K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 4 2017
A . Mở bài
Giới thiệu được vấn đề nghị luận lòng dũng cảm
Lòng dung cảm là một trong những đức tính vô cùng cần thiết và đáng quí ở mỗi con người. Dù ở nơi đâu khi làm bất cứ việc gì con người cũng đều cần đến lòng dũng cảm.
B . Thân bài
+ Giải thích được : Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn. Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa
+ Khẳng định và chứng minh: Dũng cảm là phẩm chất tốt đẹp của con người ở mọi thời đại:
- Trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ViệtNam
- Ngày nay: trên mặt trận lao động sản xuất, đấu tranh phòng chống tội phạm ( h/s nêu một vài tấm gương tiêu biểu của chiến sĩ cảnh sát, bộ đội…)
- Trong cuộc sống hàng ngày: cứu người bị hại, gặp nạn
+ Mở rộng, liên hệ thực tế: Liên hệ tình hình biển Đông hiện nay, lòng dũng cảm của các chiến sĩ cảnh sát biển. đang ngày đêm bám biển bảo vệ chủ quyền của dân tộc.
+ Phê phán: những người nhầm tưởng lòng dũng ảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí. Phê phán những người hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống.
+ Bài học nhận thức và hành động của bản thân:
Liên hệ bản thân đã dung cảm trong những việc gì…
Rèn luyện tinh thần dũng cảm từ việc làm nhỏnhất trong cuộc sống hàng ngày nơi gia đình, nhà trường như dám nhận lỗi khi mắc lỗi, dũng cảm chỉ khuyết điểm của bạn
Trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc rèn luyện lòng dũng cảm, phát huy truyền thống quý báu của dân tộc
C. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận
Cuộc sống ngày càng khó khăn, để tồn tại con người phải đối diện với rất nhiều thử thách, gian nan. Nếu không có đủ nghị lực và nếu không có lòng dũng cảm, chúng ta sẽ rất khó có được sự thành công trong cuộc sống. Dũng cảm là một phẩm chất mà chúng ta có thể bồi dưỡng thông qua rèn luyện.
22 tháng 5 2023

Lòng dũng cảm là một phẩm chất tuyệt vời của con người, nó giúp chúng ta vượt qua những khó khăn và thách thức trong cuộc sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng có lòng dũng cảm và đôi khi chúng ta cần phải rèn luyện để trở nên dũng cảm hơn.

Để có được lòng dũng cảm, chúng ta cần có sự quyết tâm và sự kiên trì. Khi đối mặt với những tình huống khó khăn, chúng ta cần phải giữ vững tinh thần và không bỏ cuộc. Chúng ta cần tin tưởng vào khả năng của mình và luôn luôn cố gắng hết sức để vượt qua những thử thách.

Ngoài ra, lòng dũng cảm còn đòi hỏi chúng ta phải có sự can đảm để đương đầu với những rủi ro và nguy hiểm. Đôi khi, để bảo vệ những giá trị quan trọng, chúng ta cần phải đứng lên và đấu tranh cho chính nó. Điều này đòi hỏi chúng ta phải có sự quyết đoán và sẵn sàng chấp nhận những hậu quả có thể xảy ra.

Cuối cùng, lòng dũng cảm còn đòi hỏi chúng ta phải có trách nhiệm với bản thân và xã hội. Chúng ta cần phải đối mặt với những sai lầm của mình và học hỏi từ chúng để trở nên mạnh mẽ hơn. Đồng thời, chúng ta cũng cần phải đóng góp cho xã hội bằng cách đưa ra những quyết định đúng đắn và hành động theo đúng giá trị của mình.

Trong cuộc sống, lòng dũng cảm là một phẩm chất quan trọng để giúp chúng ta vượt qua những khó khăn và đạt được thành công. Để trở nên dũng cảm hơn, chúng ta cần có sự quyết tâm, kiên trì, can đảm và trách nhiệm. Hãy rèn luyện lòng dũng cảm của mình để trở thành một người mạnh mẽ và tự tin hơn trong cuộc sống. Lòng dũng cảm giúp chúng ta không sợ thất bại và luôn tìm cách để vượt qua những trở ngại. Nó cũng giúp chúng ta đối mặt với những tình huống khó khăn và đưa ra những quyết định đúng đắn trong cuộc sống.

Tuy nhiên, lòng dũng cảm không phải là việc đối mặt với những nguy hiểm lớn mà là việc đối mặt với những khó khăn nhỏ trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta cần có lòng kiên nhẫn và sự tỉnh táo để đối mặt với những thử thách nhỏ và không nản lòng khi gặp phải thất bại.

Cuối cùng, lòng dũng cảm còn giúp chúng ta trở nên tốt hơn trong mắt người khác. Khi chúng ta đối mặt với những khó khăn và vượt qua chúng, chúng ta trở nên đáng tin cậy và được người khác tôn trọng hơn. Điều này giúp chúng ta có thể xây dựng mối quan hệ tốt hơn với người khác và đạt được thành công trong cuộc sống.

Tóm lại, lòng dũng cảm là một phẩm chất quan trọng của con người. Để trở nên dũng cảm hơn, chúng ta cần có sự quyết tâm, kiên trì, can đảm và trách nhiệm. Hãy rèn luyện lòng dũng cảm của mình để trở thành một người mạnh mẽ và tự tin hơn trong cuộc sống.

 
22 tháng 5 2023

thanks (((:

29 tháng 4 2020

Cuộc sống là một cuộc hành trình mà trên đó con người sẽ gặp nhiều khó khăn, gian khổ. Khó khăn trong việc chiếm lĩnh tri thức, khó khăn trong việc xử lí các mối quan hệ, thậm chí là khó khăn trong việc giữ gìn và bảo vệ cuộc sống… Vậy điều gì tạo nên sức mạnh cho con người tồn tại và sống tốt trong cuộc đời? Đó là lòng dũng cảm.

Dũng cảm nghĩa là có dũng khí vươn lên, đối đầu với nguy hiểm, khó khăn để làm những việc có ích cho cuộc sống của chính mình cũng như cho xã hội. Ta thấy những người dũng cảm có ở mọi lúc mọi nơi, mọi hoàn cảnh. Dân tộc Việt Nam là dân tộc có truyền thống yêu nước nồng nàn, có lòng nhân ái thiết tha nên sẽ là cơ sở để sinh ra lòng dũng cảm. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chúng ta đã biết đến nhiều gương các anh hùng đã dũng cảm hi sinh thân mình để bảo vệ đất nước. Đó là những La Văn Cầu, Phan Đình Giót, Lê Văn Tám…Các anh đã cho ta một bài học về sự dũng cảm. Biết đương đầu với hoàn cảnh, ý chí, nghị lực và lòng dũng cảm sẽ làm nên những điều giá trị. Đứng trước quân thù tàn ác mà họ không bao giờ khuất phục, các chiến sĩ vẫn hô vang những khẩu hiệu cổ vũ đấu tranh giành độc lập. Hay những thiếu niên nhi đồng tuổi chưa đến chín mười, ra tay giết giặc diệt loài xâm lăng. Anh đội viên Kim Đồng rất dũng cảm, giặc đến nhà vẫn cố sức giấu cán bộ, anh ngã xuống mà không một tiếng kêu. Còn chú bé Lượm tuổi nhỏ mà vượt qua mặt trận, Đạn bay vèo vèo, không sợ nguy hiểm, đi vào chốn bom rơi lửa đạn mà vẫn vui tươi, yêu đời, đến khi ngã xuống mà chú vẫn còn cầm chắc trong tay ngọn lúa, vẫn giữ lòng dũng cảm. Phải có một tinh thần, một nghị lực, một lòng yêu nước lớn lao thì mới có những sự hi sinh, cống hiến như vậy.

Dũng cảm còn biểu hiện trong sự lựa chọn con đường đi cho mình, dù biết rằng con đường đó gian nan, là dao kề cổ súng kề thân. Là thân sống chỉ như một nửa, nhưng họ vẫn quyết tâm theo Đảng, theo cách mạng. Vì họ có lòng tin vào lí tưởng của Bác, của Đảng Cộng sản, vào lòng tin của chính mình. Còn nhớ ngày nào chàng trai Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mà chỉ đưa hia bàn tay ra mà nói: Đây! Tiền đây…Phải dũng cảm, sáng suốt lựa chọn lắm thì Người mới ra đi tìm đường cứu nước trong hoàn cảnh như vậy. Trên mặt trận ta có những anh hùng, trong lao động sản xuất ta cũng có những anh hùng lao động. Họ là những chiến sĩ trên mặt trận hậu phương, dù không tay gươm tay súng nhưng họ có tay cuốc tay cầy dũng cảm vẫn làm việc trong bom đạn ào ào dội xuống. Bà má Hậu Giang, những chị Hai năm tấn…là những tấm gương về một hậu phương giỏi, một hậu phương dũng cảm kiên cường. Họ vừa phải chiến đấu, vừa phải hoàn thành nhiệm vụ mà hậu phương giao phó, trong chiến tranh họ vẫn chắc tay súng, vững tay cầy.

Chiến tranh thường tạo nên những anh hùng, nhưng không phải chỉ chiến tranh mới có anh hùng. Ngay trong thời bình thì những tấm gương về người dũng cảm, về anh hùng thời đại mới cũng rất nhiều. Hiện nay, Việt Nam còn là nước nghèo, mặc dù đã phát triển nhưng đời sống ở một số nơi vẫn còn khó khăn. Điều đặc biệt là những nơi khó khăn như vậy lại thường ươm mầm cho những sự vượt khó, sáng tạo. Và vì thế sự dũng cảm còn là sự vươn lên, vượt qua hoàn cảnh để sống tốt hơn, con người biết vượt qua những thử thách trong cuộc sống. Chúng ta đã chứng kiến nhiều những bạn tật nguyền nhưng không mặc cảm mà đã tự mình học tập, phấn đấu để trở thành những “hiệp sĩ” trong các ngành khoa học. Họ đã dũng cảm vượt lên số phận của mình để hòa nhập với cuộc sống xã hội. Nhiều thanh niên sau khi học ở thành phố đã quyết định đi lên những vùng khó khăn để làm kinh tế. Hay những cô giáo chịu bỏ lại cuộc sống đầy đủ của mình nơi đô thị phồn hoa để gánh cái chữ lên non dạy cho các em vùng cao. Tất cả đã hi sinh cuộc sống riêng tư của mình để cống hiến cho Tổ quốc. Hay một cậu bé đã nhảy vào dòng lũ để cứu bạn mình, đã làm chúng ta phải cảm động vô cùng.

Xã hội ta đang đứng trước nhiều tệ nạn, sự phát triển của các tệ nạn này càng lan rộng. Có những cá nhân lại thờ ơ lãnh đạm trước những tiêu cực đang diễn ra trước mắt mình. Nhưng cũng có người mạnh dạn tố cáo những hành vi sai trái, vi phạm pháp luật của bọn xấu. Chúng ta được biết đến một thầy giáo ở tỉnh Hà Tây đã đưa ra những tiêu cực trong thi cử tại tỉnh nhà mà không sợ một thế lực nào cả. Ai cũng nhìn thấy nhưng không phải ai cũng làm được như vậy. Đó là sự dũng cảm biết đứng lên tố cáo, đưa cái xấu ra trước pháp luật. Những việc như vậy rất được xã hội tuyên dương. Còn nhiều tấm gương sẵn sàng đứng về phía lẽ phải, họ đã lên tiếng nói những lời nói mà trước kia nhiều người muốn nói nhưng không nói được.

Đối với những học sinh thì sao? Lòng dũng cảm được thể hiện trong sự vươn lên học tập tốt trong hoàn cảnh khó khăn, rồi biết đấu tranh cho những tiêu cực ở học đường. Trong các ngôi trường không thiếu những bạn học sinh đã mạnh dan tố cáo những hành vi sai trái của bạn bè cũng như của giáo viên. Gần đây ở một số trường cao đẳng, đại học xảy ra tình trạng sinh viên dùng tiền để mua điểm, hay giáo viên có những hành vi trái với đạo đức nghề nghiệp…làm xã hội rất bức xúc. Những người trong cuộc thường làm ngơ, vì sợ nếu tố giác những việc làm trái với nguyên tắc đó. Họ không một chút nghi ngại mà thẳng thắn trình bày trước cơ quan pháp luật, với mong muốn làm trong sạch nghành Giáo dục. Là một học sinh thì không chỉ biết tránh xa những tiêu cực, mà còn phải dũng cảm đưa chúng ra ánh sáng. Lòng dũng cảm cũng sẽ trở nên gần gũi hơn khi bạn biết nói ra những gì sai trái xung quanh mình.

Dũng cảm không là những gì xa xôi, nó ở ngay trong chính mỗi người, điều quan trọng là phải thể hiện và rèn luyện nó ra sao mà thôi. Sự dũng cảm sẽ giúp gì cho ta? Tất cả những tấm gương về lòng dũng cảm ở trên đều cho ta thấy rằng lòng dũng cảm đã nâng giá trị của bản thân lên rất nhiều. Nó khẳng định sức mạnh của con người trước những thế lực của tự nhiên và xã hội. Như chúng ta biết, sự đấu tranh giữa kẻ xấu và người tốt là cuộc đấu cần đến sự chấp nhận đương đầu với gian nguy, có khi là một mất một còn. Nhưng nếu ta dũng cảm chiến đấu đến cùng thì cái xấu bao giờ cũng tiêu diệt. Và khi đó con người thật là vĩ đại, vì ta làm được những gì mà người khác sợ không thể làm. Chính đó sẽ giúp cho xã hội của ta thêm phát triển, ngày càng tốt đẹp hơn. Vì xã hội sẽ ngày càng loại dần tiêu cực, bất công nhờ sự dũng cảm của mỗi người. Nếu được như vậy, con người sẽ có lòng tin vào cuộc sống hiện tại, họ sẽ vui sống để đón chờ một tương lai tươi sáng phía trước. Sự dũng cảm còn giúp con người tạo dựng những giá trị vật chất và tinh thần. Một người có hoàn cảnh khó khăn mà dũng cảm vượt qua mọi thử thách họ sẽ lớn lên nhiều, họ có thể tự tạo lập cho mình cuộc sống riêng. Như vậy lòng dũng cảm còn thúc đẩy sự tự lập trong mỗi con người. Khi họ thành công họ sẽ tin vào bản thân, tin vào khả năng có thực của mình và họ sẽ tiếp tục dũng cảm vượt lên trên cuộc sống.

Nói về lòng dũng cảm nghe ta rất dễ, nhưng để rèn luyện và thực hiện nó thì không phải đơn giản. Trong thời chiến thì đó được làm nên từ lòng yêu nước, yêu cách mạng, nhưng trong thời bình lòng dũng cảm cần được bồi đắp bằng lòng yêu thương con người, yêu cái thiện, yêu cái đẹp, ghét cái xấu. Đặc biệt, cần biết được đâu là cái ác, cái xấu để đứng lên đấu tranh, thì cần có một kiến thức, vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội. Những thứ đấy đâu mà có? Không có ở đâu khác có từ sách vở, từ những bài học giáo dục công dân, bài văn, bài sử…cho ta thấy đâu là chân, thiện, mĩ. Những kiến thức đã có thì cần phải rèn kĩ năng, thái độ cho mình để có niềm tin rằng mình sẽ vượt qua những khó khăn, thử thách.

Lòng dũng cảm màn giá trị lớn lao. Nơi nào có sự dũng cảm thì nơi đó cái xấu sẽ không có cơ hội xuất hiện. Nhưng để có lòng dũng cảm thì không phải dễ dàng. Thế hệ trẻ ngày nay vẫn phải biết hoàn thiện lòng dũng cảm của mình. Lòng dũng cảm sẽ giúp hình thành một nhân cách tốt cho thế hệ trẻ. Nếu thế hệ trẻ ngày nay không dũng cảm đương đầu với thử thách thì họ sẽ không đưa được đất nước của mình phát triển, họ sẽ trở thành những người sống thu mình, khép kín, luôn trong sự lo lắng, sống thiếu bản lĩnh. Mỗi người cần quyết tâm rèn luyện lòng dũng cảm, để chúng ta sống tốt hơn, để xã hội của ta hoàn toàn trong sạch, thực sự có đủ điều kiện để chúng ta phát triển toàn diện.

nhớ cho mình na

hok tốt

13 tháng 8 2017

Cuộc sống là một cuộc hành trình mà trên đó con người sẽ gặp nhiều khó khăn, gian khổ. Khó khăn trong việc chiếm lĩnh tri thức, khó khăn trong việc xử lí các mối quan hệ, thậm chí là khó khăn trong việc giữ gìn và bảo vệ cuộc sống… Vậy điều gì tạo nên sức mạnh cho con người tồn tại và sống tốt trong cuộc đời? Đó là lòng dũng cảm.

Dũng cảm nghĩa là có dũng khí vươn lên, đối đầu với nguy hiểm, khó khăn để làm những việc có ích cho cuộc sống của chính mình cũng như cho xã hội. Ta thấy những người dũng cảm có ở mọi lúc mọi nơi, mọi hoàn cảnh. Dân tộc Việt Nam là dân tộc có truyền thống yêu nước nồng nàn, có lòng nhân ái thiết tha nên sẽ là cơ sở để sinh ra lòng dũng cảm. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chúng ta đã biết đến nhiều gương các anh hùng đã dũng cảm hi sinh thân mình để bảo vệ đất nước. Đó là những La Văn Cầu, Phan Đình Giót, Lê Văn Tám…Các anh đã cho ta một bài học về sự dũng cảm. Biết đương đầu với hoàn cảnh, ý chí, nghị lực và lòng dũng cảm sẽ làm nên những điều giá trị. Đứng trước quân thù tàn ác mà họ không bao giờ khuất phục, các chiến sĩ vẫn hô vang những khẩu hiệu cổ vũ đấu tranh giành độc lập. Hay những thiếu niên nhi đồng tuổi chưa đến chín mười, ra tay giết giặc diệt loài xâm lăng. Anh đội viên Kim Đồng rất dũng cảm, giặc đến nhà vẫn cố sức giấu cán bộ, anh ngã xuống mà không một tiếng kêu. Còn chú bé Lượm tuổi nhỏ mà vượt qua mặt trận, Đạn bay vèo vèo, không sợ nguy hiểm, đi vào chốn bom rơi lửa đạn mà vẫn vui tươi, yêu đời, đến khi ngã xuống mà chú vẫn còn cầm chắc trong tay ngọn lúa, vẫn giữ lòng dũng cảm. Phải có một tinh thần, một nghị lực, một lòng yêu nước lớn lao thì mới có những sự hi sinh, cống hiến như vậy. Dũng cảm còn biểu hiện trong sự lựa chọn con đường đi cho mình, dù biết rằng con đường đó gian nan, là dao kề cổ súng kề thân. Là thân sống chỉ như một nửa, nhưng họ vẫn quyết tâm theo Đảng, theo cách mạng. Vì họ có lòng tin vào lí tưởng của Bác, của Đảng Cộng sản, vào lòng tin của chính mình. Còn nhớ ngày nào chàng trai Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mà chỉ đưa hia bàn tay ra mà nói: Đây! Tiền đây…Phải dũng cảm, sáng suốt lựa chọn lắm thì Người mới ra đi tìm đường cứu nước trong hoàn cảnh như vậy. Trên mặt trận ta có những anh hùng, trong lao động sản xuất ta cũng có những anh hùng lao động. Họ là những chiến sĩ trên mặt trận hậu phương, dù không tay gươm tay súng nhưng họ có tay cuốc tay cầy dũng cảm vẫn làm việc trong bom đạn ào ào dội xuống. Bà má Hậu Giang, những chị Hai năm tấn…là những tấm gương về một hậu phương giỏi, một hậu phương dũng cảm kiên cường. Họ vừa phải chiến đấu, vừa phải hoàn thành nhiệm vụ mà hậu phương giao phó, trong chiến tranh họ vẫn chắc tay súng, vững tay cầy.

Chiến tranh thường tạo nên những anh hùng, nhưng không phải chỉ chiến tranh mới có anh hùng. Ngay trong thời bình thì những tấm gương về người dũng cảm, về anh hùng thời đại mới cũng rất nhiều. Hiện nay, Việt Nam còn là nước nghèo, mặc dù đã phát triển nhưng đời sống ở một số nơi vẫn còn khó khăn. Điều đặc biệt là những nơi khó khăn như vậy lại thường ươm mầm cho những sự vượt khó, sáng tạo. Và vì thế sự dũng cảm còn là sự vươn lên, vượt qua hoàn cảnh để sống tốt hơn, con người biết vượt qua những thử thách trong cuộc sống. Chúng ta đã chứng kiến nhiều những bạn tật nguyền nhưng không mặc cảm mà đã tự mình học tập, phấn đấu để trở thành những “hiệp sĩ” trong các ngành khoa học. Họ đã dũng cảm vượt lên số phận của mình để hòa nhập với cuộc sống xã hội. Nhiều thanh niên sau khi học ở thành phố đã quyết định đi lên những vùng khó khăn để làm kinh tế. Hay những cô giáo chịu bỏ lại cuộc sống đầy đủ của mình nơi đô thị phồn hoa để gánh cái chữ lên non dạy cho các em vùng cao. Tất cả đã hi sinh cuộc sống riêng tư của mình để cống hiến cho Tổ quốc. Hay một cậu bé đã nhảy vào dòng lũ để cứu bạn mình, đã làm chúng ta phải cảm động vô cùng.

Xã hội ta đang đứng trước nhiều tệ nạn, sự phát triển của các tệ nạn này càng lan rộng. Có những cá nhân lại thờ ơ lãnh đạm trước những tiêu cực đang diễn ra trước mắt mình. Nhưng cũng có người mạnh dạn tố cáo những hành vi sai trái, vi phạm pháp luật của bọn xấu. Chúng ta được biết đến một thầy giáo ở tỉnh Hà Tây đã đưa ra những tiêu cực trong thi cử tại tỉnh nhà mà không sợ một thế lực nào cả. Ai cũng nhìn thấy nhưng không phải ai cũng làm được như vậy. Đó là sự dũng cảm biết đứng lên tố cáo, đưa cái xấu ra trước pháp luật. Những việc như vậy rất được xã hội tuyên dương. Còn nhiều tấm gương sẵn sàng đứng về phía lẽ phải, họ đã lên tiếng nói những lời nói mà trước kia nhiều người muốn nói nhưng không nói được.

Đối với những học sinh thì sao? Lòng dũng cảm được thể hiện trong sự vươn lên học tập tốt trong hoàn cảnh khó khăn, rồi biết đấu tranh cho những tiêu cực ở học đường. Trong các ngôi trường không thiếu những bạn học sinh đã mạnh dan tố cáo những hành vi sai trái của bạn bè cũng như của giáo viên. Gần đây ở một số trường cao đẳng, đại học xảy ra tình trạng sinh viên dùng tiền để mua điểm, hay giáo viên có những hành vi trái với đạo đức nghề nghiệp…làm xã hội rất bức xúc. Những người trong cuộc thường làm ngơ, vì sợ nếu tố giác những việc làm trái với nguyên tắc đó. Họ không một chút nghi ngại mà thẳng thắn trình bày trước cơ quan pháp luật, với mong muốn làm trong sạch nghành Giáo dục. Là một học sinh thì không chỉ biết tránh xa những tiêu cực, mà còn phải dũng cảm đưa chúng ra ánh sáng. Lòng dũng cảm cũng sẽ trở nên gần gũi hơn khi bạn biết nói ra những gì sai trái xung quanh mình.

Dũng cảm không là những gì xa xôi, nó ở ngay trong chính mỗi người, điều quan trọng là phải thể hiện và rèn luyện nó ra sao mà thôi. Sự dũng cảm sẽ giúp gì cho ta? Tất cả những tấm gương về lòng dũng cảm ở trên đều cho ta thấy rằng lòng dũng cảm đã nâng giá trị của bản thân lên rất nhiều. Nó khẳng định sức mạnh của con người trước những thế lực của tự nhiên và xã hội. Như chúng ta biết, sự đấu tranh giữa kẻ xấu và người tốt là cuộc đấu cần đến sự chấp nhận đương đầu với gian nguy, có khi là một mất một còn. Nhưng nếu ta dũng cảm chiến đấu đến cùng thì cái xấu bao giờ cũng tiêu diệt. Và khi đó con người thật là vĩ đại, vì ta làm được những gì mà người khác sợ không thể làm. Chính đó sẽ giúp cho xã hội của ta thêm phát triển, ngày càng tốt đẹp hơn. Vì xã hội sẽ ngày càng loại dần tiêu cực, bất công nhờ sự dũng cảm của mỗi người. Nếu được như vậy, con người sẽ có lòng tin vào cuộc sống hiện tại, họ sẽ vui sống để đón chờ một tương lai tươi sáng phía trước. Sự dũng cảm còn giúp con người tạo dựng những giá trị vật chất và tinh thần. Một người có hoàn cảnh khó khăn mà dũng cảm vượt qua mọi thử thách họ sẽ lớn lên nhiều, họ có thể tự tạo lập cho mình cuộc sống riêng. Như vậy lòng dũng cảm còn thúc đẩy sự tự lập trong mỗi con người. Khi họ thành công họ sẽ tin vào bản thân, tin vào khả năng có thực của mình và họ sẽ tiếp tục dũng cảm vượt lên trên cuộc sống.

Nói về lòng dũng cảm nghe ta rất dễ, nhưng để rèn luyện và thực hiện nó thì không phải đơn giản. Trong thời chiến thì đó được làm nên từ lòng yêu nước, yêu cách mạng, nhưng trong thời bình lòng dũng cảm cần được bồi đắp bằng lòng yêu thương con người, yêu cái thiện, yêu cái đẹp, ghét cái xấu. Đặc biệt, cần biết được đâu là cái ác, cái xấu để đứng lên đấu tranh, thì cần có một kiến thức, vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội. Những thứ đấy đâu mà có? Không có ở đâu khác có từ sách vở, từ những bài học giáo dục công dân, bài văn, bài sử…cho ta thấy đâu là chân, thiện, mĩ. Những kiến thức đã có thì cần phải rèn kĩ năng, thái độ cho mình để có niềm tin rằng mình sẽ vượt qua những khó khăn, thử thách.

Lòng dũng cảm màn giá trị lớn lao. Nơi nào có sự dũng cảm thì nơi đó cái xấu sẽ không có cơ hội xuất hiện. Nhưng để có lòng dũng cảm thì không phải dễ dàng. Thế hệ trẻ ngày nay vẫn phải biết hoàn thiện lòng dũng cảm của mình. Lòng dũng cảm sẽ giúp hình thành một nhân cách tốt cho thế hệ trẻ. Nếu thế hệ trẻ ngày nay không dũng cảm đương đầu với thử thách thì họ sẽ không đưa được đất nước của mình phát triển, họ sẽ trở thành những người sống thu mình, khép kín, luôn trong sự lo lắng, sống thiếu bản lĩnh. Mỗi người cần quyết tâm rèn luyện lòng dũng cảm, để chúng ta sống tốt hơn, để xã hội của ta hoàn toàn trong sạch, thực sự có đủ điều kiện để chúng ta phát triển toàn diên.

13 tháng 8 2017

Lòng dũng cảm là một trong những đức tính vô cùng cần thiết và đáng quý trọng ở mỗi con người. Dù ở nơi đâu, khi làm bất cứ một việc gì, con người đều cần lòng dũng cảm. Trong những cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc chúng ta đã có rất nhiều những tấm gương dũng cảm, vì nước quên thân, luôn sẵn sàng đối mặt với kẻ thù, với khó khăn gian khổ, thậm chí cả hy sinh mất mát. Những anh vệ quốc quân, giải phóng quân đã trở thành những biểu tượng đẹp về lòng dũng cảm. Lòng dũng cảm là một trong những phẩm chất vô cùng quan trọng của con người. Bởi trong cuộc đời mình, chúng ta luôn phải đối diện với khó khăn, thử thách.

Lòng dũng cảm là nghị lực, là sức mạnh, là ý chí kiên cường để con người có thể vượt lên mọi gian nan thử thách, để có được sức mạnh chế ngự thiên nhiên, chiến thắng kẻ thù … và nhiều khi là để chiến thắng chính bản thân mình. Người chiến sĩ ung dung, bình thản, không hề run sợ trước mũi súng quân thù, đó là dũng cảm. Chú bé thoăn thoát bước đi dưới làn đạn quân thù để đưa cho được bức thư đề “thượng khẩn”. Chị Trần thị Lí không hề run sợ và không chịu khuất phục trước những đòn tra tấn dã man của giặc. Trước những khó khăn, hiểm nguy, con người vẫn quyết tâm làm việc, hoàn thành nhiệm vụ, đó là dũng cảm.

Dũng cảm là sẵn sàng đối diện với gian khó để thực hiện cho được mục đích đề ra. Trong cuộc sống hoà bình, chúng ta vẫn hàng ngày hàng giờ chứng kiến những hành động dũng cảm. Dũng cảm vạch trần những việc làm sai trái của người khác dù đó là những kẻ có chức có quyền, những chiến sĩ công an dũng cảm bắt tội phạm để giữ cho nhân dân có cuộc sống thanh bình, một bạn học sinh sẵn sàng lao xuống dòng nước chảy xiết đề cứu bạn… Những con người dũng cảm ấy đã góp phần làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Chiến thắng được người khác đã rất khó khăn, nhưng chiến thắng được chính bản thân mình còn khó khăn hơn nhiều. Dũng cảm để nhìn ra và công nhận những sai lầm khuyết điểm của mình. Dũng cảm để chiến thắng những ham muốn cá nhân, những tham vọng và những nhu cầu vô tận của mình. Không đủ nghị lực để vượt qua khó khăn đã bao người rơi vào cạm bẫy của những cám dỗ, để rồi trở nên nghiện ngập, trộm cắp… Không đủ dũng cảm để nhìn thẳng vào sự thật, để sửa chữa sai lầm mà bao người ngày càng dấn sâu vào con đường tội lội để rồi khi có đủ dũng khí nhìn lại thì đã quá muộn. Chúng ta đã nghe nói rất nhiều đến lòng dũng cảm. Đó là một phẩm chất của những người anh hùng, làm nên những tấm gương anh dũng, song đó cũng là phẩm chất không thể thiếu trong mỗi con người.

Cuộc sống ngày càng khó khăn, để tồn tại con người phải đối diện với bao nhiêu thử thách, gian nan. Nếu không có đủ nghị lực và nếu không có lòng dũng cảm, chúng ta sẽ rất khó có được sự thành công trong cuộc sống. Dũng cảm là một phẩm chất mà chúng ta có thể bồi dưỡng thông qua rèn luyện. Cùng với lòng trung thực, dũng cảm sẽ là tố chất để mỗi người có thể là một người tốt.

11 tháng 8 2021

Tham khảo ạ !!

Hiếu thảo là một trong những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Lòng hiếu thảo là tấm lòng biết ơn, kính trọng sâu sắc của bậc con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Lòng hiếu thảo được biểu hiện bằng những tình cảm, hành động cụ thể trong cuộc sống hàng ngày. Đó có thể là sự lễ phép, kính trọng, cũng có thể là tình yêu thương, cảm thông sâu sắc, là sự cố gắng học tập và làm việc để đền đáp công ơn sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ của cha mẹ, ông bà. Trong cuộc sống, nếu chúng ta biết hiếu thảo, biết yêu thương, trân trọng những người thân trong gia đình thì không chỉ tạo ra niềm vui, niềm hạnh phúc mà còn góp phần làm cho xã hội văn minh hơn. Thật vậy! Đấng sinh thành là những người đã đưa chúng ta đến với cuộc đời, nuôi dưỡng, bảo bọc và che chở cho ta bằng tất cả tình yêu thương. Vì vậy, hiếu thảo không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ của mỗi người con, người cháu trong gia đình. Chúng ta cần ý thức được điều này, sống và làm việc có trách nhiệm, luôn yêu thương, kính trọng bề trên, không ngừng cố gắng để đền đáp công ơn, tình cảm to lớn của cha mẹ. Bên cạnh đó, cần lên án, phê phán những hành động bất hiếu, vô cảm, thậm chí là đánh đập người thân của một bộ phận người trong xã hội hiện nay. Tóm lại, lòng hiếu thảo từ xưa đến nay vẫn luôn là đạo lý tốt đẹp được truyền từ đời này sang đời khác, chúng ta cần biết giữ gìn và phát huy thật tốt truyền thống đạo lý đó.

11 tháng 8 2021

Tham khảo !

Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.

TL
19 tháng 3 2021

Đất nước chúng ta trải qua hơn bốn nghìn năm đô hộ giặc tàu, tám mươi năm đô hộ giặc tây, gánh chịu bao nhiêu thăng trầm. Nhưng ngày hôm nay, chúng ta đã được thống nhất, được hòa bình, sống trong yên ấm, nhà nhà hạnh phúc. Tất cả đều nhờ vào sự hi sinh và đổ máu của biết bao anh hùng. Do đó, hãy ghi nhớ công ơn của họ, hãy nhìn về quá khứ để hiểu được thành quả ngày hôm nay. Chúng ta cần phải gìn giữ và phát huy truyền thống cáo đẹp của dân tộc, một nét văn hóa của Việt Nam đó chính là uống nước nhớ nguồn, đó là ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây.

 

Những câu tục ngữ của ông cha xưa để lại cho chúng ta luôn là những lời dạy bảo, nhắc nhở vô cùng đúng và hữu ích. Câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” chính là khuyên ta phải luôn có lòng biết ơn và tôn trọng với những người đã hi sinh vì dân tộc, đối với ông bà, tổ tiên với công lao của cha mẹ ta, với những người đã giúp đỡ chúng ta trong cuộc sống. Đây là đạo lý cần được truyền từ đời này sang đời khác, và cần được phát huy gìn giữ.

 

Mỗi người đều có những cách biểu hiện lòng biết ơn, thành kính theo những cách riêng, có thể ngay trong lời nói, hay ở cử chỉ, hành động, hay chỉ là ánh mắt của mình. Chỉ cần bạn có tâm thì ở bất kỳ biểu hiện nào đều đáng quý, đáng trân trọng.

 

 

Nhìn lại trang lịch sử đất nước mình ta càng thấy khâm phục con người xưa hơn. Bốn nghìn năm phương Bắc đô hộ, nhằm biến nước ta thành một tỉnh của chúng, chúng mang chữ viết, mang phong tục tập quán, mang nền giáo dục nho học của chúng vào đất nước ta, rồi lại đến bọn thực dân Pháp, bọn đế quốc Mỹ, phát xít Nhật chúng áp bức, lợi dụng dân ta, muốn biến dân ta thành thuộc địa. Nhưng hãy nhìn ngày hôm nay của chúng ta để thấy được rằng, chúng ta đang là một đất nước độc lập, chúng ta có tiếng nói, có ngôn ngữ, văn hóa, phong tục riêng. Chúng ta được thừa nhận là một dân tộc có lãnh thổ, chủ quyền… Tất cả điều này được đánh đổi bằng chính con người Việt Nam xưa, các vị anh hùng, tầng lớp nông dân, tri thức, người già cho đến phụ nữ, trẻ nhỏ của ngày xưa,… không sợ súng đạn, không sợ thương vong, sẵn sàng một lòng đuổi tất cả bọn cướp nước bán nước. Công lao đó quá to lớn, vĩ đại, đó chính là một tường thành mãi mãi của thời gian, cột mốc không bao giờ được xóa bỏ, chúng ta cần trân trọng và biết ơn. Hãy hướng về cội nguồn, nơi những người đã khuất đã nằm xuống, hãy để họ mãi sống trong lòng chúng ta.

 

Mỗi năm, chúng ta đã chúng thường tổ chức ngày tưởng nhớ công lao những người anh hùng liệt sĩ vào ngày 27/7. Chúng ta cũng luôn tổ chức những cuộc tìm kiếm những mộ anh hùng vô danh về với người thân của họ. Chúng ta cũng luôn thăm hỏi, tặng quà, tạo công việc cho những người thương binh, những mẹ Việt Nam anh hùng. Tuy chỉ là những hành động nhỏ, nhưng đây cũng là một cách để chúng ta thể hiện lòng biết ơn, uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

 

 

Và hơn hết, chúng ta phải nhớ đến công ơn dưỡng dục, sinh thành của cha mẹ. Cha mẹ là những người luôn cho ta những thứ tốt đẹp nhất mà không bao giờ cần chúng ta đền đáp. Cha mẹ sẵn sàng hi sinh, chiu mọi khổ cực, có thể nhường cơm, nhịn đói để lo cho ta được no đủ. Vậy, mỗi đứa con hãy khắc cốt ghi tâm sự hi sinh thầm lặng của cha mẹ. Chúng ta hãy cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt, trở thành người tốt, người có ích cho xã hội. Lúc đó chính bạn sẽ khiến ba mẹ được ấm lòng và hạnh phúc. Khi cha mẹ về già, nhìn những thành quả bạn gặt hái được sẽ khiến họ vui vẻ khỏe mạnh. Là một đứa con, chỉ cần nụ cười trên đôi môi cha mẹ bạn sẽ thấy hạnh phúc nhường nào, tại sao ngay lúc này bạn không thực hiện.

 

Và biết ơn với những người giúp đỡ với chúng ta như câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Họ đã sẵn sàng giúp đỡ bạn khi bạn khó khăn, nếu không có họ liệu bạn có vượt qua và thành công không. Lòng biết ơn sẽ giúp cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn, tình cảm hơn. Nhưng bạn phải bày tỏ lòng biết ơn bằng chính trái tim của mình, để nó trở nên chân thành và thiêng liêng nhất.

 

Nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều mảng tối, và tồn tại nhiều tệ nạn như phá hủy những nơi cổ kính, chụp hình phản cảm bên những bia mộ, con cái đuổi cha mẹ ra khỏi nhà, đánh đập cha mẹ. Họ phản bội lại với những người đã giúp đỡ mình, đã hướng dẫn mình đi đúng đường. Họ quên đi những giá trị tốt đẹp của dân tộc luôn uống nước nhớ nguồn, biết ơn với những công lao trong quá khứ, luôn nhớ đến công ơn sinh thành và nuôi dưỡng, nhớ ơn với những người đã giúp đỡ mình. Thật buồn và đáng tiếc làm sao! Chúng ta cần lên án, phê phán thực trạng này. Cuộc sống sẽ chẳng còn tốt đẹp và ý nghĩa khi chúng ta quên đi những lòng biết ơn, nó đẩy chúng ta lạc lõng trong xã hội, thật bạc bẽo khi bạn đang sống cuộc sống hôm nay trên mồ hôi, nước mắt và máu của những người đã đi trước mà bạn lại vô tâm không nhớ đến.

 

 

Giới trẻ ngày nay, chính là một thế hệ mới đưa đất nước đến tầm cao mới, vậy các bạn đừng bỏ đi truyền thống quý báu của dân tộc. Chúng ta hãy làm cháy nồng phong trào anh hùng, tưởng nhớ những người đã khuất, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, và đặc biệt hãy là một người hiếu thảo đối với cha mẹ và người thân…. đây chính là hành động thiết thực nhất mà bạn phải làm. Đừng bỏ qua nó.

 

Uống nước nhớ nguồn hay ăn quả nhớ kẻ trồng cây chính là nét đẹp, bản sắc, đạo lý của dân tộc Việt. Hãy cùng gìn giữ và quý trọng, hãy sống để tưởng nhớ và biết ơn, hãy mở rộng trái tim của chúng ta để cùng tạo nên nhưng trang sử mới tốt đẹp cho dân tộc Việt Nam.

TL
19 tháng 3 2021

Lòng biết ơn vốn là một truyền thống văn hóa cao đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay. Sống biết ơn thể hiện sâu sắc lối sống trọng tình trọng nghĩa, cưu mang tương trợ lẫn nhau. Sống có lòng biết ơn là lối sống cao đẹp. Biết ơn người khác là một phẩm chất cần có ở mỗi con người.

 

Biết ơn là ghi nhớ và trân trọng những gì có giá trị mà mình nhận được từ người khác. Lòng biết ơn là cơ sở khẳng định phẩm chất của con người.

 

Người có lòng biết ơn là người luôn biết ghi nhớ và trân trọng những gì người khác trao tặng hay để lại cho mình. Họ luôn biết trân trọng, gìn giữ và phát huy những giá trị ấy trong cuộc sống. Mỗi một sự giúp đỡ ý nghĩa đều khiến họ cảm động và hàm ơn.

 

 

Trong xã hội, lòng biết ơn được biểu hiện bằng những nghĩa cử cao đẹp, phù hợp với các chuẩn mực đạo lí làm người. Tục thờ cúng ông bà tổ tiên thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với các bậc sinh thành đã có công dưỡng dục chúng ta nên người. Đó là một nét đẹp văn hóa mà ít dân tộc nào trên thế giới có được.

 

Ngày 27/7 hằng năm, trở thành ngày lễ trọng đại tri ân các anh hùng, thương binh, liệt sĩ đã anh dũng hi sinh thân mình bảo vệ và giữ gìn độc lập chủ quyền dân tộc. Truyền thống ấy đã được duy trì và phát huy trong mấy chục năm qua và ngày càng trở nên lớn mạnh.

 

Chúng ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, tôn vinh công ơn của các thầy cô giáo vào ngày 20/11. Và ngày 20/11 hằng năm trở thành dịp để các em học sinh và phụ huynh thể hiện sâu sắc lòng biết ơn những người thầy đã hết lòng giáo dục các em nên người.

 

Lòng biết ơn trở thành truyền thống văn hóa ăn sâu trong nhận thức của mỗi người dân Việt Nam. Truyền thống cao đẹp ấy đã biến thành hành động cụ thể, đem lại hiệu quả thiết thực trong đời sống hiện nay. Lòng biết ơn từ lâu đã trở thành chuẩn mực đạo đức của mỗi con người Việt Nam.

 

Không ai có thể một mình mà gây dựng nên cả thế giới. Những gì chúng ta có được hôm nay là do công sức và trí tuệ của biết bao người đã dày công sáng tạo nên. Kế thừa thành quả lao động của các thế hệ đi trước là bản chất của xã hội. Sự phát triển của xã hội loài người là tiếp nhận và phát huy các thành quả sẵn có và sáng tạo ra cái mới.

 

 

Dù chúng ta dùng tiền hay vật chất để có được nó nhưng nếu nó không được tạo ra thì dù có thật nhiều tiền ta cũng không thể có được. Bởi thế, khi được thụ hưởng một giá trị nào, ta phải biết ơn những người đã tạo ra thành quả ấy.

 

Lòng biết ơn là một đức tính cần có ở mỗi con người. Bởi nó là biểu hiện cao nhất của tâm hồn lối sống tình nghĩa. Nếu một người không biết ơn những gì anh ta đang có, thì anh ta cũng sẽ không có cơ hội để được biết ơn những gì sẽ nhận được. Lòng biết ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác. Chúng ta sẽ hạnh phúc hơn nếu biết ơn với những điều tích cực trong cuộc sống của mình, hơn là việc lo lắng về những gì mình không có.

 

Sống có lòng biết ơn thể hiện lối sống văn hóa, tình nghĩa, đoàn kết, gắn bó của con người Việt Nam. Dân tộc Việt Nam từ lâu đã xem trọng lối sống thân tình, hữu ái. Nó không những biểu hiện ở lối sống nghĩa tình mà trở thành văn hóa ứng xử của cộng đồng. Biết ơn người khác làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên hiền hòa, ngày càng khăng khít, tốt đẹp hơn

 

Lòng biết ơn trở thành chuẩn mực nền tảng của đạo đức con người. Sống có lòng biết ơn là lối sống lành mạnh, tích cực, mẫu mực trong đời sống của chúng ta. Người sống có lòng biết ơn luôn được người khác yêu mến, trân trọng và giúp đỡ trong cuộc sống.

 

 

Trước hết, phải biết ơn những người đã mang lại cho mình những giá trị lợi ích. Hãy biết ơn và tôn vinh những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo đã không quản khó nhọc nuôi dạy chúng ta nên người. Luôn biết nói lời cảm ơn khi nhận một điều tốt đẹp từ người khác.

 

Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa trong xã hội. Lòng biết ơn không nên nằm ở lời nói hay thái độ mà biểu hiện thành những hành động cụ thể, thiết thực, thực sự đem lại tác động tích cực đối với xã hội.

 

Thường xuyên thể hiện sâu sắc lòng biết ơn của bản thân đối với những người đã tạo dựng ra các thành quả lao động trong xã hội. Tuyên dương, ca ngợi và tôn vinh kịp thời, đúng lúc những hành động tốt đẹp trong cuộc sống xung quanh mình.

 

Trân trọng các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể do cha ông để lại. Không ngừng bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống ấy trong thời đại mới.

 

Phấn đấu học tập tốt, rèn luyện nhân cách nhân phẩm trở thành người hữu ích mai này đem sức mình xây dựng quê hương đất nước.

 

Trong cuộc sống còn có nhiều người sống vô ơn. Họ sống cá nhân, ích kỉ, chỉ biết nhận lấy mà không biết ơn. Họ tự tách mình ra khỏi các quy luật của đời sống, tách biệt với cộng đồng,. Thậm chí là chà đạp lên các thành quả lao động do người khác để lại. Những người như thế thật đáng chê trách.

 

 

Tục ngữ ta có nhiều câu nói về sự vô ơn: “ăn cháo đá bát”; “qua cầu rút ván”; “vong ơn bội nghĩa”… Thái độ sống ấy không những thể hiện sự kém cỏi của nhân cách con người mà còn khiến họ bị người người khác xa lánh ghét bỏ.

 

Sống có lòng biết ơn là lối sống văn hóa, khẳng định phẩm chất cao quý của con người. Là học sinh chúng ta phải biết ơn ông bà cha mẹ, thầy cô giáo. Phấn đấu học tập và rèn luyện mình để không phụ lòng người khác đã kì vọng, mong đợi.

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từng nói: “Các gốc rễ của tất cả việc tốt đến từ nguồn gốc của sự hiểu rõ giá trị của lòng tốt”. Hiểu rõ và hành động để mang lại nhiều điều tốt đẹp hơn nữa trong cuộc sống là trách nhiệm của mỗi con người. Bởi vậy, sống biết ơn người khác là lối sống cao thượng cần được đề cao và tôn vinh trong cuộc sống này.

21 tháng 12 2021

Em tham khảo: (Lớp 7 mà đã học nghị luận?)

Không có gì cao thượng bằng lòng vị tha. Cuộc sống sẽ khó khăn hơn khi chúng ta sống vì người khác. Nhưng chắc chắn cuộc sống ấy sẽ đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Biết tha thứ là chiến thắng đầu tiên đối với con giận dữ và thù hận. Lòng vị tha là hành động vì lợi ích của người khác. Vì từ xa xưa, con người là những sinh vật sống theo bầy đàn. Thế nên, chúng ta có xu hướng giúp đỡ đồng loại. Có thể hiểu đơn giản lòng vị tha là khi ta cho một ai đó cơ hội để sửa chữa một lỗi lầm trong quá khứ. Đã có những nghiên cứu chỉ ra rằng con người ta hạnh phúc hơn khi cho đi và khi ấy bộ não của họ hoạt hóa ở những khu vực báo hiệu niềm vui và phần thưởng, tương tự như khi họ ăn chocolate. Thậm chí khi ta chấp nhận tha thứ cho một ai đó thì ta đã thực hiện một hành động “vị tha”. Ở đâu đó trong thế giới này, lòng vị tha chính là sức mạnh tái sinh của con người. Lòng vị tha, chúng mạnh hơn chúng ta nghĩ. Một tù nhân có thể trở thành một người tốt sau khi ra tù hay cũng có thể trở lại thành phạm nhân đều là do chúng ta cho họ sống trong những song sắt tối tăm lạnh lẽo hay cho họ thấy rằng họ vẫn còn có giá trị.

21 tháng 12 2021

cô bảo làm, khó lắm chứkhocroi

9 tháng 3 2020

help me