viết về quê hương nổi tiếng của Hạ Thi Chương. Sau hơn 50 năm làm quan ở kinh đô Trường An, ông muốn tìm nguồn an ủi nơi quê nhà. Và bao nhiêu cảm xúc dồn nén khi xa quê hương cũng như bột phát lúc trở về được ông bộc lộ trong bài thơ thất ngôn tứ tuyệt viết một cách ngẫu nhiên.

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi.

Hương âm vô cải, mấn mao tồi.

Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,

Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai

Ai mà chẳng mang trong mình thứ tình quê thiêng liêng sâu nặng. Nhất là với những người xa quê, tình cảm ấy lại càng trở nên thiết tha, day dứt. Chính vì thế, mặc dù ko phải là đề tài mới lạ, tác giả lại là người Trung Quốc nhưng “Hồi hương ngẫu thư” vẫn nói hộ tâm tình của biết bao bạn đọc Việt. Tình yêu quê hương thường trực, bản thân nhà thơ có thể bộc lộ tình cảm ấy bất cứ lúc nào. Nhưng khi Hạ Tri Chương ko chủ định viết mà lời thơ và cảm hứng dạt dào thì cái duyên cớ đã xui khiến, đã đưa đẩy tác giả cho ra đời bài thơ quả là góp phần quan trọng. Nếu ví tình cảm với quê hương của thi nhân như sợi dây đàn đã căng hết mức thì “Hồi hương ngẫu thư” chính là tiếng ngân vang kéo dài đến hơn 1 nghìn năm bởi cú va đập của “duyên có”.

Xa quê từ khi còn trẻ, cuộc đời Hạ Tri Chương là bước đường thành công trong sự nghiệp. Ông đỗ tiến sĩ, sinh sống, học tập và làm quan trên 50 năm ở kinh đô Trường An, rất được vua Đường Huyền Tông vị nể. Lúc từ quan về quê làm đạo sĩ ông còn được vua tặng thơ, được thái tử và các quan đưa tiễn. Trường An chắc hẳn là quê hương thứ hai thân thiết. Nhưng, con người dù sao cũng ko thể chống lại quy luật tâm lí muôn đời:

13 tháng 12 2019

Trong bài Ngẫu Nhiên viết nhân buổi mới về quê của tác giả Hạ Tri Chương,em cảm nhận được tình yêu quê hương của ông thật mộc mạc mà lại giản dị.Lúc ông trở về với quê hương sau nhiều năm làm quan thì cảnh vật và mọi thứ xung quanh ông đã thay đổi.thay đổi rất nhiều khiến cho ông không khỏi ngỡ ngàng và lầm tưởng mình dã trở thành một vị "khách từ xa " đến.Vị khách trên chính quê hương của mình làm ông không khỏi xót xa.Tình yêu quê hương của ông được bộc lộ rất rõ qua những giọng thơ.Tuy giản dị,gần gũi mà lại dâu sắc đến lạ thường.Quả là một nhà thơ có tâm hồn thi sĩ đẹp đẽ mà giản dị với lời theo gần gũi nhưng lại có phần ưu thương khi trở thành người xa lạ trên chính nơi chôn rau cắt rốn của mình

hok tốt

2 tháng 8 2020

Nhắc đến nước Nga, chúng ta nhớ ngay đến thủ đô Moscow với những hàng bạch dương “sương trắng nắng tràn”. Nhắc đến Nhật Bản, ta lại nghĩ tới thành phố Tokyo tràn ngập hoa anh đào. Còn với dải đất hình chữ S, có thể nói cây tre đã trở thành biểu tượng cho con người và mảnh đất Việt.

“Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh”
(“Tre Việt Nam”- Nguyễn Duy)

Chẳng biết tre có từ bao giờ mà trong những câu thơ, Nguyễn Duy cũng không thể biết được. Chỉ biết: từ thuở xa xưa, cùng với làng bản, xóm thôn, cùng với cuộc sống con người Việt, tre đã xuất hiện rồi. Ở trên khắp những vùng quê Việt Nam, không khó để có thể bắt gặp và quan sát những dãy tre làng.

Tre là loại thân rỗng, chia thành nhiều đốt, cùng họ với nứa, trúc, mai, vầu, … Tre mang dáng thẳng, vươn cao từ 10-18 m. Ngọn tre cong vút, lá tre mỏng và sắc, gân lá song song như lá lúa, màu xanh đậm. Tre thường sống ở nơi đất đai khô cằn, kém màu mỡ với chiếc rễ tre- loại rễ chùm, cứng, ăn sâu vào lòng đất để hút chất dinh dưỡng tối đa đi nuôi cây. Chính vì vậy, trong bài thơ của mình, nhà thơ Nguyễn Duy còn viết:

“Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”
(“Tre Việt Nam”)

Dưới gốc tre còn có những lớp măng non nhọn hoắt, được bao bởi những lớp bẹ dày, cứng ở ngoài. Tre mới mọc, mọc thành từng khóm, từng lũy xếp sát với nhau. Có phải vì “thương nhau” mà “tre chẳng ở riêng” như Nguyễn Du nói không?

Tre trên khắp đất nước Việt Nam rất đa dạng và phong phú nhưng chủ yếu phân theo ba loại chính.

Loại đầu tiên là những tre xanh được trồng nhiều ở các làng quê, dáng thẳng, vươn cao cho bóng mát. Tre đằng ngà là loại tre có thân màu vàng óng. Truyền thuyết kể lại rằng: ngựa sắt của Thánh Gióng phun lửa làm cháy những bụi tre để lại màu ngả vàng như thế. Còn tre gai là loại tre nhỏ, thân thấp, có nhiều gai rất thuận tiện dùng để làm hàng rào, hàng dậu.

Cây tre từ lâu đã trở nên gần gũi và ý nghĩa đối với cuộc sống mỗi người dân Việt Nam. Trong đời sống hằng ngày, tre dùng để làm nhà cửa, làm giường, làm bàn ghế. Ngay cả những chiếc rổ rá cũng được làm rất rỉ mỉ và tinh tế bằng tre. Ngày nay, tre còn dùng làm đồ thủ công mỹ nghệ như những chiếc giỏ, chiếc nàn hay những bộ bàn ghế đầy tinh xảo.

Trong lao động, tre dùng làm chiếc cối xay thóc để làm ra những hạt gạo thơm ngon, trắng ngần. Đúng như nhà văn Thép Mới đã viết: “Cối xay tre nặng nề quay, Từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.” Tre làm thành cán cày, cán cuốc của cha, là đòn gánh theo mẹ vào mỗi buổi đi chợ. Trong chiến đấu, gậy che, chông tre chính là vũ khí đặc biệt để chống quân thù; “Tre xung phong vào xe tăng đại bác.

Tre giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” (Thép Mới). Tre đi vào không gian sinh hoạt, cùng con người chiến đấu và chiến thắng oanh liệt mà còn đi vào lịch sử với những câu chuyện li kì của bà và của mẹ. Trong truyền thuyết, khi gậy sắt bị gãy, Thành Gióng đã nhỏ tre để quét sạch lũ giặc Ân độc ác ra khỏi bờ cõi. Rồi năm 938, cũng chính nhưng cây tre ấy, đều được dùng làm cọc đánh xuống lòng sông Bạch Đằng khiến cho quân Nam Hán tan tác.

Sau những năm tháng chiến đấu hào hùng, tre lại trở về với cuộc sống đời thường, cùng vui buồn sinh hoạt với mọi người. Những điếu cày tre từ bao giờ chính là niềm vui của những cụ già, là niềm vui của đám trẻ với những que truyền bằng tre. Và tất nhiên không thể thiếu được những chiếc sáo diều vi vu trên bầu trời những đêm hè của lũ trẻ nghịch ngợm trong làng, những chiếc nôi tre đưa em thơ vào giấc ngủ êm đềm.

Không chỉ có những công dụng và lợi ích trong cuộc sống sinh hoạt, tre còn mang rất nhiều ý nghĩa riêng. Từ lâu, tre đã gắn bó với con người đời đời kiếp kiếp: từ lúc lọt lòng trong chiếc nôi tre đến khi trở về với đất mẹ trên những chiếc chõng tre; tre vẫn luôn bên người. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, tre đã cùng con người lao động dựng xây, chiến đấu và sản xuất. Vì thế tre chính là biểu tượng cho người Việt Nam cần cù chịu khó, kiên cường, bất khuất.

Những búp măng non còn là biểu tượng cho thiếu niên nhi đồng đầy sức sống vươn lên. Rồi tự bao gờ, tre đã bước vào những câu thơ, lời hát của những nghệ sĩ để rồi trở thành những câu ca bất hủ. Tre đi vào những bức họa đồng quê, chỉ lặng lẽ đứng một góc nhưng lại cho ta cảm giác yên bình, tĩnh tâm và hạnh phúc. Vì vậy, dù có nơi đâu, lúc nào đi chăng nữa, chỉ cần nơi đâu có những rặng tre, những búp măng xanh thì đều có tâm hồn và vẻ đẹp, nhân cách Việt.

Ngày nay, khi cuộc sống ngày càng hiện đại, những chiếc giường tre, chõng tre đã dần bị thay thế bởi những thiết bị hiện đại, những lũy tre nơi làng quê cũng thưa thớt dần. Nhưng sẽ có một điều mãi mãi không thay đổi: vẻ đẹp và những giá trị tâm hồn cao quý của con người, mảnh đất này.

22 tháng 3 2019

Ôi! quê hương,hai tiếng gọi sao mà tha thiết.Ôi! bao cảnh đẹp nơi nông thôn dân dã .Ai đã từng sinh ra và lớn lên trong cảnh đồng lúa mênh mông,cánh cò bát ngát,dưới những cánh diều đầy màu sắc của đồng quê...thì có lẽ sẽ không bao giờ quên được những phút giây đó,những kỉ niệm đẹp đẽ đó.Nhìn thấy những cánh đồng chạy xa tít tắp tới tận chân trời đó với màu vàng ươm của lúa chín sắp đến ngày gặt hái. Dưới ruộng lúa,nhìn thấy những đàn cò trắng phau đang mò con ốc con cua.Trên bờ đê,nhìn thấy những đàn trâu thung thăng gặm cỏ .Nhìn thấy những bãi cỏ xanh mơn mởn đang trải dài đôi tay đón những đàn trẻ mục đồng.Nhìn thấy những cánh diều chắp cánh ước mơ tuổi thơ.Tất cả những đó đã góp phần làm nên vẻ đẹp dịu dàng,giản dị mà đầy thân thuộc của làng quê.Đẹp đẽ và đầy màu sắc.

29 tháng 9 2019

rải hơn 545 năm thành lập và phát triển, tuy có nhiều tên gọi và địa giới hành chính khác nhau, nhưng mảnh đất Thiên Lộc - Can Lộc (Hà Tĩnh) luôn được coi là vùng đất thiêng - người tuấn kiệt. “Trời mô xanh bằng trời Can Lộc...”

Nguyên là vùng đất tụ cư của người Việt cổ gắn với truyền thuyết Cố đô Ngàn Hống của Kinh Dương Vương, theo các thư tịch cổ, ban đầu, Can Lộc thuộc huyện Hà Hoàng, quận Cửu Chân; năm 271 đổi tên là Phù Lĩnh; năm 679 được gọi là huyện Việt Thường; thời kỳ Đại Việt lại mang tên Phi Lộc, rồi Phúc Lộc. 

Năm 1469, niên hiệu Quang Thuận năm thứ 10, vua Lê Thánh Tông ban đạo dụ thành lập 12 thừa tuyên, trong đó có huyện Thiên Lộc thuộc phủ Đức Quang, trấn Nghệ An. Năm 1862, vua Tự Đức đổi tên thành huyện Can Lộc.

Can Lộc là huyện đồng bằng bán sơn địa nằm ở trung tâm tỉnh Hà Tĩnh, có địa giới hành chính một thời kỳ dài là đầu Mênh - cuối Sót, gần đây đã chia tách để thành lập thêm thị xã Hồng Lĩnh và huyện Lộc Hà. Cân Lộc hiện có 23 xã, thị trấn với diện tích tự nhiên 30.248,4 ha, dân số gần 130.000 người. Trung tâm huyện lỵ là Thị trấn Nghèn, tên cũ là Trảo Nha, danh xưng được một triều đại phong kiến ban tặng - Xã tắc chi Trảo Nha (nanh vuốt nước nhà).

Nơi đây đã liên tục sản sinh, nuôi dưỡng những con người làm rạng dạnh quê hương, đất nước. Sách Lịch triều hiến chương loại chí ghi nhận, Can Lộc là một huyện trội về văn hóa, qua các thời kỳ thi cử Nho học có 42 vị đỗ đại khoa, chiếm 1/3 của cả tỉnh Hà Tĩnh. 

Từ người khai khoa Thái học sinh Đặng Bá Tĩnh cho đến Đình nguyên Thám hoa Phan Kính, Thám hoa - Danh sư Nguyễn Huy Oánh, Tiến sĩ Dương Trí Trạch, Hà Công Trình, Hà Tôn Mục, Vũ Diệm…, truyền thống học hành khoa cử ấy còn được lưu truyền nơi có câu phương ngôn Bút Cấm Chỉ, sỹ Thiên Lộc.

Đất Can Lộc là mạch nguồn của những tấm lòng ái quốc ưu dân, nơi nuôi lớn những nhân cách mà lòng yêu nước luôn sục sôi từ thuở Đặng Tất, Đặng Dung mài gươm rửa hận, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp gác lại thú riêng ra giúp Quang Trung thống nhất giang sơn, đến những ông Nghè như Ngô Đức Kế dám dấn thân chốn lao tù mưu phục quốc, cụ giáo Võ Liêm Sơn lặn lội lên chiến khu làm cách mạng, được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng gậy và trao trọn niềm tin: Kháng chiến ắt thành công!

Can Lộc cũng là địa phương luôn đi tiên phong trong các phong trào cách mạng, từ Xô viết Nghệ Tĩnh các năm 1930 - 1931; là huyện đầu tiên của tỉnh Hà Tĩnh giành được chính quyền trong Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945, đến những chiến công hiển hách đã trở thành huyền thoại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, như Ngã ba Đồng Lộc, làng K130...

Đất Can Lộc cũng là mạch nguồn góp phần làm nên Văn phái Hồng Sơn lừng lẫy từ Nguyễn Huy Tự (Truyện Hoa Tiên), Nguyễn Huy Hổ (Mai đình mộng ký), nối đến ông hoàng thi ca Xuân Diệu; từ những những nhà khoa học đầu ngành Nguyễn Đình Tứ, Phan Đình Diệu tới gần 200 giáo sư, phó giáo sư tính từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay.

Truyền thống văn hóa, yêu nước của người dân Can Lộc luôn được thăng hoa, trao truyền qua các thế hệ đã góp phần tạo nên một hệ thống di sản văn hóa cả vật thể lẫn phi vật thể hết sức phong phú, đa dạng, trong đó có nhiều di sản nổi tiếng, như Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc, Chùa Hương Tích, Xô viết Nghệ Tĩnh - Ngã ba Nghèn, Làng K130 Tiến Lộc, các di tích của dòng họ Nguyễn Huy - Trường Lưu, họ Ngô - Trảo Nha, họ Hà, họ Đặng - Tùng Lộc…, cùng kho tàng truyền thuyết, truyện cổ tích, nói lối, ca dao và các làn điệu dân ca ví, gặm, hò, vè…

Phát huy truyền thống của quê hương, vượt lên những đau thương, mất mát trong các cuộc chiến tranh và những khó khăn, thử thách của thiên tai, Đảng bộ và nhân dân Can Lộc đang đồng tâm nhất trí xây dựng huyện nhà phát triển toàn diện về mọi mặt, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. 

Trong giai đoạn hiện nay, Cân Lộc đang tập trung cao độ thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm, như xây dựng nông thôn mới, phát triển dịch vụ du lịch, thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp Hạ Vàng và các làng nghề, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo, đảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh… 

Tất cả nỗ lực nhằm mục tiêu hoàn thành các chỉ tiêu quan trọng mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 34 đã đề ra (về đích trước 1 năm), chuẩn bị tiền đề tốt nhất cho Đại hội Đảng bộ các cấp trong năm 2015...

“Trời mô xanh bằng trời Can Lộc...”, câu hát đó đã đọng lại trong tâm trí của rất nhiều người dân Can Lộc, Hà Tĩnh nói riêng và cả nước nói chung. Có lẽ không chỉ có vùng đất, vùng trời này, mà mọi người dân Can Lộc luôn mong muốn và sẵn sàng giang rộng vòng tay chào đón bạn bè ghé thăm.

#Châu's ngốc