K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 12 2022

Em thấy rất xúc động trước sự đoàn kết và sự chịu đựng của các bạn nhỏ để có được hạt gạo , hạt lúa mà chúng ta đang ăn bây giờ

13 tháng 12 2022

Trong những nhà thơ gần gũi, gắn liền với quê hương, đất nước, không thể không nhắc đến nhà thơ Trần Đăng Khoa. Thơ của ông thấm đượm tính giản dị, gần gũi với nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ. Trong những tác phẩm của ông, bài thơ "Hạt gạo làng ta" đã gửi gắm thông điệp sâu sắc cho người đọc. Bài thơ đã cho thấy sự trân quý, giữ gìn hạt gạo của nhà thơ. Từ đó, nhà thơ bày tỏ lòng biết ơn, sự yêu quý đến những người nông dân đã làm ra hạt gạo để mỗi bữa cơm chúng ta có được những hạt cơm thơm ngon để ăn. Những người nông dân ấy vất vả, một năng hai sương mới có thể trồng lên những hạt lúa thơm ngon như vậy. Hạt gạo làng ta không chỉ mang giá trị vật chất, phục vụ đời sống còn người mà nó còn mang cả giá trị tinh thần vô giá, thể hiện sự trân trọng và nâng niu những thành quả do con người làm ra. Như vậy, khi đọc xong bài thơ, dư âm của nó vẫn còn âm vang và để lại nhiều ý nghĩa trong lòng độc giả.

_HT_

#ThaoNguyen#

20 tháng 6 2024

Bài thơ Hạt gạo làng ta của nhà thơ Trần Đăng Khoa đã tạo cảm xúc cho nhạc sỹ Trần Viết Bính để viết nên giai điệu âm nhạc chắp cánh cho thơ. Được viết theo lối thơ hiện đại với ngôn từ phóng khoáng không hề gò bó, tứ thơ kiểu mới giàu cảm xúc, dễ thể hiện tình cảm. Ở khổ đầu bài thơ, tâm hồn của tác giả hòa quyện với hình ảnh hạt gạo đậm sâu sắc từ những cảnh vật thân thuộc quê nhà. Hạt gạo ấy ngon vì được thấm đượm “vị phù sa”- Sông Kinh Thầy quê tác giả chảy qua đồng ruộng phong cảnh yên bình ấy còn có thêm “Hương sen thơm” , trong đó còn có lời ru ngọt ngào của người mẹ hiền hòa hòa quyện. Độ ngon của hạt gạo còn phụ thuộc và được thử thách bởi thời tiết thiên nhiên cũng là để quyết định mỗi một vụ mùa thành công hay không sau bao cực nhọc của người nông dân. Được tác giả tả chi tiết tháng bảy từ bao đời thiên nhiên luôn khắc nghiệt với những cơn bão lớn gây thiệt hại to lớn đến hoa màu rồi đến tháng ba với những cơn mưa kéo dài, rồi mùa hè đến mang theo cái oi bức đặc biệt là tháng sáu nóng nực ảnh hưởng đến mọi cảnh vật xung quanh, đặc biệt cây lúa với vụ mùa người nông dân vẫn phải vất vả ra đồng cấy. Sự sâu lắng của bài thơ còn đọng lại trong tim mỗi người, biết trân quý hơn về ý nghĩa của sự lao động sớm nắng chiều mưa của người dân chân lấm tay bùn để tạo ra hạt vàng đáng quý- Hạt gạo không chỉ là sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá.

BÀI TIẾNG GÀ TRƯA 1.Cảm xúc của nhà thơ được khơi gợi từ sự việc nào? Theo âm thanh của " Tiếng gà trưa" hãy ghi lại mạch cảm xúc cảu tác giả trong bài thơ2.từ "tiếng gà trưa", những hình ảnh và kỉ niệm nào của tuổ thơ đã sống dậy một cách cụ thể và xúc động trong tâm trí nhà thơ? điều đó giúp em nhận ra những tình cảm nào của người viết3. Em cảm nhận được gì về hình...
Đọc tiếp

BÀI TIẾNG GÀ TRƯA

 

1.Cảm xúc của nhà thơ được khơi gợi từ sự việc nào? Theo âm thanh của " Tiếng gà trưa" hãy ghi lại mạch cảm xúc cảu tác giả trong bài thơ

2.từ "tiếng gà trưa", những hình ảnh và kỉ niệm nào của tuổ thơ đã sống dậy một cách cụ thể và xúc động trong tâm trí nhà thơ? điều đó giúp em nhận ra những tình cảm nào của người viết

3. Em cảm nhận được gì về hình tượng ngườ bà và tình cảm của bà cháu trong bài thơi

4. về ý nghĩa của bài thơ, có ý kiến cho rằng : bài thơ là tình cảm bà cháu đằm thắm, sâu nặng. nhưng cũng có ý kiến nhấn mạnh: bài thơ là sự hòa điệu giữa tình cảm gia đình, tình bà cháu và tình quê hương, đất nước. EM tán thành vs ý kiến nào, vì sao

5 theo em, bài thơ có gì đặc sắc, độc đáo về thể thơ, ngôn từ thơ, cách gieo vần, h.ảnh thơ, các biện pháp nghệ thuật? những đặc điểm ấy đã góp phần thể hiện thành công tình cảm , cảm xúc của nhà thơ ntn?

Giúp mình với!

3
16 tháng 11 2016

1.

- Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc gì ? (được khêu gợi từ tiếng gà trưa, đó là “tiếng gà ai nhảy ổ, cục... cục tác cục ta”.)
- Mạch cảm xúc trong bài thơ diễn biến như thế nào ? (diễn biến từ nghe tiếng gà trưa mà cảm thấy xôn xao trong lòng, vui lên và quên đi n nỗi khủng khiếp của chiến tranh ).

2. Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:

- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.
- Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.
- Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.
- Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).
Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.
3. Qua bài thơ, có thể nhận thấy tình cảm của bà và cháu thật sâu nặng và thắm thiết. Bà tần tảo chắt chiu trong cảnh nghèo để cố dành dụm mua cho cháu bộ quần áo mới. Ngược lại, người cháu luôn thương yêu, quý trọng và biết ơn bà.
5.
Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:
- Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.
- Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.
- Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.
4. Em tán thành với cả 2 ý kiến
Những tình cảm lớn lao được viết một cách thật dung dị và tự nhiên: yêu Tổ quốc, quê hương, từ tình yêu bà, yêu “Ổ trứng tuổi thơ”; chiến đấu vì quê hương, vì xóm làng, vì bà và cả “Ổ trứng tuổi thơ” đó. Chính cách nói đó khiến chúng ta tin tình cảm của người cháu trong bài thơ là rất chân thành, mãnh liệt. Người cháu trân trọng hiện tại và tương lai của dân tộc, đất nước.

 

 

20 tháng 11 2016

Câu 1:

  • - Cảm hứng được khơi gợi từ sự việc : trên đường hành quân xa, khi dừng chân nghỉ ngơi bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhà ai nhảy ổ.

  • - Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa => tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ =>Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm => Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.

Câu 2: Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:

  • Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.

  • Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.

  • Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.

  • Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).

Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.

Câu 3:

- Hình ảnh người bà:

  • Tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả cho con gà mái ấp.

  • Mắng cháu khi xem trộm gà đẻ.

  • Bà lo lắng, mong sao thời tiết thuận lợi, để cuối năm bán được gà, mua cho cháu bộ quần áo mơi.

=> Bà là người chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.

- Tình cảm bà cháu trong bài thơ thật sâu nặng, thắm thiết. Bà thương cháu, luôn chắt chiu, dành dụm cho cháu. Cháu luôn yêu thương, quý trọng và biết ơn bà. Khi xa quê, hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu là hình ảnh bà.

Câu 4: Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:

  • Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.

  • Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mặc dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.

  • Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.

SOẠN BÀI TIẾNG GÀ TRƯA 1 Cảm xúc bao trùm của bài thơ được khơi gợi từ sự việc nào?Theo âm thanh của " tiếng gà trưa" , hãy ghi lại mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ.2 Từ "tiếng gà trưa" , những hình ảnh và kỉ niệm nào của tuổi thơ đã sống dậy một cách cụ thể và xúc động trong tâm trí nhà thơ ?Điều đó giúp em nhận ra những tình cảm nào của nhà thơ?3 Em cảm nhận được gì...
Đọc tiếp

SOẠN BÀI TIẾNG GÀ TRƯA

1 Cảm xúc bao trùm của bài thơ được khơi gợi từ sự việc nào?Theo âm thanh của " tiếng gà trưa" , hãy ghi lại mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ.

2 Từ "tiếng gà trưa" , những hình ảnh và kỉ niệm nào của tuổi thơ đã sống dậy một cách cụ thể và xúc động trong tâm trí nhà thơ ?Điều đó giúp em nhận ra những tình cảm nào của nhà thơ?

3 Em cảm nhận được gì về hình tượng người bà và tình cảm bà cháu trong bài thơ.

4 Về ý nghĩa của nài thơ, có ý kiến cho rằng : bài thơ là tình cảm bà cháu dằm thắm , sâu nặng . Nhưng cũng có ý kiến nhấn mạnh: bài thơ là sự hòa điệu giũa tình cảm gia đình, tình bà cháu và tình quê hương , đất nước. Em tán thành ý kiến nào? Vì sao?

5 Theo em , bài thơ có gì đặc sắc, độc đáo về thể thơ , ngôn từ thơ, cách gieo vần, hình ảnh thơ , các biện pháp nghệ thuật ? Những đặc điểm đó đã góp phần thể hiện thành công tình cảm . Cảm xúc của nhà thơ như thế nào?

10
20 tháng 11 2016

Câu 1:

-Cảm hứng được khơi gợi từ sự việc : trên đường hành quân xa, khi dừng chân nghỉ ngơi bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhà ai nhảy ổ.

-Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa => tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ =>Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm => Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.

Câu 2.

  • Những hình ảnh và kỉ niệm tuổi thơ :

-Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.

-Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.

-Hình ảnh người bà soi từng quả trứng cho gà ấp.

  • Tiếng gà trưa gợi nhớ những kỉ niệm dấu yêu thời thơ ấu.Những kỉ niệm đó không phai mờ trong tâm hồn người cháy, bởi đó là tình cảm gia đình, ruột thịt, tình cảm quê hương, cội nguồn không thể thiếu được trong mỗi con người.

Câu 3:

-Hình ảnh người bà :

+Tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả cho con gà mái ấp.

+Mắng cháu khi xem trộm gà đẻ

+Bà lo lắng, mong sao thời tiết thuận lợi, để cuối năm bán được gà, mua cho cháu bộ quần áo mơi.

=>Bà là người chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.

-Tình cảm bà cháu trong bài thơ thật sâu nặng, thắm thiết. Bà thương cháu, luôn chắt chiu, dành dụm cho cháu. Cháu luôn yêu thương, quý trọng và biết ơn bà. Khi xa quê, hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu là hình ảnh bà.

Câu 4:

-Mỗi khổ trong bài thơ ngũ ngôn thường có 4 câu, trong bài này chỉ có khổ 3,5,6 là 4 câu, còn các khổ khác thường nhiều câu hơn ( 5 -6 câu, khổ 1 tới 7 câu).

-Cách gieo vần : phần lớn là vần cách, không nhất thiết gieo đúng vần mà chỉ cần đúng âm điệu. Câu cuối khổ trước cũng không vần với câu đầu khổ sau.

-Câu thơ “ tiếng gà trưa” được lặp lại nhiều lần, dùng để mở đầu khổ thơ thứ 2,3,4,7. =>Tác dụng :

+việc bắt đầu khổ thơ bằng câu thơ 3 tiếng góp phần tạo nên điểm nhấn cảm xúc.

+Sau tiếng gà trưa là kỉ niệm => câu thơ khiến cho mạch cảm xúc trong bài được liên mạch, kết nối các khổ thơ với nhau, mạch cảm xúc xuyên suốt cả bài thơ => Tình cảm chân thật, da diết, nồng nàn.

Bạn tham khảo nhé!

20 tháng 11 2016

1. Tràn ngập trong bài thơ Tiếng gà trưa là những kỉ niệm tuổi thơ. Trong đó, nổi bật là hình ảnh người bà, kí ức về tình bà cháu mộc mạc mà sâu nặng. Tất cả được gợi về từ một âm thanh quen thuộc, bình thường: tiếng gà mái cục tác trong nắng trưa.

Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa => tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ =>Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm => Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.

2 .

Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:
- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.
- Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.
- Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.
- Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).
Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.
3.

- Hình ảnh người bà:

  • Tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả cho con gà mái ấp.

  • Mắng cháu khi xem trộm gà đẻ.

  • Bà lo lắng, mong sao thời tiết thuận lợi, để cuối năm bán được gà, mua cho cháu bộ quần áo mơi.

=> Bà là người chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.

- Tình cảm bà cháu trong bài thơ thật sâu nặng, thắm thiết. Bà thương cháu, luôn chắt chiu, dành dụm cho cháu. Cháu luôn yêu thương, quý trọng và biết ơn bà. Khi xa quê, hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu là hình ảnh bà.

5.

Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:
- Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.
- Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.
- Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.
21 tháng 11 2016

1) Khổ thơ nói về tình bà cháu thắm thiết , những kỉ niệm của hai bà cháu đã khắc sâu vào tâm trí , bài thơ được viết ra trong cảm xúc buồn , muốn quay về những ngày ấu thơ bên cạnh bà .

* Chia sẻ kỉ niệm : tự viết theo cảm xúc của mk

- Cảm hứng được khơi gợi từ sự việc : trên đường hành quân xa, khi dừng chân nghỉ ngơi bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhà ai nhảy ổ.

-Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa => tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ =>Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm => Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành -động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.

- Những hình ảnh và kỉ niệm tuổi thơ :

+ Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.

+ Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.

+ Hình ảnh người bà soi từng quả trứng cho gà ấp.

- Tiếng gà trưa gợi nhớ những kỉ niệm dấu yêu thời thơ ấu.Những kỉ niệm đó không phai mờ trong tâm hồn người cháy, bởi đó là tình cảm gia đình, ruột thịt, tình cảm quê hương, cội nguồn không thể thiếu được trong mỗi con người.

Chúc bn hc tốt !

20 tháng 11 2016

1: Khổ thơ nói về tình cảm yêu thương vô bờ bến của 2 bà cháu, đó là những kỷ niệm sâu sắc như khắc sâu trong lòg 2 bà cháu

2: Kỷ niệm thì bạn phải lấy từ đởi sống thật của mk, mk k pải là bn nên k thể giúp vể vấn đề này ^^

 

21 tháng 11 2016

1.Tiếng gà vọng vào tâm trí tác giả trong thời điểm: buổi trưa, trong xóm nhỏ, trên đường hành quân.

2. Vì:

+ buổi trưa ở làng quê là thời điểm rất yên tĩnh, do đó tiếng gà có thể khua động cả không gian.

+ tiếng gà đem lạ niềm vui cho con người, giúp con người vơi đi nỗi vất vả cực nhọc.

+ tiếng gà gợi về những kỉ niệm tốt lành thưở ấu thơ: " những quả trứng hồng, bộ quần áo mới và tình bà cháu thân thương, ...."

3. Chi tiết bà mắng cháu gợi lên:

+ lời mắng yêu, vì bà muốn cháu mình sau này được xinh đẹp, có hạnh phúc.

+ thể hiện chân thật tình cảm giản dị mà sâu sắc trong tình yêu bà dành cho cháu.

+ cháu nhớ kỉ niệm này vì cháu cảm nhận được tình yêu thương ấy của bà dành cho cháu.

4. trong kỉ niệm tuổi thơ của cháu, hình ảnh bà hiện lên với những đức tính cao quý là :

+ nghèo nhưng hiền thảo

+ hết lòng thương yêu con cháu

+ kiên trì, tần tảo, nhẫn nại, chắt chiu trong hoàn cảnh nghèo

+ hi sinh, chịu đựng

5. sau khi học xong bài tiếng gà trưa thì ở văn bản này tình cảm sâu sắc được bộc lộ là:

+ tình yêu loài vật, yêu bà

+ tình yêu gia đình, yêu quê hương, yêu đất nước

21 tháng 11 2016

Câu 1.

-Cảm hứng được khơi gợi từ sự việc : trên đường hành quân xa, khi dừng chân nghỉ ngơi bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhà ai nhảy ổ.

-Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa => tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ =>Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm => Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.

Câu 2.

a.Những hình ảnh và kỉ niệm tuổi thơ :

-Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.

-Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.

-Hình ảnh người bà soi từng quả trứng cho gà ấp.

b.Tiếng gà trưa gợi nhớ những kỉ niệm dấu yêu thời thơ ấu.Những kỉ niệm đó không phai mờ trong tâm hồn người cháy, bởi đó là tình cảm gia đình, ruột thịt, tình cảm quê hương, cội nguồn không thể thiếu được trong mỗi con người.

Câu 3.

-Hình ảnh người bà :

+Tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả cho con gà mái ấp.

+Mắng cháu khi xem trộm gà đẻ

+Bà lo lắng, mong sao thời tiết thuận lợi, để cuối năm bán được gà, mua cho cháu bộ quần áo mơi.

=>Bà là người chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.

-Tình cảm bà cháu trong bài thơ thật sâu nặng, thắm thiết. Bà thương cháu, luôn chắt chiu, dành dụm cho cháu. Cháu luôn yêu thương, quý trọng và biết ơn bà. Khi xa quê, hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu là hình ảnh bà.

Câu 4.

-Mỗi khổ trong bài thơ ngũ ngôn thường có 4 câu, trong bài này chỉ có khổ 3,5,6 là 4 câu, còn các khổ khác thường nhiều câu hơn ( 5 -6 câu, khổ 1 tới 7 câu).

-Cách gieo vần : phần lớn là vần cách, không nhất thiết gieo đúng vần mà chỉ cần đúng âm điệu. Câu cuối khổ trước cũng không vần với câu đầu khổ sau.

-Câu thơ “ tiếng gà trưa” được lặp lại nhiều lần, dùng để mở đầu khổ thơ thứ 2,3,4,7. =>Tác dụng :

+việc bắt đầu khổ thơ bằng câu thơ 3 tiếng góp phần tạo nên điểm nhấn cảm xúc.

+Sau tiếng gà trưa là kỉ niệm => câu thơ khiến cho mạch cảm xúc trong bài được liên mạch, kết nối các khổ thơ với nhau, mạch cảm xúc xuyên suốt cả bài thơ => Tình cảm chân thật, da diết, nồng nàn.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
4 tháng 10 2017

Phần thân bài em cần sắp xếp lại các ý cho hợp lý:

+ khung cảnh chung của cánh đồng sau khi gặt lúa

+ những thửa ruộng khô trơ gốc rạ

+ người ta khẩn trương cày bừa, đập đất

+ cảnh mọi người tấp nập reo ngô, đậu

6 tháng 10 2017

Ba tháng một lần, cánh đồng làng vào vụ lúa. Cũng chừng ấy thời gian để lúa lớn, trổ bông và chín vàng. Cánh đồng lúa lúc ấy lại vào mùa gặt hái.

Trên cánh đồng ruộng, cò bay thẳng cánh, từng ô ruộng chia ra như bàn cờ. Lúa chín không đồng loạt một lượt. Đám ruộng nào gieo cấy trước sẽ chín trước, đám ruộng nào gieo cấy sau sẽ chín sau. Mỗi vùng ruộng chỉ chín cách nhau ít ngày. Thế nên, lần lượt các ô ruộng đều tới kì gặt hái. Trên cánh đồng, lúa chín vàng trĩu hạt đẹp như tranh vẽ; các bà, các chị tay liềm thoăn thoắt từng ôm lúa. Phút chốc, từng gốc rạ cụt lủn trơ ra trên nền ruộng bùn đã khô cứng lại, dè dặt như cái nền đất thịt. Một vài chị đi sau thợ gặt, bó lúa lại thành từng bó rồi chất dồn vào hai đầu quang gánh, gánh lên bờ lề đường làng. Ngay lề đường, một chiếc xe tuốt lúa đang chờ sẵn. Chú thợ tuốt lúa quẳng từng ôm lúa vào miệng phễu của máy tuốt rồi quay cho nổ giòn. Dưới miệng phễu máy, lúa hột tuôn ra như một suối thóc vàng, chảy vào thúng đã hứng sẵn. Đằng sau máy tuốt, gié lúa chỉ còn lại rơm phun rathành đống, ngàymột cao. Chủ ruộng nhanh nhẹn trút từng thúng lúa vàng vào bao, cột lại thật chặt, chồng đống, chờ xe bò chở thóc về sân phơi. Thợ gặt nhanh tay gặt lúa. Các chị nhanh tay bó lúa rồi gánh từng gánh trĩu nặng đến máy tuốt. Chiếc máy tuốt không ngừng phun rạ ra sau, để lại dưới bụng máy từng thúng thóc vàng ươm. Đống rơm chẳng mấy chốc vun cao như ngọn đồi rạ màu vàng xuộm. Công việc nối công việc, thợ tuốt lúa giục thợ gánh lúa. Việc cứ thế nối nhanh thành từng chuyến xe bò chở đầy những bao lúa căng phồng về sân kho. Trên cánh đồng, một phần ba ruộng chỉ còn trơ gốc rạ. Đồng ruộng như trống ra. Dường như gió mạnh hơn, làm vùng lúa chín còn lại chưa gặt nhấp nhô sóng gợn. Bầy chim gáy từ đâu bay về, đang nhặt thóc rơi rụng quanh gốc rạ. Chúng gọi nhau, gù lên âu yếm, tiếng gù nghe vui tai, giục giã: cúc cù cu. . cúc cù cu... Trưa, thợ gặt nghỉ tay quây quần dưới gốc râm của cây đa ăn trưa, đùa giỡn, trò chuyện rộn rã một vùng. Các chị nói chuyện bông đùa rồi cười giòn giã ghẹo nhau. Không biết các chị đùa những gì mà vui thế, chú trâu non gặm cỏ bên lề ô ruộng mới gặt, ngẩng đầu ngơ ngác nhìn về phía tiếng cười một chốc rồi lại cúi xuống thong thả liếm từng vạt cỏ xanh. Hết giờ nghỉ trưa, trời nắng chang chang. Thợ gặt tiếp tục xuống ruộng gặt nốt phần ruộng còn lại. Xế chiều, phần lúa chín nhất đã gặt xong. Từng chuyến xe đầy ắp bao thóc lần lượt về sân kho. Thợ gặt khoan khoái lên bờ, rửa tay chân ở mương nước rồi thong thả ra về. Cánh đồng thở nhẹ dưới gió chiều, xoè bông lúa đã ngả vàng như phơi ra nắng gió cho nhanh chín, chờ thợ gặt hái trong vài ngày tới. Từng bầy chim sẻ nhảy trên đường làng, mổ lúa rơi trên những cọng rơm còn sót lại. Chúng huyên thuyên một đỗi rồi bay vù lên cây đa. Chiều xuống nhanh trên vùng ruộng lúc này tĩnh lặng, chỉ có gió thổi rì rầm trò chuyện cùng ngọn lúa, bờ mương.

Ngắm cánh đồng trong mùa gặt, em chợt nhớ đến hai câu thơ trong bài học thuộc lòng:

“Ai ơi bưng bát cơm đầy,

Nhớ công người gặt, cấy cày sớm hôm”.

Từng giọt mồ hôi của người nông dân đổ xuống cánh đồng để đổi lấy hạt thóc vàng ươm, hạt gạo trắng thơm ngọt dẻo cho em ăn. Em chân thành biết ơn các bác nông dân đã làm ra lúa gạo. Lớn lên, em sẽ làm ngành nghiên cứu hạt giống để giúp nông dân bội thu, an nhàn hơn trong công việc làm nông.

8 tháng 10 2016

Dàn ý thiếu một số ý như cảnh mọi người phấn khởi chở những chuyến xe đầy ắp lúa,gương mặt vui tươi phấn khởi vì dc một vụ mùa bội thu

   Mong bn sẽ tiếp thu đi ý kiến và hoàn thiện bài hơnvui