K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
23 tháng 12 2023

Tác phẩm truyện mà em thích nhất: Bầy chim chìa vôi

- Đề tài của truyện: trẻ em

- Các nhân vật trong truyện: Mon, Mên, những chú chim chìa vôi. Trong đó có nhân vật chính là Mon, Mên

Mon là một cậu bé giàu lòng trắc ẩn, biết yêu thương động vật

Mên ra dáng đàn anh, biết sắp xếp và quyết định công việc.

- Cốt truyện: 

1. Hai anh em Mon và Mên đang nằm ngủ thì trời mưa to. Mon lo lắng cho đàn  chim chìa vôi.

2. Bầy chim chìa vôi làm tổ rất đặc biệt: chúng chọn bãi đất nổi giữa song để làm tổ và mùa mưa đến là lúc chúng cất cánh bay lên.

3. Hai anh em đã tìm cách để ra giữa sông cứu đàn chim chìa vôi.

4. Ra đến nơi hai anh em đã chứng kiến cảnh bầy chim cất cánh. Hai anh em vô cùng xúc động.

Tóm tắt: Vào đêm mưa giông, Mon đang ngủ thì giật mình thức giấc vì bầy chim chìa vôi đang bị kẹt giữa bãi cát. Hai đứa trẻ sợ bầy chim chìa vôi sẽ bị chìm mất. Hai anh em bơi đò ra giữa sông để mang chúng vào bờ. Khi bình minh lên hai đứa trẻ đã được chúng kiến một cảnh huyền thoại hiện ra trước mắt, những cánh chim nhỏ bé đã bứt khỏi dòng nước khổng lồ bay lên. chứng kiến cảnh tượng đó cả hai đứa trẻ đã vô cùng xúc động.

Câu hỏi tìm hiểu bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”( Các em mở vở ghi văn bản. Dựa vào video đã xem và phần câu hỏi gợi ý dưới đây tất cả các em viết phần bài học vào vở của mình) sau khi đi học cô sẽ kiểm tra vở ghi và bài tập của các em.Phần I. Tìm hiểu chung văn bản:1. Trình bày những kiến thức hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn...
Đọc tiếp

Câu hỏi tìm hiểu bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”

( Các em mở vở ghi văn bản. Dựa vào video đã xem và phần câu hỏi gợi ý dưới đây tất cả các em viết phần bài học vào vở của mình) sau khi đi học cô sẽ kiểm tra vở ghi và bài tập của các em.

Phần I. Tìm hiểu chung văn bản:

1. Trình bày những kiến thức hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn Đồng? ( Viết theo dạng sơ đồ xương cá)

Theo em vì sao tác giả lại có những hiểu biết sâu sắc như thế về Bác?

2. Hoàn cảnh sáng tác của bài: Bài văn được viết vào thời gian nào? Nhân dịp nào?

3. Nêu Phương thức biểu đạt của bài văn?

Cho biết bài văn nghị luận về vấn đề gì? Câu văn nào nêu luận điểm chính của bài văn?

4. Bố cục của bài chia mấy phần? Chỉ rõ từng phần và nêu nội dung của mỗi phần đó?

5. Giải thích nghĩa của các từ sau: Nhất quán, giản dị, hiền triết, ẩn dật.

Phần II. Tìm hiểu chi tiết văn bản.

1. Đặt vấn đề:

- Luận điểm chính là gì? Câu văn nêu luận điểm gồm có mấy vế? Đó là những vế gì?

- Luận điểm được nêu theo cách nào?( Trực tiếp hay gián tiếp)

- Vì sao tác giả lại khẳng định: ở Bác cuộc đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị luôn nhất quán với nhau, không tách rời nhau? Nói như thế nhằm khẳng định điều gì?

- Câu văn tiếp theo trong phần mở bài tác giả dùng phương pháp lập luận giải thích để làm rõ điều gì? Trong đoạn văn có những từ ngữ nào thể hiện rõ nhất thái độ của tác giả đối với đức tính giản dị của Bác? Từ ngữ đó thể hiện thái độ gì của tác giả?

- Nhận xét về nghệ thuật nghị luận của tác giả trong phần mở bài

2. Phần giải quyết vấn đề: Chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ

?Tác giả chứng minh đức tính giản dị của Bác trong những mặt nào?

a. Luận điểm phụ 1: Sự giản dị của Bác trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, trong quan hệ với mọi người.

- Để chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt hàng ngày tác giả đã đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng nào?( Em hãy viết rõ từng ý đó theo gạch đầu dòng)

- Nhận xét về cách nêu dẫn chứng của tác giả trong đoạn văn? Qua những dẫn chứng trên em liên tưởng gì về Bác?( Gợi ý: Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng lại giống với người nào trong gia đình)

- Trong đoạn văn, ngoài việc đưa ra những dẫn chứng để chứng minh sự giả dị của Bác, tác giả còn đưa những lí lẽ nào để bình luận về đức tính giản dị đó của Bác? Tác dụng của những lời bình luận đó là gì?( Gợi ý: dựa vào câu văn ở đoạn 3 và cả đoạn 4)

b. Luận điểm phụ 2: Sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết.

- Tìm câu văn nêu luận điểm 2?

- Những dẫn chứng nào được đưa ra để chứng minh cho sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết?

- Theo tác giả việc Bác nói và viết giản dị nhằm mục đích gì?

Phần III. Tổng kết.

- Phần nghệ thuật và nội dung ghi như video các em đã xem. Bổ sung thêm phần nghệ thuật: Lời văn giàu cảm xúc, giàu sức thuyết phục.

Phần IV: Luyện tập

- Các em làm bài tập trong video đã cho.

- Bài tập bổ sung: Em hiểu như thế nào là lối sống hiền triết? Ẩn dật? Tại sao lối sống của Bác lại không phải lối sống của nhà hiền triết ẩn dật?

0
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

Nhân vật An được nhà văn miêu tả qua những chi tiết:

- Hành động: 

+ Chen vào giữa, quảy tòn ten một cái gùi bé mà má nuôi tôi đã bơi xuồng đi mượn.

+ Đảo mắt khắp nơi để tìm bầy ong mật

+ Reo lên khi nhìn thấy bầy chim đẹp 

+ Ngước nhìn tổ ong như cái thúng. 

- Suy nghĩ:

+ Về những lời má nuôi đã dạy mà không có trong sách giáo khoa.

+ Về thằng Cò:  An nghĩ Cò chưa thấm mệt vì cặp chân như bộ giò nai, lội suốt ngày trong rừng còn chẳng thấy mùi; 

+ Lặng im vì nghĩ rằng nếu hỏi gì thì bị khinh vì cái gì cũng không biết.

+ Nghĩ lại những lời má kể 

- Trạng thái, cảm xúc:

+ Mệt mỏi sau một quãng đường đi.

+ Vui vẻ reo lên và đúc kết ra những điều quý giá để có thể nhìn thấy được bầy ong mật. 

- An có những quan sát và miêu tả rất tinh tế về khu rừng U Minh. 

- An có mối quan hệ rất tốt với bá nuôi và tía nuôi, cậu bé luôn lăng nghe những lời chỉ bảo của mọi người. Tuy An với Cò rất hay cãi nhau, nghịch ngợm nhưng cũng đều là những người thân thiết, gắn bó.

→ An là một cậu bé nghịch ngợm nhưng lại ham học hỏi và khám phá. Cậu bé có những suy nghĩ, quan sát và rút ra được những bài học kinh nghiệm sâu sắc.

11 tháng 3 2023

Khi biết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học, em cần lưu ý:

- Giới thiệu được nhân vật cần phân tích

- Trình bày được ý kiến của người viết về các đặc điểm khái quát từ nét tính cách, phẩm chất nhân vật

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, thuyết phục để làm sáng tỏ ý kiến

- Đưa ra bằng chứng là các chi tiết, sự việc, lời nói, trích dẫn từ văn bản để làm sáng tỏ lí lẽ

- Bố cục bài viết cần đảm bảo đủ mở bài, thân bài, kết bài

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 12 2023

a. 

Cách miêu tả nhân vật

Chi tiết trong tác phẩm

Ngoại hình

Nhân vật không được khắc họa ngoại hình trong văn bản. 

Hành động

- Hồng khóc. Có khi chỉ là cay cay nơi khoé mắt, rồi lại có khi nước mắt đã ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ. 

- “Chiều hôm đó, tan buổi học ở trường ra, tôi chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ tôi. Tôi liền đuổi theo gọi bối rối : “Mợ ơi ! Mợ ơi ! Mợ ơi

- “Xe chạy chầm chậm mẹ tôi cầm nón vẫy tôi mẹ tôi xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”

- “lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”

Ngôn ngữ

- Những lời đối thoại của Hồng  với bà cô đều rất phải phép,, không có gì là chưa đúng mực, cậu bé luôn cúi đầu lắng nghe dù rất bực tức. 

- “Mợ ơi ! Mợ ơi ! Mợ ơi”, ngôn ngữ tự nhiên, thân mật. 

Nội tâm

- Trong cuộc đối thoại với người cô, Hồng đã thể hiện tình yêu thương, niềm tin của mình vào người:

+ Nhận ra ý nghĩ thâm độc trong giọng nói và nét cười rất kịch của cô tôi

+ Nhận ra mục đích của người cô : Biết rõ “ nhắc đến mẹ tôi cô tôi chỉ gieo giắc vào đầu tôi những hoài nghi và khinh miệt để tôi ruồng rẫy mẹ tôi”

+ Người cô càng mỉa mai Hồng càng thương mẹ hơn. Một khao khát mãnh liệt trong suy nghĩ của Hồng đó là muốn những cổ tục đã đầy đọa mẹ thành một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ để vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.

-  Niềm khát khao mong được gặp mẹ của Hồng trỗi dậy

- Cảm giác xấu hổ với đám bạn nếu đó không phải mẹ mình nhưng trên hết là sự tủi thân vì luôn mong ngóng mẹ.

Mối quan hệ với các nhân vật khác

Với nhân vật bà cô là mối quan hệ bằng mặt nhưng không bằng lòng, cậu bé dù không thíc nhưng cư xử rất phải phép.

- Với mẹ thì cậu luôn tha thiết nhớ mong từng ngày. 

Lời người kể chuyện nhận xét trực tiếp về nhân vật

Nhân vật tự kể.

 

 

b. Đặc điểm của nhân vật: nỗi lòng đau khổ của bé Hồng trong những ngày xa mẹ, sống và niềm sung sướng tột độ trong giây phút gặp lại mẹ - người mẹ yêu quý, đáng thương nhất của mình, bấy lâu chờ mong, khao khát

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
14 tháng 10 2023

Bài nói tham khảo:

Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên, em đã rất ấn tượng với hình ảnh nhân vật Dế Mèn - một chàng dế thanh niên cường tráng, mạnh mẽ. Hình ảnh cậu ta vui vẻ và tự tin về bản thân mình khiến em rất thích và ngưỡng mộ. Bởi Dế Mèn rất siêng năng luyện tập nên mới có cơ thể khỏe mạnh như vậy. Nhưng sau khi thấy những gì cậu ta gây ra cho Dế Choắt, em lại có phần ghét cậu ta lắm. Chỉ vì một phút nông nổi bày trò nghịch dại trêu chọc chị Cốc, mà Dế Mèn đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt. Cũng từ đó, cậu ấy mới nhận ra được sai lầm của mình và quyết tâm sửa chữa. Qua câu chuyện ấy, trong em dấy lên những suy nghĩ về hiện tượng một số bạn trẻ hiện nay có cách hành xử nóng nảy và bồng bột, không suy nghĩ cẩn thận để dẫn đến hậu quả đau lòng.

Đó là những bạn trẻ còn ngồi trên ghế nhà trường với sự tò mò, thích thú với thế giới của người trưởng thành ngoài kia. Các bạn ấy đôi khi chỉ vì sự hiếu kì mà đã xem, đã làm, đã thử những điều cấm kị và không nên. Hay những bạn học sinh vì tính kiêu căng, nóng nảy, muốn khẳng định bản thân mình mà đã có hành vi bắt nạt bạn học, gian lận trong thi cử, trốn học… Những hành động ấy là sai trái nhưng các bạn ấy vì một phút bồng bột nên đã thực hiện, gây nên những hậu quả ảnh hưởng đến bản thân về sau. Nhẹ thì bị bạn bè xa lánh, nặng thì bị phạt kỉ luật, bị ghi vào học bạ. Nặng hơn nữa, có bạn đã bị đình chỉ, thôi học, thậm chí là bị tạm giam, đưa đến trại cải tạo. Những tình huống ấy vô cùng đáng tiếc và đáng thương. Bởi những hành động xốc nổi ấy đã khiến cả tương lai phía trước của các bạn có một vết đen khó mà xóa bỏ.

Từ đó, chúng ta cần quan tâm hơn và có các biện pháp cụ thể giúp hạn chế tình trạng các bạn trẻ có hành động nóng nảy, bồng bột thiếu suy nghĩ. Trước hết và cũng là quan trọng nhất chính là sự giáo dục của nhà trường và gia đình. Sau đó, nên tăng cường tuyên truyền về các bài học đạo đức cho thanh thiếu niên như qua các ca khúc, bộ phim, truyện tranh… Đồng thời có hình thức xử phạt, răn đe để các bạn ấy biết điều gì là không nên thử và không nên làm. Để tránh các bạn bắt chước, dẫm vào vết xe đổ của một số bạn khác.

Nhân vật Dế Mèn trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí thực sự là một nhân vật ý nghĩa mà em học hỏi được rất nhiều. Dế mèn đã cho em hiểu được rằng, mình phải cẩn trọng, không được kiêu căng, hống hách rồi có những hành động bồng bột, sai lầm.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 12 2023

Bài nói tham khảo:

Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên, em đã rất ấn tượng với hình ảnh nhân vật Dế Mèn - một chàng dế thanh niên cường tráng, mạnh mẽ. Hình ảnh cậu ta vui vẻ và tự tin về bản thân mình khiến em rất thích và ngưỡng mộ. Bởi Dế Mèn rất siêng năng luyện tập nên mới có cơ thể khỏe mạnh như vậy. Nhưng sau khi thấy những gì cậu ta gây ra cho Dế Choắt, em lại có phần ghét cậu ta lắm. Chỉ vì một phút nông nổi bày trò nghịch dại trêu chọc chị Cốc, mà Dế Mèn đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt. Cũng từ đó, cậu ấy mới nhận ra được sai lầm của mình và quyết tâm sửa chữa. Qua câu chuyện ấy, trong em dấy lên những suy nghĩ về hiện tượng một số bạn trẻ hiện nay có cách hành xử nóng nảy và bồng bột, không suy nghĩ cẩn thận để dẫn đến hậu quả đau lòng.

 

Đó là những bạn trẻ còn ngồi trên ghế nhà trường với sự tò mò, thích thú với thế giới của người trưởng thành ngoài kia. Các bạn ấy đôi khi chỉ vì sự hiếu kì mà đã xem, đã làm, đã thử những điều cấm kị và không nên. Hay những bạn học sinh vì tính kiêu căng, nóng nảy, muốn khẳng định bản thân mình mà đã có hành vi bắt nạt bạn học, gian lận trong thi cử, trốn học… Những hành động ấy là sai trái nhưng các bạn ấy vì một phút bồng bột nên đã thực hiện, gây nên những hậu quả ảnh hưởng đến bản thân về sau. Nhẹ thì bị bạn bè xa lánh, nặng thì bị phạt kỉ luật, bị ghi vào học bạ. Nặng hơn nữa, có bạn đã bị đình chỉ, thôi học, thậm chí là bị tạm giam, đưa đến trại cải tạo. Những tình huống ấy vô cùng đáng tiếc và đáng thương. Bởi những hành động xốc nổi ấy đã khiến cả tương lai phía trước của các bạn có một vết đen khó mà xóa bỏ.

 

Từ đó, chúng ta cần quan tâm hơn và có các biện pháp cụ thể giúp hạn chế tình trạng các bạn trẻ có hành động nóng nảy, bồng bột thiếu suy nghĩ. Trước hết và cũng là quan trọng nhất chính là sự giáo dục của nhà trường và gia đình. Sau đó, nên tăng cường tuyên truyền về các bài học đạo đức cho thanh thiếu niên như qua các ca khúc, bộ phim, truyện tranh… Đồng thời có hình thức xử phạt, răn đe để các bạn ấy biết điều gì là không nên thử và không nên làm. Để tránh các bạn bắt chước, dẫm vào vết xe đổ của một số bạn khác.

 

Nhân vật Dế Mèn trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí thực sự là một nhân vật ý nghĩa mà em học hỏi được rất nhiều. Dế mèn đã cho em hiểu được rằng, mình phải cẩn trọng, không được kiêu căng, hống hách rồi có những hành động bồng bột, sai lầm.

4 tháng 12 2017

Thái Thùy Linh:Bạn vào link này nha: https://hoc24.vn/hoi-dap/question/137244.htmlhihi

GIỚI THIỆU SẢN PHẨM SÁNG TẠO TỪ SÁCHTham gia giới thiệu các sản phẩm sáng tạo từ sách của cá nhân và tập thể: truyện tranh, pô-xtơ giới thiệu nhân vật, các hình thức tóm tắt tác phẩm,... Có thể sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ kết hợp lời giới thiệu, thuyết trình ngắn để giải thích về sản phẩm sao cho sinh động, hấp dẫn với người...
Đọc tiếp

GIỚI THIỆU SẢN PHẨM SÁNG TẠO TỪ SÁCH

Tham gia giới thiệu các sản phẩm sáng tạo từ sách của cá nhân và tập thể: truyện tranh, pô-xtơ giới thiệu nhân vật, các hình thức tóm tắt tác phẩm,... Có thể sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ kết hợp lời giới thiệu, thuyết trình ngắn để giải thích về sản phẩm sao cho sinh động, hấp dẫn với người nghe.

TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ TÁC DỤNG, Ý NGHĨA CỦA VIỆC ĐỌC SÁCH

Sách vừa là người bạn, vừa là người thầy suốt đời của mỗi chúng ta. Sau chuỗi hoạt động của dự án đọc trong bài 10, em hãy cùng các bạn trao đổi ý kiến, thảo luận về tác dụng, ý nghĩa của việc đọc sách giúp mọi người cùng nhận ra tầm quan trọng của việc đọc sách với quá trình học tập và phát triển bản thân.

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 12 2023

1. Trước khi nói

a. Chuẩn bị nội dung và phương tiện để trình bày

b. Luyện tập

2. Trình bày bài nói

3. Sau khi nói

Người nghe

Người nói

- Nghe và ghi vắn tắt những đặc điểm nổi bật của sản phẩm sáng tạo từ sách hoặc quan điểm về việc đọc sách để có thể trao đổi, nêu câu hỏi sau khi người nói trình bày.

- Nêu ý kiến về nội dung bài nói và cách trình bày

- Nghe góp ý và phản hồi những ý kiến của người nghe về nội dung bài nói một cách phù hợp, rõ ràng có thể bổ sung những điểm cần làm rõ thêm.

- Trao đổi lại với người nghe về cách trình bày để có thể rút kinh nghiệm và điều chỉnh một cách hiệu quả