Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
"Trẻ em như búp trên cành, biết ăn biết ngủ biết học là ngoan". Vâng, hẳn nhắc đến những câu thơ trên là chúng ta đã nghĩ đến ngay những tình cảm mà Bác Hồ dành cho các cháu thiếu nhi. Người yêu thương trẻ em, Người nâng niu các em như "búp trên cành". Hơn thế nữa, Người còn coi các em như những đứa con thân yêu của mình. Trong cuộc gặp gỡ giữa Người và các cháu thiếu nhi, vị cha già kính yêu ấy đã quây quần, vui chơi bên các em. Người còn chia kẹo cho các em đồng thời nở một nụ cười rất tươi. Chính nụ cười ấy như thể hiện tấm lòng của Bác đối với trẻ em vừa như thể hiện niềm vui, hân hoan đang nảy nở trong Người. Tuy nhiên, tình yêu của Người không phải là mù quáng, không phải là quá nuông chiều. Vị cha già kính yêu ấy luôn căn dặn những đứa trẻ phải ngoan, phải học tập tốt, phải chăm chỉ. Ghi nhớ lời căn dặn của Bác, học sinh, những đứa trẻ được Bác ví như búp trên cành luôn cố gắng phấn đâu, luôn vâng lời ông bà, cha mẹ và luôn học tập theo tấm gương của Người.
Trong muôn vàn tình thân yêu của Người dành cho Nhân dân, có một tình yêu lớn dành cho thiếu niên nhi đồng. Thiếu niên và nhi đồng luôn luôn được Bác Hồ dành cho một tình thương yêu đặc biệt. Tấm lòng yêu thương và những lời dạy của Người vẫn luôn đồng hành cùng thiếu niên nhi đồng cả nước, là di sản văn hóa vô giá của toàn Đảng, toàn dân và của thế hệ trẻ nước ta.
Sinh thời, dù luôn bận bịu với việc nước, nhưng Bác Hồ vẫn dành nhiều thời gian quan tâm đến thế hệ măng non, bởi theo Bác, chính những thế hệ này sẽ là những chủ nhân tương lai của đất nước. Bác Hồ thường có thư gửi các cháu mỗi dịp khai trường, hay Tết Trung thu, Tết Thiếu nhi. Lời lẽ trong thư luôn ân cần, trìu mến, chí tình. Bác luôn nhắc thiếu nhi phải đoàn kết, thi đua học tập, lao động, rèn luyện đạo đức, rèn luyện sức khoẻ. Tấm lòng của Người đối với thiếu nhi được thể hiện qua những bức thư, những bài thơ mà cho đến hôm nay vẫn chan chứa tình thương yêu vô hạn.
Những vần thơ của Bác Hồ dành cho thiếu nhi chứa đựng tình thương yêu sâu sắc và thắm thiết. Người luôn nhắc đến trẻ em với một tình cảm trìu mến, nâng niu:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan
Chẳng may vận nước gian nan
Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng”...
Hết lòng thương yêu và ân cần dạy bảo thiếu nhi, Bác Hồ rất tin tưởng xác định trách nhiệm trọng đại của thiếu nhi đối với tương lai đất nước. Trong thư gửi học sinh vào tháng 9 năm 1945, Bác đã viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”.
Cụ thể hơn, nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội thiếu niên Tiền Phong tháng 5 năm 1961, Bác gửi đến thiếu nhi cả nước 5 lời dạy thiêng liêng:
“Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
Học tập tốt, lao động tốt
Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
Giữ gìn vệ sinh
Thật thà dũng cảm”
Cho đến hôm nay, thiếu nhi cả nước vẫn xem như đó là mục tiêu để phấn đấu, là tiêu chuẩn để đánh giá đội viên tiêu biểu của Đội. Cũng ngay trong lá thư này, Bác ân cần nhắc nhở thiếu niên nhi đồng: “Mai sau các cháu sẽ là người chủ của nước nhà. Cho nên ngay từ rày, các cháu cần phải rèn luyện đạo đức cách mạng để chuẩn bị trở nên người công dân tốt, người cán bộ tốt của nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”.
Không chỉ yêu thương thiếu niên, nhi đồng, Bác Hồ còn khẳng định vai trò quan trọng của thiếu nhi đối với tương lai mai sau của đất nước và xác định trách nhiệm chăm sóc giáo dục các em không phải của riêng ngành nào, tổ chức nào mà là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân. Người luôn luôn nhắc nhở chúng ta phải quan tâm đến việc giáo dục thiếu niên nhi đồng. Trong thư gửi Hội nghị cán bộ phụ trách nhi đồng toàn quốc, ngày 25 tháng 8 năm 1950, Bác Hồ viết: “Giáo dục nhi đồng là một khoa học. Cách dạy trẻ, cần làm cho chúng biết yêu Tổ quốc, thương đồng bào, yêu lao động, biết vệ sinh, giữ kỷ luật, học văn hóa. Đồng thời phải giữ toàn vẹn tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng, chớ nên làm cho chúng hóa ra già cả”.
Bác cũng căn dặn người lớn phải quan tâm chăm sóc, giáo dục các em. Người dạy, ngày Tết Thiếu nhi 01/6 nhắc nhủ người lớn trước hết là bố mẹ, cô giáo, thầy giáo, Đoàn Thanh niên nhớ nhiệm vụ của mình đối với nhi đồng và người lớn phải là tấm gương cho trẻ em, phải “khéo giáo dục để mai sau nhi đồng trở thành người công dân có tài, có đức”.
Ba tháng trước ngày đi xa, Bác lại viết bài: “Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng” in trên báo Nhân dân. Bác viết: “Thiếu niên nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy, chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ. Trong thời gian tới và trong dịp hè này, cần phải đẩy mạnh công tác thiếu niên nhi đồng đạt nhiều kết quả tốt và thiết thực”.
Bạn thông cảm nếu giờ mà viết vậy lâu lắm =='
Tham khảo :
Tuy Bác đã đi xa nhưng những lời căn dặn, hành động, tình cảm của Bác sẽ mãi mãi khắc sâu trong tâm trí thiếu nhi nói riêng và mỗi người dân Việt nói chung.Những tình cảm ấy của Bác đối với dân tộc đã khiến nhà thơ Tố Hữu phải thốt lên: “Bác ơi tim Bác mênh mông thế. Ôm trọn non sông mọi kiếp người”. Trong muôn vàn tình thương yêu của Bác Hồ dành cho “mọi kiếp người” có một tình yêu bao la, đặc biệt dành cho thiếu niên, nhi đồng. Sinh thời Bác từng nói: “Tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là đại gia đình của tôi. Tất cả trẻ em Việt Nam đều là con của tôi”. Hình ảnh Bác Hồ bón cơm cho em nhỏ, hình ảnh Người vui Tết Trung thu với các em thiếu niên, nhi đồng thật gần gũi, giản dị mà chan chứa yêu thương! Tình cảm, sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục của Người qua những bức thư, lời dạy, bài viết gửi thiếu niên nhi đồng cả nước nhân dịp Tết Thiếu nhi, ngày khai trường, Tết Trung thu... mãi mãi khắc sâu, trở tài sản vô giá đối với thế hệ măng non nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.
Trước cảnh “vận nước gian nan”, Người đã đau lòng tận mắt chứng kiến cảnh: “Trẻ em cũng bị bận thân cực lòng/ Học hành, giáo dục đã không/ Nhà nghèo lại phải làm công, cày bừa. Sức còn yếu, tuổi còn thơ. Mà đã khó nhọc cũng như người già. Có khi lìa mẹ, lìa cha. Đi ăn ở với người ta bên ngoài...”. Vì vậy, cùng với quá trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, tháng 7-1926, Bác đã có ý định gửi một số thiếu nhi tiêu biểu - lực lượng cách mạng kế cận, chủ nhân tương lai của đất nước - sang đào tạo ở Liên Xô. Trước khi đưa các em sang, Bác quan tâm đến một vấn đề rất nhỏ là khí hậu vì thiếu nhi Việt Nam đã quen với khí hậu khô nóng. Người đã hỏi các bạn Liên Xô rằng đến tháng nào thì ở Mát-xcơ-va bắt đầu rét? Bác lo các em không dễ thích nghi vì “Tuyết Mát-xcơ-va sáng ấy lạnh trăm lần”! Khi trở về Pác Pó - Cao Bằng hoạt động, trong các bài thơ vận động cách mạng, thiếu nhi là đối tượng được Bác Hồ quan tâm đặc biệt: “Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan/ Chẳng may vận nước gian nan/ Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng…”. Bác luôn dành tình thương yêu đặc biệt, động viên thế hệ măng non của đất nước qua các lá thư nhân ngày Quốc tế thiếu nhi: Các cháu yêu quý! Ngày 1-6 là ngày của các cháu bé khắp cả các nước trên thế giới. Đáng lẽ tất cả các cháu đều được no ấm, được vui chơi, được học hành như trẻ con ở Liên Xô... Nhưng nước Việt Nam ta, vì giặc Pháp gây ra chiến tranh, chúng nó đốt nhà, giết người, cướp của. Cho nên, người lớn phải kháng chiến, trẻ con cũng phải kháng chiến. Bác thương các cháu lắm. Bác hứa với các cháu rằng: đến ngày đánh đuổi hết giặc Pháp, kháng chiến thành công, thì Bác cùng Chính phủ và các đoàn thể cùng cố gắng làm cho các cháu cùng được no ấm, đều được vui chơi, đều được học hành, đều được sung sướng.“Bao giờ đánh đuổi Nhật, Tây. Trẻ em ta sẽ là bầy con cưng”.
Trong bức thư gửi trẻ em Việt Nam nhân ngày Tết Trung thu độc lập đầu tiên của đất nước, Bác đã bày tỏ tình cảm của mình đối với thiếu nhi bằng lời lẽ rất giản dị, thắm đượm tình thương yêu: “Các em vui cười hớn hở. Già Hồ cũng vui cười hớn hở với các em. Vậy đố các em biết vì sao? Bởi vì Già Hồ rất yêu mến các em”. Hay “Trung thu trăng sáng như gương/Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng”… Bức thư đã thể hiện được sự quan tâm, thương yêu hết mực của người đứng đầu Đảng và Nhà nước ta đối với trẻ thơ - chủ nhân tương lai của đất nước.
1/Có nhiều lúc, nói dối là một cách thoát rất dễ dàng. Nhưng hãy cẩn thận, nói dối có thể làm mọi người gặp rắc rối nghiêm trọng…
Cách đây không lâu, có một vụ dối trá trong nghiên cứu khoa học gây chấn động cả thế giới xảy ra với một nhà khoa học người Hàn Quốc. Nguyên nhân chỉ do nói dối. Đó là Giáo sư Hwang Woo Suk, Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc. Ông trở nên nổi tiếng thế giới nhờ các công trình nghiên cứu về nhân bản người. Cuối năm ngoái, ông công bố nghiên cứu của ông về tế bào mầm. Nhưng sau đó, các cuộc điều tra đã phát hiện ra rằng các nghiên cứu của ông Hwang đều không có thật. Ông đã nhận rất nhiều tiền của nhà nước để nghiên cứu, nhưng lại đưa ra những kết quả giả mạo. Trong khi đó, mọi người đều đã tin ông. Ông đã nói dối cả thế giới. Hậu quả là gì? Ông đã bị mất việc, mất lòng tin của mọi người, mất danh dự. Ông còn phải đền bù lại tiền cho nhà nước. Ông ấy phải cảm thấy xấu hổ với những người đã tin tưởng mình,
Trong cuộc đời, chúng ta có gặp chuyện khó khăn, chúng ta cũng không nên nói dối. Làm như vậy sẽ gây nên hậu quả xấu. Lúc mới nói dối, chúng ta có thể thấy rằng đây là một cách thoát tội dễ dàng, không ai có thể biết được. Nhưng ngược lại, chỉ một sơ hở nhỏ là mọi thứ sẽ đổ ập xuống đầu chúng ta…
Nói dối là một điều xấu và hậu quả trước hết xảy ra đối với bản thân chúng ta. Nếu chúng ta nói dối, trước hay sau rồi cũng bị phát hiện.
Nhà văn Nga nổi tiếng Lev Tolstoi đã viết một câu chuyện rất hay về tính nói dối và hậu quả của nó:
Một thằng bé chăn cừu giả làm như nhìn thấy chó sói, lên tiếng kêu cứu:
– Cứu tôi với, chó sói! Chó sói!
Các bác mu-gích chạy đến và thấy là không có chuyện đó. Thằng bé cứ làm cái trò như vậy hai, ba lần, rồi đến lúc xảy ra chuyện chó sói đến thật.
Thằng bé lên tiếng kêu la:
– Ôi làng nước ơi, chó sói!
Các bác mu-gích nghĩ là thằng bé Lại đánh lừa như mọi lần, họ chẳng đến cứu thằng bé nữa. Chó sói thấy chẳng phải sợ hãi gì, nó tung hoành cắn chết cả đàn cừu.
Câu chuyện trên của Lev Tolstoi là một bài học cho những người hay nói dối. Nói dối một lần, người khác có thể cho qua. Nhưng tới ba, bốn lần, ta sẽ làm mất lòng tin của mọi người. Nếu không một ai tin bạn thì chắc chắn bạn sẽ là một người bất hạnh.
Với những câu chuyện trên đây, ta có thể thấy rằng nói dối là một thói xấu. Nó có thể làm cho chúng ta mất lòng tin, mất danh dự. Trung thực là một đức tính hàng đầu, ai cũng phải có nó.
Sách có một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người nên đọc sách là thói quen tốt cần duy trì và phát huy. Nhưng có phải sách nào cũng nên đọc không? Thực tế cho thấy là việc đọc sách cũng cần có sự lựa chọn kĩ càng.
Đọc sách là để bồi dưỡng và nâng cao trình độ của bản thân. Đọc sách cũng là để bồi dưỡng và vun đắp những tình cảm tốt đẹp của con người. Nhưng những trí thức và tình cảm ấy cần phải có sự phù hợp với lứa tuổi. Khi còn học cấp một, chúng em còn nhỏ nên việc học toán bắt đầu từ những con số nhỏ trong phạm vi hàng nghìn, từ những phép tính cộng trừ nhân chia hai, ba chữ số. Việc học văn cũng bắt đầu từ những câu chuyện kể ngây ngô, những bài tiêu vụng về… Trong chương trình cấp hai, mức độ tư duy của chúng em đã cao hơn nên có thể học đến những phép nhân chia đa thức phức tạp, viết những bài văn dài đòi hỏi có sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế. Vì vậy, việc lựa chọn sách đọc phải hợp với lứa tuổi cũng như lựa chọn nội dung học phải phù hợp nhận thức. Cấp một, cấp hai có thể đọc “Những câu chuyện vui về Hóa học / Văn học / Toán học….”, truyện cổ tích, đọc truyện Harry Potter… nhưng không nên đọc những truyện tâm lí tình cảm của người lớn. Đọc những cuốn sách không phù hợp với lứa tuổi, trình độ có thể tạo ra “hiệu ứng ngược” trong việc đọc sách. Có nghĩa là khiến người đọc sợ đọc hơn hoặc nảy sinh những tình cảm, suy nghĩ tiêu cực. Chẳng hạn, nếu một học sinh học lực bình thường mà đã phải đọc những cuốn sách nâng cao thì em sẽ thấy quá khó và sợ không dám học nữa. Hoặc mới lứa tuổi cấp hai đã đọc những cuốn tiểu thuyết tình cảm thì dễ yêu trước tuổi, không tập trung vào việc học tập được.
Mặt khác, đọc sách cũng cần có chọn lọc bởi ngày nay, có rất nhiều loại sách có nội dung không lành mạnh trôi nổi trên thị trường, nếu không chọn lọc ta rất dễ bị “nhiễm độc”. Đó là những cuốn sách mang nội dung phản động, kích động lôi kéo tham gia các tổ chức, đảng phái, tôn giáo chính trị không lành mạnh. Đó là những cuốn sách “đen” mang nội dung đồi trụy xấu xa. Vậy là, bên cạnh những loại sách tốt có tác dụng tích cực đối với việc phát triển con người thì lại có những loại sách hạn chế sự phát triển ấy. Đối với loại sách này ta cần lên án, tố cáo và thiêu hủy.
Sách đọc không đơn giản là một vật dụng bình thường, đó còn là một người thầy, một người bạn thân thiết. Trong cuộc sống, ta phải chọn thầy mà học, chọn bạn mà chơi vậy nên cũng cần chọn sách mà đọc.
Bác Hồ người đem lại cho nhân dân ta một cuộc sống hòa bình ấm no, hạnh phúc. Người đem lại biết bao nhiêu chiến công thắng trận trong lịch sử, người đã bôn ba khắp năm châu bốn bể để tìm ra cho kì được con đường cách mạng Việt Nam. Đối với nhân dân ta Bác Hồ không chỉ là người lãnh tụ của nước Việt Nam mà hơn hết Người là một vị cha già của dân tộc ta. Người có đặc biệt yêu thương nhân dân như bác mẹ, anh em, con cháu mình. Đặc biệt là thế hệ mầm non thiêu niên nhi đồng thì Bác dành một tình yêu thương một sự quan tâm đặc biệt lớn.
Bác luôn yêu thương thiêu niên nhi đồng, dành cho chúng những điều hay lẽ phải, những món quà giản dị nhất nhưng cũng ý nghĩa nhất. Mỗi người học sinh chúng ta không thể nào quên được hình ảnh Bác Hồ thắt khăn quàng đỏ cho một bạn học sinh nữ. Biểu tượng ấy đã chứng minh được bác Hồ luôn dành tình cảm tốt đẹp cho những bạn thiếu niên nhi đồng. Hình ảnh khăn quàng đỏ thắm trên vai mà thấy trân trọng hơn khi được tự tay Bác – con người cao cả ấy quàng lên cổ mình. thử hỏi nếu như không yêu quý thì sao Bác có thể làm như thế được.
Có biết bao nhiêu câu chuyện nói về Bác và chúng ta cũng không thể nào hết xúc động khi nhắc đến những câu chuyện ấy. Trong truyện cái rễ cây bị đứt Bác đã uốn thành hình tròn để từ đó mọc lên một cái cây lớn hình vòng lên để cho thiếu niên nhi đồng chơi xung quanh cái cây ấy.
Dù cuộc chiến tranh khốc liệt nhưng Bác không quên yêu thương những thế hệ mầm non tương lai. Người dạy chúng ta rằng “ Người nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình”. Bác đang dạy dỗ chúng ta những thế hệ thiếu niên nhi đồng biết lao động vì lao động chính là vinh quang. Người nhỏ thì làm những việc nhỏ để giúp đỡ bố mẹ như quét sân quét nhà.
Tuy Bác đã mất đi những mỗi học sinh chúng ta ngày nào đến lớp trước khi vào lớp cũng đọc to năm điều Bác Hồ dạy. Đó giống như một lời di chúc dạy dỗ những thế hệ trong tương lai mai này tốt hơn. Chẳng phải như thế là Bác yêu thiếu niên nhi đồng hay sao?. Cả một lời thề danh dự của học sinh nữa. Đó là lời thề đem đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu.
Như vậy qua đây ta thấy Người không chỉ là một vị lãnh tụ tài giỏi, một nhà cách mạng tài ba của dân tộc ta mà Người còn là một vị cha già kính yêu của dân tộc nữa. Mỗi chúng ta không thể nào quên được tình yêu mà Bác đã dành cho những thế hệ mầm non và quyết tâm làm theo lời Bác dạy.
Bác Hồ người đem lại cho nhân dân ta một cuộc sống hòa bình ấm no, hạnh phúc. Người đem lại biết bao nhiêu chiến công thắng trận trong lịch sử, người đã bôn ba khắp năm châu bốn bể để tìm ra cho kì được con đường cách mạng Việt Nam. Đối với nhân dân ta Bác Hồ không chỉ là người lãnh tụ của nước Việt Nam mà hơn hết Người là một vị cha già của dân tộc ta. Người có đặc biệt yêu thương nhân dân như bác mẹ, anh em, con cháu mình. Đặc biệt là thế hệ mầm non thiêu niên nhi đồng thì Bác dành một tình yêu thương một sự quan tâm đặc biệt lớn.
Bác luôn yêu thương thiêu niên nhi đồng, dành cho chúng những điều hay lẽ phải, những món quà giản dị nhất nhưng cũng ý nghĩa nhất. Mỗi người học sinh chúng ta không thể nào quên được hình ảnh Bác Hồ thắt khăn quàng đỏ cho một bạn học sinh nữ. Biểu tượng ấy đã chứng minh được bác Hồ luôn dành tình cảm tốt đẹp cho những bạn thiếu niên nhi đồng. Hình ảnh khăn quàng đỏ thắm trên vai mà thấy trân trọng hơn khi được tự tay Bác – con người cao cả ấy quàng lên cổ mình. thử hỏi nếu như không yêu quý thì sao Bác có thể làm như thế được.
Có biết bao nhiêu câu chuyện nói về Bác và chúng ta cũng không thể nào hết xúc động khi nhắc đến những câu chuyện ấy. Trong truyện cái rễ cây bị đứt Bác đã uốn thành hình tròn để từ đó mọc lên một cái cây lớn hình vòng lên để cho thiếu niên nhi đồng chơi xung quanh cái cây ấy.
Dù cuộc chiến tranh khốc liệt nhưng Bác không quên yêu thương những thế hệ mầm non tương lai. Người dạy chúng ta rằng “ Người nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình”. Bác đang dạy dỗ chúng ta những thế hệ thiếu niên nhi đồng biết lao động vì lao động chính là vinh quang. Người nhỏ thì làm những việc nhỏ để giúp đỡ bố mẹ như quét sân quét nhà.
Tuy Bác đã mất đi những mỗi học sinh chúng ta ngày nào đến lớp trước khi vào lớp cũng đọc to năm điều Bác Hồ dạy. Đó giống như một lời di chúc dạy dỗ những thế hệ trong tương lai mai này tốt hơn. Chẳng phải như thế là Bác yêu thiếu niên nhi đồng hay sao?. Cả một lời thề danh dự của học sinh nữa. Đó là lời thề đem đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu.
Như vậy qua đây ta thấy Người không chỉ là một vị lãnh tụ tài giỏi, một nhà cách mạng tài ba của dân tộc ta mà Người còn là một vị cha già kính yêu của dân tộc nữa. Mỗi chúng ta không thể nào quên được tình yêu mà Bác đã dành cho những thế hệ mầm non và quyết tâm làm theo lời Bác dạy.
tham khảo bài mk nha!
Thiếu niên nhi đồng Việt Nam và cả những bạn thiếu niên nhi đồng thế giới luôn dành cho Bác Hồ một tình yêu thương bao la rộng lớn. Ngược lại Người cũng rất yêu thương thiếu niên nhi đồng, không chỉ những con người sống trên đất nước Việt Nam chung một nguồn gốc con Rồng cháu Tiên mà cả những em nhỏ thiếu niên nhi đồng quốc tế.
Tuy phải gánh vác rất nhiều công việc cùng một lúc nhưng lúc nào Bác cùng dành tình ywwu thương cho các em nhỏ, quan tâm đến đời sống, điều kiện học tập của thiếu niên nhi đồng cả nước. Trong những năm tháng còn hoạt động bí mật hoặc khi phải lập căn cứ cách mạng ở chiến khu Việt Bắc, Bác rất chú ý đến việc nhắc nhở các cô chú cùng làm việc chăm lo cho con cháu của họ. Có lần, thấy các cháu chơi đùa mà người lấm đất cát, mồ hôi Người đã tự tay múc nước tắm cho từng cháu một. Kháng chiến thành công, Bác càng quan tâm đến thiếu nhi hơn nữa. Chỉ vài ngày sau Cách mạng tháng Tám, Bác đã kí sắc lệnh thành lập cơ quan phụ trách việc học tập của thiếu niên nhi đồng cả nước. Trong ngày khai trường đầu tiên Bác đã gửi thư chúc mừng tới các em. Trong bức thư ấy có những dòng thật cảm động: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có bước lên đài vinh quang được hay không chính là một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Những câu nói ấy đã tiếp thêm sức mạnh cho hàng triệu người cháu nhỏ, động viên thiếu niên Việt Nam học tập, thi đua. Vào ngày Tết Trung thu, Người cũng viết những dòng thơ cảm động gửi tặng các cháu:
“Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng
Sau đây Bác viết mấy dòng
Gửi cho các cháu tỏ lòng mến thương”.
Cách quan tâm tận tình, tỉ mỉ ấy thật lớn lao như tình cảm người cha đối với con, như người ông dành cho những đứa cháu ruột thịt của mình. Chuyện còn kể rằng, một lần trên đường đi công tác, Bác đang ngồi trên xe ô tô đi qua một cổng trường. Lúc ấy đúng giờ tan học, các bạn học sinh ùa ra, Bác đã yêu cầu chú lái xe đỗ xe lại để nhường đường cho các cháu học sinh đi trước. Chuyện lại kể rằng một lần Bác đến thăm trại thiếu niên, Bác muốn tặng kẹo cho các cháu. Đến lượt bạn Tộ, bạn rụt rè không dám nhận vì “Thưa Bác cháu vẫn chưa ngoan ạ”. Bác cười xòa nói rằng như vậy Tộ vẫn xứng đáng được nhận kẹo vì biết nhận ra lỗi của mình… Lòng bao dung của Bác đối với các cháu thật vĩ đại nhường nào…
Đến khi sắp hoàn thành sứ mệnh cao cả của Người, đến lúc sắp nhắm mắt xuôi tay, trong di chúc thiêng liêng của mình, Người cũng để lại muôn vàn lời yêu thương, quý mến cho thiếu niên. Nhà thơ Tố Hữu khi về “Thăm cõi Bác xưa” từng nghẹ ngào thốt lên:
“Ô vẫn còn đây của các em
Chồng thư mới mở Bác đang xem
Chắc Người thương lắm lòng con trẻ
Nên để bâng khuâng gió động rèm”.
Điều đáng trân trọng là tấm lòng yêu thương thiếu nhi của Bác đã vượt không gian để chia sẻ cho thiếu nhi thế giới. Trong những năm bôn ba tìm đường cứu nước, Người luôn dành những tình cảm nồng ấm nhất cho những cháu nhỏ Người gặp. Trong những câu chuyện về Bác, ta còn nhớ lá thư mà cậu bé Pôn – con một đồng chí người Pháp – đã gửi cho Bác gọi Bác là “chú Nguyễn” đầy trìu mến kèm theo đó là “một cái hôn thật kêu” vô cùng thân thiết. Pôn cũng kể lại bao kỉ niệm thân thương giữa hai chú cháu: cùng ngồi tâm sự, cùng ngồi chơi, cùng vui đùa với con chó Ma-ri-uýt… Đáng kinh ngạc là có những giây phút, tình thương thiếu nhi của Bác vượt qua cả nỗi thương mình. Trong những năm 1940, khi Bác bị giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch, được chứng kiến cảnh một em bé phải cùng mẹ vào nhà lao ngồi tù thay bố, Người đã vô cùng xúc động viết nên thơ:
“Oa… oa… oa, cha trốn không đi lính nước nhà
Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi
Phải theo mẹ đến ở nhà pha”
Lại có lần Bác đến một thành phố của Pháp, rời khỏi bàn tiệc, Người có cầm theo một quả táo. Điều đó khiến không ít người ngạc nhiên. Nhưng ngay khi gặp các cháu thiếu niên ùa ra đón, Bác đã bế lên tay cháu bé nhỏ nhất và tặng cháu trái táo. Mọi người cảm thấy vô cùng thú vị và vỗ tay tán thưởng. Cậu bé này sau đó về nhà đã giữ trái táo rất lâu, ai giục ăn cũng không ăn: em ấy muốn giữ “trái táo Bác Hồ” để làm kỉ niệm!
Tình thương của Bác đối với thiếu niên nhi đồng thật cao cả, mênh mông. Nhớ đến tình Bác, chúng cháu không chỉ yêu quý Người hơn mà còn biết chăm chỉ học hành xây dựng đất nước để đưa đất nước đi lên “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” như điều mà Người hằng mong mỏi.
Người đã đi xa, rất xa so với chúng ta nhưng tình yêu thương dành cho thiếu niên nhi đồng vẫn còn nguyên vẹn. Tình cảm của Bác thể hiện từ những cử chỉ nhỏ nhất nhưng ấm áp, thiêng liêng đến vô cùng. Mỗi khi nhớ đến Bác không chỉ có các em thiếu nhi mà cả người lớn cũng trào dâng một nỗi nhớ thương đến nghẹn ngào, khôn xiết.
Tham khảo:
“Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng? Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng?...”. Thiếu niên nhi đồng Việt Nam và cả những bạn thiếu niên nhi đồng thế giới luôn dành cho Bác Hồ một tình yêu thương, quý mến rất tha thiết, chân tình. Bởi đâu Bác có được những tình cảm thiêng liêng đáng trân trọng ấy? Bởi Người cũng rất yêu thương những em nhỏ, không chỉ những người cháu Việt Nam chung một nguồn gốc con Rồng cháu Tiên mà cả những em nhỏ thiếu niên nhi đồng quốc tế.
Sinh thời, Bác rất quan tâm đến đời sống, điều kiện học tập của thiếu niên nhi đồng cả nước. Trong những năm tháng còn hoạt động bí mật hoặc khi phải lập căn cứ cách mạng ở chiến khu Việt Bắc, Bác rất chú ý đến việc nhắc nhở các cô chú cùng làm việc chăm lo cho con cháu của họ. Có lần, thấy các cháu chơi đùa mà người lấm đất cát, mồ hôi Người đã tự tay múc nước tắm cho từng cháu một. Kháng chiến thành công, Bác càng quan tâm đến thiếu nhi hơn nữa. Chỉ vài ngày sau Cách mạng tháng Tám, Bác đã kí sắc lệnh thành lập cơ quan phụ trách việc học tập của thiếu niên nhi đồng cả nước. Trong ngày khai trường đầu tiên Bác đã gửi thư chúc mừng tới các em. Trong bức thư ấy có những dòng thật cảm động: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có bước lên đài vinh quang được hay không chính là một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Những câu nói ấy đã tiếp thêm sức mạnh cho hàng triệu người cháu nhỏ, động viên thiếu niên Việt Nam học tập, thi đua. Vào ngày Tết Trung thu, Người cũng viết những dòng thơ cảm động gửi tặng các cháu:
“Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng
Sau đây Bác viết mấy dòng
Gửi cho các cháu tỏ lòng mến thương”.
Sự quan tâm ấy thật như tấm lòng của người ông dành cho những đứa cháu ruột thịt của mình. Chuyện còn kể rằng, một lần trên đường đi công tác, Bác đang ngồi trên xe ô tô đi qua một công trường. Lúc ấy đúng giờ tan học, các bạn học sinh ùa ra, Bác đã yêu cầu chú lái xe đỗ xe lại để nhường đường cho các cháu học sinh đi trước. Chuyện lại kể rằng một lần Bác đến thăm trại thiếu niên, Bác muốn tặng kẹo cho các cháu. Đến lượt bạn Tộ, bạn rụt rè không dám nhận vì “Thưa Bác cháu vẫn chưa ngoan ạ”. Bác cười xòa nói rằng như vậy Tộ vẫn xứng đáng được nhận kẹo vì biết nhận ra lỗi của mình... Lòng bao dung của Bác đối với các cháu thật vĩ đại nhường nào... Trong di chúc thiêng liêng của mình. Người cũng để lại muôn vàn lời yêu thương, quý mến cho thiếu niên. Nhà thơ Tố Hữu khi về “Thăm cõi Bác xưa” từng nghẹn ngào thốt lên:
“Ô vẫn còn đây của các em
Chồng thư mới mở Bác đang xem
Chắc Người thương lắm lòng con trẻ
Nên để bâng khuâng gió động rèm”.
Điều đáng trân trọng là tấm lòng yêu thương thiếu nhi của Bác đã vượt không gian để chia sẻ cho thiếu nhi thế giới. Trong những năm bôn ba tìm đường cứu nước, Người luôn dành những tình cảm nồng ấm nhất cho những cháu nhỏ Người gặp. Trong những câu chuyện về Bác, ta còn nhớ lá thư mà cậu bé Pôn – con một đồng chí người Pháp – đã gửi cho Bác gọi Bác là “chú Nguyễn” đầy trìu mến kèm theo đó là "một cái hôn thật kêu” vô cùng thân thiết. Pôn cũng kể lại bao kỉ niệm thân thương giữa hai chú cháu: cùng ngồi tâm sự, cùng ngồi chơi, cùng vui đùa với con chó Ma-ri-uýt,... Đáng kinh ngạc là có những giây phút, tình thương thiếu nhi của Bác vượt qua cả nỗi thương mình. Trong những năm 1940, khi Bác bị giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch, được chứng kiến cảnh một em bé phải cùng mẹ vào nhà lao ngồi tù thay bố, Người đã vô cùng xúc động viết nên thơ:
"Oa... oa... oa, cha trốn không đi lính nước nhà
Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi
Phải theo mẹ đến ở nhà pha”
Lại có lần Bác đến một thành phố của Pháp, rời khỏi bàn tiệc, Người có cầm theo một quả táo. Điều đó khiến không ít người ngạc nhiên. Nhưng ngay khi gặp các cháu thiếu niên ùa ra đón, Bác đã bế lên tay cháu bé nhỏ nhất và tặng cháu trái táo. Mọi người cảm thấy vô cùng thú vị và vỗ tay tán thưởng. Cậu bé này sau đó về nhà đã giữ trái táo rất lâu, ai giục ăn cũng không ăn: em ấy muốn giữ “trái táo Bác Hồ” để làm kỉ niệm!
Tình thương của Bác đối với thiếu niên nhi đồng thật cao cả, mênh mông. Nhớ đến tình Bác, chúng cháu không chỉ yêu quý Người hơn mà còn biết chăm chỉ học hành xây dựng đất nước để đưa đất nước đi lên “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” như điều mà Người hằng mong mỏi.
Một chiều thu tháng 8-1942, bầu trời xanh ngắt gió nhẹ thổi, không gian thoang thoảng mùi hương của đồng lúa sắp chín. Kim Đồng xách ống nước ở dưới suối lên, thấy anh Ngự Mạn đã đợi ở dưới chân cầu thang. Với nét mặt rạng rỡ, anh Ngự Mạn ghé sát vào tai Kim Đồng nói nhỏ:
– Có một cán bộ cao cấp vừa đến, cho gọi em lên gấp đấy!
– Anh có biết ai không?
– Suỵt…! Nguyên tắc bí mật cơ mà.
Kim Đồng hồi hộp bước theo anh Ngự Mạn lên ngọn núi sau bản. Đến trước cửa hang Nục Én, anh ra hiệu cho Kim Đồng đợi một chút. Lát sau Kim Đồng thấy anh Đức Thanh bước ra, vẫn đôi mắt lúc nào cũng dịu dàng âu yếm, anh đưa Kim Đồng vào trong hang. Trống ngực Kim Đồng bỗng đập rộn lên khi nhìn thấy một “ông Ké” ngồi trên một tảng đá, dựa lưng vào thành hang, chòm râu và mái tóc đã điểm bạc. Trên khuôn mặt gầy, hơi xanh, sáng rực một đôi mắt như hai vì sao ấm áp. “Ông Ké” nhìn Kim Đồng trìu mến. Vẫn còn đang lúng túng chưa kịp chào, Kim Đồng bỗng thấy “ông Ké” hỏi:
– Cháu là Kim Đồng, đội trưởng Đội Thiếu nhi cứu quốc phải không?
– Vâng ạ!
– Lại đây với Bác nào!
“Ông Ké” vẫy Kim Đồng lại gần và kéo vào lòng, đưa tay xoa đầu âu yếm:
– Cháu có ghét bọn Tây không?
– Dạ, có ạ!
– Vì sao nào?
– Vì bọn tay sang cướp nước ta làm cho dân ta khổ.
“Ông Ké” khen Kim Đồng và đề nghị Kim Đồng kể về hoạt động của Đội cho mọi người cùng nghe. Nghe kể xong, “ông Ké” khen Đội đã có nhiều hoạt động phong phú, mưu trí và dũng cảm.
“Ông Ké” còn khen Kim Đồng nói đúng và các đội viên vừa hoạt động, vừa phải học văn hóa, học chính trị để mai này nước nhà độc lập, có đủ tài sức xây dựng đất nước.
Buổi chiều đó, Kim Đồng được “Ông Ké” giữ lại ăn cơm. Chờ đêm xuống, Kim Đồng được cử theo ba anh đưa “Ông Ké” vào Pác Pó an toàn. Do nguyên tắc bí mật, ngày đó, Kim Đồng chưa được biết rằng “ông Ké” đó chính là Bác Hồ kính yêu.
Đây là đoạn văn thuyết minh các bạn nhé, ko phải bài văn hay câu chuyện đâu.
Bài làm
Bác đã giành độc lập
Cho dân tộc Việt Nam
Tuy rằng Bác còn mệt.
Nhưng vẫn nhớ Thiếu Nhi
Gửi thư về mỗi năm
Cho các cháu Nhi Đồng
Nhân dịp trung thu đến
Nhân dịp tết thiếu nhi.
Nay Bác đã không còn
Nhưng vẫn cháu vẫn yêu Bác,
Vì thế cháu đã làm
Theo 5 điều Bác dạy:
Yêu tổ quốc yêu đồng bào
Học tập tốt, lao động tốt
Đoàn kết tốt kỉ luật tốt
Giữ gìn vệ sinh thật tốt
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
Những điều Bác mong muốn
Là 5 điều Bác dạy,
Trẻ con đã cố gắng
Thực hiên những điều đó
Học tập thật chăm chỉ
Và làm những điều tốt
Giúp ích cho xã hội.
✫¸.•°*”˜˜”*°•✫ Ṱђầภ Ḉђết ✫•°*”˜˜”*°•.¸✫ Thanh kiu bạn Ỉn nhiều ạ , kkk
tự làm là hạnh phúc của mỗi công dân.