K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 10 2016

     " Con trai trong Quảng ra thi,

Thấy con gái Huế chân đi không đành."

   Việt Nam chúng ta không thiếu những phong cảnh đẹp đặc biệt là con người. Mỗi một nơi đều khoác trên mình vẻ đẹp. Quê hương tôi, với cánh đồng bát ngát thằng cánh cò bay hay những ngọn núi cao hùng vĩ tựa như công lao của cha, nước biển bao la một màu xanh tựa như tình yêu của mẹ. Bạn có biết không? quê hương, đất nước tôi không chỉ đẹp ở phong cảnh mà còn đẹp ở phẩm chất con người. Đâu chỉ có thế, những trang giấy lịch sử vẫn còn in mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Đặc sản quê hương tôi cũng không kém các nước khác. Hương vị của mỗi nơi đều khác nhau. Người con gái Tuyên Quang hay Huế đều là những người con gái được trời ban cho làn da trắng như trứng gà bóc. Hay người con gái Hà Nội duyên dáng,... Nói về đất nước tôi thì nhiều thiên nhiên đẹp vô cùng, bạn hãy đến quê hương tôi đi, nó đẹp lắm. Vẻ đẹp của mẹ thiên nhiên ban tặng cho người dân chúng tôi.

Chúc bạn học tốt!

9 tháng 10 2016
Hà Nội, ngày 9 tháng 10 năm 2016
 
Sac-lơ  thân mến!
 

Mình là Hoàng Ngọc Tường, học sinh lớp 7, một công dận nhỏ tuổi của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Mình rất thích xem chương trình giới thiệu về đất nước của các bạn thiếu nhi thuộc nhiều quốc gia trên thế giới. Tuần qua, sau khi theo chân bạn du ngoạn khắp nước Pháp, thưởng thức vẻ đẹp; tuyệt vời của bao danh lam thắng cảnh nổi tiếng trên đất nước bạn (tất nhiên là qua màn ảnh nhỏ), mình ao ước rằng một ngày nào đó, mình sẽ được chụp ảnh cùng bạn trước tháp Ep-phen hay Khải hoàn môn của Pa-ri hoa lệ – kinh đô Ánh sáng chậu Âu. Tự nhiên, có một điều gì đó thôi thúc mình viết thư làm quen với bạn và thông qua đó giới thiệu về Tổ quốc Việt Nam yêu dấu của mình.

 
Sac-lo thân mến!
 
Tổ quốc mình là bán đảo hình chữ s nằm bên bờ biển Đông bao la sóng vỗ. Phương Bắc một năm chia thành bốn mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu đông. Còn phương Nam chỉ có hai mùa: mùa khô và mùa mưa. Bầu trời nơi đây quanh năm chan hòa ánh nắng.Mùa xuân phương Bắc của đất nước mình là một bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ. Màu hồng tươi của hoa đào trải dài từ những triền núi cao Tây Bắc, Việt Bắc đến Thủ đô Hà Nội và châu thổ sông Hồng. Bên sắc hồng của hoa đào là sắc trắng tinh khôi của hoa mận, hoa mơ, Cùng hàng trăm màu sắc của biết bao loài hoa khác, dệt nên tấm thảm rực rỡ, lung linh. Nếu lắng tai nghe, bạn sẽ thấy ngoài tiêng chim lảnh lót trong vòm lá mướt xanh còn có cả tiếng rù rì của đàn ong bay đi tìm mật cùng rung động nhè nhẹ mơ hồ của những cánh bướm non vờn quanh bông hoa vừa hé nởXuân qua, hè tới. Tiếng ve ngân ran ran. Hoa phượng nở đỏ rực sân trường báo hiệu một năm học kết thúc. Kì nghỉ hè đầy ắp niềm vui đang chờ đón chúng mình. Trong đầm, hoa sen nở rộ, mùi hương ngào ngạt theo gió bay xa. Những đêm hè gió nồm nam mát rượi thổi lồng lộng trong lũy tre ven làng, tạo ra âm thanh kẽo kẹt đều đều như tiếng võng đưa. Dưới ánh trăng rời rợi sáng, cảnh vật . trở nên thơ mộng lạ thường! Làng xóm, cánh đồng, đòng sông, con đường… đều tràn ngập ánh trăng.
 
Sac-lo thân mến!
 
Đất nước Việt Nam yêu dấu của mình còn có nhiều danh lam thắng cảnh. Địa đầu Tổ quốc có Sa Pa được mệnh danh là thiên đường trên mặt đất, một ngày có đủ bốn mùa. Cao Bằng với hang Pác Bó, suối Lê-nin, núi Các Mác… nơi Bác Hồ vị lãnh tụ kính yêu lãnh đạo nhân dân đứng lên làm cách mạng giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ của giai cấp phong kiến và thực dân xâm lược. Cây đa Tân Trào ở Tuyên Quang, nơi chứng kiến sự ra đời của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, gắn liền với tên tuổi lẫy lừng của vị tướng tài ba Võ Nguyên Giáp. Phú Thọ với 99 ngọn núi giống như 99 con voi quay đầu về đất tổ Hùng Vương với bạt ngàn Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt. Bắc Ninh – xứ sở của dân ca quan họ, của chùa Bút Tháp, tranh Đông Hồ.
Quảng Ninh với vịnh Hạ Long được đánh giá là một trong những kì quan của thế giới. Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn vật với Chùa Một Cột, với đài Nghiên, tháp Bút trước cửa đền Ngọc Sơn nằm giữa Hồ Gươm. Nơi đây có truyền thuyết Rùa Vàng đòi lại gươm báu mà Long Quân đã cho Lê Lợi mượn đế đánh đuổi giặc Minh xâm lược. Hà Nội còn có lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và quảng trường Ba Đình đã đi vào lịch sử.
 
Dọc đường vào Nam, dải đất miền Trung non nước hữu tình đẹp như tranh họa đồ. Nghệ An, Hà Tĩnh có núi Hồng, sông Lam. Quảng Bình có động Phong Nha được đánh giá là đẹp nhất thế giới. Cố đô Huế với đền đài, cung điện, lăng tẩm, chùa chiền… cổ kính trang nghiêm, trầm mặc. Dòng Hương Giang lờ lững trôi xuôi, bồng bềnh những con thuyền nhè nhẹ mái chèo khua nước, hòa cùng tiếng hò mái nhi, mái đẩy văng vẳng lúc chiều buông hay trong đêm thanh vắng. Những thiếu nữ nón bài thơ trắng che nghiêng, tà áo dài tím phất phơ trước gió, giọng nói ngọt ngào, sâu lắng… Tất cả tạo nên nét đẹp Huế không nơi nào có được.
 
Qua đèo Hải Vân – đệ nhất hùng quan là tới miền đất Quảng với Ngũ Hành Sơn, với phố cổ Hội An nổi tiếng, quanh năm dập dìu du khách bốn phương. Dọc theo quốc lộ I, những rừng dừa Tam Quan, Bình Định bạt ngàn ven biển. Tiếng gió vi vu hòa cùng tiếng sóng tạo thành những bài ca bất tận. Vào đến Nha Trang, dừng chân một vài ngày ở thành phố biển êm đềm để được tắm mình trong làn nước  
trong xanh, ngả lưng trên bờ cát trắng tinh khôi thì quả là diễm phúc!
 
Sài Gòn – tức thành phố Hồ Chí Minh một thời đã từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Đây là một trung tâm công nghiệp, thương mại lớn có nhịp sông sôi động nhất nước. Sài Gòn có bến cảng Nhà Rồng, nơi ghi dấu bước chân người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Có hãng tàu Ba Son gắn với tên tuổi người công nhân cộng sản lão thành Tôn Đức Thắng… Sài Gòn cũng là nơi kết thúc vẻ vang chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, quét sạch bóng quân xâm lược Mĩ, lật nhào chính quyền bù nhìn bán nước hại dân; thống nhất non sông Việt Nam về một mối. Giờ đây, thành phố mang tên Bác đang từng ngày, từng giờ thay da đổi thịt, phát triển mạnh mẽ và toàn diện.
 
Từ Sài Gòn xuống miền Tây Nam Bộ, trước mắt du khách là một màu xanh mỡ màng của lúa, của những vườn cây trái sum suê. Châu thổ đồng bằng sông Cửu Long nổi tiếng là vựa lúa, vựa cá, vựa trái cây của cả nước. Không thể nào kể hết tên những đặc sản của vùng đất mỡ màu này: gạo Nàng thơm cần Đước, dưa hấu Long Trì, dừa Bến Tre, nhãn lồng Vĩnh Kim, sầu riêng, măng cụt, chôm chôm Cái Bè, xoài cát Hòa Lộc… Quả là Tạo hóa đã hào phóng ban cho con người quá nhiều của ngon vật lạ!
 
Bạn Sác-lơ thân mến!
 
Việt Nam còn là xứ sở của những lễ hội tưng bừng quanh năm. Trong những lễ hội này, người dân cầu mong trời đất, tổ tiên mang lại những điều may mắn và đây cũng là dịp để con cháu bày tỏ lòng biết ơn với những bậc tiền bối có công lao to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Mình có thể kể ra đây một vài lễ hội lớn như giỗ tố Hùng Vương, lễ hội làng Gióng, lễ hội chùa Hương, lễ hội Đức Thánh Trần… ở miền Bắc, lễ hội Tây Sơn ồ miền Trung, lễ hội chùa Bà Đen ở Tây Ninh, lễ đâm trâu, lễ đua voi ở Tây Nguyên… Đủ các nghi thức, màu sắc, tín ngưỡng của các dân tộc anh em cùng chung sống trên dải đất này.
 
Giữa mùa thu cố Tết Trung Thu dành cho trẻ nhỏ. Chúng mình được ăn bánh Trung Thu, thứ bánh chỉ xuất hiện một lần trong năm và được rước đèn, phá cỗ dưới ánh trăng sáng vằng vặc của đêm rằm tháng tám, trong tiếng trống ếch, tiếng trống múa lân rộn ràng khắp các ngả đường.
 
Nếu bạn đến Việt Nam vào dịp Tết Nguyên Đán, bạn sẽ được chứng kiến những tục lệ tốt đẹp có tự bao đời của người Việt Nam như tục cúng ông bà, tổ tiên ngày Tết bằng bánh chưng, bánh giầy có từ thời Hùng Vương thứ sáu; tục C011 cháu mừng tuổi ông bà, cha mẹ và ông bà, cha mẹ mừng tuổi con cháu. Mọi người chúc nhau đạt được những điều tốt đẹp trong năm mới. Mình sẽ kể cho bạn nghe sự tích bánh chưng, bánh giầy và nhiều chuyện lí thú khác liên quan đến cái Tết thiêng liêng này.
 
Sac-lo thân mến!
 
Đất nước Việt Nam đẹp đến mức như một nhà thơ đã tự hào khẳng định:
 
Có nơi đâu đẹp tuyệt vời,
Như sông, như núi, như người Việt Nam ?!
 
Có lẽ bạn đã hình dung được một phần nào về Tổ .quốc yêu dấu của tôi và hiểu được vì sao mà con người Việt Nam cần cù, anh dũng lại yêu quê hương, đất nước mình đến thế!
 
Dân tộc Việt Nam rất cởi mở, thân thiện và hiếu khách. Chúng tôi sẵn sàng giang rộng vòng tay, kết bạn với các dân tộc khác trên thê giới, đoàn kết xây dựng cuộc sống hòa bình. Khi nào bạn cùng gia đình có dịp sang thăm Việt Nam, mình sẵn sàng làm người hướng dẫn nhiệt tình trong suốt cuộc hành trình chắc chắn là đầy lí thú.
 
Thư đã dài, mình dừng bút ở đây, hẹn bạn thư sau! Chúc bạn cùng gia đình một năm mới với nhiều điều may mắn!
 
Thân ái chào bạn!
5 tháng 10 2021

“Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều…”


 
Những lời trong bài thơ Quê hương của Đỗ Trung Quân đã gợi ra những suy từ về tình yêu quê hương đất nước. Đầu tiên, tình yêu quê hương, đất nước là một tình cảm tình cảm yêu mến và gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật, con người thuộc về nơi chúng ta sinh ra và lớn lên. Con người Việt Nam vốn giàu tình yêu quê hương, đất nước. Từ xưa đến nay, nhân dân ta luôn phát huy điều đó trong mọi hoàn cảnh. Từ quá khứ hào hùng của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Cho đến những năm kháng chiến chống Pháp, Mỹ thì tinh thần đó lại càng sáng ngời. Tinh thần yêu nước không phân biệt tuổi tác, giới tính hay giai cấp. Bất kì ai, nếu đã là người Việt Nam thì đều mang trong mình lòng yêu quê hương, đất nước. Tình yêu quê hương, đất nước là một thứ tình cảm thiêng liêng. Nhưng có những người lại quên đi nguồn cội của mình. Điều đó thật đáng lên án và phê phán. Mỗi người dân Việt Nam cần ý thức nuôi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước.

Quê  hương, đất nước - tiếng gọi thật thiêng liêng mà giàu tình cảm. Đối với mỗi người cũng như với em, tình yêu quê hương, đất nước là vô cùng quan trọng. Em sinh ra và lớn lên ở một vùng quê thuộc ngoại thành của thủ đô Hà Nội. Đó là một vùng quê trù phú, yên bình và tuyệt đẹp. Những cánh đồng lúa bát ngát một màu vàng ươm. Con đường làng như một dải lụa vắt ngang qua cánh đồng. Dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa quanh năm cung cấp cho đồng ruộng quê em những tinh túy của đất trời. Không chỉ có thiên nhiên mà con người cũng đáng quý, họ sống rất thật thà và nồng hậu. Người dân quê em làm ăn vất vả, bận rộn quanh năm. Nhưng họ vẫn luôn lạc quan, yêu đời. Tất cả khiến em thêm yêu quê hương của mình nhiều hơn. Hôm nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, quê hương của em cũng đang trở nên hiện đại hơn. Nhiều ngôi nhà cao tầng được xây dựng. Đường phố trở nên khang trang, tập nập. Những cửa hàng đẹp đẽ, rộng lớn… Càng tự hào về quê hương của mình bao nhiêu, em tự nhủ phải cố gắng học tập bấy nhiêu. Trong tương lai, em sẽ trở về để xây dựng quê hương mình ngày một giàu đẹp hơn nữa.

 Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...

30 tháng 8 2018

Vào một sớm xuân, đứng trên đỉnh núi ngắm nhìn cảnh bình minh thấy bầu trời đang chuyển từ xám sang hồng đỏ, nghe gió đưa về sự nồng ấm của thời khắc chuyển giao ngày và đêm, bạn sẽ không khỏi bâng khuâng và tình yêu non nước này mãi lâng lâng trong lòng...Việt Nam vươn mình ra biển Đông bằng đầu tàu Cà Mau, mút chỉ địa đầu phía Bắc lại là những bản làng Lũng Cú, có khi nơi hẹp nhất chỉ là cái eo đất chưa tới 50km nhưng lại là một niềm tự hào lớn không chỉ được xác định trên bản đồ thế giới. Tuy rằng có lúc tôi muốn thoát khỏi nơi mình sinh sống và tìm đến những chân trời mới lạ. Song càng ngày tôi càng hiểu vì sao dải đất cong cong hình chữ S này như một hình ảnh nặng gánh trong tâm trí những người con xa quê. Lý do có thể chưa hẳn vì Việt Nam cảnh đẹp hữu tình, mà kết tinh trong vẻ đẹp đó còn có tâm hồn hết sức nghĩa tình, những con người giàu lòng mến khách, và một phong thái tự hào lẫy lừng về truyền thống bảo vệ và xây dựng đất nước.

Bạn ơi hãy đến thăm quê hương chúng tôi

Ngắm mặt biển xanh xa tít chân trời

Nghe sóng vỗ dãt dào biển cả

Vút phi lao gió thổi trên bờ

Buồm vươn cánh vượt sóng ra ngoài khơi

Trong nắng hồng bừng lên sáng ngời

Trong con mắt bạn bè thế giới từng đặt chân đến Việt Nam dù chỉ một lần thì nơi đây thu hút họ bởi những vẻ đẹp choáng ngợp về cảnh sắc non nước và một nền văn hóa lâu đời giàu bản sắc dân tộc. Từ khắp nơi trên mảnh đất này, bạn có thể thấy một màu xanh của cây trái và những ruộng lúa chảy tràn từ thượng nguồn rừng núi ra tới cận bờ duyên hải. Sớm nắng ửng hồng ló dạng đỉnh đồng những ngôi chùa lưng chừng đỉnh núi chót vót cũng lại chỉ đường chân trời rạng rỡ những mũi thuyền căng phồng sức gió ra khơi đánh cá. Với rìa đất đai đầy màu sắc của nửa trăm tộc người anh em là sự trù phú của thiên nhiên ban tặng cho những bờ biển và thềm lục địa đẹp nhất nhì thế giới. Điểm xuyết những bờ biển dài trắng những cồn cát là những hàng dừa, những rặng phi lao rợp bóng mát rượi cả những trưa nắng gay gắt nhất…

Trải dài xuôi về Xích Đạo nhưng Việt Nam lại có những điều kiện tự nhiên khí hậu và gió mùa khác biệt giữa đôi miền Nam Bắc. Một mùa đông lạnh ẩm đặc trưng miền Bắc trái chiều với không khí đón Tết đến xuân về ấm nóng ở trong Nam. Nó không chỉ tạo ra những đồi chè xanh bát ngát, những ruộng lúa thẳng cánh cò bay hay trải ngút tầm mắt những lũy tre lượn quanh xóm làng. Thêm vào đó là những cốt cách con người, những sắc điệu văn hóa sống động cũng trở nên đa dạng ở mỗi vùng miền. Hàng bao đời gắn bó với cây lúa, cây tre cũng đã nhào nặn nên lớp lớp tính cách người Việt chịu thương chịu khó. Hay trong gian khổ đấu tranh dựng nước và giữ nước đã khiến Việt Nam là một cộng đồng gắn kết keo sơn và người người biết đến Việt Nam là dân tộc yêu chuộng hòa bình.

Song trên tất cả là những cách cư xử khéo léo, bằng nhiêt tình cởi mở chào đón bạn bè bốn phương đến với đất nước, tinh thần Việt.

Xuôi vào miền Nam Thành đồng Tổ quốc, dù đi giữa đèo Hải Vân ngăn cách bởi dãy Trường Sơn dặm dài kháng chiến, hay dạo quanh trên sông rạch giao thương tấp nập ở miền Tây đâu đâu cũng thấy những nụ cười thân thiện. Là khởi nguồn Tây nguyên đại ngàn hùng vĩ gập ghềnh thác suối. Là xứ sở mộng mơ cao nguyên và thành phố hoa Đà Lạt. Là sự dịu dàng trên dòng Hương, những chiều mưa mộng mơ Đại Nội. Dù khoác trên mình khố áo thổ cẩm riêng có hay tà áo dài truyền thống tha thướt thì vẫn làm say lòng người mỗi lần ghé chân qua.

Đi qua hầu hết đau thương và xa cách, miền Bắc chào đón bạn bè với không gian trầm của một ngày tranh tối tranh sáng. Những hệ lụy của sự kín đáo kiêu kỳ, những sải chân đo đếm bằng tính đoan trang hiền dịu đang dần đứng giữa giao thoa văn hóa phương Đông và phương Tây. Gìn giữ văn hóa ngàn năm văn hiến cho thủ đô Hà Nội cũng là một nét tiêu biểu khiến du khách tới Việt Nam lưu tâm. Nơi đây những nét phù điêu trạm trổ trên sân rồng hoàng thành cổ cũng phảng phất uy phong, một mái đình rêu phong cũng mang dáng dấp thời gian đổi dời, một giọng ru hời bên cánh võng làm ngọt ngào cả trưa hè oi bức, những bức tường mái nhà phố cổ mỗi ngày thêm xô nghiêng.. Tất cả được thể hiện trong một bức tranh rất quý giá nhưng được xếp lại trong viện bảo tàng chưa được trùng tu.

Nếu bước tới thềm văn hóa, ai đó cũng sẽ ghé qua chùa chiền và di tích đình đài và tắm gội tâm hồn giữa khoảng không thanh tịnh. Tiếng mõ chiêng đều đặn, những lời khấn rầm rì nơi cửa điện thiền giáo cũng là một sự giải phóng cho tâm hồn. Đây đó trên đất Việt chào đón bạn bằng những sản vật phong phú, thì sẽ lại là phù du giữa đời sống chay tịnh nhưng tu hành đắc đạo nơi thiền môn Phật pháp. Hầu như tín ngưỡng rõ nét nhất mà bạn nên cảm nhận bằng tâm hồn, ấy là những chuyến hành hương bái lễ trong dịp Tết đến xuân về. Những khổ tục trần đời sẽ dần được gột rửa và thứ tha bằng thuyết pháp vô minh, đạo đế. Đó cũng là một sự giải thoát và trút đi gánh nặng tâm lý trong văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của người Việt.Một Việt Nam đẹp giàu với vẻ tự nhiên hiếm có và bản sắc văn hóa đa dạng phong phú luôn mời gọi bạn bè bốn phương bằng cả nhiệt thành và thịnh tình hiếu khách. Trên mọi ngả giao lưu văn hóa, con người Việt Nam luôn được đánh giá cao bởi chính lịch sử lâu dài suốt chặng đường xây dựng tình hữu nghị thân ái. Cùng hành trình tiếp đón những cửa ngõ văn minh thế giới, người Việt trẻ cũng dần hình thành niềm tự hào dân tộc khi thực sự biết yêu thương quê hương mình. Như yêu thương một con người kĩu kịt chiếc đòn gánh quẩy đôi bồ Nam Bắc.

Yêu thiết tha quê hương đất nước .

Thân gửi những ai yêu quý “ Việt Nam trong tim tôi “!

Chúc học tốt .

# MissyGirl #

25 tháng 7 2021

Tham khảo nha : v

Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, cho đến những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ. Trong công việc hay cuộc sống gia đình, và cho tới lúc nhắm mắt họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương. Nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp.

5 tháng 9 2018

 Hình ảnh quê hương đất nước in dấu đậm đà trong ca dao, dân ca. Đọc ca dao, dân ca, ta cảm thấy tâm hồn nhân dân ôm trọn bóng hình quê hương đất nước. Mỗi vùng quê có một cách nói riêng, cảm nhận riêng về sự giàu đẹp của nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Đọc những bài ca ấy, chúng ta như vừa được đi tham quan một số danh lam thắng cảnh đặc sắc của đất nước từ Bắc vào Nam.

Với nhân dân ta, quê hương là nơi quê cha đất mẹ, là cái nôi thân thiết, yêu thương. Quê hương là mái nhà, luỹ tre, cái ao tắm mát, là sân đình, cây đa, giếng nước, con đò, là cánh đồng xanh, con cò trắng, cánh diều biếc tuổi thơ. Đất nước với quê hương chỉ là một, là cơ đồ ông cha để lại, là núi sông hùng vĩ thiêng liêng. Quê hương đất nước được nói đến trong ca dao, dân ca đã thể hiện biết bao tình cảm yêu thương, tự hào của nhân dân ta từ bao đời nay.

Đất nước ta nơi nào cũng đẹp. Cảnh trí non sông như gấm như hoa; sản phẩm phong phú, con người cần cù, thông minh sáng tạo đã xây dựng quê hương đất nước ngày thêm giàu đẹp.

Lên ải Bắc đến thăm Chi Lăng, núi trập trùng cao vút tầng mây, nơi Liễu Thăng bỏ mạng. Ta đến thăm thành Lạng, soi mình xuống dòng sông xanh Tam Cờ, thăm chùa Tam Thanh, đến với nàng Tô Thị trong huyền thoại:

Ai ai, đứng lại mà trông

Kia núi Thành Lạng, kìa sông Tam Cờ

Đồng Đăng có phố Kì Lừa

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh

Hai tiếng ai ơi mời gọi vang lên. Chữ "kìa", chữ "có" được nhấn đi nhấn lại biểu thị niềm tự hào của bà con xứ Lạng đang say sưa ngắm nhìn và đưa tay chỉ về từng ngọn núi, con sông, ngôi chùa, dấu tích của bức thành cố...

Các tên núi tên sông được nhắc đến, biểu lộ niềm tự hào của nhân dân ta về một chiến công, một vùng đất được coi là linh địa (vùng đất thiêng) gắn liền với một anh hùng dân tộc, với một huyền tích kì diệu:

Nhất cao là núi Ba Vì,

Thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn.

Sâu nhất là sông Bạch Đằng,

Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan.

Cao nhất là núi Lam Sơn

Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra.

Ai đã từng đến thăm Bắc Cạn, ngồi thuyền độc mộc du ngoạn trên hồ Ba Bể, ngắm thác nước trắng xoá vắt ngang sườn núi, nghe vượn hót trong ánh tà dương, gặp cô nàng áo xanh đi hái măng trở về...Câu ca như mời gọi với bao tình thân thương:

Bắc Cạn có suối đãi vàng,

Có hồ Ba Bể, có nàng áo xanh

Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội là trái tim của đất nước ta, nơi ngàn năm văn vật. Kinh thành xưa nổi tiếng phồn hoa:

Phồn hoa thứ nhất Long Thành

Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.

Cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, Tháp Bút, Đài Nghiên, hồ Hoàn Kiếm... mỗi thắng cảnh là một di tích gợi nhớ về cội nguồn hoặc nói lên một nét đẹp của nền văn hiến Đại Việt, để ta yêu quý, tự hào về Kinh thành xưa:

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.

Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,

Hỏi ai xây dựng nên non nước này?

Qua xứ Nghệ vào miền Trung, ta vô cùng tự hào về đất nước đẹp tươi hùng vĩ. Non xanh nước biếc một màu trải dài mở rộng bát ngát như vẫy gọi:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.

Hãy đến với Huế đẹp và thơ, ngắm sông Hương, núi Ngự Bình, nghe giọng hò dịu ngọt, đến chơi hồ Tĩnh Tâm, tham quan lăng tẩm vua chúa nhà Nguyễn, và những ngôi chùa cổ kinh, uy nghiêm:

Đông Ba, Gia Hội hai cầu

Ngó lên Diệu Đế bốn lần hai chuông.

Vượt qua đèo Hải Vân đến thăm khu Năm, đến với Đồng Nai, Nam Bộ mến yêu. Đất nước ta bao la một dải:

Hải Vân bát ngát nghìn trùng

Hòn Hồng ở đấy là trong Vịnh Hàn.

Nhà Bè nước chảy phân hai,

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về

Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh.

Nước tháp mười lóng lánh cá tôm.

Ca dao dân ca nói lên lên bao nỗi nhớ đất nước quê hương. Càng yêu quê hương nhiều , thì mỗi khi đi xa lại nhớ quê nhiều lắm. Nhớ Phong Châu là nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba. Nhớ Đồ Sơn là nhớ lễ hội dân gian Mồng mười tháng tám chọi trâu thì về. Quê hương sầu nặng nghĩa tình.

Anh về Bình Định thăm cha,

Phú Yên thăm mẹ, Khánh Hoà thăm em.

Ca dao nói về tình yêu quê hương đất nước vô cùng phong phú và gợi cảm. Mỗi chôn quê là một bức tranh đẹp nên thơ. Mến thương, tự hào, thương nhớ là những tình cảm sâu nặng của nhân dân ta gửi gắm qua những vần ca dao ngọt ngào sâu lắng về đất nước quê hương.

Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã viết:

Quê hương là gì hở mẹ

Mà cô giáo dạy phải yêu...?

Hình ảnh quê hương đất nước trong ca dao dân ca đã giúp ta hiểu sâu ý thơ trên. Ca dao dân ca như dòng sữa ngọt nuôi dưỡng tâm hồn ta. Ta cảm thấy tâm hồn mình lớn lên cùng đất nước quê hương, cùng ca dao dân ca.

Quê hương chúng ta mang tên Việt Nam - mảnh đất hình chữ S dấu yêu, nơi mà biết bao thế hệ non trẻ,tài năng đã sinh ra cho đến khi trở về cát bụi vẫn luôn khắc tâm ghi nhớ nơi mình sinh ra. Quê hương ta quả thật rất đẹp, nó đẹp từ con người cho đến thiên nhiên, chả vậy mà đã có rất nhiều người dù đi tới 1 đất nước xa xôi nào đó vẫn luôn dõi về đất Tổ, Việt Nam mang nhiều vẻ đẹp thú vị: tiếng chuông thanh thanh nơi cửa chùa hay mùi rạ lúa vàng óng ả của đồng bằng Cửu Long hoặc những ốc đảo nho nhỏ chốn Hạ Long. Dù đi đến đâu trên đất Việt, chúng ta đều cảm nhận được cái hay và cái hồn của từng phong tục, tập quán của nhân dân Việt Nam, y như 1 câu ca dao lưu truyền từ thời cổ xưa:
"Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ."

31 tháng 8 2018

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
6 tháng 9 2018

Tình yêu thiên nhiên đất nước của người lao động trong ca dao được thể hiện muôn hình vạn trạng. Đó là tình yêu quê hương đất nước thể hiện qua lòng căm thù giặc, gửi gắm qua điệu hát ru ngọt ngào: "Con ơi con ngủ cho lành/ Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi/ Muốn coi lên núi mà coi/ Coi Bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng". Đó là tình yêu đất nước trước những cảnh đẹp của quê hương: "Đường vô xứ Huế quanh quanh/ Non xanh nước biếc như tranh họa đồ...". Đó là tình yêu quê hương của chàng trai cô gái thử tài đối đáp về sự am hiểu cảnh đẹp của quê hương: "Ở đâu năm cửa chàng ơi?/ Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng...".... Thông qua những câu ca dao ấy ta phần nào thấy được tình yêu quê hương đất nước của cha ông tự ngàn đời. Đó cũng là lời kí thác của cha ông đối với thế hệ con cháu: biết yêu và dựng xây tổ quốc giàu mạnh.

Diễn Hải,Ngày...tháng...năm...

Doraemon kính mến,(tại mk thích doraemon)

Lần trước bạn đã giới thiệu về nước Nhật của bạn,là một đất nước tuyệt vời được tạo nên bởi nhiều hòn đảo nhỏ.Hôm nay,mình xin giới thiệu về mảnh đất quê hương tươi đẹp của mình.Đất nước mình vốn rất bình yên,xinh đẹp và trù phú.Đa dạng về nhiều mặt sinh học,có nhiều cảnh quan xinh đẹp như Cửa lò,biển Hòn Câu,...Bọn mình vẫn thường được nghe những câu ca dao xứ nghệ ,những bài hát hò dân gian.Đất nước mình còn là một dân tộc kiên cường,anh dũng và đoàn kết.Đã trải qua bao nhiêu năm gây dựng và giữu gìn đất nước,Chiến đấu để bảo vệ và giữ vững bờ cõi.Bọn mình còn có những truyền thống tốt đẹp từ lâu đến nay như thờ cúng tổ tiên,gói bánh chưng ngày tết,đi chùa thắp hương cầu nguyện..Người dân bọn mình cũng rất thân thiện,mến khách,hiền lành và chăm chỉ.Nếu bạn sang thăm nước mình, mình sẽ dẫn bạn đi thăm lăng Bác, phố cổ Hà Nội và thưởng thức nền ẩm thực phong phú của Việt Nam: phở, bún chả và thật nhiều loại bánh: bánh cuốn, bánh xèo, bánh rán… Có lẽ bạn sẽ thích mặc thử áo dài- trang phục truyền thống của nước mình. Mình tin cậu sẽ rất duyên dáng và xinh đẹp. Đất nước và con người Việt Nam luôn sẵn lòng chào đón bạn đến thăm đất nước mình. Thư đã dài, mình sẽ chấm bút tại đây, hi vọng cậu sớm hồi âm và kể về cuộc sống của cậu cho mình.

                                                                                                                                                                 Bạn của cậu 

                                                                                                                                                                  Lê Phúc Tiến.

12 tháng 9 2018

Hà Nội, ngày 9 tháng 12 năm 2018

Sac-lo thân mến!

Mình là Hoàng Ngọc Tường, học sinh lớp 7, một công dận nhỏ tuổi của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Mình rất thích xem chương trình giới thiệu về đất nước của các bạn thiếu nhi thuộc nhiều quốc gia trên thế giới. Tuần qua, sau khi theo chân bạn du ngoạn khắp nước Pháp, thưởng thức vẻ đẹp; tuyệt vời của bao danh lam thắng cảnh nổi tiếng trên đất nước bạn (tất nhiên là qua màn ảnh nhỏ), mình ao ước rằng một ngày nào đó, mình sẽ được chụp ảnh cùng bạn trước tháp Ep-phen hay Khải hoàn môn của Pa-ri hoa lệ – kinh đô Ánh sáng chậu Âu. Tự nhiên, có một điều gì đó thôi thúc mình viết thư làm quen với bạn và thông qua đó giới thiệu về Tổ quốc Việt Nam yêu dấu của mình.

Sac-lo thân mến!

Tổ quốc mình là bán đảo hình chữ s nằm bên bờ biển Đông bao la sóng vỗ. Phương Bắc một năm chia thành bốn mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu đông. Còn phương Nam chỉ có hai mùa: mùa khô và mùa mưa. Bầu trời nơi đây quanh năm chan hòa ánh nắng.

viet thu cho ban o nuoc ngoai ke ve que huong viet nam

viet thu cho ban o nuoc ngoai ke ve que huong viet nam

Mùa xuân phương Bắc của đất nước mình là một bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ. Màu hồng tươi của hoa đào trải dài từ những triền núi cao Tây Bắc, Việt Bắc đến Thủ đô Hà Nội và châu thổ sông Hồng. Bên sắc hồng của hoa đào là sắc trắng tinh khôi của hoa mận, hoa mơ, Cùng hàng trăm màu sắc của biết bao loài hoa khác, dệt nên tấm thảm rực rỡ, lung linh. Nếu lắng tai nghe, bạn sẽ thấy ngoài tiêng chim lảnh lót trong vòm lá mướt xanh còn có cả tiếng rù rì của đàn ong bay đi tìm mật cùng rung động nhè nhẹ mơ hồ của những cánh bướm non vờn quanh bông hoa vừa hé nở.

Xuân qua, hè tới. Tiếng ve ngân ran ran. Hoa phượng nở đỏ rực sân trường báo hiệu một năm học kết thúc. Kì nghỉ hè đầy ắp niềm vui đang chờ đón chúng mình. Trong đầm, hoa sen nở rộ, mùi hương ngào ngạt theo gió bay xa. Những đêm hè gió nồm nam mát rượi thổi lồng lộng trong lũy tre ven làng, tạo ra âm thanh kẽo kẹt đều đều như tiếng võng đưa. Dưới ánh trăng rời rợi sáng, cảnh vật . trở nên thơ mộng lạ thường! Làng xóm, cánh đồng, đòng sông, con đường… đều tràn ngập ánh trăng.

Sac-lo thân mến!

Đất nước Việt Nam yêu dấu của mình còn có nhiều danh lam thắng cảnh. Địa đầu Tổ quốc có Sa Pa được mệnh danh là thiên đường trên mặt đất, một ngày có đủ bốn mùa. Cao Bằng với hang Pác Bó, suối Lê-nin, núi Các Mác… nơi Bác Hồ vị lãnh tụ kính yêu lãnh đạo nhân dân đứng lên làm cách mạng giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ của giai cấp phong kiến và thực dân xâm lược. Cây đa Tân Trào ở Tuyên Quang, nơi chứng kiến sự ra đời của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, gắn liền với tên tuổi lẫy lừng của vị tướng tài ba Võ Nguyên Giáp. Phú Thọ với 99 ngọn núi giống như 99 con voi quay đầu về đất tổ Hùng Vương với bạt ngàn Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt. Bắc Ninh – xứ sở của dân ca quan họ, của chùa Bút Tháp, tranh Đông Hồ.

Quảng Ninh với vịnh Hạ Long được đánh giá là một trong những kì quan của thế giới. Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn vật với Chùa Một Cột, với đài Nghiên, tháp Bút trước cửa đền Ngọc Sơn nằm giữa Hồ Gươm. Nơi đây có truyền thuyết Rùa Vàng đòi lại gươm báu mà Long Quân đã cho Lê Lợi mượn đế đánh đuổi giặc Minh xâm lược. Hà Nội còn có lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và quảng trường Ba Đình đã đi vào lịch sử.

Dọc đường vào Nam, dải đất miền Trung non nước hữu tình đẹp như tranh họa đồ. Nghệ An, Hà Tĩnh có núi Hồng, sông Lam. Quảng Bình có động Phong Nha được đánh giá là đẹp nhất thế giới. Cố đô Huế với đền đài, cung điện, lăng tẩm, chùa chiền… cổ kính trang nghiêm, trầm mặc. Dòng Hương Giang lờ lững trôi xuôi, bồng bềnh những con thuyền nhè nhẹ mái chèo khua nước, hòa cùng tiếng hò mái nhi, mái đẩy văng vẳng lúc chiều buông hay trong đêm thanh vắng. Những thiếu nữ nón bài thơ trắng che nghiêng, tà áo dài tím phất phơ trước gió, giọng nói ngọt ngào, sâu lắng… Tất cả tạo nên nét đẹp Huế không nơi nào có được.

Qua đèo Hải Vân – đệ nhất hùng quan là tới miền đất Quảng với Ngũ Hành Sơn, với phố cổ Hội An nổi tiếng, quanh năm dập dìu du khách bốn phương. Dọc theo quốc lộ I, những rừng dừa Tam Quan, Bình Định bạt ngàn ven biển. Tiếng gió vi vu hòa cùng tiếng sóng tạo thành những bài ca bất tận. Vào đến Nha Trang, dừng chân một vài ngày ở thành phố biển êm đềm để được tắm mình trong làn nước
trong xanh, ngả lưng trên bờ cát trắng tinh khôi thì quả là diễm phúc!

Sài Gòn – tức thành phố Hồ Chí Minh một thời đã từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Đây là một trung tâm công nghiệp, thương mại lớn có nhịp sông sôi động nhất nước. Sài Gòn có bến cảng Nhà Rồng, nơi ghi dấu bước chân người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Có hãng tàu Ba Son gắn với tên tuổi người công nhân cộng sản lão thành Tôn Đức Thắng… Sài Gòn cũng là nơi kết thúc vẻ vang chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, quét sạch bóng quân xâm lược Mĩ, lật nhào chính quyền bù nhìn bán nước hại dân; thống nhất non sông Việt Nam về một mối. Giờ đây, thành phố mang tên Bác đang từng ngày, từng giờ thay da đổi thịt, phát triển mạnh mẽ và toàn diện.

Từ Sài Gòn xuống miền Tây Nam Bộ, trước mắt du khách là một màu xanh mỡ màng của lúa, của những vườn cây trái sum suê. Châu thổ đồng bằng sông Cửu Long nổi tiếng là vựa lúa, vựa cá, vựa trái cây của cả nước. Không thể nào kể hết tên những đặc sản của vùng đất mỡ màu này: gạo Nàng thơm cần Đước, dưa hấu Long Trì, dừa Bến Tre, nhãn lồng Vĩnh Kim, sầu riêng, măng cụt, chôm chôm Cái Bè, xoài cát Hòa Lộc… Quả là Tạo hóa đã hào phóng ban cho con người quá nhiều của ngon vật lạ!

Bạn Sác-lơ thân mến!

Việt Nam còn là xứ sở của những lễ hội tưng bừng quanh năm. Trong những lễ hội này, người dân cầu mong trời đất, tổ tiên mang lại những điều may mắn và đây cũng là dịp để con cháu bày tỏ lòng biết ơn với những bậc tiền bối có công lao to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Mình có thể kể ra đây một vài lễ hội lớn như giỗ tố Hùng Vương, lễ hội làng Gióng, lễ hội chùa Hương, lễ hội Đức Thánh Trần… ở miền Bắc, lễ hội Tây Sơn ồ miền Trung, lễ hội chùa Bà Đen ở Tây Ninh, lễ đâm trâu, lễ đua voi ở Tây Nguyên… Đủ các nghi thức, màu sắc, tín ngưỡng của các dân tộc anh em cùng chung sống trên dải đất này.

Giữa mùa thu cố Tết Trung Thu dành cho trẻ nhỏ. Chúng mình được ăn bánh Trung Thu, thứ bánh chỉ xuất hiện một lần trong năm và được rước đèn, phá cỗ dưới ánh trăng sáng vằng vặc của đêm rằm tháng tám, trong tiếng trống ếch, tiếng trống múa lân rộn ràng khắp các ngả đường.

Nếu bạn đến Việt Nam vào dịp Tết Nguyên Đán, bạn sẽ được chứng kiến những tục lệ tốt đẹp có tự bao đời của người Việt Nam như tục cúng ông bà, tổ tiên ngày Tết bằng bánh chưng, bánh giầy có từ thời Hùng Vương thứ sáu; tục C011 cháu mừng tuổi ông bà, cha mẹ và ông bà, cha mẹ mừng tuổi con cháu. Mọi người chúc nhau đạt được những điều tốt đẹp trong năm mới. Mình sẽ kể cho bạn nghe sự tích bánh chưng, bánh giầy và nhiều chuyện lí thú khác liên quan đến cái Tết thiêng liêng này.

Sac-lo thân mến!

Đất nước Việt Nam đẹp đến mức như một nhà thơ đã tự hào khẳng định:

Có nơi đâu đẹp tuyệt vời,
Như sông, như núi, như người Việt Nam ?!

Có lẽ bạn đã hình dung được một phần nào về Tổ .quốc yêu dấu của tôi và hiểu được vì sao mà con người Việt Nam cần cù, anh dũng lại yêu quê hương, đất nước mình đến thế!

Dân tộc Việt Nam rất cởi mở, thân thiện và hiếu khách. Chúng tôi sẵn sàng giang rộng vòng tay, kết bạn với các dân tộc khác trên thê giới, đoàn kết xây dựng cuộc sống hòa bình. Khi nào bạn cùng gia đình có dịp sang thăm Việt Nam, mình sẵn sàng làm người hướng dẫn nhiệt tình trong suốt cuộc hành trình chắc chắn là đầy lí thú.

Thư đã dài, mình dừng bút ở đây, hẹn bạn thư sau! Chúc bạn cùng gia đình một năm mới với nhiều điều may mắn!

Thân ái chào bạn!

Hoàng Ngọc Tường

"Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người."

Vâng, quê hương chính là nơi chôn rau cắt rốn của ta, là nơi cho ta cội nguồn, gốc rễ bền chặt. Từ ngày xưa, tình yêu quê hương đất nước luôn là nguồn mạch quán thông kim cổ, đông tây. Là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn trí óc ta gắn với truyền thống tự hào, tinh thần tự tôn của dân tộc.

Tình yêu quê hương đất nước là một khái niệm, phạm trù rộng lớn và có nhiều ý nghĩa khác nhau. Tình yêu quê hương đất nước trước hết xuất phát từ tình cảm yêu gia đình, nhà cửa, xóm làng. Nói như Ê-ren-bua: lòng yêu nhà, yêu làng xóm trở nên tình yêu tổ quốc. Chính xuất phát từ những điều giản dị, bình dị ấy, lòng yêu nước của ta càng được bồi đắp hơn. Tình yêu quê hương từ thuở xa xưa, trong những câu ca dao như tấm gương phản chiếu tâm hồn dân tộc là tinh thần tự hào, tự tôn về vẻ đẹp và cảnh trí non sông, đến thơ ca trung đại tình yêu nước gắn liền với quan niệm trung quân ái quốc, vậy nên trong các bài thơ việc nói chỉ tỏ lòng của bậc tao nhân mặc khách với mong muốn xoay trục đất, khin bang tế thế cũng chính là biểu hiện cao nhất của con người đạo nghĩa lúc bấy giờ. Đến thời hiện đại, văn học lãng mạn thì yêu nước là yêu lí tưởng, yêu cách mạng, yêu Đảng. Niềm vui tươi, phấn khởi của người chiến sĩ cách mạng khi được giác ngộ ánh sáng cách mạng đảng trong "Từ ấy" chính là minh chứng sâu sắc cho điều ấy:

"Từ ấy trong tôi bừng nằng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim."

Tình yêu nước, yêu quê hương là cội nguồn, gốc rễ bền chặt cho sự phát triển bền vững của ta. Nếu chỉ sống bằng những giá trị tức thời, những ham muốn của bản thân mà không khắc cốt ghi tam cội nguồn, đạo lí truyền thống dân tộc thì sớm muộn sự phát triển của ta cũng sẽ như cây cao bị trơ rễ, bật gốc dù chỉ là một cơn gió nhẹ. Lòng yêu quê hương, đất nước làm nên bản sắc trong đời sống tinh cảm của cá nhân, giúp ta không trở nên ích kỉ vì biết gắn liền với cộng đồng, biết hòa nhập và đắm mình với những đạo lí truyền thống ngàn đời của dân tộc.

Tình yêu quê hương đất nước nói cách khác chính là lòng căm thù giặc khi đất nước bị xâm lăng, khi tổ quốc gặp gian nguy. Trong "Hịch tướng sĩ', Trần Quốc Tuấn từng bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc khi chứng kiến đất nước bị giày xéo dưới gót dày quân thù: "ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, lòng đau như cắt, nước mắt đầm đìa chỉ căm thức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù." Đủ để thấy, tình yêu quê hương đất nước từ ngàn xưa đã trở thành một thứ vũ khí lợi hại, là đợt sóng ngầm nhấn chìm lũ bán nước và lũ cướp nước. Tình yêu nước cũng chính là lòng tự hào, tự tôn dân tộc trước cảnh trí non sông, trước vẻ đẹp của núi sông, cũng chính là khát vọng muốn giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc.

Thật đáng buồn khi ngày nay, nhiều người sống một cách vô nghĩa lí khi đảo lộn những chân giá trị dân tộc. Họ quên đi cội nguồn, thay vì sống theo đạo lí 'uống nước nhớ nguồn", ăn cây táo rào cây sung. Những cá nhân như thế sớm muộn cũng sẽ bị đào thải, cô đơn lạc lõng giữa tình đồng loại, giữa nhân quần rộng lớn.

Trong thời buổi đất nước đang phát triển, hướng đến xây dựng một xã hội văn minh, công bằng và hạnh phúc thì với tư cách là những người trẻ, chúng ta cần chuẩn bị hành trang vững chắc và rèn luyện bản lĩnh cho cá nhân để đáp ứng những nhu cầu và đòi hỏi của ân tộc. Đó cũng chính là biểu hiện kín đáo và sâu sắc của lòng yêu nước.